1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an

47 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 496,5 KB

Nội dung

Căn cứ vào điều kiện về thời gian và đặc điểm tìnhhình của xã mà đề tài của tôi chỉ tìm hiểu tổ chức tín dụng chính thức: Ngânhàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN&PTNT và Ngân h

Trang 1

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trước đây, ở nước ta tín dụng chủ yếu tập trung vào kinh tế tập thể, cònkinh tế hộ nếu có đầu tư cho vay thì tỷ trọng vốn đầu tư cũng không đáng kể.Hiện nay, thị trường vốn tín dụng vi mô đối với các hộ nói chung, hộ nôngdân vay vốn sản xuất nông nghiệp nói riêng đang ngày càng thu hút nhiều tổchức tín dụng tham gia Hệ thống tín dụng nông thôn nước ta ngày càng đadạng, với nhiều tổ chức tín dụng chính thức và không chính thức

Xã Xuân Thành,Yên Thành, Nghệ An thuộc diện xã đồng bằng.Trong vài năm trở lại đây các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt

và chăn nuôi luôn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư sản xuất Do vậynhu cầu về vốn của các hộ nông dân trên địa bàn xã nhằm chuyển đổi cơ cấukinh tế hay đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệuquả kinh tế đang là một vấn đề được đặt ra và hết sức cấp thiết Nhìn chungcác hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn các hoạt động phi nông nghiệp đềucần đến các dịch vụ tài chính vi mô Trong những năm gần đây, trên địa bànthị trường thu hút ngày càng nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào hệ thống tíndụng nông thôn Không thể phủ nhận vai trò ngày càng quan trọng của hệ thốngtín dụng nông thôn trong việc phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống Song hoạtđộng của hệ thống tín dụng trên địa bàn chưa thực sự hiệu quả Vẫn còn một sốlượng lớn hộ nghèo thiếu vốn sản xuất chưa được tiếp cận với các dịch vụ tàichính này Mặt khác đối với hộ được vay vốn không phải tất cả đều quản lý và

sử dụng vốn vay có hiệu quả Căn cứ vào điều kiện về thời gian và đặc điểm tìnhhình của xã mà đề tài của tôi chỉ tìm hiểu tổ chức tín dụng chính thức: Ngânhàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) và Ngân hàng Chínhsách xã hội huyện Yên Thành (NHCSXH)

Để làm rõ sự tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng nôngthôn, và sự ảnh hưởng tổ chức tín dụng này đến việc phát triển kinh tế của các

nông hộ, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại

xã Xuân Thành-Yên Thành-Nghệ An’’

Trang 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung

Tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tíndụng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Xuân Thành, YênThành, Nghệ An

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng

2.1.1 Khái niệm

Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động, sản xuất vàtrao đổi hàng hóa Trong quá trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sựkiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán Nhưvậy theo nghĩa hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành trong một quátrình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chứcnày sang tổ chức khác hay từ tay người này sang tay người khác theo nguyêntắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định Nói cách khác, tín dụng

là sự chuyển nhượng quyển sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hìnhthức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sangngười sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sởhữu với một lượng giá trị lớn hơn Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tứctín dụng.[4]

2.1.2 Phân loại tín dụng

Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng đa dạng Tùytheo từng tiêu thức khác nhau mà có thể phân loại tín dụng ra các hình thứctương ứng

2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm

- Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1năm đến 5 năm

- Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm [6]

2.1.2.2 Căn cứ vào tính pháp lý của tín dụng

Trang 4

2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình

thành vốn lưu động cho doanh nghiệp, hay cho vay để bù đắp vốn lưu độngthiếu hụt tạm thời như: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay bù đắp chi phí sảnxuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ.[5]

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình

thành vốn cố định cho doanh nghiệp Loại tín dụng này thường được cung cấpnhằm phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật,

Hai là, chức năng thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa.Ngày nay, khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông chủ yếu thông qua conđường tín dụng Đây là cơ sở đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thờiđảm bảo đủ phương tiện (tiền tệ) để phục vụ cho lưu thông Nhờ vào hoạtđộng tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền để phục

vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thônghàng hóa phát triển

Trang 5

- Hoạt động tín dụng cho phép các chủ thể kinh tế có cơ hội đầu tư sảnxuất vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng sản phẩmhàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt quan hệ cung cầu trên thị trường hàng hóa, tiền

tệ Điều này đồng nghĩa với tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tếnông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2 Khái niệm, đặc điểm tài chính vi mô và hộ nông dân

Khái niệm tài chính vi mô :Tài chính vi mô là dịch vụ tài chính cho các

khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những người làm ăn cá thể.[3] Cùngvới các trung gian tài chính, rất nhiều các tổ chức tài chính vi mô cung cấpcác dịch vụ trung gian mang tính xã hội, như hình thành tổ chức nhóm, pháttriển tính tự tin, đào tạo cung cấp kiến thức về tài chính cũng như kỷ năngquản lí giữa các thành viên trong một nhóm Do đó, định nghĩa về tài chính vi

mô thường bao gồm hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội

Tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đựơc thành lập

theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của phápluật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dungnhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán [1]

