kinh tế nông hộ
Bên cạnh rất nhiều mặt tác động tích cực của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế nông hộ như tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, phát huy năng lực sản xuất của hộ, tăng khả năng khai thác các thế mạnh vốn có của
hộ, thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Thì cũng có những hoạt động tín dụng còn có những mặt tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của nông hộ mà chúng ta không thể không xét đến. Vốn dĩ bản thân của tín dụng không trực tiếp gây ra các tác động tiêu cực nhưng dưới sự tác động của một số yếu tố khách quan và chủ quan nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ. Các yếu tố khách quan và chủ quan đó có thể là do dịch bệnh, thiên tai, do người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thâm hụt vốn, hay do mức lãi suất vay quá cao khiến người vay vốn không đủ khả năng chi trả…Tất cả các yếu tố khách quan đó tác động đến các hộ vay vốn và làm cho khoản vốn vay mà họ đã vay trở thành một gánh nặng về tài chính và có thể là không có khả năng chi trả. Điều đó sẽ làm cho các hộ vay vốn không đủ vốn để tái đầu tư sản xuất, gây nên tình trạng trì trệ trong sự phát triển kinh tế của nông hộ.
Qua quá trình điều tra 30 hộ thì có đến 2 hộ phải chịu yếu tố tác động tiêu cực này. Nguyên nhân khách quan là do dịch bệnh, có 2 hộ hoạt động chăn nuôi Gà và lợn, do dịch cúm gia cầm đã làm đàn gà gần 400 con chỉ còn gần một nữa đàn thuộc nhóm hộ trung bình. Bệnh dịch tai xanh ở lợn đã làm chết 2 con, một con lợn thịt và một con lợn mẹ thuộc nhóm hộ nghèo. Cả 2 hộ này có mức vay vốn khá cao 10- 20 triệu đồng và mức thiệt hại mà dịch bệnh gây ra là rất lớn.
Điều đó cho thấy các tác động tiêu cực mà hoạt động tín dụng mang lại là rất nghiêm trọng đối với các nông hộ. Chính vì vậy các nông hộ cần hạn chế các yếu tố chủ quan và khắc phục, ngăn ngừa các yếu tố khách quan nhằm làm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình đầu tư vốn vay vào quá trình sản xuất.
Phần 5