Trong đó có các đặc điểm về hành vikhách quan, về chủ thể của tội phạm và về hậu quả do các tội này gây ra.Theo cách hiểu của tác giả Bùi Quang Trung, nhóm tội xâm phạm trật tự antoàn gi
Trang 1KHOA LUẬT - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
KHÓA 2010 - 2014
NHỮNG VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN
XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: K34G - Hình Sự
Huế, 03/2014
Trang 2Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, lời đầu tiên trong khóa luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo công tác và giảng dạy tại Khoa Luật - Đại học Huế, đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại đây, đó là hành trang vô cùng quý giá giúp em vững vàng, tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống
Cuối cùng bằng sự biết ơn chân thành em xin được cảm ơn sự dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ đã tạo mọi điều kiện để em có thể được
Trang 3học tập Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng
năm 2014 Sinh viên Phan Thanh Lâm
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DƯỚI GÓC ĐỘ TỘI PHẠM HỌC 4
1.1 Cơ sở lý luận của các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ 4
1.1.1 Khái niệm các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ 4
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 9
1.2 Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ 20
1.2.1 Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước 20
1.2.2 Tình hình tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.3 Nguyên nhân của các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ 25
1.3.1 Nguyên nhân khách quan 25
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 27
Trang 5CHƯƠNG 2 NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XỬ
LÝ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ 29
2.1 Những vướng mắc trong hoạt động điều tra 29
2.2 Những vướng mắc trong hoạt động định tội danh 35
2.3 Những vướng mắc trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 48
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THÁO GỠ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 54
3.1 Đề xuất đối với công tác điều tra 54
3.2 Đối với hoạt động định tội danh 56
3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 59
3.4 Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông đường bộ đang là một vấn đề nhức nhối đối vớitoàn xã hội Mỗi năm, những con số thống kê thiệt hại về cả con người lẫntài sản do nó gây ra vẫn cứ ngày một tăng lên bất chấp những nỗ lực củatoàn xã hội nhằm ngăn ngừa tai nạn Hầu như mỗi ngày, các phương tiệnthông tin đại chúng đều có thời lượng để đưa tin về những vụ tai nạn giaothông đường bộ nghiêm trọng Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới(WHO), mỗi năm nước ta có khoảng 11.500 người chết do tai nạn giaothông đường bộ, đứng thứ tư trên thế giới Riêng trong năm 2013, con sốnày là khoảng 9.900 người Bên cạnh số người chết là hàng chục ngànngười bị thương, trong đó phần lớn là các ca chấn thương nặng, kéo theonhững gánh nặng về kinh tế, xã hội lên vai những gia đình có người thân bịtai nạn giao thông và toàn xã hội Một điều đáng báo động là các vụ tai nạngiao thông đường bộ có tính chất nghiêm trọng, gây thương vong cho nhiềungười đang xảy ra với tần suất ngày một cao hơn
Đứng trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thựchiện nhiều nhóm giải pháp quyết liệt để hạn chế tối đa các vụ tai nạn giaothông đường bộ và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ Một trongnhững giải pháp quan trọng được đề ra đó là xử lý nghiêm minh nhữnghành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm Tuynhiên, thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộcũng đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc cần sớm được tháo gỡ kịp thời.Những vướng mắc này xảy ra ở hầu hết tất cả các giai đoạn của quá trình
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ Đó là những vướngmắc trong hoạt động điều tra, trong hoạt động định tội danh và cả trongviệc quyết định hình phạt đối với người phạm tội
Trang 7Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý có hiệu quả các vụ
án hình sự về tai nạn giao thông góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thôngđường bộ, tôi cho rằng cần phải khẩn trương làm rõ những vướng mắccũng như nguyên nhân của chúng, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp đểtháo gỡ Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông đường bộ trong giai đoạn hiện nay cũng như giúpcác cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chắc năng mà nhân dân giaophó Đó cũng chính là lý do tôi chọn Đề tài “Những vướng mắc từ thực tiễn
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ” làm đề tài nghiêncứu khóa luận cuối khóa của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích Thứ nhất, tác giảgiải quyết một số vấn đề về mặt tội phạm học của tình hình tội phạm về tainạn giao thông đường bộ Thứ hai, tác giả hướng tới làm rõ những vướngmắc trong thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ
để từ đó đề ra những giải pháp tháo gỡ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tai nạn giao thông đường
bộ nói chung và các vụ tai nạn giao thông đường bộ nói riêng; các quy địnhcủa pháp luật liên quan đến việc xử lý các vụ án về tai nạn giao thôngđường bộ cụ thể là Luật Giao thông đường bộ 2008, Bộ luật Hình sự, Bộluật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bảndưới luật khác ; thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tai nạn giao thôngđường bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng
Trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ nghiên cứu nhữngvấn đề cơ bản nhất về mặt tội phạm học của tình hình tội phạm về tai nạngiao thông đường bộ trên cơ sở tham khảo những số liệu từ Tòa án nhândân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Để làm rõ những vướng
Trang 8mắc trong thực tiễn xử lý các vụ án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những
vụ án nổi cộm, còn nhiều quan điểm trái chiều trong những năm qua
4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tácgiả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp,suy luận logic, so sánh, thống kê và chứng minh nhận định dựa trên nềntảng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết họcMác - Lê Nin
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về cáctội phạm trong lĩnh vực tai nạn giao thông đường bộ
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ phân tích một cách khách quan vấn đề tainạn giao thông dưới góc độ tội phạm học; việc làm rõ những vướng mắctrong thực tiễn xử lý các vụ án về tai nạn giao thông cũng góp phần giúpcác cơ quan tiến hành tố tụng hạn chế được những lúng túng khi áp dụngpháp luật, tiến tới xử lý có hiệu quả loại tội phạm này
6 Cấu trúc của khóa luận
Nhằm thể hiện nội dung nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống vàkhoa học, tác giả xây dựng khóa luận theo trình tự sau:
Chương 3 Một số đề xuất nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DƯỚI GÓC ĐỘ TỘI PHẠM HỌC
1.1 Cơ sở lý luận của các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.1.1 Khái niệm các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Lý luận tội phạm học chỉ ra rằng, với mỗi tội phạm hay nhóm tộiphạm cụ thể luôn có những nguyên nhân khác nhau cũng như có cácphương pháp đấu tranh phòng ngừa khác nhau Để làm rõ nguyên nhâncũng như tìm ra những giải pháp đấu tranh, xử lý, phòng ngừa hiệu quả cần
có nhận thức đúng đắn về tội phạm hay nhóm tội phạm cụ thể đó Đối vớicác tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng vậy Việclàm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của nhóm tội phạm này có ý ngĩahết sức quan trọng trong việc tìm ra những bất cập trong thực tiễn xử lýcũng như đề xuất những giải pháp để tháo gỡ những bất cập đó
Cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra địnhnghĩa chính thức về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng không quy định cáctội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thành một chương riêng
mà đặt các tội này trong tổng thể Chương XIX (các tội xâm phạm trật tự,
an toàn công cộng)
Một số nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nhóm tội này cũng đã cốgắng đưa ra một số cách định nghĩa về các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông Luận văn thạc sĩ “các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Bùi Quang Trung
-Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa các tội xâm phạm trật tự
an toàn giao thông đường bộ như sau: “tội xâm phạm trật tự an toàn giao
Trang 10thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại các điều 202, 203, 204 và 205 Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”[11, Tr4] Định nghĩa trên