Chương trình tín dụng, dự án tín dụng: Trong kinh tế quốc tế, ngoài tín

dụng ở tầm vi mô giữa các doanh nghiệp khác quốc tịch với nhau, còn cácchương trình tín dụng, dự án tín dụng vĩ mô giữa các chính phủ, các chươngtrình tín dụng dự án tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ Trong nội

bộ từng quốc gia, tùy theo mục tiêu chiến lược kinh tế cụ thể mà có cácchương trình tín dụng riêng biệt đặc thù trong từng lĩnh vực trong một thờihạn nhất định

Trang 6

Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nôngnghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn Có rất nhiều định nghĩa về hộnông dân

Theo giáo sư Frank Ellis Trường đại học Cambridge (1988): Hộ nôngdân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủyếu là lao động gia đình trong nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn,nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thịtrường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.[7]

Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp khôngdùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình Do đó, các khái niệmkinh tế thông thường không áp dụng cho kiểu doanh nghiệp này Do khôngthuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo làkhông thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức Hộ nông dân chỉ có thu nhậpchung của tất các hoạt động kinh tế của gia đình, đó là sản lượng hằng nămtrừ đi chi phí Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thunhập ấy do nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề Đó là kếtquả chung của lao động gia đình

Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế Các nguồnlực đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động…được góp thành vốn chung, cùngchung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọingười đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chungcủa các thành viên là người lớn trong hộ gia đình

Đặc điểm của hộ nông dân

Xét trong quan hệ tín dụng, nông hộ có một số đặc điểm cơ bản như sau:

- Nông hộ là đơn vị sản xuất cá thể mang nặng tính tự cung tự cấp, tỷtrọng hàng hóa sản xuất ra thướng không lớn

- Trình độ sản xuất, trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật củacác nông hộ thường không cao

- Sản xuất thường nhỏ lẻ, theo thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện

tự nhiên, tính rủi ro cao

- Khả năng lao động chính là nguồn vốn tự có của nông dân

Trang 7

- Hộ nông dân thường sống trong cộng đồng làng xã, có tính tín nhiệmcao, đặc biệt là trong trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

- Nhìn chung phần lớn nông hộ có ý thức vay, trả sòng phẳng

- Trong trường hợp bất khả kháng, không có khả năng trả nợ của cácnộng dân thường gắn liền với mùa màng thất bát, thiên tai dịch bệnh hoặc yếu

tố thị trường

2.3 Vốn trong sản xuất nông nghiệp

2.3.1 Khái niệm và phân loại

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các nền kinh tế nói chung, nôngnghiệp nói riêng Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuấtsang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất Hình thức của vốn sản xuất cũngthay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương chonhân công đến sản phẩm hàng hóa và trở lại hình thức tiền tệ…Như vậy, vốnsản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đốitượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.[2]

Tư liệu lao động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Có nhiều loại tư liệu lao động và công dụng củamỗi loại không giống nhau, nhưng chúng đều có tính chất chung là giữ vai tròmôi giới trong quá trình lao động, tạo nên sự kết hợp giữa người lao động vàđối tượng lao động Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần thiết phải ứng trướcmột số tiền vốn nhất định để mua sắm tư liệu lao động Trong quá trình sảnxuất, tư liệu lao động không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm mới theo mức độ hao mòn Vốn đầu tưban đầu thu hồi từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất thông qua quỹ khấu hao.Tài sản cố định hết thời hạn sử dụng sẽ được thanh lý, đào thải Do đặc điểmcủa quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu lao động được gọi làtài sản cố định và phần vốn ứng trước được gọi là vốn cố định Tài sản cốđịnh phải có đủ hai điều kiện: đạt giá trị tối thiểu theo quy định và thời hạn sửdụng phải trên một năm Giá trị tối thiểu tùy thuộc vào từng thời kỳ và do bộtài chính có quy định cụ thể

Như vậy, vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm tư liệu lao độngchủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Phương thức luân chuyển và bùđắp giá trị là chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm mới đến khi tư liệu laođộng hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định kết thúc quá trình luân chuyển

