Yêu cầu của việc phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Bình Dương, Đồng Na

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 32 - 34)

Để đảm bảo cho các DNNQD phát triển lành mạnh, đúng hướng, đóng góp tích cực vào công cuộc CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã ra Chỉ thị 07 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là DNTN) và DNCVĐTNN. Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy và tổ chức Đảng cần phải:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bổ sung, hoàn thiện luật pháp,

làm tốt chức năng quản lý của cơ quan nhà nước đối với các DNNQD.

Hai là, xúc tiến việc xây dựng và củng cố tổ chức đảng và đoàn thể trong các

DNTN và DNCVĐTNN, trước hết là những doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, rút kinh nghiệm để tiến hành ở các doanh nghiệp khác.

Các tổ chức đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp hoạt động công khai, hợp pháp theo Hiến pháp, Điều lệ Đảng và điều lệ của các đoàn thể bảo đảm hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.

ở những doanh nghiệp chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện lập tổ chức đảng, cấp ủy cấp trên trực tiếp bố trí cán bộ đảng có kinh nghiệm đến làm việc ở doanh nghiệp để cùng với các đoàn thể trong doanh nghiệp tiến hành công tác giáo dục quần chúng, phát triển đảng viên tiến tới lập tổ chức đảng.

Đối với với những doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nước ngoài, ngay khi chuẩn bị dự án đầu tư, các cơ quan, đơn vị phía Việt Nam tham gia liên doanh phải nhanh chóng hình thành tổ chức đảng (chi bộ, tổ đảng) trong cơ quan, đơn vị làm công

tác chuẩn bị đầu tư kinh doanh; tạo tiền đề thuận lợi để lập tổ chức đảng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Đối với những doanh nghiệp 100% VĐTNN, cấp ủy cấp trên trực tiếp cử cán bộ, đảng viên tiếp xúc, làm việc với chủ doanh nghiệp nước ngoài, tuyên truyền, phổ biến để họ nhận thức rõ về sự cần thiết và ý nghĩa, mục đích của việc lập tổ chức đảng, công đoàn và các đoàn thể khác tại doanh nghiệp. Trước hết, phải quan tâm xây dựng tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp theo luật định, từ hoạt động của công đoàn mà lựa chọn đoàn viên ưu tú để phát triển đảng viên, tiến tới lập tổ chức đảng.

Ba là, xây dựng các tổ chức đoàn thể trong DNTN và DNCVĐTNN. Các cấp

ủy lãnh đạo ban chấp hành các đoàn thể cấp mình đi sát cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng, phát triển đoàn viên, hội viên để lập tổ chức của các đoàn thể phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

Bốn là, cấp ủy các cấp thường xuyên chăm lo việc nâng cao chất lượng hoạt

động của các tổ chức đảng trong DNTN và DNCVĐTNN theo đúng quy định của Bộ Chính trị.

Năm là, cấp ủy các cấp chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công

tác đảng, công tác đoàn thể trong các doanh nghiệp, phân công người trực tiếp bàn với chủ doanh nghiệp để họ tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ đó hoạt động.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy Bình Dương và Đồng Nai đều khẳng định: "Việc xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay" [30, tr. 5]. Trong nhiệm vụ đó, vấn đề phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tất cả các tổ chức đảng.

Chương 2

CÔNG Tác Phát Triển VIÊN TRONG CÔNG NHÂN Các DOANH Nghiệp Ngoài Quốc Quốc DOANH ở Các Tỉnh Bình DƯƠNG, Đồng NAI - thực trạng,

nguyên nhân và kinh nghiệm

2.1. Thực trạng công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 32 - 34)