Để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã h
Trang 1trờng đạI học nông nghiệp hà nội KHOA KINH Tế Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN
-
ĐÁNH GIÁ VAI TRề CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC, ĐOÀN THẾ TRONG NễNG THễN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI XÃ NAM ANH - HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN
Tờn sinh viờn : NGUYỄN THỊ THU Chuyờn ngành đào tạo: PTNT & KN
Niờn khoỏ : 2005 - 2009 Giảng viờn hướng dẫn : ThS NGUYỄN VĂN MÁC
HÀ NỘI - 2009
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõnguồn gốc
Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cánhân trong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vì thế:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy cô giáo trong khoaKinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; đặcbiệt là các Thầy cô trong bộ môn Chính sách phát triển Nông thôn, nhữngngười đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS.Nguyễn Văn Mác, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tìnhhướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác trong ban lãnh đạoUBND xã Nam Anh, cùng các bác, các hộ gia đình trong xã Nam Anh đãtận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi biết nhiều hơn về tình hình thực tế của xã
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthiện đề tài của mình
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thu
Trang 4BÀI TÓM TẮT
Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn
và làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình Trong nông thôn đangtồn tại những tổ chức, đoàn thể hoạt động rất có hiệu quả trên tất cả các mặt từkinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… để giúp đỡ mọi mặt đời sống cho nhân dân,đồng thời củng cố bộ máy hoạt động của chính quyền tại địa phương
Hiện nay, trong nông thôn đang tồn tại song song hai hình thức chínhthống và phi chính thống của các tổ chức, đoàn thể Các hình thức này tồn tạikhông mâu thuẫn nhau mà hỗ trợ nhau giúp nông thôn phát triển bền vững.Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể nông thôn cũng đang bộc lộ những hạnchế về mặt tổ chức, quản lý dẫn đến hiệu quả một số hoạt động chưa cao,chưa thể hiện tốt vai trò sẵn có của mình
Trong những năm qua, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anhhoạt động rất hiệu quả và đã mang lại nhiều tác động tích cực về kinh tế - xãhội cho địa phương Để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Với mục tiêu chính là đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của các tổchức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã NamAnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó Từ đó đề tài cũng góp phần hệthống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các tổ chức, đoàn thể trong nông thônảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiêncứu như chọn điểm nghiên cứu, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là xã NamAnh do trong những năm gần đây hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địabàn xã Nam Anh đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã
Trang 5hội địa phương và nâng cao đời sống cho người dân xã; phương pháp thu thậpthông tin được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việcnghiên cứu đề tài bao gồm thu thập thông tin đã công bố là những thông tin
về địa bàn nghiên cứu, một số lý luận và phương pháp thu thập thông tin mớinhư chọn mẫu nghiên cứu, ở đây mẫu được chọn là các tổ chức, đoàn thể cóvai trò nổi bật và có nhiều hoạt động thiết thực trong thời gian qua đó là Hộinông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh Đối với mỗi Hội, tiến hành điềutra 14 hộ nông dân trong đó 7 hộ có nhận sự hỗ trợ và 7 hộ không nhận sự hỗtrợ từ Hội; tiếp theo là phỏng vấn, xin ý kiến các cán bộ lãnh đạo, nhữngngười đứng đầu các đoàn thể để thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạtđộng, chức năng, vai trò của các tổ chức, đoàn thể nghiên cứu; phỏng vấnnông dân để thu thập ý kiến, nhận xét của họ về hoạt động của các tổ chức,đoàn thể trong thời gian qua cũng như nhu cầu, nguyện vọng của họ trongthời gian tới; thảo luận nhóm để có điều kiện chia sẻ thông tin, đóng góp ýkiến cho nhau và có những đề xuất để hoạt động của các tổ chức này ngàycàng tốt hơn; Đề tài còn sử dụng phương pháp xử lý thông tin; phương phápphân tích thông tin bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp dự đoán, dự báo Ngoài ra đề tài còn sử dụng hệ thống cácchỉ tiêu để đánh giá, phân tích vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức
đó trong thời gian qua
Sau khi tiến hành thu thập thông tin, xử lý số liệu và tiến hành phântích, chúng tôi có những đánh giá về vai trò và kết quả hoạt động của một số
tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh như sau:
Đối với Hội nông dân: Toàn xã có 9 chi hội với 2.959 hội viên,chiếm 86% tổng số nông dân trong xã, trong đó có 1.497 hội viên nữ chiếm
tỷ lệ 51% tổng số hội viên Hội có vai trò chính là hướng dẫn chi hội họctập và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Hội; đổi mớinội dung, phương thức hoạt động; nâng cao số lượng, chất lượng hội viên;phản ánh tình hình hoạt động của Hội, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghịcủa nông dân lên cấp trên Trong thời gian qua, Hội có vai trò quan trọng
Trang 6trong hỗ trợ, giúp đỡ nông dân cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinhdoanh, cụ thể Hội nông dân xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp
đỡ 258 hộ nông dân được vay vốn lãi suất thấp, với tổng số vốn vay là1.559.380.000 đồng và tiến hành hướng dẫn nông dân xây dựng các phương ánsản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm chi phí Ngoài ra, Hộicòn hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hội viên, nông dânnhằm nâng cao trình độ sản xuất Mỗi năm mở được 7 – 8 lớp tập huấn về kỹthuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân và 2 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ Hội Hội nông dân là một tổ chức nằm trong hệ thống các tổ chức chính trị
-xã hội có vai trò chủ yếu là phối hợp, kết hợp, vận động nông dân thực hiện 3phong trào do Trung ương Hội phát động đó là phong trào nông dân thi đua sảnxuất, phong trào xây dựng gia đình nông thôn văn hóa và phong trào nông dântham gia bảo dảm quốc phòng an ninh Các phong trào này đều được Hội triểnkhai thực hiện mang lại kết quả tốt Tiến hành điều tra, xin ý kiến cán bộ Hội,
và một số hộ nông dân để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt độngcủa Hội và khi tham gia Hội, sự thay đổi thu nhập của một số hộ nông dân khinhận sự hỗ trợ của Hội Kết quả cho thấy, Hội nông dân xã Nam Anh đượcđánh giá là Hội có hoạt động mạnh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội,nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn xã trong thời gian qua
Đối với Hội phụ nữ: Toàn xã có 9 chi hội với 1.999 hội viên, trong đó có1.128 hội viên nòng cốt Vai trò chính của Hội là nâng cao nhận thức, trình độ,năng lực cho phụ nữ; tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việcthực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinhtế; hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc;xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh Trong năm qua, với tinh thầnđoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bám sát chức năng, nhiệm vụ vàđịnh hướng hoạt động của Hội cấp trên, Hội phụ nữ xã đã tập trung đổi mới nộidung, phương pháp hoạt động, hướng các hoạt động về chi hội và triển khai cáchoạt động đạt kết quả tốt như phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao độngsáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc và cuộc vận động học tập và làm theo