Trang 8

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định, các xí nghiệpnông nghiệp còn cần có vốn lưu động Trong quá trình sản xuất, một bộ phậncủa đối tượng lao động chuyển vào sản phẩm mới (nguyên liệu) hoặc bị tiêuphí hoàn toàn và biến mất hình thái vật chất của mình (nhiên liệu) Giá trị củađối tượng lao động kết hợp với giá trị lao động sống và chuyển sản phẩm mớiđược sản xuất, sau đó chuyển sang hình thái tiền tệ Như vậy, vốn lưu động đãchuyển từ phạm vi sản xuất (dự trữ sản xuất ) sang phạm vi lưu thông (thànhphẩm, tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm) sau đó lại quay về phạm vi sảnxuất (dự trữ mới cho sản xuất ) Theo phương thức đó, toàn bộ vốn lưu độngđược sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất cụ thể và thay đổi hình thức vật chấtcủa mình.[2]

Vậy, vốn lưu động là vốn bằng tiền ứng trước để dự trữ cho sản xuất,

để mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng và hình thành vốn lưu thông nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách bình thường.[2]

2.3.2 Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp

Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn sản xuất trong nông nghiệp

có những đặc điểm sau:

- Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồngốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm,súc vật làm việc, súc vật sinh sản Trên cơ sở những tính quy luật sinh học,các tư liệu lao động này thay đổi giá trị sử dụng của mình khác với tư liệu laođộng có nguồn gốc kỹ thuật

- Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinhdoanh của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng , vậtnuôi Cơ cấu và chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu vớitừng loại đất đai từng đối tượng sản xuất là sinh vật

- Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làmcho sự tuần hoàn và luân chuyển chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn cốđịnh, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài củavốn lưu động và làm cho vốn ứ động Mặt khác sự cần thiết và có khả năngtập trung hóa cao về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông nghiệp sovới lao động công nghiệp

Trang 9

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên việc

sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Một bộ phận sản xuất nông nghiệp thông qua lĩnh vực lưu thông màđược chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp,

do vòng tuần hoàn vốn sản xuất được chia thành vòng tuần hoàn đầy đủ vàkhông đầy đủ Vòng tuần hoàn không đầy đủ là vòng tuần hoàn của một bộphận vốn không được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trongnội bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vậtcủa chúng Vòng tuần hoàn đầy đủ yêu cầu vốn lưu động phải trải qua tất cảcác giai đoạn, trong đó có giai đoạn tiêu thụ sản phẩm

2.3.3 Vai trò của vốn sản xuất đối với sự phát triển của hộ nông dân

Vốn sản xuất là nguồn lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triểncủa kinh tế hộ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ muốn tiếnhành đựơc thì đòi hỏi cần phải có vốn

hướng sản xuất hàng hóa ở các hộ nông dân Vì nếu có vốn sản xuất, hộnông dân có thể cải tiến công cụ, mua sắm nhiều máy móc hiện đại phục vụcho sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động Có vốn hộ nông dân cóthể mở rộng được quy mô sản xuất, áp dụng được nhiều thành tựu khoa học

- kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của mình, đưa nhiều giống mới có năngsuất, chất lượng cao vào sản xuất, có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - vậtnuôi một cách hợp lí.[2]

Vốn sản xuất còn là điều kiện cần để giúp cho các hộ nông dân tiếnhành tái sản xuất mở rộng, giúp cho các nông hộ có thể khai thác các nguồnlực khác một cách tối đa

Có vốn hộ nông dân sẽ mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực, các hoạtđộng có khả năng đem lại thu nhập và lợi nhuận kinh tế cao như ngànhnghề, dịch vụ…từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp –nông thôn

Tóm lại, vốn sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát triểnkinh tế của nông hộ, vốn giúp các hộ nghèo có thể mua sắm được tư liệu sản

Trang 10

xuất, các loại vật tư nông nghiệp, giúp các hộ trung bình có thể tái sản xuất

mở rộng hoạt động của mình, các hộ giàu có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồngvật nuôi, tiến hành sản xuất hàng hóa, đầu tư vào các hoạt động có hiệu quảkinh tế cao Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung củacác hộ nông dân nước ta, việc này đã cản trở rất lớn đến quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, chính vì vậy giải quyếttình trạng thiếu vốn trong nông nghiệp nông thôn bằng việc cung cấp cácnguồn vốn tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạnhiện nay