phần nào đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của các tội xâm phậmtrật tự an toàn giao thông đường bộ Trong đó có các đặc điểm về hành vikhách quan, về chủ thể của tội phạm và về hậu quả do các tội này gây ra.Theo cách hiểu của tác giả Bùi Quang Trung, nhóm tội xâm phạm trật tự antoàn giao thông đường bộ bao gồm các tội danh cụ thể được quy định tạicác Điều từ 202 đến 205 Bộ luật Hình sự
Đồng quan điểm với tác giả Bùi Quang Trung, tác giả Đinh Văn Quế
-trong cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập
7”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - cũng đưa ra cách hiểu các tội
xâm phạm trật tự an toàn giao thông như trên Về các tội danh cụ thể trongnhóm tội này, tác giả Đinh Văn Quế cũng liệt kê các tội được quy định tạicác Điều từ 202 đến 205 Bộ luật Hình sự
Về các đặc điểm cơ bản của nhóm tội xâm phạm trật tự an toàn giaothông đường bộ được khái quát trong định nghĩa trên, tác giả đồng ý vớiquan điểm của hai tác giả Bùi Quang Trung và Đinh Văn Quế Tuy nhiên,
về các tội danh cụ thể của nhóm tội này được hai tác giả liệt kê ở trên, tácgiả lại không đồng tình Theo quan điểm của tác giả, cần liệt kê thêm tội
“tổ chức đua xe trái phép” và tội “đua xe trái phép” được quy định tại cácĐiều 206 và 207 Bộ luật Hình sự vào nhóm tội trên Bởi lẽ, về khách thểcủa tội phạm, tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép cũng trựctiếp xâm phạm đến trật tự, an toàn giao thông Do đó, việc hai tác giả trênkhông liệt kê hai tội phạm trên vào nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn giaothông đường bộ là chưa hợp lý
Trang 11Mặc dù chưa có định nghĩa chính thức của nhóm tội phạm xâm phạmtrật tự, an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên tại thông tư liên tịch số09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 8năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh tại chương của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàngiao thông có xác định những tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giaothông đường bộ gồm các tội theo quy định tại các điều từ 202 đến 207 của
Bộ luật hình sự Đó là các tội: vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ (Điều 202); cản trở giao thông đường bộ (Điều 203);tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo
an toàn (Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiệnđiều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205); tội tổ chứcđua xe trái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207) Quy địnhtrên một lần nữa khẳng định cho nhận định trên của tác giả là có cơ sở Đặcđiểm chung của các tội phạm trên là trong cấu thành tội phạm cơ bản đều
có dấu hiệu hành vi vi phạm quy định trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Đối với dấu hiệu hậu quả gây thiệt hại về người hoặc tài sản, hầu hết trongcác cấu thành cơ bản của các tội phạm trên đều có chứa dấu hiệu này, duychỉ có tội tổ chức đua xe trái phép là không quy định dấu hiệu hậu quả Tuynhiên, tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm e, Khoản 2 Điều
206 có quy định : “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khỏe của người khác”
Tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có nhữngđặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm thứ nhất, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ nguy hiểm cho xã hội là hành vi vi phạm quyđịnh về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi
Trang 12tạo khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ Các thiệt hại do tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ gây ra cho các quan hệ xã hội bao gồm: trật tự, an toàn giaothông đường bộ, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Do vậy,trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệthại cho chính bản thân người vi phạm mà không gây thiệt hại cho tínhmạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì không bị coi là tội phạm.
Đặc điểm thứ hai của tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là "được quy định trong Bộ luật hình sự" Tại Điều 2 Bộ luật Hình
sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quyđịnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự" Do vậy, chỉ người nào phạm mộttrong các tội sau đây được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịutrách nhiệm hình sự về các tội phạm xâm pham trật tự, an toàn giao thôngđường bộ: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ (Điều 202); tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203); tội đưavào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn(Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điềukhiển các phương tiện giao thông đường bộ (điều 2005); tội tổ chức đua xetrái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207) Tức là không thể
có tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nếu như hành
vi phạm tội đó chưa được mô tả tại một điều luật cụ thể ở phần các tộiphạm của Bộ luật Hình sự
Đặc điểm thứ ba của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là "tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện".
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ tuổi dopháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vicủa mình Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự như sau: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
Trang 13trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" Năng lực trách nhiệm hình sự được Nhà nước ta
quy định theo phương pháp loại trừ, tức là khẳng định tình trạng không cónăng lực trách nhiệm hình sự là gì và nếu không phải là tình trạng đó, thì làtình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự Tình trạng không có năng lựctrách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sựnăm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Người thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mấtkhả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khôngphải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện phápbắt buộc chữa bệnh.”
Đặc điểm thứ tư của tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ là tính có lỗi của tội phạm Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội
phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậuquả cho xã hội do hành vi đó gây ra Lỗi của các tội xâm phạm trật tự, antoàn giao thông đường bộ được thể hiện dưới hình thức vô ý hoặc cố ý
Đặc điểm thứ năm của tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tính phải chịu hình phạt của tội phạm Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chếmột số quyền, lợi ích của người phạm tội Mục đích của hình phạt là trừngtrị người phạm tội; giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội,
có ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa;ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật,đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Từ những phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm tội phạm xâm
phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: “Tội phạm xâm phạm
trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại các Điều từ 202 đến 207 Bộ luật Hình sự, do người có năng
Trang 14lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý, xâm phạm các quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại ở mức độ nhất định về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác”.
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ
1.1.2.1 Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị hành vi phạm tội xâm phạm Khách thể của các tội xâm phạm xâmphạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là sự an toàn của hoạt động giaothông đường bộ và an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sảncủa Nhà nước, tập thể và công dân Có thể thấy ở đây hai nhóm quan hệ xãhội cùng lúc trở thành khách thể của loại tội phạm này Nhóm thứ nhất lànhóm các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của giaothông đường bộ Nhóm quan hệ xã hội thứ hai là nhóm các quan hệ bảođảm sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản củaNhà nước, tập thể và công dân Cần lưu ý là một hành vi nguy hiểm cho xãhội chỉ được coi là phạm vào các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ khi nó xâm phạm đồng thời cả hai nhóm quan hệ trên Nếu chỉxâm phạm nhóm quan hệ thứ nhất, hành vi đó có thể chỉ bị xử lý hànhchính Ngược lại, nếu chỉ xâm phạm nhóm quan hệ thứ hai thì hành vi đó
có thể sẽ bị xử lý hình sự nhưng ở các nhóm tội khác như nhóm tội xâmphạm quyền sở hữu hoặc nhóm tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Đa số các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lànhững tội phạm có cấu thành vật chất, trừ tội tổ chức đua xe trái phép(Điều 206 Bộ luật Hình sự) Do vậy, mặt khách quan của các tội phạm xâm
Trang 15phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có cấu thành vật chất bao gồmcác dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tộigây ra Riêng mặt khách quan của tội tổ chức đua xe trái phép chỉ có dấuhiệu hành vi khách quan do tội này có cấu thành vật chật.
a, Hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ Các hành vi này được quy định tại Luật Giao thông đường bộ
và các văn bản hướng dẫn Đây là dấu hiệu rất quan trọng trong việc xácđịnh một hành vi nguy hiểm cho xã hội có thuộc nhóm tội phạm này haykhông Tùy từng tội phạm cụ thể mà hành vi khách quan có những đặctrưng riêng
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự là hành vi
“vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làkhông chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giaothông đường bộ Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướngngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường địnhvượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải( khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ )[12, Tr 10] Như vậy, việcxác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự màphải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bảnhướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền
Trang 16Hành vi khách quan của tội cản trở giao thông đường bộ quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự là hành vi “cản trở giao thông đường bộ” Theo
quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự, các hành vi sau đây đượcxem là hành vi cản trở giao thông đường bộ: hành vi đào, khoan, xẻ tráiphép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gâycản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, chekhuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấnchiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang bảo vệ đườngbộ; vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trênđường bộ và các hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ[12, Tr 30]
Về hành vi khách quan của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn quy định tại điều 204 Bộ luật Hình
sự, người phạm tội này có thể thực hiện một trong hai hành vi sau, tuỳ thuộc vào trách nhiệm của họ về phương tiện giao thông Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường
bộ thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn Ví dụ: Xe không bảo đảm an toàn,
lốp xe sắp vỡ, phanh không ăn, nhưng vì muốn vận chuyển hàng cho kịpthời gian, nên Giám đốc xí nghiệp vận tải vẫn điều động lái xe chở hàng.Trên đường vận chuyển hàng thì bị tai nạn làm chết người và hư hỏng tài
sản Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật phương
tiện giao thông đường bộ, thì hành vi khách quan của họ là chứng nhận không đúng về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường bộ.
Ví dụ: Bùi Văn Trường là cán bộ đăng kiểm biết rõ xe của Đào Xuân Liêmkhông bảo đảm an toàn, nhưng vẫn chứng nhận là xe bảo đảm các thông số
kỹ thuật và cho phép lưu hành Khi Đào Xuân Liêm gây tai nạn mới pháthiện xe của Liêm không bảo đảm an toàn nên mới gây ra tai nạn [31]
Trang 17Hành vi khách quan của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi “điều động” hoặc “giao” cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
“Điều động” là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác Điều động
người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Ví dụ: Nguyễn Xuân Hướng là giám đốc
xí nghiệp vận tải hàng hoá điều động Bùi Lưu Kiên là lái xe của xi nghiệptrong máu đang có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, lái
xe vận tải chở hàng gây tai nạn làm chết người
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Ví dụ: Vũ
Khắc Tiệp là lái xe khách, sau khi đã trả khách ở bến xe xong Tiệp nói vớiNguyễn Văn Minh là phụ xe không có bằng lái đưa xe đi thay dầu, cònTiệp vào quán ngồi uống bia Trên đường đến nơi thay dầu, Minh gây tainạn làm chết người[25] Hành vi của Tiệp là hành vi giao cho người không
đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Trường hợp chongười khác mượn xe mô tô, xe máy mà biết người mượn xe không đủ điềukiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng vẫn cho mượndẫn đến người mượn xe gây tai nạn làm chết người thì người cho mượn xe
bị coi là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giaothông đường bộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu có căn cứ chorằng, người cho mượn xe không biết người mượn xe không đủ điều kiệnđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì họ không phạm tội này
Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi đua xe Người đua xe trái
Trang 18phép, có thể thực hiện một trong các hành vi như: chuẩn bị phương tiện (xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua; đến nơi tập trung đua; điều khiển xe tham gia cuộc đua Trong các hành vi trên, thì hành vi điều
khiển xe tham gia cuộc đua là hành vi quan trọng nhất, nó là điểm bắt đầu
và cũng là điểm kết thúc cho một quá trình thực hiện việc đua xe trái phép.Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội bắt đầu điều khiển xe tham giavào cuộc đua Nếu người phạm tội đã chuẩn bị phương tiện và những điềukiện cần thiết đang trên đường đến điểm tập trung đua xe bị phát hiện và bịbắt giữ thì chưa cấu thành tội đua xe trái phép mà tuỳ trường hợp ngườiphạm tội sẽ bị xâm phạm hành chính hoặc trên đường đến nơi tập trungngười phạm tội cũng lạng lách (đánh võng) trên đường thì có thể bị xử lý
về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ Tuy nhiên, nếu trên đường đến nơi tập trung đua những người tham giacuộc đua lại thực hiện một cuộc đua “mi ni” trên đường đến nơi tập trungthì hành vi của những người này bị coi là hành vi đua xe trái phép, nếu thoảmãn các dấu hiệu khác thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tộiđua xe trái phép Cũng coi là có hành vi đua xe trái phép nếu lúc đầu ngườiphạm tội chưa có ý định tham gia cuộc đua nhưng khi đoàn đua đi qua đã
tự nguyện tham gia vào cuộc đua trên đường đua Loại hành vi này, thườngxảy ra ở nhiều cuộc đua trong thời gian vừa qua và cũng là đặc điểm củacác cuộc đua xe trái phép ở nước ta.[13, Tr.29-30]
Về tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự
Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, có thể thực hiện một trong các hành vi sau: Khởi xướng ra việc đua xe; vạch kế hoạch đua xe; chỉ huy việc đua xe; cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, kích động người khác đua xe; quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để làm giải thưởng cho người đua xe; cung cấp xe cho người đua xe; tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ; huy động, lôi kéo, mua chuộc người khác cổ vũ cho cuộc đua.v.v…[13, Tr.10]
Trang 19b, Hậu quả của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Hậu quả của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Hậu quả nàyđược quy định trong hầu hết các cấu thành tội phạm cơ bản của các tộiphạm trong nhóm tội này Tuy nhiên, cá biệt với tội tổ chức đua xe tráiphép, vì đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên trong cấu thành cơ bảnkhông quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, mà hậu quả gây thiệt hại chotính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác lại được quy định trong cấuthành tăng nặng (điểm g, khoản 2 Điều 206 Bộ luật Hình sự) Về mức độthiệt hại của hậu quả, tùy từng tội phạm cụ thể mà nhà làm luật quy địnhmức đội thiệt hại khác nhau Với tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ; tội cản trở giao thông đường bộ; tội đưavào sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn; tội điềuđộng hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giaothông đường bộ, hậu quả quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản là “gâythiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tàisản của người khác” Với tội đua xe trái phép thì chỉ cần gây thiệt hại chosức khỏe, tài sản của người khác là đã cấu thành khung cơ bản mà khôngcần xác định mức độ thiệt hại nghiêm trọng đến đâu Riêng đối với tội tổchức đua xe trái phép, mặc dù hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc củatội này, tuy nhiên như đã nói ở trên, trong cấu thành tăng nặng của tội này
có quy định tình tiết định khung tăng nặng là “gây thiệt hại cho tính mạnghoặc gây thiệt hại nghiêm trong cho sức khỏe tài sản của người khác” Đâycũng chính là lý do tác giả xếp tội tổ chức đua xe trái phép vào nhóm tộimặc dù trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này không có dấuhiệu hậu quả
Các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”