Trang 7tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong năm qua Hội cũng hoàn thành tốt mọinhiệm vụ được giao và khẳng định vai trò của Hội đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của xã và góp phần nâng cao năng lực, vị thế của phụ nữ trong giađình, cộng đồng và xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ giao lưu, học hỏi kinhnghiệm để tăng sự nhận thức và sự hiểu biết
Đối với Hội cựu chiến binh: Hiện nay, toàn xã có 9 chi hội với 341 hộiviên, chiếm 96 % tổng số cựu chiến binh toàn xã, trong đó có 19 hội viên nữ,chiếm tỷ lệ 6% tổng số hội viên Hội có vai trò chính là xây dựng, bảo vệĐảng, chính quyền; phát triển kinh tế; xây dựng đời sống văn hóa; xây dựngHội về chính trị, tư tưởng và tổ chức Hội cựu chiến binh tuy ra đời muộnnhưng là một tổ chức chính trị hoạt động mạnh và góp phần phát triển kinh tế -
xã hội xã Là một tổ chức mà các thành viên là những người đã từng tham giaquân ngũ nên hoạt động rất có nề nếp, kỷ cương, thường xuyên có những sángkiến, ý tưởng mới, thiết thực và luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đề ra, xâydựng Hội trong sạch, vững mạnh Là một tổ chức chính trị có vai trò chính làtham mưu, tham vấn với các tổ chức, đoàn thể phát triển kinh tế - xã hội địaphương, hoạt động của Hội thời gian qua thực sự đã phát huy tốt vai trò sẵn có
và cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân trên địa bàn xã
Qua tìm hiểu cho thấy hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xãNam Anh có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã và cómối quan hệ hữu cơ với nhau Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của Hộitrong thời gian qua cũng tồn tại những hạn chế về mặt tổ chức, quản lý cần khắcphục cho nên chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữavai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức đó trên địa bàn xã
Nói tóm lại, các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đã hình thành,phát triển và đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Là một xã điểm, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh đã
và đang phát huy tích cực vai trò sẵn có của mình và đóng góp to lớn cho
sự phát triển của xã trong thời gian qua
Trang 8MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Bài tóm tắt iii
Mục lục vii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các sơ đồ x
Danh sách các hộp x
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 K HÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC CỦA NÔNG THÔN 4
2.1.2 V AI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC , ĐOÀN THỂ TRONG NÔNG THÔN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 11
2.1.3 M ỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NÔNG THÔN 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 V ĨNH P HÚC 19
2.2.2 T ÂY N INH 20
2.2.3 M ỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA 22
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đ IỀU KIỆN TỰ NHIÊN , DÂN SỐ , XÃ HỘI 23
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.1.2 Đặc điểm dân số, xã hội 25
3.1.2 C ÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
Trang 93.2.1 C HỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 35
3.2.2 P HƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin đã công bố 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin mới 35
3.2.3 P HƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN 36
3.2.4 P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN 36
3.2.5 H Ệ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 36
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh 38
4.1.1 T HỰC TRẠNG , VAI TRÒ CỦA H ỘI NÔNG DÂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ N AM A NH .38
4.1.2 T HỰC TRẠNG , VAI TRÒ CỦA H ỘI PHỤ NỮ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ N AM A NH .53 4.1.3 Thực trạng, vai trò của Hội cựu chiến binh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 70
4.1.4 N HẬN XÉT VAI TRÒ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC , ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 83
4.2 Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn tại xã Nam Anh 86
4.2.1 Đ ỐI VỚI H ỘI NÔNG DÂN 86
4.2.2 Đ ỐI VỚI H ỘI PHỤ NỮ 88
4.2.3 Đ ỐI VỚI H ỘI CỰU CHIẾN BINH 90
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
2.1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị 5
3.1 Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 24
3.2 Tình hình biến động nhân khẩu và lao động của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 27
3.3 Tình hình biến động đất đai của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 31
3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 34
4.1 Tình hình hội viên Hội nông dân xã Nam Anh năm 2008 40
4.2 Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Nam Anh năm 2008 42
4.3 Một số lớp tập huấn đã được Hội Nông dân chuyển giao năm 2008 44
4.4 Thu nhập của các hộ điều tra có vay và không vay vốn của Hội nông dân xã Nam Anh 52
4.5 Tình hình hội viên các chi hội của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nam Anh qua 2 năm 2007 - 2008 56
4.6 Tình hình vay vốn Hội phụ nữ của các hộ nông dân xã Nam Anh năm 2008 63
4.7 Thu nhập của một số hộ vay và không vay Hội phụ nữ 68
4.8 Tình hình hội viên ở các chi hội qua 2 năm 2007 - 2008 71
4.9 Kết quả phong trào sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của các hội viên Hội cựu chiến binh xã Nam Anh năm 2008 75
4.10 Tình hình vay vốn Hội cựu chiến binh của các hội viên trên địa bàn xã Nam Anh năm 2008 76
4.11 Tình hình thu nhập của một số hộ có vay và không vay vốn của Hội CCB xã Nam Anh 82
4.12 Thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn của các tổ chức 85
Trang 11DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của nông thôn 11
Sơ đồ 4.2 Mối quan hệ của các tổ chức, đoàn thể đối với cộng đồng 84
DANH SÁCH CÁC HỘP Hộp 4.1 Tâm sự của 1 nông dân xóm 4 45
Hộp 4.2 Có vốn tôi cũng không biết làm gì… 50
Hộp 4.3 Ý kiến của một phụ nữ khi hỏi về quyền quyết định trong gia đình 69
Hộp 4.4 Tôi cảm kích vô cùng… 83
Trang 13PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nôngthôn Hiện nay, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nôngnghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình Với tỷ lệ nông dân đó có vai trò tolớn trong công cuộc cách mạng của Đảng, cũng như trong quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước Để dẫn đường và giúp nông dân thựchiện tốt vai trò của mình thì nhất thiết phải có các tổ chức lãnh đạo, các đoànthể trong nông thôn đứng ra chỉ đạo nhân dân
Trong nông thôn, vai trò của các tổ chức, đoàn thể là hết sức quantrọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phươngcũng như đối với đời sống của mỗi người dân Các tổ chức, đoàn thể trongnông thôn ra đời rất sớm chủ yếu có vai trò định hướng, giúp đỡ về mọi mặtđời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, đồng thời củng cố bộ máy hoạtđộng của chính quyền tại địa phương
Cho đến nay trong nông thôn vẫn đang tồn tại song song hai hìnhthức của các tổ chức, đoàn thể đó là các tổ chức chính thống và các tổ chứcphi chính thống Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểmriêng, nếu tồn tại độc lập sẽ hoạt động không hiệu quả, nhưng nếu songsong cùng tồn tại thì sẽ khắc phục được hạn chế của nhau từ đó giúp nôngthôn phát triển bền vững Cụ thể, các tổ chức chính thống thường có vai tròđịnh hướng là chính, quan tâm đến mọi mặt của nhân dân cả về kinh tế và
xã hội, chú ý về bề rộng và cố gắng đáp ứng nhu cầu của số đông Hiệnnay, một bộ phận lớn dân cư thường tham gia vào các tổ chức phi chínhthống, vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu thiết thực của bản thân.Các tổ chức phi chính thống thường hoạt động hiệu quả hơn và chủ yếu làhoạt động về kinh tế như cho vay vốn phát triển kinh tế
Trang 14Bên cạnh những tác động tích cực mà các tổ chức, đoàn thể trong nôngthôn đã và đang mang lại cho người dân thì một số tổ chức, đoàn thể vẫn cònnhững hạn chế về mặt tổ chức, quản lý cho nên nhiều lúc hoạt động còn mờnhạt, chưa thực hiện tốt vai trò sẵn có của mình.