2.4 Tổng quan về tín dụng nông thôn

2.4.1 Các hệ thống tín dụng nông thôn trên thế giới

- Trung tâm tín dụng nông nghiệp: thực chất là ngân hàng nông nghiệp

do Nhà nước cung cấp vốn, cho vay chủ yếu để đầu tư cho cây trồng,vật nuôi

có sản phẩm xuất khẩu, thu hồi vốn và lãi khi sản phẩm được tạo ra và thươngmại hóa Một phần cung cấp cho nhân dân nghèo Các ngân hàng chuyêndoanh trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có một số ít hoạt động tốt Nguyên nhânchủ yếu là thường gặp rủi ro do sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chovay thường, thị trường tiêu thụ hàng hóa khó khăn; chi phí quản lý ngân hàngcao, thua lỗ lớn, không kích thích ngân hàng thương mại bỏ vốn vào kinhdoanh, tâm lý của người dân là vay vốn của chính phủ nên ít quan tâm đến việctrả nợ Để tồn tại và phát triển, trong những năm gần đây, các ngân hàngchuyên doanh đều có xu hướng chuyển sang kinh doanh tổng hợp, đa dạng cácloại hình tín dụng lấy lãi cho vay từ ngành có lợi nhuận cao để hỗ trợ chongành có hiệu quả thấp Đại diện cho số ít các ngân hàng chuyên doanh tronglĩnh vực nông nghiệp hoạt động tốt là ngân hàng Nông nghiệp Ailen, ngânhàng LandBank (Phillipin), ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệpThái Lan, ngân hàng Grameem (Bangladesh), ngân hàng Rakyat (Indonesia)

- Hệ thống tiết kiệm và hợp tác xã tín dụng: dù khác nhau về tên gọi

nhưng đều có chung đặc điểm cơ bản sau: gắn bó với nông dân, do cộng đồngdân cư sáng lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm; đápứng được yêu cầu đa dạng ở nông thôn, thủ tục cho vay đơn giản, hạn chếđược rủi ro; vốn vay thường ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu (xây nhà ở,

Trang 11

y tế, giáo dục…) hơn là đầu tư cho những chương trình, dự án sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên hệ thống tiết kiệm và hợp tác xã tín dụng chỉ phục vụ chủyếu cho các hộ từ trung bình trở lên có tiền gửi tiết kiệm, hộ nghèo bị hạnchế.

- Các tổ chức tự phát cho vay vốn: loại hình tín dụng này rất phổ biến

trên thế giới, thường nảy sinh ở những nơi chưa tổ chức được hoạt động tíndụng hoặc các tổ chức tín dụng hoạt động chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng đượchết nhu cầu vay vốn của người dân, nên nhu cầu về vốn căng thẳng Tổ chứchoạt động tín dụng tự phát thường áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn, lãisuất cho vay cao, thủ tục đơn giản, giải quyết cho vay nhanh Đặc điểm chovay phù hợp với những đối tượng có nhu cầu cấp bách về vốn

2.4.2.Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tín dụng nông thôn

về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh

tế tự chủ, được vay vốn ngân hàng để sản xuất Từ đó đến nay Đảng và nhànước ta vẫn tiếp tục kiện toàn, đổi mới cơ chế, chính sách, không ngừngkhuyến khích và tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triểnkinh tế hộ, cụ thể là:

Theo quy định về “ Chính sách cho hộ vay vốn để phát triển Nông –Lâm – Ngư – Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” ban hành kèm theo nghịđịnh số 14/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ: “ Các hộ sản xuất có nhu cầuvay vốn và đủ điều kiện thì được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay

bổ sung vốn để sản xuất kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng và các tổ chức tíndụng mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn trực tiếp đến hộ sản xuất, từngbước mở rộng việc cho vay trung hạn và dài hạn để phát triển cây dài ngày,chăn nuôi gia súc, mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, phát triểncông nghiệp nông thôn … Thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, bảođảm nguyên tắc có hiệu qủa kinh tế - xã hội, không phân biệt thành phần kinh

tế, ưu tiên cho vay để thực hiện các dự án do Chính Phủ quy định; chú trọngcho vay đối với hộ nghèo, các hộ ở vùng núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,vùng kinh tế mới…”

Trang 12

Theo điều 5, nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp nông thôn

- Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dântrên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư

- Các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy địnhhiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối với từng đối tượng

cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả năng quản lýrủi ro của tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng thông báo công khai mứccho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên

cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng

- Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượngchính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, đượcChính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đốivới nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng thời kỳ

- Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật

Theo nghị quyết số 15-NQ/TW về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010”: Nhà nước cân đối cácnguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển Nông – Lâm – Ngư –Diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Các Tổchức tín dụng hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãisuất thỏa thuận; tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối vớingười sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn Nếu sản xuất, các tổ chứckinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay

để vay vốn ngân hàng, được vay vốn tín chấp và vay vốn theo dự án sản xuấtkinh doanh có hiệu quả…

Tình hình tín dụng ở nông thôn Việt Nam

Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tín dụngphát triển nông nghiệp, nông thôn, thị trường vốn tín dụng lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn nước ta ngày một phát triển Việc huy động nguồn vốn tín

Trang 13

dụng nói chung, tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêngkhông ngừng được tích cực thực hiện, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về vốn sảnxuất nông nghiệp ngày một lớn Hiện nay, nguồn vốn cho phát triển nôngnghiệp, nông thôn nước ta bao gồm:

