những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ

34 874 8
những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho quá trình tố tụng hình sự, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan nhà Nhà nước có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự là nguyên tắc về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội”, nghĩa là việc khởi tố vụ án hình sự không phục thuộc vào người có quyền lợi bị xâm hại có đồng ý hay không. Nguyên tắc chung là vậy nhưng trong một số trường hợp đặc biệt hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm không cao, xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, một số quyền nhân thân của con người thì pháp luật cho phép người bị hại được định đoạt việc xử lý, thông qua quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Được quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, 105 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, 106 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chi 1 sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 108 - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, 109 - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, 111 - Tội hiếp dâm, 113 - Tội cưỡng dâm, 121 - Tội làm nhục người khác, 122 - Tội vu khống, 131 (Đã bị bãi bỏ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009) và 171 - Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ, trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thể hiện nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc tôn trọng và bảo về các quyền cơ bản của công dân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Việc áp dụng quy định này có ý nghĩa rất lớn, đã tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết sao cho vừa đền bù được thiệt hại, vừa giữ được bí mật đời tư, không bị mất mát tình cảm, như vậy hiệu quả đạt được còn cao hơn việc đưa người phạm tội ra xử lý. Đồng thời vì họ là người chủ động yêu cầu khởi tố vụ án nên họ đã có trách nhiệm hơn khi cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ án: cung cấp tang vật, đặc điểm người phạm tội, chỉ rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội… Điều này đã giúp cho cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn một số khó khăn, vướng mắc, bất cập, tồn tại phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Và sau đây, nhóm xin trình bày “những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục”. Qua tìm hiểu một số 2 tài liệu, tìm kiếm trên một số trang web chắc chắn bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Cô. Xin chân thành cảm ơn!!! CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là quy định được áp dụng khá phổ biến ở pháp luật các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để làm rõ khái niệm và bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trước hết phải làm rõ hai khái niệm cơ bản là khởi tố vụ án hình sự và người bị hại. - Về khái niệm “khởi tố vụ án hình sự”: Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn của trình tự tố tụng. Trình tự tố tụng hình sự được hiểu là trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án), người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 3 đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch), cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn là một bước trong quá trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Các giai đoạn trong tố tụng hình sự gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, thi hành án hình sự. Như vậy: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của trình tự tố tụng, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự” 1 . Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hành điều tra, các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp như khám nghiệm hiện trường hoặc bắt người. - Về khái niệm “người bị hại”: Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng hình sự, thuộc nhóm những người tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan trực tiếp đến vụ án (giống như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Trong Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa ra khái niệm về người bị hại như sau: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” (Khoản 1 điều 51 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003). Dựa vào khái niệm trên có thể rút ra ba đặc điểm cơ bản của người bị hại: Đặc điểm thứ nhất, người bị hại là một con người cụ thể, xác định, chứ không thể là cơ quan, tổ chức, đây là quan điểm chính thống trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, quan điểm thể hiện trong giáo trình Luật Tố tụng hình sự Viện Nam của Trường Đại học Luật Hà nội: “Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại” 2 , hoặc trong Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (bình luận Bộ luật tố tụng 1 Trường Đại học Luật Hà nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà nội, tr 235 2 Trường Đại học Luật Hà nội (2008), sđd, tr 126 4 hình sự năm 1998): “Người bị hại là công dân đã bị người phạm tội xâm phạm đến thể chất” 3 . Đối với một số nước trên thế giới thì cơ quan, tổ chức cũng được coi là người bị hại; Đặc điểm thứ hai, người bị hại phải bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, thể chất, tinh thần, tài sản của họ là đối tượng xâm hại của tội phạm, những hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra như thiệt hại về thể chất (bị thương tích, bị chết), thiệt hại về tinh thần (bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm), thiệt hại về tài sản (tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị chiếm đoạt) là những hậu quả mà người bị hại phải trực tiếp gánh chịu chứ không ai khác phải gánh chịu; Đặc điểm thứ ba, hành vi xâm hại đến người bị hại là hành vi phạm tội, nếu không phải hành vi phạm tội thì người bị thiệt hại sẽ không được coi là người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có sự khác biệt so với các trường hợp khởi tố vụ án hình sự thông thường, vì đây là trường hợp khởi tố vụ án hình sự có điều kiện. “Điều kiện cần” là phải có dấu hiệu của tội phạm mà theo quy định của pháp luật loại tội này chỉ được khởi tố khi người bị hại yêu cầu. Có dấu hiệu tội phạm là có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong luật hính sự. “Điều kiện đủ” là phải có yêu cầu khởi tố của người bị hại, đây là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định. Yêu cầu khởi tố của người bị hại là căn cứ phát sinh việc khởi tố vụ án hình sự, trường hợp tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng không có yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan có thẩm quyền không thể khởi tố vụ án được. Như vậy bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chính là quyền buộc tội, hay còn gọi là quyền tư tố của người bị hại trong tố tụng hình sự. 1.2. Đặc trưng cơ bản của khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những đặc trưng cơ bản sau đây: 3 Viên nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Hà nội, tr 76 5 - Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một quy định biệt lệ so với quan niệm chung về quan hệ pháp luật hình sự. Bởi lẽ chỉ có Nhà nước mới là chủ thể có thẩm quyền quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhưng trong trường hợp này thì người bị hại mới có quyền quyết định. - Thứ hai, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thường quy định đối với các trường hợp phạm tội có tính chất nguy hiểm không cao, đó là các trường hợp phạm tội do vô ý (ví dụ như vô ý gây thương tích…) hoặc phạm tội cố ý nhưng thiệt hại không lớn, tính chất của sự xâm hại không nghiêm trọng, đồng thời khách thể xâm hại của tội phạm thường là những quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với người bị hại, đó là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền sở hữu trí tuệ. - Thứ ba, yếu tố ý chí của người bị hại có ý nghĩa quyết định trong việc khởi tố vụ án hình sự. Ý chí của người bị hại được thể hiện ở yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố, nếu người bị hại có yêu cầu khởi tố thì đó là căn cứ làm phát sinh việc khởi tố vụ án hình sự, khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì đó là căn cứ để chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, tất nhiên giới hạn ở một số giai đoạn tố tụng nhất định, nếu ngay từ đầu người bị hại không có yêu cầu thì Cơ quan có thẩm quyền không thể tự mình khởi tố vụ án được. Như vậy có thể nói ý chí của người bị hại là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. - Thứ tư, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một quy định tạo ra khung pháp lý cho sự áp dụng linh hoạt các biện pháp giải quyết vụ án hình sự. Áp dụng quy định này sẽ vừa giữ được kỷ cương xã hội, thể hiện ở việc người phạm tội sẽ bị xử lý nếu người bị hại yêu cầu; đồng thời vừa bảo đảm tối ưu lợi ích của người bị hại, thể hiện ở việc người bị hại đã được đền bù xứng đáng về vật chất, tinh thần và không yêu cầu thì pháp luật cũng không cần phải xử lý người phạm tội nữa. 1.3. Ý nghĩa việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. 6 Nhìn chung, pháp luật nước ta quy định việc khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những trường hợp chỉ được khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại với ý nghĩa sau: - Góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại Một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mà Nhà nước đang thực hiện chính là để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của những con người trong xã hội. Bởi vì họ chính là người phải gánh chịu trước tiên những thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn cả thiệt hại về tinh thần. Việc khởi tố người phạm tội trong những trường hợp đó mặc dù góp phần giữ vững trật tự kỷ cương và mang lại lợi ích cho xã hội nhưng làm tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần của người bị hại. Vì vậy, để hạn chế những trường hợp quyết định khởi tố có thể cùng một lúc mang lại lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng lại gây thiệt hại lớn hơn cho người bị hại, pháp luật đã ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Quy định này đã xác lập khả năng, điều kiện để người bị hại được cân nhắc tính toán việc khởi tố có quá bất lợi cho lợi ích của họ hay không. Điều này cũng thể hiện một khía cạnh của nguyên tắc công bằng trong Luật Hình sự nước ta. Nói cách khác, khởi tố vụ án hình sự trái với ý muốn của người bị hại có thể gây thêm những mất mát và thiệt hại cho họ vì vậy nhà làm luật đã nhường quyền quyết định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội hay không cho người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại thông qua việc yêu cầu hay rút yêu cầu khởi tố vụ án. - Chế định