và “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định trong các cấu thành tội
Trang 20phạm của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã đượcTòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại các Nghị quyết số 02/2013 ngày14/7/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn ápdụng một số quy định của Bộ luật Hình sự và Thông tư liên tịch số09/2013/ TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dântối cao - Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tạiChương XIX của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giaothông Các thiệt hại này bao gồm thiệt hại về tính mạng, tổn hại sức khỏengười khác và thiệt hại về tài sản Có thể chỉ ra một số trường hợp điểnhình như:
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại nghiêm trọng” khi thuộc mộttrong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch
số 09/2013/ TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TAND, như: làm chết mộtngười hoặc gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tậtmỗi người từ 31 % trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảymươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại rất nghiêm trọng nếu thuộcmột trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư trên, như:làm chết hai người hoặc làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc mộttrong các trường hợp quy định cho tình tiết gây thiệt hại nghiêm trọng ởtrên hoặc gây tổn hại sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tậtmỗi người từ 31% trở lên hoặc gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng
tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 101% đến 200% hoặc gây thiệthại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trămtriệu đồng
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng” nếuthuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư trên,
Trang 21như: làm chết từ ba người trở lên hoặc gây sức khỏ của năm người trở lênvới tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản
có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên
Riêng đối với những thiệt hại về tài sản trong các vụ án về tai nạn giaothông đường bộ, cần lưu ý: chỉ những tài sản do hành vi vi phạm các quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, cònnhững thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việcđiều trị và các khoản chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắtgiả ) Mặc dù các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưngkhông tính để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội [12,Tr.11, 12]
b, Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Dấu hiệu thứ ba trong mặt khách quan của các tội phạm xâm phạmtrật tự, an toàn giao thông đường bộ là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông và hậu quả là thiệt hại vềtính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Điều này có nghĩa là, trong vụ
án xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hành vi vi phạm quyđịnh về trật tự an toàn giao thông đường bộ phải xảy ra trước và là nguyênnhân dẫn đến những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho ngườikhác Nói cách khác, nếu không có hành vi vi phạm quy định về trật tự antoàn giao thông đường bộ thì những thiệt hại trên sẽ không xảy ra Hành vi
vi phạm quy định về an toàn giao thông phải chứa đựng khả năng thực tếlàm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội Những hậu quả nguy hiểm chi
xã hội xảy ra phải do chính hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông
đã thực hiện gây ra, là sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hành vi
vi phạm quy định về an toàn giao thông thành thiệt hại trong thực tế Đối
Trang 22với đa số các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, việc xácđịnh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không hề dễ dàng Bởi
lẽ, trong rất nhiều vụ tai nạn xảy ra trên thực tế, thông thường có nhiều hơnmột nguyên nhân dẫn đến tai nạn Trong đó, có những nguyên nhân chủyếu và nguyên nhân thứ yếu Do đó, đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan tiếnhành tố tụng là phải xem xét tất cả các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, xácđịnh đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây
ra hậu quả để từ đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúngtội Ví dụ: vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào lúc 0h40ngày 8/3/2013 tại Km 1.497 + 150, quốc lộ 1A, đoạn qua tổ dân phố NghĩaBình, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa Xekhách BKS 77B-003.69 của hãng Cúc Dũng (Bình Định) do tài xế LýThanh Dũng (42 tuổi, quê An Nhơn, Bình Định) điều khiển chở gần 50hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh phía Bắc Khi đến địađiểm nói trên, xe này đã tông trực diện vào xe khách biển số 76M - 1154của nhà xe Chín Nghĩa (Quảng Ngãi), do tài xế Võ Ngọc Phương (31 tuổi,trú Phổ Hòa, Đức Phổ, Quảng Ngãi) điều khiển theo hướng ngược lại Hậuquả của vụ tai nạn làm 11 người chết, 50 người phải đi cấp cứu tại bệnhviện[30] Sau khi tai nạn xảy ra đã xuất hiện nhiều nghi vấn liên quan đếnnguyên nhân dẫn đến tai nạn Trong đó nỗi lên hai nghi vấn chính: nghi vấnthứ nhất là tài xế Phương của xe Chín Nghĩa đã điều khiển xe vượt quá tốc
độ quy định và sai làn đường; nghi vấn thứ hai là tại hiện trường xảy ra tainạn xuất hiện vệt bùn mía rất trơn làm giảm ma sát giữa bánh xe và mặtđường Kết thúc quá trình điều tra, sau khi đã tiến hành phân tích hộp đenhai xe bị tai nạn cũng như mẫu bùn mía tại hiện trường, Cơ quan điều traxác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do tài xe Phương điềukhiển xe vượt quá tốc độ quy định, lấn làn đường của xe ngược chiều
Trang 231.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chỉ bao gồm dấu hiệu lỗi mà không bao gồm dấu hiệu động cơ, mục đích Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Với đa số
các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì ngườiphạm tội đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tinhoặc vô ý do cẩu thả), cá biệt với tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xetrái phép thì tội phạm lại được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố
ý gián tiếp)
Phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấytrước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưngcho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội gây rahậu quả nguy hiểm cho xã hội vì cẩu thả đã không thấy trước hậu quả đómặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
Hiện nay trên một số quan điểm có đề cấp đến hình thức “lỗi hỗn hợp”
và thường lấy hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ làm ví dụ cho trường hợp lỗi hỗn hợp như: cố ý về hành vi,
vô ý về hậu quả Ví dụ: một lái xe cố ý vượt đèn đỏ nên đã gây tai nạn làmchết người Trong trường hợp này, người lái xe đã cố ý về hành vi (cố ývượt đến đỏ), nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra cũng không bỏmặc cho hậu quả xảy ra [12, Tr.15]
Tác giải không đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ: người phạm tội cố ý
về hành vi (cố ý vượt đèn đỏ) không có nghĩa là người phạm tội đã nhậnthức rõ hành vi vượt đèn đỏ là nguy hiểm đến tính mạng của người khác,
Trang 24thấy trước được hậu quả chết người xẩy ra hoặc có thể xẩy ra, mong muốnhoặc bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra, mà trường hợp này người phạm tội chỉ có
ý thức cho rằng dù có vượt đèn đỏ nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽkhông xẩy ra Trường hợp này người phạm tội vẫn vô ý nhưng là vô ý vìquá tự tin Vô ý hay cố ý là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi và đối với hậu quả chứ không chỉ đối với hậu quả
1.1.2.4 Chủ thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Yêu cầu chung về chủ thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, đối với một số tội còn bắt buộc
có những dấu hiệu riêng
Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ, tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điềukhiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: người điều khiểnphương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng ngườitham gia giao thông thì có thể không phải là người điều khiển phương tiệngiao thông Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội xâmphạm trật tự, an toàn toàn giao thông đường bộ khác