- Vốn do các ngân hàng huy động

- Vốn ngân sách nhà nước

- Vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tín dụng nước ngoàiNgoài các nguồn vốn do các ngân hàng huy động, hàng năm nhà nướcdành một phần vốn từ ngân sách chuyển sang để cho vay thực hiện cácchương trình kinh tế theo chính sách nhà nước Đồng thời, nhà nước cũngtranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và vốn vay thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự thông thoáng củachủ trương, chính sách, hệ thống tín dụng nông thôn nước ta ngày càng đadạng, với nhiều loại hình Tổ chức tín dụng, chính thức hoặc không chínhthức, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động chính sách Hiện nay tham gia vào

hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam bao gồm các tổ chức tín dụng chínhthức (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng côngthương, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, kho bạc nhànước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ…); và mạng lưới tíndụng không chính thức như người cho vay nóng, cho vay nặng lãi,…Sự pháttriển đa dạng về thành phần cung ứng vốn này giúp cho những cá nhân, đơn

vị có nhu cầu về vốn có thêm cơ hội được vay vốn, đồng thời đặt ra yêu cầumỗi tổ chức tín dụng trong hệ thống tín dụng nông thôn nước ta phải khôngngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động

2.4.3 Tình hình tín dụng trên địa bàn huyện Yên Thành

Với chủ trương cải cách và mở rộng thị trường tài chính của Chính phủhơn 10 năm qua, thị trường vốn tín dụng nước ta nói chung, vốn tín dụngtrong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng hiện nay rất đadạng và phong phú về hình thức, quy mô, phương thức hoạt động Các tổchức tài chính vi mô tham gia vào thị trường vốn tín dụng nông nghiệp, nôngthôn trên địa bàn xã Xuân Thành gồm có:

- Tổ chức tín dụng chính thức: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Yên Thành

Trang 14

- Tổ chức tín dụng phi chính thức: tín dụng tư nhân, tín dụng dưới hìnhthức phường, hội, tín dụng họ hàng làng xóm, bạn bè…

Các tổ chức cá nhân nói trên có quy mô, vai trò vị trí rất khác nhautrong thị trường vốn tín dụng, sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm, phươngthức hoạt động của các tổ chức cá nhân đó

- NHNN&PTNT huyện Yên Thành: Được thành lập ngày 16/02/2000

nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân có nhu cầu vayvốn sản xuất - kinh doanh và cải thiện đời sống được vay vốn tại ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Nâng cao tinh thần tương trợ hợp tácgiữa các hội viên trong tổ vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả

để phát triển và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng NN và PTNT đúng kỳ hạncam kết Từ tổ vay vốn hình thành tổ tự quản, câu lạc bộ khuyến nông và trởthành tổ hợp tác thiết thực, tổ chức thực hiện nghị quyết liên tịch giữa HộiNông dân và ngân hàng NN và PTNT

- NHCSXH huyện Yên Thành: Ngày 04/10/2002 Chính phủ ban hành

nghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 131/QĐ- TTgngày 21/10/2002 thành lập ngân hàng chính sách xã hội, đánh dấu sự ra đờicủa loại hình ngân hàng chính sách hoạt động phi lợi nhuận, chuyên tâm vềthực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác

Thực hiện quyết định số 783 và công văn số 1617 của tỉnh Nghệ Anngày 22/10/2007, NHCSXH huyện Yên Thành được thành lập, nhằm giúp các

hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn để sản xuấtkinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trìnhsản xuất và đời sống

Trang 15

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

* Đối tượng nghiên cứu:

Các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xãXuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Các hộ nông dân đã tham gia vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay đểđầu tư cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn nghiên cứu

3.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số nội dung cụ thể là:

* Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xãXuân Thành bao gồm:

- Các nguồn cung cấp vốn tín dụng nông thôn, các tổ chức đoàn thểđồng tham gia quản lý tín dụng

- Các hộ tham gia vào các hoạt động tín dụng

- Các quy chế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng như: đốitượng cho vay, quy trình, thủ tục, mức vay, thời hạn và lãi suất cho vay củacác tổ chức tín dụng và kết quả hoạt động tín dụng của các tổ chức trên địabàn xã trong 3 năm vừa qua (từ năm 2008 đến năm 2010)

xuất của nông hộ

Trang 16

* Nghiên cứu sự tác động của vốn tín dụng đến một số yếu tố của kinh

tế hộ như : Mức thu nhập, tạo tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất,mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội

bàn nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra

Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 thôn của xã: Yên Xuân, Nam PhượngSơn, Bắc Phượng Sơn Trên địa bàn mỗi thôn đều có các tổ vay vốn hoạt độngkhá tích cực vào quá trình vay vốn của hộ, số lượng hộ nghèo tham gia vay vốnkhá lớn, người dân còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư sản xuất

Chọn mẫu điều tra

Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ đã và đang vay vốn của các tổ chức tíndụng và sử dụng vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất

Số lượng mẫu điều tra là 30 hộ trong đó phân loại hộ : 5 hộ khá, 15 hộtrung bình, 10 hộ nghèo