Xã Nam Anh là một xã thuần nông, đời sống nhân dân còn gặp nhiềukhó khăn Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã ra đời sớm và có vai trò rấtquan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương như hỗ trợ nông dân vay vốnphát triển kinh tế, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước, phổ cập giáo dục… Tất cả những hoạt động đó nhằm nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định chính trị, an ninh trật tự trong xã
Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh thực sự đangphát huy những hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Để hiểu
rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trongnông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các
Trang 151.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đó là vai trò, hoạt động chính của một số tổ chức, đoàn thể trong nôngthôn cũng như tác động của nó đến những người dân
- Chủ thể nghiên cứu là các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn và người dân
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Đánh giá vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triểnkinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong đó đề tàitập trung nghiên cứu một số tổ chức, đoàn hội có hoạt động mạnh trong thời gianqua trên địa bàn xã như Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh
Trang 16PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và cấu trúc của nông thôn
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùnglãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn Các nhà xã hộihọc đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thànhthị như thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hóa, sự phồn thịnh, sựphân hóa xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội,cường độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội… Sự khác nhau căn bản giữanông thôn và thành thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xãhội học nông thôn - đô thị Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp phân biệtkhu vực nông thôn và đô thị bao gồm sự khác nhau về nghề nghiệp, về môitrường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân
số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương táctrong từng vùng (Bảng 2.1)
Sự phân biệt nông thôn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quyđịnh cho từng vùng Đối với khu vực thành thị, nhiều nước đã thống nhất coi
số lượng dân cư làm tiêu chí để quy định đô thị Theo Từ điển Bách khoa củaLiên Xô (cũ) năm 1986 thì đô thị là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư ở đólàm ngoài nông nghiệp Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bảnnăm 2002 đã định nghĩa đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thươngnghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn Cho đến nay, trênthế giới đều thống nhất coi đô thị là một điểm dân cư tập trung với số lượnglớn, mật độ cao và tỷ lệ người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn hẳn ngườilàm nông nghiệp Tuy nhiên, cũng còn tùy vào tiêu chí cụ thể có sự khác nhau
Trang 17giữa các nước, xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi nước.
Bảng 2 1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị
Tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực thành thị
Môi trường tự nhiên ưu trội, quan
hệ trực tiếp với tự nhiên
Môi trường nhân tạo ưu trội, ítdựa vào tự nhiên
Kích cỡ
cộng đồng
Cộng đồng làng bản nhỏ, vănminh nông nghiệp
Kích cỡ cộng đồng lớn hơn,văn minh công nghiệp
Không đồng nhất về chủng tộc
và tâm lý
Phân tầng
xã hội
Sự khác biệt và phân tầng xã hội
ít hơn so với đô thị
Sự khác biệt và phân tầng xãhội nhiều hơn ở nông thôn
Di động
Xã hội
Di động xã hội theo lãnh thổ, theonghề nghiệp không lớn, di cư cánhân từ nông thôn ra thành thị
Cường độ di động lớn hơn, cóbiến động xã hội mới có di cư
Tác động tới từng cá nhân lớnhơn Quan hệ xã hội thứ cấp,phức tạp, hình thức hóa
(Nguồn: Mai Thanh Cúc, 2005).
Ở Việt Nam do đặc thù đất chật, người đông nên những quy định vềtiêu chí của một đô thị khác nhiều so với các nước khác Quyết định số 132 -HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) quy địnhnước ta có 5 loại đô thị như sau:
+ Đô thị loại 1: Dân số đạt từ 1 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ15.000 người/km2, tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp từ 90% trở lên
+ Đô thị loại 2: Dân số đạt từ 350.000 đến 1 triệu người, mật độ dân cư12.000 người/km2, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên
+ Đô thị loại 3: Dân số từ 100.000 đến 350.000 người, mật độ dân cư đạt
từ 10.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên
Trang 18+ Đô thị loại 4: Dân số từ 30.000 đến 100.000 người, mật độ dân cư đạt từ8.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên.
+ Đô thị loại 5: Dân số từ 4.000 đến 30.000 người, mật độ dân cư đạt từ6.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên
Như vậy, khu vực nông thôn được xác định là khu vực nằm ngoàinhững tiêu chí quy định trên Có thể coi nông thôn ở Việt Nam bao gồm cácđịa bàn dân cư có số lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư íthơn 6.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%
Việc phân biệt nông thôn và đô thị có tính chất tương đối Thực tế chothấy vẫn còn sự xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và hoạt động kinh tế xã hội,đặc biệt là ở các đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn Ở các nước đang phát triển, nhữngkhu vực nông thôn đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn
và còn có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng dựa vào chỉtiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở
hạ tầng không phát triển bằng thành thị Quan điểm khác lại cho rằng nên dựavào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùngnông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khảnăng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị Một quan điểm khác lại chorằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức lànguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuấtnông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúng trong từng trường hợp cụ thể vàtừng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế
áp dụng cho từng nền kinh tế Đối với những nước đang tiến hành quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triểncông nghiệp và dịch vụ, xây dựng những khu đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn,những trung tâm công nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn,cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể
Trang 19thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của cácquốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới
góc độ quản lý, có thể hiểu “nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
Một số đặc điểm riêng của nông thôn Việt Nam đó là:
+ Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông,đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm,ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Trongcác làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và lànguồn sinh kế chính của đại bộ phận nông dân Cùng với sự phát triển và tiến
bộ của đất nước, đặc điểm này có sự thay đổi Các vùng nông thôn trongtương lai sẽ không phải chủ yếu có các nông dân sinh sống và làm nôngnghiệp, thay vào đó là các cư dân cư trú và tiến hành các hoạt động kinh tếkhác nhau, gồm cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mạidịch vụ Theo đó tỷ trọng lao động và GDP của các ngành kinh tế ở nông thôncũng thay đổi theo hướng gia tăng cho công nghiệp và dịch vụ
+ Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trườngsinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên tolớn, phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nước, không khí,rừng, sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và docon người sáng tạo ra
+ Cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ vớinhững quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình Ở nông thôn, có nhiều giađình trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó gần gũi, khăng khít lâu đời.Những người ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng tránh thiên tai,giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống hàng ngày tạo nên tình làng nghĩaxóm bền chặt
Trang 20+ Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia như cácphong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp vàngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh…Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vựcgiải trí và du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người.