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều
khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thôngđường bộ
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử
dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắtsúc vật và người đi bộ trên đường bộ
Chủ thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộkhông đảm bảo an toàn và tội điều động hoặc giao cho người không đủ
Trang 25điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ ngoài đạt độ tuổi
và năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể của hai tội này phải là người cótrách nhiệm quyền hạn trực tiếp trong việc sử dụng phương tiện và điềuđộng lái xe
1.2 Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ
1.2.1 Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong khoảng thời gian từnăm 2005 đến năm 2009, Tòa án cấp sơ thẩm trên phạm vi cả nước đã thụ
lý tổng cộng 25.608 vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ trên tổng
số 290.477 vụ án hình sự (chiếm 8,82% tổng số vụ), với số lượng 26.819 bịcáo trên tổng số 494.489 bị cáo bị đưa ra xét xử (chiếm 5,42% tổng số bịcáo) Đáng chú ý, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, số vụ ánhình sự cũng như số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội phạm về tainạn giao thông đường bộ luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước Từnăm 2007 đến năm 2009, nhờ nỗ lực thực hiện mạnh mẽ nhiều giải pháp,các chỉ số này có giảm nhưng chưa đáng kể Cụ thể, năm 2005 có 4810 với5.044 bị cáo; năm 2006 có 4960 vụ với 5189 bị cáo; năm 2007 có 5538 vụvới 5817 bị cáo; năm 2008 có 5342 với 5585 bị cáo; năm 2009 có 4958 vụvới 5184 bị cáo
Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cũng cho thấy, trong cáctội danh thuộc nhóm tội phạm về tai nạn giao thông thì tội phạm xảy rathường xuyên nhất và có mức độ nghiêm trọng nhất là tội “vi phạm các quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” quy định tại điều 202
Bộ luật Hình sự Cụ thể, trong các năm từ 2005 đến 2009, Tòa án cấp sơthẩm cả nước đã thụ lý 25.382 vụ án vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ với tổng số 26.562 bị cáo, chiếm 99,12%tổng số vụ và 99,04% tổng số bị cáo thuộc nhóm tội về tai nạn giao thông
Trang 26đường bộ trong giai đoạn này Phần lớn các bị can, bị cáo bị xử lý trong các
vụ án về tai nạn giao thông đường bộ đều trong độ tuổi lao động Trong đóđáng chú ý lứa tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ lớn
Đa số các vụ án về tai nạn giao thông đường bộ đều xảy ra trên cáctuyến quốc lộ lớn, mật độ cũng như lưu lượng phương tiện tham gia giaothông cao, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A Loại phương tiện chủ yếu liên quanđến các vụ án về tai nạn giao thông là mô tô, xe máy Đặc biệt, trong nhữngnăm gần đây nổi lên tình trạng tai nạn giao thông có liên quan đến các loại
xe chở khách, xe tải trọng lớn Có thể dẫn ra một số vụ án nỗi cộm như:
Vụ tai nạn ra lúc 9h45 sáng 7/6 trên đường đèo Khánh Lê - Đà Lạt,thuộc địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) Chiếc
xe khách 30 chỗ mang biển kiểm soát 43S-6320 của công ty Hoàng HảiTùng chở đoàn giáo viên Trường tiểu học Hòa Phước 2, huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng đi du lịch đã đâm vào vách núi làm 7 người chết (3 côgiáo cùng 3 người thân và tài xế) và 23 người khác bị thương Nguyênnhân chính dẫn đến vụ tai nạn là do tài xế khiển xe qua đoạn đường đèodốc, quanh co nguy hiểm nhưng không giảm tốc độ Tài xế còn thao tácphanh sai kỹ thuật, làm phanh chính của xe khách vượt quá tần suất chophép nên áp xuất khí nén của xe cung cấp liên tục bị giảm, phanh bị mất tácdụng đã làm xe chạy nhanh và mất lái khi đang xuống dốc ôm cua rồi tôngvào vách núi bên đường [19]
2h15 sáng 7/11/2012, trên quốc lộ 1A đoạn chạy qua xã Hồng Sơn(Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệtnghiêm trọng giữa xe container do Trần Thiện Thanh (22 tuổi, ngụ huyệnCam Lâm, Khánh Hòa) điều khiển với xe khách 54 chỗ do tài xế Bùi Xuân
Ly (40 tuổi ngụ Thái Bình) lái lưu thông ngược chiều Hậu quả của vụ tai
nạ là 10 người chết, 20 người bị thương, xe khách bốc cháy trong khi xecontiner hư hỏng nặng Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do lái xe container
Trang 27chạy lấn tuyến đâm vào xe khách Cơ quan điều tra cũng xác định Thanhchỉ là phụ xe, chưa có bằng lái dành cho xe đầu kéo Người lái chính xecontainer gây tại nạn là Nguyễn Đào (33 tuổi, quê Khánh Hòa) Tuy nhiên,tài xế chính vì buồn ngủ lên đã đưa cho Thiên cầm lái nên gây tai nạn Do
đó, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Đào về tội giao chongười không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộgây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng[20]
1.2.2 Tình hình tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tính riêng trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, trong bốn năm từ năm
2010 đến năm 2013, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 231 vụ án về tai nạngiao thông đường bộ, với tổng số 243 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm vềcác tội này Đáng chú ý, trong số 231 vụ án nói trên, tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chiềm 100% Điều này chothấy, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hành vi vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ là phổ biến nhất so với các hành vicòn lại trong nhóm tội về tai nạn giao thông đường bộ Đặc biệt, trong thờigian qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã xảy ra một số vụ tainạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây ra thiệt hại lớn về người và tàisản Cụ thể:
Khoảng 12h30 ngày 30/4/2013, tại Km799+400 quốc lộ 1A thuộcthôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế)
Xe container có đầu xe mang biển kiểm soát 29C-06576 kéo theo đuôi móc 51R-3297 (do Tôn Thất Tùng, 36 tuổi, trú phường 14, quận Tân Bình,thành phố Hồ Chí Minh điều khiển) lưu thông theo hướng Bắc Nam đãđâm trực diện vào đầu xe khách 38N-5435 (loại xe 30 chỗ, nhà xe KhánhTruyền chạy hướng Huế - Hà Tĩnh) chạy hướng ngược lại Hậu quả đã làm
rơ-6 người chết, 8 người bị thương Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là
Trang 28do lái xe container vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ, chạy lấn phần đường nên đã đâm vào xe khách[21].
Khoảng 20h ngày 10/02/2014, tại Km 799 quốc lộ 1A, thị trấn PhongĐiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra vụ tai nạn giao thôngđặc biệt nghiêm trọng giữa xe ô tô khách (42 chỗ) Biển kiểm soát 47B-
00575 và ô tô khách 29 chỗ Biển kiểm soát 75K-4977 đang lưu thông cùngchiều Hậu quả 1 người chết, 11 người bị thương (đều trên xe khách 75K-4977) Nguyên nhân được xác định là do tài xế xe khách Biển kiểm soát47B-00575 vượt sai quy định[20]
Bảng 1.1 Bảng thống kê tình hình xét xử sơ thẩm các vụ án về tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn:
Tỉ lệ các vụ án về tainạn giao thông đường
bộ trên tổng số các vụ
án hình sự / tỉ lệ số bịcáo bị đưa ra xét xử vềcác tội về tai nạn giaothông đường bộ trongtổng số bị cáo bị đưa raxét xử sơ thẩm
Trang 292010 2011 2012 2013 0%
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ các vụ án về tai nạn giao thông đường bộ trong tổng số các vụ án hình sự bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2010 - 2013)
Qua bảng số liệu cũng như phân tích biểu đồ trên, ta có thể nhận định:trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, các tội phạm về tai nạn giaothông đường bộ luôn chiếm một tỷ lệ cao trong số các vụ án hình sự bị đưa
ra xét xử trên địa bàn và có xu hướng diễn biến không ổn định Trong cácnăm từ 2010 đến 2012, số có xu hướng giảm về cả số vụ và số bị cáo.Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, các giải pháp nhằm kiềm chế tainạn giao thông đường bộ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnhThừa Thiên Huế thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt Tuy nhiên,trước những kết quả khả quan ban đầu, đã có dâu hiệu của sự chủ quan,buông lỏng quản lý Hậu quả là trong năm 2013, tổng số vụ án và tổng số
bị cáo về các tội phạm này đều tăng nhanh (như trong biểu đồ đã thể hiện).Nếu như không kịp thời chấn chỉnh, dự báo trong năm 2014 và các nămtiếp theo, các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ sẽ tiếp tục có nhữngdiễn biến phức tạp
Trang 301.3 Nguyên nhân của các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ
1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Về mặt khách quan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ ánhình sự về tai nạn giao thông đường bộ ở mức cao, tuy nhiên, có thể kháiquát thành các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên Do điều kiện địa hình
nước ta có tới ¾ diện tích là đồi núi nên nhiều tuyến đường quan trọng củanước ta trải dài trên những địa hình hết sứ phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi,sông, suối Điển hình là tuyến quốc lộ huyết mạch 1A có rất nhiều con đèohiểm trở đã và đang trở thành những điểm đen giao thông Bên cạnh đó,điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng khiến hạ tầng giao thông nhanhxuống cấp Thời tiết phức tạp, mùa đông thường xuất hiện sương mù dàyđặc Chính vì những nguyên nhân trên đã gây khó khăn rất lớn cho người
và phương tiện tham gia giao thông
Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa Giao thông vận tải luôn đóng vai trò quan trọng
hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệtđặt trong bối cảnh một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanhnhư Việt Nam Tuy nhiên, đang tồn tại một bất cập đó là trong khi kinh tếnước ta phát triển ở mức nóng thì hạ tầng giao thông lại chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển Hệ thống đường bộ tuy đã được đầu tư nhiều nhưngnhìn chung chưa đạt yêu cầu Hiện nay nước ta mới chỉ có hai tuyến đườngnối liền cả nước là đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh Trong đó,quốc lộ 1A đã được xây dựng từ rất lâu, đang trong quá trình cải tạo, nângcấp Trong khi tuyến đường Hồ Chí Minh tuy mới được xây dựng, chấtlượng tốt nhưng lượng phương tiện lưu thông ít do bất cập của công tácphân luồng cũng như hạ tầng phục vụ chưa phát triển Bên cạnh hệ thống
Trang 31đường, mạng lưới cầu đường bộ, hành lang an toàn giao thông đường bộcũng chưa đáp ứng yêu cầu Rất nhiều cây cầu hiện nay là có tải trọng yếu,không chịu được xe có tải trọng lớn Hành lang an toàn giao thông đường
bộ cũng chưa đáp ứng yêu cầu khi mà các khu dân cư được bố trí quá gầncác trục đường giao thông
Thứ ba, sự gia tăng quá nhanh của người và phương tiện, đặc biệt là tại các thành phố lớn Thực tế cho thấy dân số tại các thành phố lớn ở nước
ta những năm gần đây gia tăng rất nhanh do di dân tự do Cùng với sự giatăng dân số là sự gia tăng đến mức chóng mặt của số lượng phương tiệngiao thông cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy Các con số thống kê cho thấytrung bình mỗi người dân tại hai thành phố lớn là hà Nội và thành phố HồChí Minh đang sở hữu hai chiếc xe gắn máy Điều này đang tạo nên mộtsức ép rất lớn cho công tác đảm bảo giao thông Hậu quả là số lượng các vụtai nạn giao thông nói chung, các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường
bộ nói riêng không ngừng gia tăng
Thứ tư, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường
bộ còn nhiều yếu kém Những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về
giao thông đường bộ đang bộc lộ ở hầu như tất cả các hoạt động liên quan
Từ quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; đăng ký, đăngkiểm phương tiện; kiểm tra, sát hạch cấp giấy phép điều khiển phương tiệncho đến hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng Sự yếukém trong công tác quản lý Nhà nước chính là một trong những nguyênnhân quan trọng trong việc để xảy ra số lượng các vụ án hình sự về tai nạngiao thông đường bộ luôn ở mức cao
Thứ năm, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ còn tồn tại nhiều bất cập Phải thừa nhận rằng,
còn tồn tại tình trạng bỏ lột tội phạm trong các việc xử lý các vụ tai nạngiao thông đường bộ Điều này một phần từ nhận thức sai lệch của một bộ
Trang 32phận người dân và cả những người tiến hành tố tụng cho rằng các vụ tainạn giao thông xảy ra chỉ là do vô ý, rằng đây là chuyện không ai muốnxảy ra, do đó dẫn đến tâm lý “dĩ hòa vi quý”, thiên về sự thỏa thuận giữacác bên hơn là xử lý hình sự Với những vụ tai nạn giao thông đường bộ bịđiều tra, truy tố và đua ra xét xử thì việc quyết định hình phạt nhiều khichưa đủ sức răn đe Nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ bị cáo chỉ phảichịu án tù treo, chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi, khôngđảm bảo được tính răn đe, giáo dục của hình phạt Chính từ những thực tế
đó đã dẫn đến hiện tượng nhờn luật của người tham gia giao thông Hậuquả là ý thức và văn hóa giao thông của họ không được nâng cao
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nói trên, tội phạm về tai nạngiao thông đường bộ cũng xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chủquan từ chính những người phạm tội:
Thứ nhất, nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận người dân còn thấp Để dẫn đến tình
trạng này là do công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật giaothông đường bộ còn mang tính hình thức mà chưa đi vào thực chất Trongkhi đó, việc học tập luật lệ giao thông tại các trung tâm đào tạo, sát hạch,cấp giấy phép lái xe lại quá dễ dãi Những điều này làm cho rất nhiều người
đã và đang tham gia giao thông hằng ngày trong tình trạng không nắmđược những quy tắc giao thông cơ bản, đặc biệt là người dân ở vùng núi,vùng sâu, vùng xa Việc không nhận thức được pháp luật là một trongnhững nguyên nhân khiến họ có hành vi phạm tội
Thứ hai, ý thức của người tham gia giao thông tại Việt Nam còn rất yếu Các báo cáo tổng kết về tình hình tai nai nạn giao thông đường bộ của
các địa phương, các ban ngành Trung ương đều chỉ ra rằng, nguyên nhânchủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông là do lỗi của người tham gia giao thông,
Trang 33trong đó chủ yếu là các lỗi như: chạy quá tốc độ quy định, điều khiểnphương tiện trong khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, điều khiểnphương tiện trong khi chưa có giấy phép lái xe Từ những lỗi trên, có thểthấy rằng, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của một bộ phậnkhông nhỏ người dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi thanh niênđang ở mức đáng báo động Chính bởi vì những quy định của Luật Giaothông đường bộ không được người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấphành là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông.
Trang 34CHƯƠNG 2 NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN
XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ đangđặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng những vướng mắc trong nhiều giaiđoạn Đó là những vướng mắc trong giai đoạn điều tra, trong hoạt độngđịnh tội danh và cả trong việc quyết định hình phạt Phân tích cụ thể nhữngvướng mắc và tìm ra đâu là nguyên nhân của chúng có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với việc tìm ra các giải pháp phù hợp để tháo gỡ
2.1 Những vướng mắc trong hoạt động điều tra
Hoạt động điều tra là giai đoạn đầu tiên trong cả quá trình tố tụng,đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý hiệu quả tội phạm Việc có
bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội hay không có phần ảnh hưởng rấtlớn từ kết quả công tác điều tra Trong thời gian qua, hoạt động điều tra các
vụ án về tai nạn giao thông đường bộ đang gặp phải những vướng mắc sau:
Thứ nhất, những vướng mắc từ hoạt động khám nghiệm tử thi và giám định thương tật
Khám nghiệm tử thi là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới việc xác định nguyên nhân chết, thương tật và mối quan hệ giữa sựchết, thương tích của nạn nhân với hành vi vi phạm quy định của luật giaothông đường bộ
Các vụ tai nạn giao thông gây tử vong thường có hai trường hợp:trường hợp nạn nhân bị thương đưa đi cấp cứu, sau đó chết hoặc trườnghợp nạn nhân chết ngay tại hiện trường Trường hợp này nhìn chung việckhám nghiệm tương đối thuận lợi bởi nạn nhân thường sẽ có bệnh án, phimảnh chiếu chụp ghi nhận tình trạng thương tích, cơ quan giám định có thểtiến hành khám xét các dấu vết bên ngoài, đối chiếu với kết quả cấp cứu,
Trang 35chiếu chụp để nhận định và kết luận nguyên nhân chết của nạn nhân (kể cảtrường hợp tử thi đã đưa về nhà hoặc đưa vào nhà xác của bệnh viện),không cần phải phẫu thuật tử thi.
Đối với trường hợp nạn nhân chết tại hiện trường mà vết thương lạikín, trực giác không thể nhìn thấy rõ nguyên nhân chết (do chấn thương sọnão kín, gãy cột sống, vỡ tim, gan…) thì việc khám nghiệm tử thi gặpnhiều khó khăn, phức tạp do người của gia đình nạn nhân không hợp tácvới Cơ quan điều tra, họ cản trở các cơ quan tiến hành khám nghiệm tử thi,đặc biệt đối với nạn nhân đã được đưa về nhà (từ hiện trường đưa về nhàhoặc từ nơi cấp cứu đưa về nhà mà không có bệnh án, phim ảnh chiếuchụp), nếu đã khâm liệm lại càng khó khăn hơn Gia đình nạn nhân thườngviện đủ mọi lý do để ngăn cản việc khám nghiệm tử thi Khi tai nạn xảy ra,
họ thường yêu cầu cơ quan pháp luật làm rõ nguyên nhân chết của thânnhân họ nhưng nếu mổ tử thi họ lại không đồng ý [28] Khó khăn này xuấtphát chủ yếu từ nhận thức pháp luật của gia đình nạn nhân Họ cho rằngviệc điều tra là của cơ quan pháp luật, họ không cần có trách nhiệm hợptác Hơn nữa, cái chết của nạn nhân gây nên những tác động tâm lý rất lớnđối với gia đình của người bị nạn Bởi trước khi bị tai nạn, nạn nhânthường là những người khỏe mạnh, tham gia các hoạt động xã hội bìnhthường, mà cụ thể là vẫn đang tham gia giao thông, như vậy chết do tai nạngiao thông là rõ ràng Ý thức tâm linh truyền thống của người Việt Nam lạiluôn mong muốn người chết được yên bình nên khi người thân của họ đã bịchết như vậy họ càng không muốn mổ xẻ, khám nghiệm tử thi, nếu phảichứng kiến điều này diễn ra ngay tại gia đình thì càng không chấp nhậnđược Vụ việc sau đây là một minh chứng cụ thể: Khoảng 8 giờ 30 ngày31.12.2013, ông Võ Bằng Việt điều khiển chiếc xe gắn máy hiệu Air Blade(BKS 54Z2-4666) lưu thông trên đường Tôn Thất Thuyết, khi đến gần cầuKênh Tẻ thì va chạm với xe buýt 29 chỗ (BKS 53N-4322, chạy tuyến BìnhQưới - Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh) làm ngã xuống đường và bị xe
Trang 36buýt này cán chết Sau khi tai nạn xảy ra, một nhóm khoảng mười người làthân nhân của nạn nhân đã đến hiện trường và mang xác nạn nhân đi trong
sự bất lực của một dân phòng và một cán bộ công an phường làm nhiệm vụbảo vệ hiện trường Khi cảnh sát giao thông có mặt đo vẽ hiện trường phục
vụ công tác điều tra không có xác nạn nhân nên sau khi lập hồ sơ vụ việcban đầu đã chuyển cho cơ quan điều tra của Công an Quận 4 tiếp nhận điềutra Cơ quan điều tra đã yêu cầu đưa thi thể nạn nhân lên chụp hình để làmgiấy chứng tử và khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra nhưng giađình chỉ đưa nạn nhân lên chụp hình và kiên quyết không cho mổ tử thi [23]
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự
có quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định nguyên
nhân chết người, như vậy kết quả giám định quyết định trực tiếp và nghiêm
trọng tới quyền lợi của cả nạn nhân và người gây tai nạn Tuy nhiên, cơ sởvật chất phục vụ cho công tác khám nghiệm còn rất nhiều hạn chế Trongkhi nhiều nước trên thế giới, việc khám nghiệm tử thi được tiến hành trongphòng lạnh với đầy đủ dụng cụ chuyên môn thì ở nước ta, hầu hết tiến hànhgiám định được thực hiện ngay tại hiện trường tai nạn, dưới bất kỳ thờigian và thời tiết nào Nhiều trường hợp, việc khám nghiệm còn được tiếnhành tại nhà nạn nhân khi nạn nhân đã được đưa về gia đình Dụng cụ,phương tiện khám nghiệm lại không đầy đủ và đảm bảo Điều này thực tế
đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khám nghiệm và quá trình điều tra
Công tác giám định thương tật cũng gặp vướng mắc khi các kết quả giám định thương tật không thống nhất, khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng rất lung túng khi sử dụng kết quả giám định làm chứng cứ chứng minh tội phạm Vụ án sau là một ví dụ cụ thể: Tại vụ tai nạn giao thông xảy
ra tháng 11/2003 ở Từ Liêm (Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn điều khiển xemáy gây tai nạn cho anh Nguyễn Văn Bình Công an Từ Liêm trưng cầugiám thương tật và kết luận nạn nhân bị tổn hại 27% sức khỏe Theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC , Tuấn không bị xử lý hình sự
Trang 37Thấy sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng mà tỷ lệ thương tật chỉ có vậy,anh Bình yêu cầu được giám định lại, nhưng Công an Từ Liêm không chấpnhận Hồ sơ vụ án được chuyển sang tòa án giải quyết dân sự, tòa trưng cầugiám định lại thương tật của nạn nhân Kết quả là anh Bình bị tổn hại 36%sức khỏe, hồ sơ vụ án được chuyển về Công an Từ Liêm để khởi tố hìnhsự.
Lúc này, Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu trưng cầu giám định lại sức khỏecủa nạn nhân và được chấp nhận Nhưng bị hại lại kiên quyết từ chối vì vụtai nạn xảy ra đã 5 tháng, các vết thương đều lành, giám định lại sẽ gây bấtlợi cho họ Chính vì việc không biết phải công nhận kết quả giám định nào
mà cơ quan điều tra hết sức lúng túng trong việc quyết định khởi tố haykhông khởi tố vụ án hình sự [33]
Thứ hai, những vướng mắc từ hoạt động bảo vệ và khám nghiệm hiện trường
Thực tiễn cho thấy, đa số các vụ án về tai nạn giao thông đếu xảy ratại các đoạn đường giao thông với lưu lượng xe cộ qua lại rất lớn Khi tainạn xảy ra, yêu cầu đầu tiên là phải cấp cứu nạn nhân, giải phóng đường,đảm bảo giao thông thông suốt, do đó, hiện trường của phần lớn các vụ tainạn giao thông đều bị xáo trộn mạnh Công tác bảo vệ hiện trường hiện naycũng được tiến hành chưa tốt do lực lượng bảo vệ tại chỗ chủ yếu là công
an địa phương Lực lượng này còn thiếu về số lượng và yếu về chuyênmôn, nghiệp vụ Bên cạnh đó, ý thức của người dân về trong việc tham giacông tác bảo vệ, giữ nguyên hiện trường còn rất yếu Nhiều vụ tai nạn xảy
ra, người dân không những không giúp đỡ lực lượng chức năng bảo vệ hiệntrường mà còn có các hành vi tiêu cực như lợi dụng lúc tình hình hỗn loạn
để chiềm đoạt tài sản của nạn nhân, tụ tập đông người xem tai nạn, khôngchấp hành mệnh lệnh của lực lượng bảo vệ hiện trường dẫn đến làm xóa
mờ, mất các dấu vết quan trọng tại hiện trường Bên cạnh đó cũng phải
Trang 38nhắc tới yếu tố thời tiết nhiều khi không thuận lợi Nhiều vụ tai nạn xảy ratrong điều kiện mưa to, các dấu vết nhanh chóng bị nước rửa trôi, xóa mờ,ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dấu vết Ngoài ra việc phải tiến hànhkhám nghiệm hiện trường dười trời mưa cũng khiến kết quả khám nghiệmnhiều khi không đảm bảo Công tác khám nghiệm hiện trường cũng đượctiến hành trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị hỗ trợ Nhiều vụ tai nạngiao thông xảy ra ở các vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở, lực lượng chứcnăng phải mất nhiều thời gian để tiếp cận, khi tiếp cận được thì nhiều dấuvết hình sự của vụ án đã bị xóa Có thể dẫn ra đây một ví dụ cụ thể: Vụ tainạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày 21-10-2010 tại Km14+250 đường
đê Văn Cốc thuộc địa phận xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội làm 2 người chết là Phạm Trọng Tuyên (sinh năm 1992) và NguyễnVăn Tuấn (sinh năm 1992) Sau khi gây tai nạn, đối tượng đã lái xe bỏchạy Khi lực lượng cảnh sát giao thông có mặt, hiện trường còn lại chỉ làvài mảnh vỡ, một chiếc xe máy nằm đổ ở đường, có một vài vết máu, thôngtin ban đầu xác nhận một nạn nhân nằm trên đường và một nạn nhân bị bắnxuống rịa đê đã được đưa đi cấp cứu, nhưng đã tử vong Vụ tai nạn giaothông xảy ra vào ban đêm, sau khi rà soát hết nhân chứng (không có nhânchứng trực tiếp) thì họ nói chỉ nghe thấy tiếng rầm rất to, không ai biết trựctiếp vụ tai nạn giao thông xảy ra, phương tiện đi như thế nào Chính vì vậy,phải mất nhiều thời gian và công sức, các Điều tra viên mới tìm ra được thủphạm gây tai nạn [29]
Thứ ba, về dấu vết phương tiện
Trong các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ, việc thu thậpcác dấu vết để xác định hướng, tốc độ của phương tiện, lỗi của các bêntrong tai nạn là yếu tố hết sức quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, lực lượngchức năng đang gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thu thập các chứng cứtrên Phần lớn các vụ án về tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trong nhữngnăm qua đều có liên quan đến xe gắn máy Đặc điểm của loại phương tiện
Trang 39này là không cón các thiết bị chuyên dùng ghi lại tốc độ của xe trong thờigian lưu thông Do đó, khi xảy ra tai nạn, lực lượng chức năng rất khó xácđịnh tốc độ xe tại thời điểm xảy ra tai nạn để chứng minh lái xe có chạyquá tốc độ cho phép hay không Với phương tiện là xe ô tô, hiện nay, phápluật mới chỉ quy định bắt buộc gắn thiết bị giám sát hành trình đối với xekhách Tuy nhiên, ý thức chấp hành của các chủ phương tiện này vẫn chưa
có Vẫn tồn tại tình trạng lắp các thiết bị không đảm bảo chất lượng chỉ đểđối phó với cơ quan chức năng Cá biệt, có một bộ phận chủ xe cố tìnhkhông chấp hành mặc cho pháp luật đã có quy định Điều này xuất phát từmột phần nguyên nhân là chi phí lắp đặt và vận hành thiết bị cao, một phầnxuất phát từ việc chủ xe và lái xe không muốn lắp đặt thiết bị giám sát bởikhông muốn cơ quan chức năng phát hiện việc vi phạm luật giao thôngđường bộ, đặc biệt là các quy định về tốc độ của mình trong quá trình chạy
xe Tháng 4/2013, qua kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanhvận tải khách bằng ô-tô theo tuyến cố định qua hộp đen tại bảy đơn vị vậntải tại Quảng Ninh, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã phát hiện có rấtnhiều sai phạm Qua kiểm tra 313 phương tiện, có 40 hộp đen trên xekhông bảo đảm điều kiện theo quy định Cũng trong tháng 4/2013, tỉnh ĐắcLắc tổ chức kiểm tra “hộp đen”, đã phát hiện nhiều bất cập do nhiều đơn vịvận tải nhỏ lắp đặt thiết bị chủ yếu để đối phó Đơn cử, hợp tác xã vận tảiTân Lập có 16 xe khách chạy nội tỉnh, 6 xe khách chạy ngoại tỉnh đã “hộpđen” nhưng lắp để cho có, chứ máy chủ không thường xuyên mở để theodõi giám sát an toàn giao thông của phương tiện Mặt khác, có quá nhiềuloại “hộp đen” chào bán giá rẻ, doanh nghiệp vận tải nhỏ thường chọn loại
rẻ nhất để lắp nhằm đối phó với cơ quan chức năng.[26]
Để xác định tốc độ xe tại thơi điểm xảy ra tai nạn, khoa học điều trahình sự cũng đã đưa ra được công thức tính dựa trên các thông số là hệ sốmặt đường, chiều dài vệt phanh tại hiện trường, … Tuy nhiên, việc ápdụng công thức này vào điều kiện Việt Nam gặp nhiều trở ngại do đặc
Trang 40điểm chất lượng đường bộ Việt Nam kém, không đồng đều, rất khó ápdụng thông nhất Điều này gây trở ngại rất lớn cho công tác điều tra làm rõ
đã nhân cơ hội bỏ trốn
2.2 Những vướng mắc trong hoạt động định tội danh
Xuất phát từ những vướng mắc trong công tác điều tra như đã nói ởtrên đã kéo theo rất nhiều khó khăn trong việc xác định tội danh trong các
vụ án về tai nạn giao thông đường bộ Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án về tai nạn giao thông đường bộ trong thời gian qua cho thấy có rấtnhiều vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng, bất đồng vềquan điểm khi đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động định tội danh.Dưới đây tác giả sẽ phân tích những vướng mắc chủ yếu trong quá trìnhđịnh tội danh kèm theo những vụ án cụ thể để minh họa
Vụ án thứ nhất: vướng mắc trong việc xác định mối quan hệ nhân quả làm cơ sở cho hoạt động định tội danh
Ngày 30/12/2011, Tòa án nhân dân quận 12 (thành phố Hồ Chí Minh)
có thụ lý vụ án hình sự sơ thẩm “Vi phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ” Bị cáo Bùi Ứng Viên sinh năm 1992, hành nghềchở thuê Ngày 10/10/2011, bị cáo Bùi Ứng Viên điều khiển xe gắn máy(xe 49cc) lưu thông trên đường hẻm 46 đường Nguyễn Thị Minh Khai Khiđến nơi giao nhau giữa 3 con hẻm (hẻm 46, hẻm 666 và hẻm 90) bị cáo