Phương pháp chọn: thu thập danh sách các hộ tham gia vay vốn từ các

tổ chức tín dụng trên địa bàn xã từ năm 2008 đến nay Đối chiếu với danhsách hộ nghèo của xã để chọn nhóm hộ nghèo Phân loại nhóm hộ khá vàtrung bình thông qua tham khảo ý kiến người am hiểu (tổ trưởng tổ tín dụng,trưởng thôn…)

3.3.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như : Các báo cáo, sốliệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội của xã qua các năm, về tình hình hoạtđộng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Ngoài ra, tôi còn sử dụngcác báo cáo, khóa luận và kết quả nghiên cứu về địa bàn xã cũng như hoạt độngtín dụng trên địa bàn của nhiều tác giả để làm nguồn tài liệu tham khảo

3.3.3 Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài đã tiến hành điều tra bằng các phương pháp khác nhau để thuthập số liệu cần thiết về thông tin hộ, tình hình sử dụng vốn và các kết quảmang lại Các phương pháp đã được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp là:

Trang 17

a) Phỏng vấn hộ nông dân theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Tiến hành phỏng vấn 30 hộ vay vốn trên địa bàn 3 thôn của xã với nộidung như sau:

- Thông tin chung về người vay vốn : Trình độ văn hóa, tuổi

- Thông tin chung về hộ vay vốn : Số nhân khẩu, số lao động, độ tuổi

và trình độ văn hóa trung bình của số lao động trong hộ, nguồn thu nhập hộ,mức thu nhập bình quân hộ…

- Thông tin chung về hoạt động tín dụng : Số vốn được vay, nguồn vốnvay, thời gian sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay, tỷ lệ vốn vay đầu

tư cho các mục đích

- Thông tin sự tác động của hoạt động tín dụng đến quy mô và hiệu quảsản xuất của hộ

- Sự thay đổi của một số yếu tố như: Thu nhập, tạo tiện nghi sinh hoạt

và phương tiện sản xuất, mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội

b) Phỏng vấn người am hiểu

Trao đổi với một số cán bộ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cán bộphụ trách mảng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của xã, cán bộ khuyến nông,trưởng thôn, nông dân lao động sản xuất giỏi…để lấy ý kiến, tiếp thu sự đónggóp, từ đó làm căn cứ đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao làm cơ sở choviệc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi nhằm góp phầnhoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu c) Phương pháp quan sát

Quan sát cá thể: Nhằm giúp thu thập thông tin một cách chính xác hơntrong nghiên cứu về định lượng, nhất là khi điều tra hiệu quả kinh tế hộ

Quan sát tổng thể: Quan sát một cách tổng thể về thực trạng cho vay và

sử dụng vốn vay tại địa phương, các ảnh hưởng của các thể chế chính sáchđến hoạt động tín dụng và xu hướng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn

3.4 Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thâp đã được mã hóa và xử lý trên vi tính bằng phầnmềm Exel Hệ thống các chỉ tiêu được phân tích đánh giá thông qua sử dụngtổng hợp các các phương pháp thống kê, so sánh, số bình quân, các chỉ số sosánh phân tích một cách có hệ thống, xây dựng hệ thống bảng biểu để từ đórút ra kết luận và xu hướng phát triển của hiện tượng Phân tích so sánh giữa

Trang 18

các nhóm hộ nhằm rút ra các kết luận sự khác nhau về quy mô, thực trạng vayvốn và cách thức sử dụng vốn vay, kết quả và hiểu quả sản xuất giữa cácnhóm hộ.

3.5 Nội dung các chỉ tiêu phân tích, nghiên cứu

3.5.1 Các chỉ tiêu phân tích

3.5.1.1 Đối với các tổ chức tín dụng

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tình hình cung ứng tiền của

nền kinh tế, đồng thời nó thể hiện mối quan hệ đầu tư vốn của tổ chức tíndụng với khách hàng

Doanh số cho vay = Dư nợ cuối kỳ - dư nợ đầu kỳ + Doanh thu số nợ trong kỳ

- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền mà tổ chức tín

dụng đã thu được từ các hộ vay Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sản xuất vàkhả năng hoàn trả nợ của các hộ vay vốn

Doanh thu số nợ =Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ

- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền vay các hộ sản xuất còn nợ tại tổ chức tín dụng.chỉ tiêu này vừa nói lên quy mô hoạt động cho vay, vừa nói lên tình hình thu nợ của tổ chức tín dụng Đây là kết quả đồng thời của cả hai hoạt động : cho vay và thu nợ.