này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hại, mất mát của người bị hại. Khi các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh đồng thời cũng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng. Về phía người bị hại, pháp luật dành cho họ những quyền nhất định để tạo điều kiện cho họ bảo vệ, ngăn chặn và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị tội phạm xâm hại. Ngoài ra pháp luật cũng 7 đảm bảo cho bị can thực hiện các quyền của mình như quyền được nhờ người khác bào chữa, quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật… bởi vì về nguyên tắc không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án quyết định của Tòa án. Chính vì vậy thông qua hoạt động khởi tố vụ án hình sự, các quyền tự do và dân chủ của công dân được tôn trọng và bảo đảm, góp phần hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. 1.4. Lược sử hình thành và phát triển chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định về quyền tư tố ở những mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, giai đoạn trước khi pháp điển hóa luật tố tụng hình sự lần thứ nhất (tức là trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988) thì những quy định về quyền tư tố không rõ nét, tuy người bị hại cũng có quyền khởi kiện vụ án hình sự và cũng có vai trò nhất định trong tố tụng hình sự nhưng mức độ còn hạn chế, điều đó xuất phát từ điều kiện lịch sử - xã hội của giai đoạn này, cũng như kỹ thuật lập pháp còn hạn chế. Từ thời kỳ sơ khai cho đến khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì lịch sử lập pháp Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. - Trong thời kì phong kiến, pháp luật đã từng bước được hình thành và phát triển. Tuy nhiên kỹ thuật lập pháp còn nhiều hạn chế, thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự được quy định khá đơn giản, các quy định về tố tụng hình sự chưa được quy định thành bộ luật riêng như hiện nay mà được ban hành chung trong pháp luật hình sự, dân sự… Mặc dù vậy, thời kì này đã có một số quy định liên quan đến người bị hại mà đặc biệt là việc thụ lý và giải quyết vụ án theo đơn khởi kiện, tố cáo của người bị hại. Chẳng hạn như: Điều 44 chương Đấu tụng của Bộ luật Quốc triều Hình luật thì “Tố cáo tội người, thì phải ghi vào năm tháng và trình bày sự thực không được nói là việc còn ngõ (nói việc đó không đáng tin cũng vậy); trái luật này thì phải phạt 80 trượng, quan nhận những đơn trái lệ này, mà đem ra xét xử thì phạt tiền 30 quan”. Thế nhưng quyền của người bị hại cũng có những hạn chế đáng kể, nếu người bị hại khởi kiện những người thân thích của mình như cha mẹ, ông bà… thì vẫn bị xử 8 phạt dù rằng đó là sự thật: “con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, cùng là vợ kiện ông bà cha mẹ chồng đều phải biếm một tư, nếu lý lẽ trái, thì xử thêm một bậc” - Đến thời kì thực dân Pháp xâm lược, nước ta có đến ba Bộ luật Tố tụng hình sự khác nhau được áp dụng tại, Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Trong đó, Bộ luật Tố tụng hình sự Bắc kỳ tại Điều 10 quy định khi cán bộ có thẩm quyền gặp người bị hại đến thưa hoặc vì lý do khác mà phát giác trong địa phận mình quản lý có người phạm tội nghiêm trọng thì tức trình báo với quan thẩm phán sở tại và phải hết sức tìm cách để điều tra người phạm tội và thu lấy các tang chứng. Người bị hại có thể khai miệng hoặc làm đơn mà khống tố với quan hành chánh hoặc quan tư pháp. Bộ luật Tố tụng hình sự thời kì này đã có thêm quy định về các loại người tham gia tố tụng bao gồm: bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nhưng lại chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm này. - Giai đoạn sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ của nước ta phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Mặc dù vậy hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp tố tụng hình sự nói riêng vẫn được Nhà nước quan tâm và đến khi Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dânh tối cao được ban hành thì lần đầu tiên pháp luật Việt Nam mới đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm người bị hại. Ngoài ra trong Bản hướng dẫn này có đề cập đến người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên là cha mẹ hoặc người giám hộ là người đại diện hợp pháp đương nhiên của họ. Những người này có quyền sử dụng những quyền tố tụng của người bị hại, để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của người bị hại. Qua phân tích trên, có thể nhận xét rằng mặc dù pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn này chưa có quy định về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại tuy nhiên việc dành cho người bị hại các quyền như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị hại trong việc bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 9 - Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật tố Tụng hình sự năm 2003. Trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, người bị hại không được pháp luật quy định có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Lúc đó, quan niệm phổ biến không chấp nhận việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là: Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, trong đó tính chất là người bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất, mức đó nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới và tổng kết thực tiễn xét xử ở nước