Nâng cao năng lực cho người dân khi vay vốn

Một phần của tài liệu tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an (Trang 36 - 38)

Để giải quyết việc làm, giúp người dân nâng cao thu nhập, ngoài việc đầu tư vốn cho sản xuất thì cần phải có một số hoạt động nâng cao năng lực đi kèm, đặc biệt là đối với những vùng khó khăn, người dân có trình độ văn hóa còn thấp. Cung cấp vốn tín dụng gắn liền với việc tập huấn về tín dụng và kỹ thuật sẽ giúp hộ nâng cao năng lực quản lý kinh tế của hộ giúp hộ và sử dụng vốn có hiệu quả. Để xem xét sự tác động của hoạt động tín dụng đến việc nâng cao năng lực cho người dân tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình tham gia của các hộ vào các hoạt động nâng cao năng lực khi vay vốn và mức độ đánh giá khả năng áp dụng vào thực tiễn của hộ, kết quả được trình bày ở bảng 10.

Bảng 10 : Số lần tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực khi vay vốn của hộ ĐVT: Lần Chỉ tiêu Bình quân chung Nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo Tập huận tín dụng 0,79 0,80 0,87 0,70 Tập huấn kỹ thuật 1,34 1,40 1,53 1,10 Tham quan 0,42 0,40 0,47 0,40

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011)

Qua bảng và bảng chúng ta có thể thấy các hoạt động nâng cao năng lực chủ yếu vẫn là hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất như: chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, quy trình xây dựng mô hình VAC ( vườn-ao-chuồng), kỹ thuật trồng lúa lai, ngô lai, kỹ thuật trồng dưa hấu, kỹ thuật trồng rau sạch, mức tham gia bình quân của mỗi hộ là 1,34 lần/hộ. Các hoạt động tập huấn tín dụng và tham quan chỉ chiếm một phần nhỏ. Tham quan là một hoạt động hữu ích cho người dân tuy nhiên số lần tham quan của các mô hình ở tại 3 xã

Công Thành, Thịnh Thành và Minh Thành thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An còn rất hạn chế chỉ đạt 0,42 lần/hộ. Điều này được giải thích bởi hoạt động tham quan tốn nhiều kinh phí, thông thường các dự án có nguồn kinh phí tài trợ mới có thể tổ chức cho người dân đi tham quan học hỏi.

Bảng 11 : Mức độ đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn của người dân khi tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực

Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo Tổng Tỷ lệ % Số hộ 3 7 4 14 100 Không áp dụng 0 1 0 1 7,14 Áp dụng 50% 0 1 1 2 14,29 Áp dụng từ 50 - 80 % 1 3 0 4 28,57 Áp dụng trên 80% 2 2 3 7 50,00

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011)

Đây là chỉ tiêu do người dân tự đánh giá về khả năng ứng dụng thực tiễn của mình sau khi đã tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực. Kết quả cho thấy có 1 hộ không áp dụng những gì mình đã được tiếp nhận vào thực tiễn bởi họ chỉ tham gia vì được mời đến, còn nội dung tập huấn lại không phải là lĩnh vực sản xuất của họ. Có đến 2 hộ chiếm 14,29 % cho rằng họ có thể áp dụng trong khoảng 50% lượng kiến thức mà họ tiếp nhận được. Tỷ lệ hộ áp dụng trong khoảng 50 - 80% có tỷ lệ 28,57% và tỷ lệ hộ áp dụng cao nhất trên 80% là 50%, đây là con số phản ánh chất lượng về nội dung và hiệu quả của các hoạt động nâng cao năng lực trên địa bàn. Nó cho thấy hiệu quả là tương đối cao và mức tác động đến năng lực của dân là khá tốt. Điều này cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian tới, các hoạt động nâng cao năng lực cho người dân cần nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp truyền đạt và đặt biệt là phải mời đúng đối tượng tham gia.

Một phần của tài liệu tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an (Trang 36 - 38)