-Doanh số thu nợtrong kỳ

- Nợ quá hạn: chỉ số lượng vốn đã hết hạn nhưng khách hàng chưa thực

hiện thanh toán cho tở chức tín dụng theo thời hạn quy định

3.5.1.2 Đối với hộ vay vốn

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là ở cấp hộ, nên các chỉ tiêu nàyđược quan tâm nhiều hơn trong quá trình phân tích và đánh giá nhằm tìm ra được những khó khăn và đề xuất các giải pháp khả thi cho việc sử dụng vốn của hộ có hiệu quả Một số chỉ tiêu cụ thể là

- Quy mô lao động và đất đai : là số lượng lao động và đất đai tại thờiđiểm điều tra của mỗi hộ Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng lao động và đấtđai trong hộ

- Thu nhập của hộ: thu nhập được định nghĩa là toàn bộ tổng thu sau khi

đã trừ chi phi vật chất và chi phí bằng tiền khác để sản xuất ra sản phẩm đó

- Thu nhập bình quân đầu người: là thu nhập bình quân đầu người chocác nhóm hộ khá, trung bình, nghèo

Trang 19

- Thu nhập từng ngành của hộ: là chỉ tiêu mà từ đó có thể so sánh vềmức thu nhập của từng ngành nghề cụ thể của hộ so với tổng thu

- Tổng thu : là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được bao gồm cả sản phẩmchính và sản phẩm phụ có giá trị tính theo giá hiện hành tại thời điểm điều tra

- Chi phí: Bao gồm chi phí vật chất và chi phí bằng tiền khác để sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm

- Quy mô sản xuất của hộ trước và sau khi vay vốn: phản ánh mức độthay đổi về quy mô sản xuất của hộ trước và sau khi vay vốn

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay đầu tư cho các ngànhsản xuất:

Tổng thu/chi phí: Phản ánh mức độ tổng thu được từ hoạt động sảnxuất đem lại mà trừ đi chi phí sản xuất bỏ ra

động, phản ánh hiệu quả lao động sản xuất của hộ

Trang 20

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xuân Thành là một xã đồng bằng, cách trung tâm huyện lỵ 0,5km, cóđịa giới hành chính rõ ràng ổn định và các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với sông Đào và xã Hoa Thành

- Phía Nam giáp xã Bắc Thành, huyện Yên Thành

- Phía Tây giáp xã Đồng Thành, huyện Yên Thành

- Phía Đông giáp xã Long Thành và xã Tăng Thành, huyện Yên ThànhVới vị trí địa lý giáp trung tâm huyện, giáp sông như vậy xã XuânThành có điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và côngnghiệp trong giai đoạn tới

4.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Xuân Thành nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung nằm trong vùng ảnhhưởng của gió mùa Tây Nam, khô và nóng về mùa hè Mùa Đông chịu ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc, ẩm ướt, rét lạnh

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-28 độ, các tháng có

nhiệt độ trung bình thấp từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Các tháng có nhiệt

độ trung bình cao trên 34 độ là tháng 5, 6, 7, cá biệt có năm nhiệt độ trong ngàylên tới 40,70 C

* Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 2.425 mm phân

bố không đồng đều ở các tháng trong mùa mưa và trong năm Đây là nguyênnhân gây nên hiện tượng lũ quét và lụt cục bộ hàng năm

* Chế độ gió, bão : Từ tháng 4 đến tháng 8 gió mùa Tây Nam, từ tháng

9 đến tháng 11 gió mùa Đông Bắc Nằm trong dải đất miền Trung nước ta nên

xã cũng chịu ảnh hưởng từ 4 - 6 trận bão/năm

* Thủy văn: Xã nằm bên con sông Đào đây là nguồn cung cấp nước

chính cho toàn bộ hoạt động nông nghiệp của xã, hệ thống kênh mương, thủylợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng khá thuận lợi

Trang 21

Nhìn chung, thời tiết, khí hậu xã Xuân Thành thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, mùanóng thì khô hạn, mùa mưa thì giông bão, ngập úng gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến sản xuất nông nghiệp Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp phòngchống và có kế hoạch sản xuất thích hợp để hạn chế thiệt hại từ thiên tai.

- Đất nông nghiệp: 987,76 ha chiếm 79,13%

- Đất phi nông nghiệp: 192,65 ha chiếm15,43%

- Đất chưa sử dụng: 67,89 ha chiếm 5,44 %

4.1.2.2 Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2010 của UBND xã, dân số địa phương là

8028 (3989 nữ) người với 2150 hộ gia đình ( quy mô là 3,73 người / hộ).Tổng số lao động là 3488 người, trong đó có 1953 lao động nữ.Tỷ lệ lao độngnam chiếm đến 19,12 %; tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 24,33 % so với tổng dân

Toàn xã Xuân Thành gồm có 12 thôn

Trang 22

Bảng 1 Hiện trạng dân số, số hộ của xã Xuân Thành năm 2010

Các thôn nghiên cứu

Yên Xuân

Nam Phượng Sơn

Bắc Phượng Sơn

(Nguồn:Báo cáo tình hình dân số và lao động xã Xuân Thành 2010)

4.1.2.3 Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế

- Sản lượng lương thực có hạt: 4507 tấn, tăng so với năm 2009 là 339 tấn

- Bình quân thu nhập đầu người 11.800.892 đ/người/năm

* Trồng trọt:

- Cây màu vụ đông 2009 - 2010: Diện tích thực hiện 82,59 ha đạt 43,5 %

Cơ cấu: + Ngô 37 ha đạt 51 % Năng suất đạt 37 tạ trên / ha

+ Lạc 3,5 ha đạt 16 % Năng suất đạt 20 tạ trên / ha

+ Khoai lang 40 ha đạt 49 % Năng suất 70 tạ / ha

+ Rau đậu các loại 2,09 ha đạt 35 %

Giá trị thu nhập bình quân / ha của vụ đông 22.586.459 đồng, giảm so với

cùng kỳ 1.100.455 đồng / ha

- Vụ xuân 2010: Diện tích thực hiện: 418,12 ha đạt 104 %

Cơ cấu: + Lúa 396,56 ha đạt 103,2 %

Trang 23

+ Rau đậu 6,3 ha đạt 58,6%

+ Lạc 10,56 ha đạt năng suất 35 tạ / ha

Bình quân thu nhập / ha vụ đông xuân đạt 39.836.700 đồng

- Vụ hè thu năm 2010 thực hiện với diện tích là 418,09 ha năng suất bình quân 41 tạ /ha đạt 81 % Năng suất lúa bình quân cả năm 54,6 tạ / ha

Đánh giá thu nhập bình quân trong năm 2010 đạt 49.693.540 đồng / ha

* Về chăn nuôi:

Tổng đàn trâu 423 con / kế hoạch 450 con đạt 91,8 % bằng cùng kỳ năm

2009 Tổng đàn bò 683 con / kế hoạch 900 con đạt 75,9 % giảm so với năm

2009 là 54 con Tổng đàn lợn 4806 con / kế hoạch 6500 con đạt 73,9 % giảm

1694 con Tổng đàn gia cầm 37604 con / kế hoach 45000 con đạt 83,5 %,giảm so với năm 2009 là 1100 con

Tiêm phòng gia súc, trâu bò đạt tỷ lệ 67,3 % Đàn lợn 47,7 % Tiêmphòng cúm gia cầm thủy cầm đạt 25%

* Về lâm nghiệp:

- Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng Triển khai

kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng đảm bảo Tổ chức ký cam kết phòngchữa cháy giữa ủy ban nhân dân xã với các đơn vị và trường học

- Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình trồng rừng dưới tán cây với diện tích

2 ha, diện tích cỏ đã trồng 6 ha, diện tích sắn trồng 13,5 ha

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và mở rộng đếnnay có:

- Tiểu thủ công nghiệp năm 2010 có 150 hộ tăng so với cùng kỳ = 11 hộ

- Thương mại - dịch vụ tạp hóa = 163 hộ tăng so với cùng kỳ 4 hộ

- Ăn uống giải khát và cơ sở xây dựng có 22 hộ

- Vận tải = 20 hộ tăng so với năm 2009 là 4 hộ

Việc khuyến khích để đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp đang là vấn đề quan tâm của xã Mặc dầu chỉ dừng lại trên lĩnh vực tiểuthủ công nghiệp với quy mô và tính chất đang còn nhỏ lẻ, song hoạt động củatiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển Nhìn chung ngành công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp phần nào đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhậpcho các hộ gia đình và thu hút khoảng hơn 400 lao động tham gia

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.  Hiện trạng dân số, số hộ của xã Xuân Thành năm 2010 - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 1. Hiện trạng dân số, số hộ của xã Xuân Thành năm 2010 (Trang 22)
Sơ đồ 1: Quy trình vay vốn từ NHCSXH - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Sơ đồ 1 Quy trình vay vốn từ NHCSXH (Trang 27)
Bảng 4: Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay từ TCTD Nguồn tín - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 4 Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay từ TCTD Nguồn tín (Trang 30)
Bảng 5: Thông tin chung về hộ điều tra trước khi vay vốn - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 5 Thông tin chung về hộ điều tra trước khi vay vốn (Trang 30)
Bảng 6: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra sau khi vay vốn được một năm - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 6 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra sau khi vay vốn được một năm (Trang 32)
Bảng 7 : Tình hình vay vốn của các hộ - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 7 Tình hình vay vốn của các hộ (Trang 33)
Bảng 10 : Số lần tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực khi vay vốn của hộ - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 10 Số lần tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực khi vay vốn của hộ (Trang 36)
Bảng 11 : Mức độ đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn của người dân khi tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 11 Mức độ đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn của người dân khi tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực (Trang 37)
Bảng 12: Thay đổi về tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất - tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của  nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an
Bảng 12 Thay đổi về tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w