PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ 1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ

Một phần của tài liệu bài giảng soan thảo văn bản (Trang 32 - 37)

1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ là những kiểu mẫu xây dựng các lớp văn bản (hay phát ngôn) khác nhau theo những cách vận dụng những phương tiện ngôn ngữ khác nhau, thể hiện các vai (các

cương vị xã hội đã được khái quát hóa) trong quan hệ giao tiếp.

- Mỗi văn bản (hay phát ngôn) thuộc một kiểu phong cách nào đó phải tuân theo một chuẩn mực ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoạt động của lời nói với các kiểu của thể loại văn bản. Chuẩn mực phong cách gắn với một phạm vi đặc trưng của hoạt động, với một kiểu một thể loại văn bản cụ thể.

- Việc lưa chon, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau do những nhân tố ngoài ngôn ngữ quy định, những nhân tố đó bao gồm:

+ Hoàn cảnh giao tiếp: Cần phải phân biệt hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên, thân mật.

Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ mang tính chất trang nghiêm.

Hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên, thân mật không đòi hỏi ngôn ngữ trang trọng, không phải chuẩn bị trước, không cần thiết gọt giũa ngôn ngữ.

33 + Đề tài và mục đích giao tiếp : Đề tài thường gắn với mục + Đề tài và mục đích giao tiếp : Đề tài thường gắn với mục đích (thông báo, trao đổi tư tưởng, tình cảm hay tác động, thuyết phục…).

+ Đối tượng tham gia giao tiếp: Mỗi loại đối tượng có đặc điểm riêng về lứa tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, tâm lý…cũng góp phần tạo nên vẻ riêng của phong cách ngôn ngữ.

+ Vai và quan hệ vai của những người tham gia giao tiếp: Mỗi người trong giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện trong một vai, một tư cách, một cương vị nhất định mà xã hội đã dành cho như: nhà chính trị, nhà khoa học, người quản lý, giao viên, học sinh, giám đốc, nhân viên, bố, con… tạo ra hai kiểu quan hệ cơ bản là bằng vai và không bằng vai.

2. Phân loại phong cách ngôn ngữ

Có năm phong cách ngôn ngữ đó là: phong cách hành chính - công cụ, phong cách khoa học - kỹ thuật, phong cách báo chí - công luận, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt hằng ngày. Cách phân loại trên dựa vào những tiêu chí sau đây:

- Sự phân loại như trên dựa trên cơ sở lệ thuộc của chủ thể nói (viết) vào một nhóm xã hội nhất định, vào vai trò xã hội của chủ thể, vào thái độ của chủ thể đối với đối tượng được nói đến và đối với người nhận.

- Trình tự phân loại trên cũng dựa vào mức độ ngày càng cao của sự tác động cá nhân đến mức độ của tính diễn cảm của lời nói.

34

3. Phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ a) Khái niệm a) Khái niệm

Phong cách hành chính - công vụ là kiểu mẩu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ. (Nói một cách khác, đó là vai của những người tham gia vào các công việc tổ chức, quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức)

b) Đặc điểm

- Phong cách hành chính - công vụ là khuôn mẫu sử dụng cho lớp văn bản dựa vào kiểu ngôn ngữ viết, phi nghệ thuật. Ngôn ngữ viết có đặc thù riêng, mang tính chất chuẩn mực cao hơn ngôn ngữ nói. - Phong cách hành chính - công vụ được sử dụng trong hoàn cảnh theo nghi thức.

+ Hoàn cảnh theo nghi thức là: hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính đứng đắn, nghiêm , hoàn chỉnh.

+ Hoàn cảnh không theo nghi thức là: hoàn cảnh diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính chất tự do, thoải mái, tùy tiện. - Phong cách hành chính - công vụ sử dụng trong tình thế vai bằng nhau hay không bằng nhau.

+ Vai bằng nhau là vai của những cấp ngang hàng.

+ Vai không bằng nhau là vai của cấp dưới đối với cấp trên và ngược lại.

Người soạn thảo văn bản cần xác định rõ vai của chủ thể soạn thảo văn bản, cũng như xác định rõ vai của đối tượng mà văn bản hướng đến, trên cơ sở đó mà lựa chọn cách xưng hô, cách viết cho phù hợp.

35 - Trong phong cách hành chính - công vụ, yếu tố cá nhân của - Trong phong cách hành chính - công vụ, yếu tố cá nhân của người viết bị loại trừ hoàn toàn. Người soạn thảo văn bản hành chính - công vụ không được bộc lộ cá nhân qua văn bản. Chữ ký trên văn bản chỉ có ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý của văn bản chứ không phải xác nhận tác giả của văn bản.

c) Chức năng

Phong cách hành chính - công vụ có những chức năng chủ yếu sau đây:

- Chức năng thông tin: Đây là chức năng cơ bản của các loại phong cách ngôn ngữ nói chung. Đối với phong cách hành chính - công vụ thì chức năng này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu để truyền đạt thông tin nhằm phục vụ hoạt động quản lý, điều hành và giao dịch của các cơ quan, tổ chức.

- Chức năng pháp lý: Văn bản quy phạm pháp luật là công cụ của nhà nước pháp quyền trong việc đề ra những quy định, các nguyên tắc xử sự chung trong các quan hệ xã hội; thể hiện sự chi phối mang tính quyền lực nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính.

- Chức năng quản lý: Văn bản hành chính là công cụ chủ yếu trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tất cả các bước trong quy trình quản lý từ khi ra quyết định, ban hành, đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát…đều cần đến văn bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng văn hóa: Văn bản quản lý hành chính nhằm mục đích truyền đạt thông tin, làm rõ và thuyết phục mọi người chấp hành nghiêm minh các quy định xã hội, các quy tắc xử sự chung, do đó mang tính văn hóa rõ nét. Chức năng này xuất phát từ lịch sử và

36 truyền thống của dân tộc, thể hiện sự tôn trọng con người trong truyền thống của dân tộc, thể hiện sự tôn trọng con người trong quá trình quản lý cũng như mọi giao dịch hành chính.

- Chức năng xã hội: Văn bản hành chính - công vụ ra đời bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của các hoạt động xã hội. Văn bản hành chính - công vụ thể hiện cách nhìn nhận nhiều vấn đề xã hội khác nhau cũng như giải quyết các vấn đề ấy trong từng thời điểm và phạm vi cụ thể.

Ngoài những chức năng chính trên đây, phong cách hành chính - công vụ còn có những chức năng khác như chức năng giao tiếp, chức năng sử liệu, chức năng thống kê…

d) Tính chất

- Tính chính xác, minh bạch: Văn bản hành chính - công vụ đòi hỏi tính chính xác trong cách sử dụng chính tả, dùng từ, đặc câu; tính chính xác trong nội dung của văn bản để đảm bảo tính xác định, tính đơn nghĩa của nội dung văn bản. Văn bản hành chính - công vụ chỉ cho phép một cách hiểu. Đặc biệt đối với các văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu về tính chính xác minh bạch lại càng được lưu ý, tránh việc tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng để thực thi các nguyên tắc xử sự chung một cách tùy tiện nhằm mục đích tư lợi cá nhân.

- Tính nghiêm túc, khách quan: Tính nghiêm túc, khách quan trong nội dung của văn bản có thể coi là dấu hiệu chung của các tài liệu hành chính - công vụ. Tính nghiêm túc đi ngược với tính cảm xúc, tính chủ quan. Vì vậy ngôn ngữ trong phong cách hành chính - công vụ thường mang tính chất khô khan, đơn điệu, lạnh lùng. Tính nghiêm túc, khách quan của phong cách hành chính - công vụ do hoàn cảnh và mục đích giao tiếp quy định.

37 - Tính khuôn mẫu: Việc sử dụng rộng rãi theo mẫu những phương - Tính khuôn mẫu: Việc sử dụng rộng rãi theo mẫu những phương tiện quy định, quy phạm là dấu đặc trưng của phong cách hành

Một phần của tài liệu bài giảng soan thảo văn bản (Trang 32 - 37)