Trước hết, người dân được xác định là chủ thể nông thôn Người dân
với đa dạng về thành phần nghề nghiệp và sinh kế cũng như sắc tộc, tôn giáo.Tuy nhiên nét đặc trưng cơ bản có thể nhận thấy ở đây là chủ thể (người dân)nông thôn có lực lượng lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn và được coi
là lực lượng nòng cốt của chủ thể nông thôn Việt Nam
Tuy đa dạng về thành phần nhưng xét ở góc độ gắn kết ảnh hưởng lẫnnhau, cũng như quyền quyết định về sinh kế và các hoạt động kinh tế, xã hộikhác có thể thấy rằng chủ thể nông thôn tồn tại ở nhiều hình thể, cấp độ và vaitrò khác nhau như cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng
Các cá nhân hay thành viên của chủ thể nông thôn với những nhu cầu,nguyện vọng, năng lực và ứng xử khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính riêng củatừng người Vai trò của cá nhân hay thành viên có ý nghĩa lớn trong quyếtđịnh và tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội ở nông thôn
Ở cấp độ gia đình với những quan hệ phụ thuộc, gắn kết, với nề nếp, quanniệm và ứng xử cũng rất khác nhau Trong nông thôn các gia đình nông dân haycác nông hộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, được coi làmột đơn vị sản xuất tự chủ, có quyền quyết định trong sản xuất kinh doanh
Một nét đặc trưng ở nông thôn Việt Nam là giữa các gia đình nông thôn
có quan hệ họ tộc rất gắn kết Mỗi dòng họ có những truyền thống, di sản vànhững ước định của riêng mình Sức mạnh tinh thần và vật chất của mỗi dòng họnếu được khích lệ và huy động sẽ tạo nên động lực phát triển trong nông thôn
Bao trùm lên tất cả là sự tồn tại của chủ thể nông thôn ở cấp độ cộngđồng Các cộng đồng có thể hiểu như là tập hợp của những người dân có cùng
Trang 21nền văn hóa, cùng phong tục, cùng sinh sống ở một nơi nhất định, hoặc cùng
có sở thích trong sản xuất, kinh doanh, mối quan tâm, hoặc nghề nghiệp Theonghĩa hẹp có thể coi các đơn vị làng, bản, xóm, thôn, xã, huyện… là các cộngđồng nông thôn ở Việt Nam
Như vậy, có thể nhấn mạnh rằng: chủ thể nông thôn là các cá nhân, giađình, dòng họ, cộng đồng của cư dân trong đó nông dân chiếm một tỷ lệ đáng
kể và đóng vai trò chủ đạo Ở khái niệm nông thôn đã nêu ở trên, chủ thể nôngthôn là yếu tố con người Tạo nên một chỉnh thể nông thôn chính là hoạt độngcủa chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và mốiquan hệ của họ với thể chế chính trị cũng như các tổ chức khác trong nôngthôn Với những ý nghĩa tương đối trong cách phân loại, những hoạt động kinh
tế, văn hóa - xã hội, môi trường và các mối quan hệ bao gồm:
+ Các hoạt động kinh tế: Bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch
vụ Tham gia vào các hoạt động đó gồm đầy đủ các thành phần kinh tế vớicác tổ chức đa dạng Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng GDP của vùngnông thôn phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng vùng, nhưng theo xuhướng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm và tỷ trọng các ngànhcông nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ ngày càng tăng
+ Các tổ chức: Bao gồm nhiều loại hình cả chính thống và phi chính
thống như các tổ chức chính quyền ở địa phương, các tổ chức kinh tế, cácđoàn thể quần chúng…Những tổ chức này được hình thành, hoạt động trongkhuôn khổ các thể chế, chính sách, ảnh hưởng và có tác động trực tiếp, giántiếp đến các hoạt động chung của cộng đồng hoặc những nhóm dân cư nhấtđịnh trong quá trình phát triển nông thôn
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm đường nông thôn, hệ thống thủy lợi,
hệ thống thông tin liên lạc, trường học… Những cơ sở này phục vụ đắc lựccho đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các cư dân nông thôn
Trang 22+ Khoa học và công nghệ: Đây là một thành phần quan trọng ở nông thôn.
Khía cạnh khoa học và những kỹ thuật - công nghệ đó bao gồm cả các kiếnthức bản địa và kinh nghiệm truyền thống của người dân nông thôn về tất cảcác lĩnh vực tác động đến đời sống của họ Khía cạnh khoa học - công nghệ ởnông thôn còn là sự nhận thức, tiếp nhận và chuyển giao khoa học - côngnghệ hiện đại, tiên tiến từ bên ngoài của chủ thể nông thôn để thúc đẩy quátrình phát triển của chính họ
+ Y tế, sức khỏe cộng đồng: Đây là một yếu tố chi phối và ảnh hưởng quan
trọng tới các hoạt động ở nông thôn Vấn đề sức khỏe của người dân trongcộng đồng luôn được coi trọng trong mọi chương trình phát triển Hệ thống y
tế, các hoạt động chăm sóc sức khỏe thường xuyên được duy trì nhằm đảm bảocác hoạt động sống và sản xuất của mỗi thành viên trong cộng đồng
+ Văn hóa - giáo dục: Đây là yếu tố luôn được coi trọng trong phát triển
nông thôn Khía cạnh văn hóa trong nông thôn về nghĩa rộng là tổng hòa cácmối quan hệ ứng xử giữa con người với nhau và với thiên nhiên, có thể hiện
sự đan xen giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại Việc lưu giữ, giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc của từng vùng là hết sức cần thiết Tuy nhiên, cũng cần
mở cửa du nhập những loại hình văn hóa hiện đại, lành mạnh có ảnh hưởngtích cực đến đời sống tinh thần của người dân nông thôn
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Vùng nông thôn gắn liền với các
điều kiện môi trường tài nguyên thiên nhiên, đó là điều kiện quan trọng, là cơ
sở cho việc phát triển kinh tế của từng vùng
+ Các chính sách kinh tế và xã hội: Những chính sách này nhằm phát huy
lợi thế và tạo điều kiện phát triển bình đẳng, đồng đều giữa các thành viêntrong vùng cũng như giữa các vùng, miền
Trang 23Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của nông thôn
Các thành phần kinh tế xã hội nông thôn được trình bày tóm tắttrong sơ đồ 2.1 Trong phát triển nông thôn, mọi sự tác động hoặc hoạtđộng phát triển nếu chỉ đề cập đến một thành phần riêng rẽ mà không tínhđến ảnh hưởng của các thành phần khác thì sẽ không mang lại kết quả tốt,bởi vì các thành phần ở đây đã tạo nên sự thống nhất và tác động qua lạilẫn nhau, hình thành nên một chỉnh thể kinh tế xã hội nông thôn
2.1.2 Vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là một vấn đề rộng lớn, liênquan không chỉ đến Chính Phủ, những người dân mà còn đến các tổ chức,đoàn thể trong nông thôn (gọi chung là các tổ chức) Các tổ chức này đónggóp tích cực vào mọi mặt hoạt động của sự phát triển và bổ sung vào vai tròcủa Chính Phủ trong sự phát triển nông thôn
Các tổ chức
Y tế - sức khỏe
Tài nguyên - môi trường
CHỦ THỂ NÔNG THÔN
Cá nhân Gia đình/ dòng họ Cộng đồng
Trang 24Các tổ chức là những cơ quan trực tiếp với người dân và triển khai cácvấn đề, các nội dung trong phát triển nông thôn Nâng cao vai trò của các tổchức, tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động có hiệu quả trong các hoạt độngphát triển nông thôn là trách nhiệm của Nhà nước và mỗi người dân Các tổchức liên quan đến phát triển nông thôn bao gồm các chính quyền tỉnh, huyện,xã; các tổ chức đại diện cho nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh; cáchợp tác xã kiểu mới; các ngân hàng và hiệp hội tín dụng; các doanh nghiệp Nhànước và doanh nghiệp tư nhân; các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ.Vai trò của các tổ chức này trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:
Cơ quan chính quyền tỉnh, huyện, xã là cơ quan Nhà nước địa phương,trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương mình Trong nông thôn, chính quyền tỉnh, huyện, xã có vai tròquan trọng trong các mặt sau:
+ Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạchphân bổ sử dụng đất cho các mục đích phát triển nông nghiệp và cácmục đích khác theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương
+ Phân bổ và sử dụng ngân sách, tín dụng và nguồn nhân lực hợp lýcho các nhu cầu phát triển
+ Quản lý các hệ thống dịch vụ của Nhà nước trên địa bàn như thủylợi, giao thông, giáo dục, y tế, xã hội
+ Hỗ trợ đầu tư để nâng cấp, mở rộng và xây dựng các cơ sở chế biếnmới ở các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh
+ Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và tiếp cận các thị trường, quản
lý các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
Trang 25Nói chung tổ chức này có vai trò lãnh đạo, quản lý ở tầm vĩ mô cáchoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.
Các hợp tác xã kiểu mới được thành lập hoặc chuyển đổi phù hợp vớinền kinh tế thị trường, dựa trên cơ sở tự nguyện gia nhập của nông dân vànhững người và các tổ chức khác Hợp tác xã kiểu mới không quản lý cáchoạt động canh tác chính mà chủ yếu cung cấp các dịch vụ đầu vào và dịch vụtiêu thụ sản phẩm cho nông dân và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn.Hoạt động của hợp tác xã nhằm tăng sức mạnh tập thể, khắc phục những mặttiêu cực của kinh tế thị trường, làm cho các hộ nông dân, các trang trại và cơ
sở sản xuất xích lại gần nhau hơn
Nói chung các hợp tác xã hiện nay là các hợp tác xã dịch vụ, chủ yếucung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân, cơ chế tổ chức và hoạt động so vớihợp tác xã cũ có nhiều tiến bộ hơn và hoạt động có hiệu quả hơn
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong điều kiện sản xuấtphân tán trong các hộ nông dân và các trang trại, các cơ sở sản xuất quy mônhỏ rất cần tín dụng Hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn vay cho các yêucầu phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ ở nông thôn Sự tham gia của các ngân hàng, các tổ chức tíndụng nhằm cung ứng vốn kịp thời, lành mạnh, tránh những tiêu cực của hoạtđộng tín dụng phi chính thống Do đó, việc cung cấp tín dụng với các điềukiện mà cá nhân và tổ chức có thể quản lý được có tầm quan trọng sống cònđối với các chương trình phát triển nông thôn của cả nước
Các nguồn tín dụng chính phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội địaphương đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARDB); Ngânhàng chính sách xã hội; Các Hiệp hội hoặc Quỹ tín dụng, bao gồm cả các quỹ docác tổ chức quần chúng điều hành (phục vụ cho các hội viên của Hội); Các tổ
Trang 26chức xã hội khác và các tổ chức phi chính phủ có nguồn vốn tín dụng nhỏ.
Các doanh nghiệp Nhà nước trước đây được thành lập và hoạt độngtrên tất cả các lĩnh vực kinh tế nông thôn Từ khi thực hiện chính sách đổimới, vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi, nhiều doanhnghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc được bán, được sátnhập hoặc đóng cửa do bị phá sản Từ năm 1998, Chính phủ đã đưa ra chươngtrình cải cách các doanh nghiệp Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng thua lỗhoặc làm ăn kém hiệu quả với các chủ trương cụ thể:
+ Đa dạng hóa chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước thông qua việc cổphần hóa doanh nghiệp
+ Giải thể các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả
+ Cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước vẫn thuộc Chính phủ quản lý.+ Xây dựng một hệ thống an toàn xã hội cho những người lao động mấtviệc thực hiện chính sách này
Nhà nước vẫn chủ trương tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước
là lực lượng chủ đạo trong những lĩnh vực quan trọng đặc biệt là việc tiêu thụsản phẩm và chế biến gạo, đường, muối, cao su, cà phê, chè và các nông sảnchủ yếu khác Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này được đầu tư
và tạo cơ chế thuận lợi để từng bước bán cổ phần cho nông dân trong vùng sảnxuất nguyên liệu nhằm gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
Trong nền kinh tế thị trường khu vực tư nhân đang ngày càng tham gianhiều vào các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương Từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh
tế Đảng và Chính phủ ta đã có nhiều chính sách và tạo môi trường thuận lợicho kinh tế tư nhân phát triển Hàng triệu hộ và các doanh nghiệp nhỏ hoạtđộng ở quy mô nhỏ trong nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
Trang 27dịch vụ trên địa bàn nông thôn Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện choviệc thành lập mới doanh nghiệp và tăng cường hoạt động đầu tư của cácdoanh nghiệp vào khu vực nông thôn Khu vực kinh tế tư nhân được đối xửbình đẳng với các thành phần kinh tế khác Hoạt động có hiệu quả của khuvực kinh tế tư nhân góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việclàm và thu nhập cho lao động nông thôn và đóng góp vào ngân sách địaphương theo chính sách thuế của Nhà nước.
Ngoài ra, chủ trương của Nhà nước tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
và đa dạng hóa chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước để tạo thêm cơ hội chokhu vực kinh tế tư nhân đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển kinh tế nông thôn
Các tổ chức, đoàn thể xã hội là những tổ chức, đoàn thể do người dân
tự nguyện lập nên nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm hay cộng đồng trongviệc tương trợ, giúp đỡ nhau về đời sống, sinh hoạt xã hội Các tổ chức, đoànthể trong nông thôn thường có ý thức về tôn chỉ, mục đích chung nên dễ thànhlập, tổ chức các hoạt động cũng như duy trì ý nghĩa, mục đích của tổ chức,đoàn thể trong các thành viên của mình, nó thường bền vững do có cơ sở tạichỗ Các đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội Liênhiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các tổ chức như Nhóm hộ dùng nước, Hiệphội làng nghề, Hiệp hội sinh vật cảnh…các tổ chức, đoàn thể được lập ra bởicác nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, tín dụng, nghề nghiệp Các tổ chứcnày gắn kết các thành viên và hoạt động theo pháp luật và những quy định củatừng tổ chức, đoàn thể Điểm chung của các tổ chức, đoàn thể là được lập ra
do nhu cầu cần thiết của các thành viên, người lãnh đạo và các thành viên đều
tự nguyện hào hứng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung Thông qua vaitrò thành viên của một tổ chức, các cá nhân trở nên tích cực hơn, tự giác hơn,
họ sẵn sàng tham gia các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân vàcho các thành viên khác Ở nông thôn, các thành viên của các tổ chức này cógắn kết với nhau bởi tình làng nghĩa xóm, có vai trò tích cực trong các hoạt
Trang 28động khuyến nông, xóa đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng, vậnđộng các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất, văn hóa, y tế,giáo dục, môi trường… Các tổ chức này còn là chỗ dựa vững chắc của chínhquyền địa phương, cùng chính quyền thực hiện tốt việc phát huy quyền tự chủcủa người dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Nói tóm lại, các tổ chức, đoàn thể này đóng vai trò ngày càng quantrọng trong xã hội:
Một là, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào tổ chức của mình,thực hiện tốt quyền tự do hội họp, lập hội, góp phần thực hiện khối đại đoànkết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân tham gia vàogiải quyết các vấn đề mà xã hội đang đặt ra
Hai là, các tổ chức này là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân,nơi thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, là nơi truyền đạt các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời là kênh phản ánh tiếng nói,
là diễn đàn của người dân bày tỏ suy nghĩ, quan điểm trong khuôn khổ phápluật với Đảng và Nhà nước để cơ chế, chính sách sát với thực tế cũng nhưnâng cao phẩm chất của cán bộ, công chức của Nhà nước trong việc thực thicông việc và tổ chức bộ máy cho phù hợp
Ba là, các tổ chức này là lực lượng đối ngoại nhân dân quan trọng trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua đó giúp cho các nước khác hiểu rõ
về Việt Nam hơn để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác cũng như tranh thủnguồn lực để phát triển đất nước
Bốn là, tổ chức các tổ chức này đã thực sự hỗ trợ cho nền kinh tế thịtrường phát triển và che lấp những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trườngthông qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý, kỹthuật, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của các cơ chế, chính sáchcho phù hợp với thực tiễn cũng như thúc đẩy sự ra đời và phát triển của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Mặt khác, các tổ chức này cũng đã cung ứng nhiềudịch vụ cho hội viên mình, cho xã hội thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới
Trang 29vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức phi lợi nhuậnkhông muốn triển khai, Nhà nước chưa đủ điều kiện vươn tới, đồng thời cùngvới Nhà nước thực hiện tốt công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, văn hóa,khoa học, thể dục thể thao.
Như vậy, các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đã và đang hình thànhngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trường của đất nước có xu hướngngày càng phát triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội trong nông thôn Các tổ chức này đều đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, trung thành với Đảng và Nhànước Trong tổ chức, hoạt động mang tính xã hội - chính trị, các tổ chức ngàycàng chủ động tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển đất nước, thựchiện tốt công tác vận động quần chúng của Đảng và phản ánh kịp thời vớiĐảng, Nhà nước tâm tư, nguyện vọng của quần chúng lao động, tham gia vàocông tác xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 302.1.3 Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế - xã hội trong nông thôn
Trong nông thôn các tổ chức, đoàn thể có mối quan hệ khăng khít, chặtchẽ và hữu cơ với nhau Trước hết, là các tổ chức Đảng Đảng Cộng Sản ViệtNam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dântiến hành cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thành công lập nên nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phongkiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hànhcông cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độclập dân tộc Đảng lãnh đạo toàn diện về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa - xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng Trên mọi lĩnh vựcđều có sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng do đó đã giúp cho nước tangày càng đi lên và hoàn thành tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về
cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo bằng các Nghị quyết, các chủ trương,chính sách phù hợp, đúng đắn cho mỗi thời kỳ và các tổ chức, đoàn thể trongnông thôn cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương, chính sách đó của Đảng đểthực hiện và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân
Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Đảng đã chủ động tập hợp quầnchúng thông qua Mặt trận thống nhất, các tổ chức thanh niên, nông dân, côngnhân, phụ nữ, các tổ chức ái hữu, tương tế, phụ lão cứu quốc… đã được thànhlập để tập hợp nhân dân tiến hành giải phóng dân tộc và góp phần xây dựng đấtnước Ngày nay, khi Đảng giành chính quyền thì Đảng và Nhà nước đã tạođiều kiện để các tổ chức của dân ra đời Ngay Hiến pháp đầu tiên năm 1946 vàcác Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều ghi nhận: công dân Việt Nam có quyền
tự do, có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật Nhà nước banhành Sắc lệnh quyền lập hội (số 102SL/004 ngày 27/5/1957)
Trang 31Trong giai đoạn mới, khi nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới,Đảng ta cũng ban hành nhiều Nghị quyết để tạo điều kiện cho các tổ chức củadân ra đời và hoạt động có hiệu quả, Nghị quyết 8B - NQ/ HNTW (khóa VI)Đảng đã nêu rõ: “Trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầuchính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng íchnước lợi nhà, tương thân tương ái Các tổ chức này được thành lập theonguyên tắc tự nguyện, tự quản, và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổpháp luật” Nghị quyết Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “mở rộng và đadạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân tham gia vào các đoàn thể nhân dân,các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hóa, hữu nghị, từ thiện, nhânđạo” và “hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhucầu và lợi ích của nhân dân Những tổ chức này được Nhà nước ủy quyềnthực hiện một số nhiệm vụ cung ứng một số dịch vụ công với sự giám sát củacộng đồng Thông qua đó Nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiệnnhững nhiệm vụ quan trọng hơn”.
Với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước đã giúp cho các tổchức, đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình trong nông thôn và tiến hành cáchoạt động có hiệu quả hơn để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhân dân vàphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đảm bảo cho mối quan hệ bềnvững giữa các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn và góp phần hoàn thànhcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Vĩnh Phúc
Ở Vĩnh Phúc đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trongviệc phòng, chống tham nhũng rất hiệu quả Qua đó, nâng cao niềm tin củaquần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh khíthế trong quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng Tuynhiên, công tác phát hiện tham nhũng vẫn còn hạn chế, chưa phát huy đượcvai trò và trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc vàcác tổ chức thành viên, của các doanh nghiệp, của các thủ trưởng cơ quan,
Trang 32quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra việc chấp hành của các cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình Bên cạnh đó để tăngcường công tác phòng, chống tham nhũng, đạt được những yêu cầu thiết thực,hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao được vai trò vàtrách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn.
MTTQ và các tổ chức thành viên có vai trò rất quan trọng trong việcphòng, chống tham nhũng Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, MTTQ và các tổchức cần tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các hội viên, đoàn viên ở tổ chứcmình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, kiếnnghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về các biện pháp tích cực, hiệu quả trongcông tác phòng, chống tham nhũng Bằng những hình thức phù hợp, MTTQ vậnđộng quần chúng nhân dân tham gia tự quản về an ninh trật tự, hướng dẫn nhândân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật,những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, đồng thời cung cấp thông tin và phối hợpvới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh
xử lý vụ việc tham nhũng, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chốngtham nhũng ở mỗi đơn vị, cơ quan có hiệu quả
2.2.2 Tây Ninh
Ở Tây Ninh, các tổ chức và đoàn thể trong nông thôn hoạt động rấtmạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh Đặc biệt là Hội nôngdân, trong năm 2007, các cấp Hội nông dân Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh đã phốihợp với các ngành chức năng thực hiện công tác dạy nghề, chuyển giao khoahọc kỹ thuật cho hội viên, nông dân, liên tịch với Ngân hàng và vận động quỹ
hỗ trợ nông dân Đáng chú ý nhất là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanhgiỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, trong năm qua có 45.126 hộnông dân được công nhận sản xuất giỏi, đạt tỷ lệ 48, 45% so với số hộ đăngký
Thực hiện liên kết 4 nhà, các cấp hội đã phối hợp chặt chẽ với ngànhNông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Bảo
Trang 33vệ thực vật; Trung tâm giống nông nghiệp và nhiều công ty, doanh nghiệpkhác đã tổ chức được 852 lớp tập huấn, 282 cuộc hội thảo và 134 điểm trìnhdiễn cho hơn 52.625 lượt hội viên, nông dân tham dự, đạt 131% chỉ tiêuTrung ương Hội đề ra và tăng hơn 10.000 lượt người so với năm 2006 Nộidung tập huấn chủ yếu là hướng dẫn trồng rau an toàn, đậu phộng, trồng lúatheo mô hình “ ba tăng ba giảm ”, trồng thuốc lá vàng, trồng cỏ nuôi bò, trồngcây kiểng, nuôi cá nước ngọt, hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả và tiếtkiệm, giới thiệu giống nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, phòng trừ cácloại dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi…
Tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch dạy nghềcho hội viên, nông dân như: Kỹ thuật trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, maycông nghiệp, làm bàn ghế tre xuất khẩu và khai thác mủ cao su Kết quả đã tổchức được 45 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.350 hội viên, nông dân nghèo dựhọc, tăng 22 lớp so với năm 2006 Các cấp hội liên tịch với Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định cho 4.319 tổ nông dân với 57.534thành viên vay vốn, tổng dư nợ đến nay trên 889 tỷ đồng; Liên tịch với Ngânhàng Chính sách xã hội sắp xếp lại tổ tiết kiệm và vay vốn với 34.256 thànhviên tham gia, tổng dư nợ trên 213 tỷ đồng Vận động xây dựng Quỹ hỗ trợnông dân được trên 995 triệu đồng, đạt 165, 87% so với chỉ tiêu Trung ươnggiao Trong đó vận động gây quỹ đạt cao nhất là Hội nông dân Tân Biên, với
381 triệu đồng và thấp nhất là Hội nông dân huyện Bến Cầu với 31 triệuđồng Hầu hết hội viên sử dụng các nguồn vốn vay và vốn hỗ trợ đúng mụcđích, làm ăn có hiệu quả, góp phần nâng cao cuộc sống và phát triển phongtrào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Được sự đầu tư của Trung ương Hội,
từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Tỉnh hội đã thực hiện 4 dự án, với tổng vốn
470 triệu đồng Hàng năm các cấp Hội đã giải quyết việc làm cho 400 laođộng, ngoài ra các cấp Hội còn phối hợp với các ngành có liên quan xây dựngmới 22 câu lạc bộ nông dân, 15 hợp tác xã nông nghiệp và 50 trang trại, với
907 thành viên Về công tác tổ chức Hội, năm 2007, các cấp Hội đã củng cố
Trang 34757 tổ hội, 107 chi hội Toàn tỉnh đã phát triển trên 8.000 hội viên đạt 266%chỉ tiêu Trung ương Hội giao.
Nói chung, Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh đã phát huy tốt vai trò củamình, từng bước đưa kinh tế - xã hội tỉnh ngày càng phát triển Bằng việcthực hiện tốt công tác dạy nghề, hỗ trợ vốn vay, chuyển giao tiến bộ khoa học
- kỹ thuật cho hội viên mà Hội nông dân tỉnh đã giúp một bộ phận lớn nôngdân thoát nghèo, biết làm kinh tế và sản xuất tốt
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra
Tìm hiểu vai trò, hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trong nôngthôn có thể rút ra một số bài học chính sau đây:
(1) Về công tác tư tưởng: Cần xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhấttrong các tổ chức, trong Đảng và trong nhân dân
(2)Về công tác tổ chức: Cần củng cố, nâng cao công tác tổ chức, pháttriển thêm nhiều hội viên và đào tạo hội viên nòng cốt
(3)Về mặt quản lý: Cần có sự thống nhất quản lý từ trên xuống để việctriển khai các hoạt động không bị chồng chéo và mang lại hiệu quả cao Bêncạnh đó, chú trọng công tác đào tạo hội viên có năng lực quản lý giỏi
(4)Trong các hoạt động, phong trào cần có sự phối hợp, kết hợp của các
tổ chức, đoàn thể trong nông thôn
Trang 35PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Phía Bắc giáp xã Nghi Công, huyện Nghi Lộc
Phía Nam giáp xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn
Phía Đông giáp xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn
Phía Tây giáp xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn
- Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Xã Nam Anh chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết khí hậu, các mùa ởđây được phân chia rõ rệt, mùa nắng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đợt gióLào khô hanh, mùa mưa chịu ảnh hưởng của những trận mưa lớn kéo dài,mùa đông lại chịu ảnh hưởng của những đợt rét đậm, gió mùa Đông Bắc vànhiệt độ xuống thấp nên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp cũngnhư hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong xã, vì vậy cần có kế hoạch hoạtđộng cụ thể cho từng mùa để đảm bảo hoạt động được dân chúng hưởng ứngtích cực và thể hiện hiệu quả vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó
Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa bình quân qua các tháng trong các năm
2006 - 2008 được trạm thủy văn tỉnh Nghệ An thể hiện qua bảng 3.1
Trang 36Bảng 3.1 Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Tháng
Nhiệt độ ( 0 C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Nhiệt độ ( 0 C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Nhiệt độ ( 0 C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Trang 37Qua bảng số liệu cho ta thấy, nhiệt độ trung bình của 12 tháng trongnăm 2006 là 23,90C, năm 2007 là 24,280C, năm 2008 là 24,450C cho thấynhiệt độ trung bình qua các năm của xã khá cao và có xu hướng tăng lên qua
3 năm Qua các năm thì tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất, thậm chí cóngày nhiệt độ xuống thấp dưới 100C và tháng 6 có nhiệt độ trung bình caonhất, có ngày nhiệt độ lên tới 420C Nếu nhiệt độ biến động quá lớn sẽ ảnhhưởng đến hoạt động nông nghiệp
Về ẩm độ, bình quân năm 2006 là 86%, năm 2007 là 82,75%, năm
2008 là 82,67%, ẩm độ trung bình qua các năm khá cao, cao nhất là vào tháng
2 và tháng có ẩm độ thấp là tháng 6 Nói chung, ẩm độ bình quân rất thuận lợicho sản xuất nông nghiệp
Về lượng mưa bình quân qua các tháng thì năm 2006 là 153,79 mm,năm 2007 là 199,19 mm, năm 2008 là 172,95 mm, lượng mưa bình quân quacác năm khá cao nhưng phân bố không đều, tháng 1 có nhiệt độ cao nênlượng mưa trung bình thấp nhất, còn tháng 9 có lượng mưa trung bình caonhất gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp
3.1.1.2 Đặc điểm dân số, xã hội
- Tình hình dân số và lao động của xã Nam Anh
Lao động là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hộitrong quá trình sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Qua bảng số liệu cho ta thấy, năm 2006 toàn xã có 1705 hộ với tổng sốnhân khẩu là 7242 nhân khẩu Năm 2007 có 1715 hộ và 7310 nhân khẩu cònđến năm 2008 toàn xã có 1723 hộ với 7357 nhân khẩu Tốc độ tăng bình quânnhân khẩu qua 3 năm là 0,79%, trong đó nhân khẩu nông nghiệp giảm bìnhquân là 0,07%, nhân khẩu phi nông nghiệp tăng bình quân là 4,29% Qua đóchứng tỏ xã Nam Anh đã và đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn kết hợp với đô thị hóa nông thôn theo hướng tiến bộ tích cực màĐảng đã đề ra trong Nghị quyết 5 khóa VII của Ban chấp hành Trung Ương.Trong 3 năm thì tốc độ tăng bình quân dân số của xã thấp so với các năm
Trang 38trước chỉ đạt 0,53%, cho thấy người dân trong xã đã có ý thức về vấn đề sứckhỏe sinh sản cũng như vấn đề kế hoạch hóa gia đình, và chứng tỏ được vaitrò tích cực của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn, đặc biệt là hội phụ nữ.
Vì tốc độ tăng dân số thấp nên tốc độ tăng của lao động cũng khá thấp,năm 2006 tổng số lao động của xã là 4028 lao động, năm 2007 là 4115 laođộng, tăng 0,43% so với năm 2006, năm 2008 tổng số lao động của xã tănglên 4246 lao động tăng 1,39% so với năm 2007 Tốc độ tăng bình quân củalao động qua 3 năm là 2,67%
Năm 2006, trong tổng số 4028 lao động thì lao động nông nghiệp là
3244 người chiếm 80,54% và 784 lao động phi nông nghiệp chiếm 19,46%.Đến năm 2007 lao động nông nghiệp là 3322 người chiếm 80, 73% tăng 2,40% so với năm 2006, lao động phi nông nghiệp tăng lên 793 người tăng1,15% so với năm 2006 Năm 2008 tổng số lao động trong toàn xã là 4246người trong đó lao động nông nghiệp là 3397 người chiếm 80,00% tăng2,26% so với năm 2007 và có 849 lao động phi nông nghiệp chiếm 20,00%tổng số lao động, tăng 7,06% so với năm 2007 Sự tăng lên của lao động phinông nghiệp qua các năm cả về cơ cấu và số lượng đã thể hiện một sự phùhợp với xu thế của sự phát triển kinh tế nhưng sự chuyển dịch lao động ở đâychủ yếu là do một bộ phận dân cư chủ yếu là thanh, thiếu niên di cư đến cácthành phố lớn làm việc và sinh sống đã làm giảm thiểu một lượng lớn laođộng trong toàn xã và làm giảm số thành viên của một số tổ chức, đoàn thểtrong xã Qua đó các tổ chức, đoàn thể trong xã cần có những hoạt động thiếtthực hơn nữa để động viên, khuyến khích thanh niên làm giàu trên chínhmảnh đất của mình, cũng là để phát triển quê hương Bên cạnh đó cũng cầnnâng cao vai trò và tăng cường sự hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong
xã để giúp nông dân phát triển kinh tế và ổn định xã hội
Trang 39Bảng 3.2 Tình hình biến động nhân khẩu và lao động của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008)
II Tổng nhân khẩu Người 7242 100,00 7310 100,00 7357 100,00 100,94 100,64 100,79
III Tổng lao động Người 4028 100,00 4115 100,00 4246 100,00 102,16 103,18 102,67
(Nguồn: Ban thống kê xã Nam Anh).
Trang 40- Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã Nam Anh
Nam Anh được coi là một xã có tiềm lực kinh tế đứng thứ 3 của huyệnNam Đàn Đạt được thành quả đó là do sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân trongtoàn xã và hướng đi đúng đắn trong công tác tổ chức, lãnh đạo của Đảng bộ
và ban lãnh đạo xã Do đó cơ sở vật chất của xã được trang bị khá đầy đủ.Tính đến năm 2008, toàn xã có 3 trường học trong đó có 2 trường tiểu học và
1 trường trung học cơ sở, có 2 trạm xá với trang thiết bị đầy đủ
Về giao thông: Giao thông nông thôn đường thôn xóm từng bước đượcnhựa hóa, toàn xã đã làm được trên 30 km đường nhựa
Về thủy lợi: Xã Nam Anh có diện tích nông nghiệp trong đó có diện tíchtrồng lúa và nuôi trồng thủy sản được hình thành trên phần đất khá cao, nên rấtđảm bảo cho việc phòng chống lụt bão, cho nên việc phát triển nông nghiệp trênđịa bàn xã tương đối ổn định, ít bị thiên tai Việc cung cấp nước cho nông nghiệpcủa xã đã có 3 trạm bơm và sắp tới sẽ xây dựng thêm 2 trạm bơm nên việc cungcấp nước cho nông nghiệp khá đảm bảo Xã có hệ thống trạm bơm, kênh dẫnkhá đồng bộ trong đó có 11 km kênh bê tông giúp cho việc tưới tiêu nước trongnông nghiệp đảm bảo phục vụ tưới cho 425 ha của xã
Về điện: Có 6 trạm biến áp, có gần 10 km điện hạ thế phục vụ cho nhucầu điện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh Hiện nay 100 % các hộ dân cư sửdụng điện lưới cho sinh hoạt và cho các hoạt động sản xuất khác như nuôitrồng thủy sản, chăn nuôi…
Về chăn nuôi: Trong năm 2008 toàn xã có 2443 con trâu, bò; 14.500con lợn; 85.000 con gia cầm; thịt hơi các loại đạt 8.230 tấn, là một xã có trọnglượng thịt hơi xuất chuồng cao nhất trong huyện
Tuy nhiên mức độ đầu tư cơ sở vật chất chưa hợp lý, cũng với nhữnghạn chế trong khâu quản lý, dẫn đến một số cơ sở vật chất hiện nay đã xuốngcấp nên cần phải tu bổ và sửa chữa kịp thời Nhất là hệ thống kênh mương