Tình hình vay vốn sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an (Trang 32 - 34)

Khi tiến xem xét tình hình vay vốn của hộ tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu: mức vay vốn bình quân của các nhóm hộ bởi mức vay vốn tác động rất lớn đến khả năng đầu tư vào quá trình sản xuất của nông hộ, số hộ vay vốn và số lần vay vốn của hộ phản ánh nhu cầu về vay vốn của hộ. Do vậy tôi đã

Bảng 7 : Tình hình vay vốn của các hộ

Năm 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09

+/- % +/- %

Mức vay bình quân của hộ ( 1.000 đồng)

Nhóm hộ khá 6.000 6.000 6.000 0 0,00 0 0,00 Nhóm hộ trung bình 8.000 4.000 4.000 -4.000 -50,00 0 0,00 Nhóm hộ nghèo 2.000 5.000 3.000 3.000 150,00 -2.000 -40,00 Số hộ vay vốn (hộ) Nhóm hộ khá 2 1 2 -1 -50,00 1 100 Nhóm hộ trung bình 7 4 4 -3 -42,86 0 0,00 Nhóm hộ nghèo 2 5 3 3 150,00 -2 -40,00

(Nguồn: số liệu điều tra hộ 2011)

Kết quả điều tra cho thấy mức vay vốn của các nhóm hộ rất khác nhau. Nguồn vốn vay được vay chủ yếu từ NHNN&PTNT và NHCSXH huyện Yên Thành là chủ yếu. Trong đó nhóm hộ khá và trung bình có mức vay vốn bình quân cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều này được giải thích bởi lý do các hộ thuộc diện nhóm khá và trung bình vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc tiến hành sản xuất sản phẩm mới nên mức vay cao hơn, trong khi đó nhóm hộ nghèo vay vốn để đầu tư phấn đấu xóa đói giảm nghèo là chính, cộng thêm vào đó tài sản thế chấp của người nghèo có phần hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay những khoản vay lớn, tập trung vay vào năm 2008, giảm từ năm 2009 và năm 2010, năm 2008 nhóm hộ khá mức vay là 6 triệu đồng/hộ, nhóm hộ trung bình 8 triệu đồng/hộ trong lúc đó nhóm hộ nghèo chỉ 2 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó năm 2009 do tình trạng lạm phát tăng cao nên lãi suất vay của NHNN&PTNT tăng lên từ 1,65 -1,85%/tháng do vậy đã hạn chế mức độ vay vốn của các nông hộ, ngược lại nhóm hộ nghèo lại có chế độ ưu tiên vay vốn để thoát khỏi cảnh nghèo nên mức vay lại có phần tăng lên, năm 2009 nhóm hộ khá 6 triệu đồng/hộ, nhóm hộ trung bình giảm còn 4 triệu đồng/hộ, nhóm hộ nghèo tăng lên 5 triệu đồng/hộ. Năm 2010 nhóm hộ khá và trung bình giữ nguyên mức vay như năm 2009 nhóm hộ nghèo còn 3 triệu đồng/hộ, điều này thấy rằng cả 3 nhóm hộ chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lạm phát, đầu ra của sản phẩm, điều kiện tự nhiên...

Một phần của tài liệu tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an (Trang 32 - 34)