ta, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, nhà làm luật đã chính thức ghi nhận những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 88. Đây là lần đầu tiên pháp luật đã tạo điều kiện cho người bị hại được cân nhắc, tính toán việc khởi tố vụ án hình sự. Nếu họ không có yêu cầu khởi tố thì dù phát hiện được dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền cũng không thể ra quyết định khởi tố vụ án. Hơn nữa, người bị hại còn được quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của mình bất cứ lúc nào trước khi diễn ra phiên tòa nếu việc rút yêu cầu là hoàn toàn tự nguyện và cũng có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (do pháp luật không cấm). Tuy vẫn còn nhiều bất cập nhưng ba lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (30/6/1990, 22/12/1992, 9/6/2000) chế định này vẫn tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự nước ta, đã cho thấy sự cần thiệt của chế định này trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự. Một mặt góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, mặt khác, vẫn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, xã hội. Chế định này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hại mất mát của người bị hại. 1.5. Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức truy tố chủ yếu: một là công tố - quyền truy tố hoàn toàn thuộc cơ quan công tố nhà nước, chẳng hạn như 10 [...]... được bất cứ yêu cầu khởi tố vụ của người bị hại hay người đại diện hợp pháp của người bị hại Đối với Cơ quan điều tra thì tuy không thống kê số lượng vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng hầu như cũng chỉ có một hoặc hai vụ Như vậy, quá trình áp dụng cho thấy chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị hại được suy nghĩ và lựa chon... việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án sang tội danh mới mà tội danh này cần phải có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại thì Cơ quan có thẩm quyền không được tự ý thay đổi quyết định khởi tố vụ án khi chưa có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại Nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng quá trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với... còn phục thuộc vào ý chí của người bị hại, việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại lúc này chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự Việc quy định như vậy sẽ mở rộng hơn quyền của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự và cũng là quyền lợi của người bị khởi tố trong vụ án chỉ được khởi tố theo. .. tiếp và vụ án phải chưa hết thời hiệu truy tố theo quy định của pháp luật Còn theo pháp luật Việt Nam thì người có quyền yêu cầu khởi tố cũng chỉ có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án và cũng không có quy định về thời hiệu truy tố, tức là người bị hại có thể yêu cầu khởi tố bất kì lúc nào mà không có sự hạn chế và mặt thời gian Ngoài ra, pháp... theo yêu cầu của người bị hại Thứ năm, về việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng quá trình điều tra 31 có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự Đối với những vụ án được khởi tố theo. .. quyết định khởi tố vụ án chứ không thể xuất hiện sau vì pháp luật đã quy định “chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất” Đây là một quy định có tính chất bắt buộc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án sau khi đã có yêu cầu khởi tố của người bị hại. .. người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều này, nhưng những quyền quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự là quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng, trong các quyền đó không có quyền yêu cầu khởi tố, vì vậy không thể vận dụng quy định này để cho rằng người đại diện hợp pháp của người bị hại (trong trường hợp bị hại chết) có quyền yêu cầu khởi tố Vướng. .. được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Tuy nhiên khi tin tố giác, tin báo về tội phạm thuộc 27 những trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi tố vụ án vì chưa có yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người. .. hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ) Việc đình chỉ vụ án đối với từng bị can theo khoản 2 Điều 105 là trường hợp được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên rất cần hướng dẫn; nếu không, chắc chắn mỗi nơi sẽ hiểu và áp dụng khác nhau Khi người bị hại làm 25 đơn yêu cầu khởi tố là đơn yêu cầu khởi tố vụ án” nên khi rút đơn yêu cầu khởi. .. quy định phạm vi rộng hơn, pháp luật Việt Nam cũng không bắt buộc các bên phải hòa giải trước trong một số trường hợp và giới hạn rút yêu cầu khởi tố của Việt Nam cũng hẹp hơn rất nhiều CHƯƠNG 2 NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG QUY ĐỊNH KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 2.1 Thực tiễn áp dụng quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 2.1.1 Thủ tục, hình thức, nội dung và . tố theo yêu cầu của người bị hại. Và sau đây, nhóm xin trình bày những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục . Qua tìm hiểu một số 2 tài. CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là quy định được áp dụng khá. gọi là quyền tư tố của người bị hại trong tố tụng hình sự. 1.2. Đặc trưng cơ bản của khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những đặc trưng cơ

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan