L ỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn cao học: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tiêu nước trong lưu vực tiêu của hai trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hoà đáp ứng yêu cầu ph
Trang 1TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN SAU NĂM 2020
Chuyªn ngµnh: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
Mã s ố: 60-62-30
luËn v¨n th¹c sÜ
Ng ười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Vinh
Hµ néi – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của tập thể các Giáo sư, Phó
nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân tác giả, luận văn này được hoàn thành vào tháng 5 năm 2012 tại trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội
Tự đáy lòng mình tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Nhà giáo PGS.TS Lê Quang Vinh người thầy hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tâm, tận tình không kể thời gian chỉ bảo hướng đi cũng như cung cấp các thông
Xin chân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể giảng viên trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam, Chi cục thuỷ lợi Hà Nam, các phòng: Nông nghiệp, Công thương, Tài nguyên môi trường, Chi cục thống kê huyện
Lý Nhân, Bình Lục, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Hà Nam và công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà, gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này
Lê Ngọc Quang
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn cao học: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực tiêu nước trong lưu vực tiêu của hai trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hoà đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến sau năm 2020” của
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Quang
Trang 511T
Trang 73.1.2 Xây dựng bổ sung thêm một số công trình tiêu mới ở những khu vực còn
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Bản đồ lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hòa 4
Hình 1.2 Trạm bơm Hữu Bị 26
Hình 1.3 Trạm bơm Nhân Hoà 27
Hình 1.4 Trạm bơm xóm 2 Xã Nhân Khang 29
Hình 1.5 Trạm bơm Thượng Vĩ xã Nhân Chính 30
Hình 1.6 Một số cống tiêu tự chảy ra trục tiêu chính (Sông Châu Giang) 31
Hình 2.1 Đường tần suất lý luận 5 ngày max tại trạm Phủ Lý 44
Hình 2.2: Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy tự do 49 Hình 2.3: Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy ngập 51
Hình 2.4 Giản đồ hệ số tiêu sơ bộ của lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà giai đoạn hiện trạng 59
Bản đồ hiện trạng hệ thống thủy lợi lưu vực Hữu Bị, Nhân Hòa năm 2010 89
Bản đồ quy hoạch phân vùng tiêu hệ thống thủy lợi lưu vực Hữu Bị, Nhân Hòa đến năm 2020 90
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân vùng tiêu hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà theo quy hoạch
1973-1976 7
Bảng1.2 Phân vùng tiêu hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà theo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch 1980-2000 8
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng, năm tại trạm Phủ Lý (Đơn vị: mm) 13 Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình tháng, năm tại trạm Phủ Lý (Đơn vị: 0C) 14
Bảng 1.5 Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm tại trạm Phủ Lý (Đơn vị: %) 14
Bảng 1.6 Bốc hơi trung bình tháng, năm tại Phủ Lý (Đơn vị: mm) 14
Bảng 1.7 Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm đo Phủ Lý (Đơn vị: m/s) 15
Bảng 1.8 Số giờ nắng trung bình tháng, năm tại Phủ Lý (Đơn vị: giờ) 15
Bảng 1.9 Mực nước báo động sông Hồng tại Hữu Bị (Đơn vị: m) 16
Bảng 1.10 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 18
Bảng 1.11 Định hướng quy hoạch sử dụng đất năm 2020 20
Bảng 1.12 Hiện trạng các trạm bơm chuyển tiếp trong lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà 27
Bảng 1.13 Diện tích úng trên địa bàn huyện Lý Nhân và Bình Lục (Đơn vị: ha) 34
Bảng 2.1: Bảng phân vùng tiêu lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà 40
Bảng 2.2 Tổng hợp lượng mưa lớn nhất thời đoạn ngắn tại trạm Phủ Lý 42
Bảng 2.3 Mô hình mưa tiêu 5 ngày lớn nhất, tần suất 10% 45
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất vùng tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà năm 2010 45
Bảng 2.5 Dự báo cơ cấu sử dụng đất vùng tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà đến năm 2020 46
Bảng 2.6 Tính toán hệ tiêu cho lúa trong trường hợp chảy tràn tự do, b0 = 0,45 m 51
Trang 11Bảng 2.7 Tính toán hệ tiêu sơ bộ của lúa 51
Bảng 2.8 Hệ số dòng chảy C cho các đối tượng tiêu nước có mặt 53
trong các hệ thống thủy lợi 53
2.4.2.2 Kết quả tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng tiêu nước 53
Bảng 2.9 Hệ số tiêu cho hoa màu 53
Bảng 2.10 Hệ số tiêu cho cây trồng lâu năm 54
Bảng 2.11 Hệ số tiêu cho ao, hồ thông thường 54
Bảng 2.12 Hệ số tiêu cho khu dân cư nông thôn 54
Bảng 2.13 Hệ số tiêu cho khu công nghiệp 54
Bảng 2.14 Hệ số tiêu cho khu đô thị 54
Bảng 2.15 Hệ số tiêu cho đất khác 54
Bảng 2.16 Hệ số tiêu sơ bộ lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà thời điểm năm 201058 Bảng 2.17 Hệ số tiêu sơ bộ của lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà đến năm 2020 60
Bảng 2.18 Dự báo sử dụng đất lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà đến năm 2020 với 2 % diện tích hồ điều hoà 61
Bảng 2.19 Dự báo sử dụng đất lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà đến năm 2020 với 3 % diện tích hồ điều hoà 61
Bảng 2.20 Dự báo sử dụng đất lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà đến năm 2020 với 4 % diện tích hồ điều hoà 61
Bảng 2.21 Tổng lượng nước trữ của hệ thống trường hợp có hồ điều hoà 62
Bảng 2.22: Kết quả tính toán đường quá trình hệ số tiêu dự kiến đến năm 2020 với 2 %, 3%, 4% diện tích hồ điều hoà lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà 62
Bảng 2.23 Kết quả tính toán cân bằng nước cho các trạm bơm đầu mối 65
lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà 65
Bảng 2.24 Kết quả tính toán cân bằng nước cho các tiểu vùng trong lưu vực 70 Hữu Bị, Nhân Hoà bằng động lực 70
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vùng tiêu của 6 trạm bơm lớn Bắc Nam Hà gồm các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định; các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân và thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam Đây là vùng trũng vào bậc nhất của đồng bằng Bắc Bộ Trước khi các trạm bơm tiêu được xây dựng thì phần lớn diện tích đất canh tác trong vùng này chỉ cấy được một vụ lúa chiêm, vụ mùa bỏ hoang hóa do ngập nước Nhiều khu vực ngập úng quanh năm Năm 1962 lần đầu tiên khu vực này được nghiên cứu lập quy hoạch tiêu nước và phát triển sản xuất Căn cứ vào điều kiện địa hình, quy hoạch xác định toàn vùng 77.448 ha có cao
độ trũng thấp chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm bắt buộc phải tiêu bằng động lực với hệ
số tiêu 2,90 l/s.ha Số diện tích còn lại là 7.878 ha bao gồm khu vực 6 xã vùng bắc
Lý Nhân tỉnh Hà Nam (2.387 ha) và khu vực Độc Bộ thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định (5.491 ha) là vùng đất cao tiêu tự chảy ra sông Châu Giang và sông Đáy Theo kết luận của quy hoạch nói trên, từ năm 1964 đến năm 1972 nhà nước đã đầu tư xây
3
P
/s tiêu 18.705 ha ra sông Đào Nam Định; tiêu ra sông Đáy có 03 trạm bơm gồm Cổ Đam lắp 7 máy loại
/s tiêu 5.508 ha; tiêu ra sông Hồng có 02 trạm bơm gồm
3
P
/s, đảm nhận tiêu cho 77.448 ha và tưới 69.926 ha đất canh tác
Giai đoạn hoàn chỉnh thủy nông 1973-1976 đã rà soát và bổ sung quy hoạch lập năm 1962 nhằm mục tiêu đảm bảo toàn bộ mặt bằng lưu vực 85.326 ha không bị úng vụ đông xuân, vụ mùa không bị úng chân ruộng màu mạ và chân ruộng 2 lúa Quy hoạch lần này khẳng định trong vùng không còn diện tích tiêu tự chảy Toàn bộ diện tích cần tiêu của hệ thống này đều phải tiêu bằng động lực Quy hoạch cũng đã
Trang 13xác định lại diện tích lưu vực tiêu của các trạm bơm đã có và sẽ xây dựng bổ sung Theo quy hoạch này thì Hữu Bị là một trong 7 tiểu vùng của hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà có diện tích lưu vực tiêu là 11.250 ha gọi chung là tiểu vùng Hữu Bị
Nghiên cứu rà soát bổ sung quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà do trường Đại học Thủy lợi thực hiện năm 1996 đã khẳng định năng lực tiêu của các trạm bơm đã xây dựng không đáp ứng được yêu cầu tiêu ngày càng cao của hệ thống này Kết quả là trên tiểu vùng Hữu Bị đã xây dựng thêm trạm bơm Nhân Hoà
Cũng như các khu vực khác ở đồng bằng Bắc Bộ, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang tác động rất mạnh đến lưu vực tiêu của tiểu vùng Hữu Bị Đất xây dựng khu công nghiệp và làng nghề được mở rộng Đất thổ cư ở các vùng nông thôn đang được đô thị hoá với tốc độ rất nhanh Tỷ lệ diện tích mặt bằng được bê tông hoá và gạch hoá tăng không ngừng, tỷ lệ diện tích đất trống, đất vườn có khả năng ngấm nước mưa và ao hồ có khả năng trữ nước mưa giảm dần Các thị tứ, thị trấn được mở rộng và phát triển thành các tiểu đô thị tập trung v.v.…Trong cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp thì diện tích đất dành cho các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa đang có xu hướng giảm dần, đất dành cho trồng hoa, rau xanh và một
số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng lên v.v Biến động về cơ cấu sử dụng đất như trên khiến cho yêu cầu tiêu nước trên tiểu vùng
Trang 14Hữu Bị đã tăng lên rất nhanh chóng Trong tiểu vùng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn trong đó có mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu và khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi đã có và mâu thuẫn này sẽ còn lớn hơn khi đến năm 2020 cả nước hoàn thành mục tiêu là công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Do vậy
đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực tiêu nước trong lưu vực tiêu của hai trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hoà đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến sau năm 2020” được đề xuất và
nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở khoa học và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tiêu nước trên lưu vực tiêu của trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hoà phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến sau năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình tiêu nước đã và sẽ xây dựng trên lưu vực tiêu của trạm bơm Hữu Bị và trạm bơm Nhân Hoà Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học khi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiêu trên lưu vực của hai trạm bơm này đến sau năm 2020
4 Nội dung và kết quả nghiên cứu
này trong lưu vực Hữu Bị, Nhân Hòa xét đến mối liên hệ với các vùng khác thuộc
hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
Nhân Hòa phù hợp với quy hoạch tiêu nước chung của hệ thống thủy lợi Bắc Nam
Hà đến sau năm 2020 và cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải pháp đề xuất
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ của các tác giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 155.2 Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn
5.3 Phương pháp phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống nhằm làm rõ những vấn đề chính như: Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch; hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của quy hoạch; Sự tác động đến môi trường; Sự đảm bảo về nhu cầu nước sinh thái và sự phát triển bền vững
6 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là lưu vực của 2 trạm bơm Hữu Bị và Nhân
Nam Định)
Hình 1.1 Bản đồ lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hòa
Trang 16Chương I TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ
VÀ VÙNG TIÊU HỮU BỊ, NHÂN HÒA
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ
Hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà được bao bọc bởi sông Châu Giang ở phía Bắc và phía Đông; sông Đáy ở phía Tây và phía Nam; sông Đào Nam Định và sông Hồng ở phía Đông và phía Nam Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên
là 95.780 ha, trong đó diện tích đất canh tác có 63.000 ha, diện tích cần tiêu là 85.326 ha Nằm trong vùng tiêu bao gồm diện tích đất đai của 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định Vùng tiêu thuộc tỉnh Hà Nam là toàn bộ các huyện Lý Nhân và Bình Lục, toàn bộ phần nằm phía Đông sông Đáy của huyện Thanh Liêm và một phần thành phố Phủ Lý nằm phía Nam sông Châu Giang và Đông sông Đáy; vùng tiêu tỉnh Nam Định là toàn bộ các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và một phần thành phố Nam Định nằm phía bờ hữu sông Đào Nam Định
Đặc điểm địa hình của hệ thống có độ dốc hình lòng chảo, dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam Vì thuộc khu trũng, hình lòng chảo nên biện pháp tiêu của khu vực hoàn toàn bằng động lực, các trạm bơm tiêu ra 4 sông xung quanh khu vực Hiện trạng quy hoạch tiêu của khu vực Bắc Nam Hà gồm có 4 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1963: Là giai đoạn đầu, triển khai quy
hoạch toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà Vùng tiêu của 6 trạm bơm lớn Bắc Nam Hà là vùng trũng vào bậc nhất của khu vực đồng bằng Bắc Bộ Trước khi các trạm bơm tiêu được xây dựng thì phần lớn diện tích đất canh tác của vùng này chỉ cấy được một vụ lúa chiêm, vụ mùa bỏ hoang hoá do ngập nước, nhiều khu vực ngập úng quanh năm Năm 1962 lần đầu tiên khu vực này được nghiên cứu lập quy hoạch tiêu nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp Căn cứ vào điều kiện địa hình, quy hoạch xác định toàn vùng 77.448 ha có cao độ trũng thấp, chỉ cấy được
Số diện tích còn lại là 7.878 ha bao gồm khu vực 6 xã vùng Bắc Lý Nhân tỉnh Hà
Trang 17Nam 2.387 ha và khu vực Độc Bộ thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định 5.491 ha là vùng đất cao tiêu tự chảy ra sông Châu Giang và sông Đáy
lực ra sông Đáy là 41.502 ha (trạm bơm Cổ Đam đảm nhận 21.210 ha, trạm bơm
tích tiêu tự chảy là 7.878 ha, trong đó 5.491 ha tiêu ra sông Đáy và 2.387 ha tiêu ra sông Châu Giang
Trác đảm nhận (Hữu Bị 10.835 ha, Như Trác 6.406 ha);
bơm Cốc Thành đảm nhận
Giai đoạn quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông từ 1973 – 1976: đây là
giai đoạn đã rà soát và bổ sung quy hoạch lập năm 1962 nhằm mục tiêu, đảm bảo toàn bộ mặt bằng lưu vực 85.326 ha không bị úng, vụ Đông Xuân, vụ Mùa không bị úng chân ruộng màu, mạ và chân ruộng 2 lúa Quy hoạch giai đoạn này khẳng định trong vùng không có diện tích tiêu tự chảy, toàn bộ diện tích cần tiêu của hệ thống này đều phải tiêu bằng động lực Đồng thời giai đoạn quy hoạch này cũng đã xác định lại diện tích lưu vực tiêu của các trạm bơm đã có và sẽ bổ sung
So với quy hoạch xây dựng ban đầu (quy hoạch lập năm 1962) thì giai đoạn này
đã phân lại các vùng tiêu, vì vậy diện tích tiêu ra các sông có sự thay đổi đáng kể:
Trang 18- Tiêu ra sông Đáy có 45.528 ha do các trạm bơm lớn Cổ Đam, Vĩnh Trị, Nhâm Tràng Trong giai đoạn này hệ thống đã được đầu tư thêm một bước để hoàn thiện hệ thống công trình nội đồng và bổ sung một số công trình đầu mối vừa và nhỏ gồm các trạm bơm Yên Bằng, Yên Quang, Quỹ Độ, Đinh Xá, Triệu Xá và Kinh Thanh phụ trách
Chanh và Quán Chuột phụ trách
Giai đoạn quy hoạch năm 1973-1976, phân hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà thành 7 vùng tiêu như bảng1.1 sau:
Bảng 1.1 Phân vùng tiêu hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
theo quy hoạch 1973-1976
(ha)
lượng tiêu (m3/s)
Nơi nhận nước tiêu
tiêu (ha)
1 Như Trác 3.950 Như Trác 3.950 13,04 Sông Hồng
2 Hữu Bị 11.250 Hữu Bị 11.250 22,50 Sông Hồng
3 Cốc Thành 22.661
Cốc Thành 14.373 43,10
Sông Đào Nam Định
Sông Chanh 6.778 28,00 Quán Chuột 1.510 4,00
Trang 19Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2000: tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung
hoàn thiện và nâng cao năng lực tưới tiêu cho hệ thống
Theo báo cáo rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch tiêu năm 1998 do công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi Nam Định lập, đã dựa vào kết quả phân vùng trong các quy hoạch trước và chia hệ thống 6 trạm bơm lớn Bắc Nam Hà thành 8 tiểu vùng tiêu, dựa theo lưu vực tiêu của các trạm bơm đã có Diện tích tiêu của các tiểu vùng như sau:
Chanh và trạm bơm Quán Chuột;
và Yên Quang;
trạm bơm Cổ Đam từ đường Sắt trở lên);
Bảng1.2 Phân vùng tiêu hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà theo rà soát, điều chỉnh
bổ sung quy hoạch 1980-2000
Diện tích cần tiêu (ha)
Trạm bơm trong lưu vực
Nơi nhận nước tiêu
2 Cốc Thành 22.661 Cốc Thành 22.661 Sông Đào
Nam Định
3 Vĩnh Trị 20.006 Vĩnh Trị 20.006 Sông Đáy
4 Nhâm Tràng 6.850 Nhâm Tràng 6.850 Sông Đáy
5 Như Trác 3.950 Như Trác 3.950 Sông Hồng
7 Quan Trung 1.937 Quan Trung 1.937 S Châu Giang
8 Đinh Xá 3.633 Đinh Xá, Triệu Xá 3.633 S Châu Giang
Trang 20Giai đoạn 2000 đến năm 2010:
Giai đoạn quy hoạch này do có sự thay đổi lớn về cơ cấu cây trồng nên hệ số tưới được nâng lên 1,25 l/s.ha; hệ số tiêu lên 4,5 l/s.ha
Đối với hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà, từ 1991-1994 được nâng cấp một bước
2010 đạt 5,5 l/s.ha Đây là giai đoạn mang tính chiến lược xác định mục tiêu, nhiệm
vụ và định hướng sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi, tạo ra tiền đề xây dựng trạm bơm Nhân Hòa, Vĩnh Trị II Trong giai đoạn này nhiều công trình đầu mối được cải tạo, nâng cấp, xây mới như: Nhân Hoà, Đinh Xá, Triệu Xá v v
Năm 2001 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà Năm 2002 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo lập quy hoạch thuỷ lợi sông Đáy bao trùm hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà Năm 2004 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt quy hoạch thuỷ lợi sông Châu Hệ thống được vận hành theo quy trình vận hành và căn cứ theo các quy hoạch được lập, đã phát huy hiệu quả khai thác, năng lực của hệ thống công trình Theo quy hoạch này đã bổ sung, cải tạo nâng cấp nhiều công trình, trong đó đặc biệt là sự ra đời của hệ thống Tắc
bản giải quyết nguồn nước tưới và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nhiều biến động lớn: cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi có những thay đổi đáng kể, tốc độ công nghiệp, đô thị hóa nhanh làm nhu cầu về cấp nước, tiêu nước thay đổi rất lớn Bên cạnh đó hệ thống công trình thủy lợi sử dụng lâu năm, hiện nay đã xuống cấp không còn đảm bảo năng lực thiết kế, đặc biệt là hệ thống các trạm bơm,
hệ thống kênh trục chính dẫn nước bị bồi lắng, lấn chiếm gây ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành hệ thống phục vụ sản xuất
căng thẳng, hàng năm ngập úng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà chủ yếu dùng động lực, với tình trạng thiết bị
Trang 21đã xuống cấp như hiện nay thì việc vận hành trong điều kiện thời tiết bình thương cũng rất khó khăn Trường hợp lũ cao, kết hợp triều cường như năm 1996 một số trạm bơm lớn cũng phải ngừng hoạt động như: trạm bơm Như Trác, Hữu Bị, Cốc Thành lại rơi vào thời điểm lúa mới cấy và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp là không thể tránh khỏi
Lưu vực của trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hoà có địa hình cốt đất gần như thấp nhất của hệ thống lưu vực Bắc Nam Hà Hàng năm, khi có mưa lớn thì lưu vực này thường bị úng ngập cục bộ Khu vực nghiên cứu tiêu của đề tài gồm 1 phần diện tích của huyện Lý Nhân và một phần diện tích của huyện Bình Lục do trạm bơm đầu mối
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuỷ lợi nhằm khai thác sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước phục vụ cấp nước: tưới, sinh hoạt; chống lũ và tiêu úng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng
hệ thống sau năm 2020, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển thuỷ lợi hàng năm, 5 năm và dài hạn, cụ thể là:
đặc biệt chú trọng khu vực chiêm trũng địa bàn tỉnh Hà Nam thuộc lưu vực Hữu Bị
và Nhân Hòa
1.2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LƯU VỰC TIÊU HỮU BỊ, NHÂN HÒA
1.2.1 Vị trí địa lý
Lưu vực tiêu Hữu Bị, Nhân Hoà thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà bao gồm một phần diện tích phía Tây và phía Nam của huyện Lý Nhân; một phần diện
Trang 22tích phía Bắc của huyện Bình Lục Diện tích toàn bộ lưu vực tiêu là 11.250 ha và có
vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp đường 491 và kênh Long Xuyên
Phía Tây giáp đường 496 và đê hữu sông Châu Giang từ đập An Bài đến kênh tưới KTB
Phía Đông giáp đê sông Hồng
Phía Nam giáp kênh tưới chính KTB và sông Châu Giang
1.2.2 Đặc điểm địa hình
Lưu vực Hữu Bị, Nhân Hòa có địa hình phức tạp, cao thấp xen kẽ, tạo thành nhiều khu lòng chảo Cao độ ruộng đất phần lớn từ +0,75m đến +1,50m Một số vùng cao ở Bắc Lý Nhân, ven sông Châu Một số vùng đất trũng nằm ở huyện Bình Lục có cao độ ruộng đất từ +0,50m đến +0,80m Diện tích mặt bằng của lưu vực Hữu Bị và Nhân Hoà là 11.250 ha
Cao độ ruộng đất: - Thấp nhất: + 0,5m
1.2.3 Đặc điểm cấu tạo địa chất
Nhìn chung cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu có dạng như sau:
trung thuộc bồi tích cổ alQIII, có bề dầy từ 20 đến 30 m hoặc lớn hơn, nằm khá sâu dưới mặt đất từ 20 đến 30 m
sét kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV) Trên tầng bùn sét là trầm tích sét biển (mQIV), trên nữa là tầng á sét có chứa vỏ sò, chất hữu cơ thực vật Trên cùng là tầng bồi tích sông (alQIV)
được thể hiện ở tính đa dạng của các dạng địa hình và các kiểu địa mạo Tuy nhiên
có thể khái quát thành 2 dạng địa mạo chính sau:
Trang 23+ Đồng bằng bồi tích phù sa sông: Kiểu địa mạo này phân bố rất rộng và chiếm phần lớn vùng nghiên cứu, có địa hình rất bằng phẳng Đây là kiểu đồng bằng đã qua giai đoạn phát triển tam giác châu, đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sông Những chỗ thấp là tàn tích của lòng sông cũ, còn
thiện nhưng hiện tại đã bị ngừng trệ do hệ thống đê điều ngăn lũ được xây dựng trên hầu hết các sông lớn Do ảnh hưởng của hệ thống đê mà vùng nghiên cứu hình thành các ổ trũng lớn tương đối độc lập với nhau
+ Đồng bằng bồi tích tam giác châu hiện đại: kiểu địa mạo này bao gồm tam giác châu sông Hồng với độ cao tuyệt đối rất thấp, biến đổi từ 0 đến 1,0 m, bề mặt rất bằng phẳng
Nhìn chung vùng địa chất vùng nghiên cứu rất yếu, khi khảo sát thiết kế và thi công các công trình thuỷ lợi cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn và cát chảy
1.2.4.2 Nhóm đất glây
đắp phù sa trong thời gian dài, thường phân bố ở những nơi có địa hình thấp, bị đọng nước thường xuyên, có mực nước nông tạo ra trạng thái yếm khí trong đất
Trang 24Các chất sắt, mangan bị khử, ôxy hoà tan trong nước Những chất này di chuyển và
tụ lại ở những tầng nhất định tạo thành tầng glây
1.2.4.3 Nhóm đất có tầng sét biến đổi
Nhóm sét có tầng biến đổi (gọi tắt là đất biến đổi) là loại đất phù sa hoặc phù
sa có tầng glây, nhưng do quá trình canh tác, đặc biệt là các biện pháp thuỷ lợi, đã làm cho những loại đất này mất dần đặc tính fluvic vì vậy những loại đất này được xếp trong nhóm đất biến đổi
1.2.4.4 Nhóm đất tầng mỏng
Nhóm đất tầng mỏng được hình thành trên đồi núi dốc, thảm thực vật che phủ kém, quá trình rửa trôi xói mòn xảy ra mạnh mẽ Nhóm đất này chiếm tỷ lệ diện tích rất nhỏ trong lưu vực Hữu Bị, Nhân Hòa
1.2.5 Đặc điểm khí tượng, khí hậu
1.2.5.1 Mưa
Do vị trí của lưu vực nằm ở đồng bằng Bắc Bộ lại có dãy núi đá vôi nằm ở phía Tây chắn gió Đông Nam và gió Đông Bắc mang hơi ẩm từ biển vào nên lượng mưa ở đây tương đối lớn Lượng mưa trung bình nhiều năm 1.889 mm Lượng mưa phân bố không đều và được phân thành hai mùa rõ rệt
Tháng 8, 9 là tháng những tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 325,8mm), đây là thời gian tập trung mưa bão và lũ lụt Lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại Phủ Lý là 331 mm/ngày (15/11/1996) Tuy nhiên cũng có thể xảy ra hạn lớn như tháng 8/1998 và tháng 7/2000
tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa phùn, mưa nhỏ
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng, năm tại trạm Phủ Lý (Đơn vị: mm)
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
22,9 29,3 50,2 103,6 177,3 254,1 251,3 312,0 325,8 233,4 86,1 36,0 1.889,0
Trang 25Độ ẩm không khí trung bình tháng nhiều năm tại Phủ Lý là 84 %
Bảng 1.5 Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm tại trạm Phủ Lý (Đơn vị: %)
Trang 26Bảng 1.7 Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm đo Phủ Lý (Đơn vị: m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Tốc độ gió 2,2 2,0 1,9 2,1 2,1 1,9 2,0 1,7 1,9 2,1 2,0 2,1 2,0
1.2.6 Sông ngòi và đặc điểm thủy văn
1.2.6.1 Mạng lưới sông ngòi
a) Sông Hồng
Biên giới của lưu vực Hữu Bị và Nhân Hòa ở phía Bắc và phía Đông là sông Hồng dài 27,3 km, đây là con sông có hàm lượng phù sa lớn, là nguồn nước tưới đồng thời cũng là nơi nhận nước tiêu của lưu vực Chiều rộng trung bình của con sông khoảng 500 m đến 600 m Mùa lũ trên sông Hồng bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 Lũ chính vụ trên sông Hồng thường từ ngày 15/7 đến 15/9, có năm muộn đến cuối tháng 9 Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch mực
Về mùa kiệt chịu tác động điều tiết của hồ Hoà Bình, hồ Sơn La nên mực nước mùa kiệt được dâng cao hơn, tuy nhiên mực nước dâng chỉ do các đợt xả nước của các hồ thượng nguồn Các tháng mùa kiệt mực nước vẫn thấp hơn cao độ trong đồng nên lấy nước tưới cho vùng phải tưới bằng động lực Chỉ vào các tháng đầu và cuối mùa lũ có thể lợi dụng mực nước lớn nhất trong ngày để lấy nước tự chảy
b) Sông Châu Giang
Trong lưu vực tiêu của trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hòa có sông Châu Giang dài 27,3 km nối với sông Đáy tại cống, âu phủ Lý, nối với sông Hồng tại cống, âu
Trang 27Tắc Giang (danh giới giữa huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân) và cống Tào Môn (danh giới giữa huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam và huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định) Trục tiêu chính của trạm bơm Hữu Bị và Nhân Hòa là sông Châu Giang, bắt đầu từ đập Vĩnh Trụ đến bể hút của 2 trạm bơm này để bơm tiêu ra sông Hồng Lòng sông Châu Giang rất rộng nhưng lại có rất nhiều vật cản, chủ yếu là rau bèo, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Bề rộng trung bình của sông từ 50 m đến 100 m nhưng lại nông do bị bồi lắng nhưng không được nạo vét thường xuyên
1.2.6.2 Đặc điểm thủy văn
Trong sông trục nội đồng và sông lớn mỗi khi có mưa lớn trong đồng lại bị úng, vì quá sức chứa của các kênh, mực nước các sông nội đồng tăng nhanh, đến khi mực nước trong sông và trong đồng xấp xỉ nhau thì bắt buộc phải tiêu khẩn cấp lượng nước trong đồng bằng động lực, khi đó các trạm bơm hoạt động hết công suất bơm kiệt hoặc bơm vợi Đặc biệt trường hợp mực nước ngoài sông lên cao vượt báo động cấp III, theo quy trình vận hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các trạm bơm đầu mối không được bơm tiêu ra sông, vì vậy mực nước trong sông trục không rút xuống thấp được Những trường hợp đó, trong đồng chịu úng tạm thời,
đến khi nước ngoài sông rút xuống mức được phép bơm (dưới báo động cấp III)
Bảng 1.9 Mực nước báo động sông Hồng tại Hữu Bị (Đơn vị: m)
Trang 28tiêu thoát nước không kịp và làm ngập toàn bộ diện tích cây trồng vụ Đông của tỉnh
Hà Nam, trong đó có toàn bộ diện tích của lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà bị ngập úng b) Dòng chảy kiệt
Vào đầu mùa khô lượng nước giảm đi rất nhanh, đặc biệt từ tháng I đến tháng III là giai đoạn kiệt nhất, lượng nước biến đổi rất ít, mực nước trên các triền sông xuống rất thấp, mực nước sông dâng cao chảy qua lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà
chủ yếu do triều cường
1.2.7 Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của lưu vực nghiên cứu
* Thuận lợi:
nhập và phát triển, có thị trường tiêu thụ lớn
nông nghiệp hàng hoá với các loại cây ăn quả, thực phẩm, chăn nuôi phục vụ thị trường trong và ngoài nước
lịch, dịch vụ
* Khó khăn:
Lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà là vùng diện tích trũng nhất của huyện Bình Lục
và huyện Lý Nhân, hàng năm vào mùa mưa bão khi có mưa lớn tập trung thì lưu vực này thường bị ngập úng, gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp và dân
tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường nên mức độ ảnh hưởng của lưu vực nghiên cứu ngày càng nặng nề Đây là vấn đề lớn đòi hỏi công tác quản lý, điều hành hệ thống thủy lợi ngày càng phải có những hành động tích cực, chủ động, thường xuyên, liên tục có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra
Trang 291.3 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NẰM TRÊN LƯU VỰC TIÊU HỮU BỊ, NHÂN HOÀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1 Hiện trạng dân sinh kinh tế
Năm 2011 toàn lưu vực nghiên cứu có tổng dân số 120.693 người, trong đó nam 58.778 người chiếm 48,7%, nữ 61.915 người chiếm 51,3% Mật độ dân số bình
2
P
Lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà là vùng chiêm trũng, phát triển kinh tế chủ yếu bằng ngành sản xuất nông nghiệp là chính, quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, thường xuyên bị ảnh hưởng của úng, ngập vì vậy tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1995 đến năm 2010 là 4,3 % Thu nhập bình quân đầu người khu vực này thấp, chỉ bằng 60% thu nhập bình quân đầu ngưới so với vùng đồng bằng Sông Hồng
1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
1.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.10 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Hiện trạng 2010 Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Trang 301.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 0,00 0,00 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 0,00 0,00
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 10,19 0,09
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 70,22 0,62
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,00 0,00 2.2.3.3 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 0,00 0,00 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1.448,23 12,87
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 504,12 4,48
Lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà có diện tích tự nhiên là 11.250 ha, gồm một phần diện tích của huyện Lý Nhân và một phần diện tích của huyện Bình Lục
diện tích đất các loại cụ thể như sau:
đất tự nhiên
Trang 31Cơ cấu (%)
1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 0,00 0,00 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 0,00 0,00
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 12,44 0,11
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 149,87 1,33
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,00 0,00 2.2.3.3 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 0,00 0,00 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1.449,48 12,88
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 504,12 4,48
Trang 32Về mặt cơ cấu sử dụng đất, do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nên đất dùng cho nông nghiệp giảm dần đến năm
2020, trong đó đất trồng lúa còn lại ổn định 5.500 ha, đất hoa màu hàng năm 1.000
ha để đảm bảo an ninh lương thực Với quan điểm và sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, huyện
uỷ nên đất sử dụng sản xuất nông nghiệp được đầu tư, đảm bảo hiệu suất và hiệu quả sử dụng ngày càng cao Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh nên số lượng lao động nông nghiệp cần phải giải quyết việc làm sẽ tăng lên, cần được đào tạo để chuyển đổi sang các ngành nghề và các lĩnh vực khác
1.3.3 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp
1.3.3.1 Hiện trạng nông nghiệp
Cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 77,7% năm 1990 xuống còn 75,23% năm 2008, ngành chăn nuôi tăng từ 21,7% năm 1990 lên 23,82% năm 2008
1.3.3.2 Quy hoạch phát triển nông nghiệp
a) Trồng trọt: Với nguyên tắc đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đẩy mạnh sản
tạo ra giá trị cao nhất/đơn vị diện tích đất Đối với cây lương thực thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu trên cơ sở từng bước đẩy mạnh xây dựng vùng lúa đặc sản, năng suất, phát triển sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao đáp ứng thị trường đối với cây công nghiệp và cây ăn quả; phát triển diện tích rau màu bằng cách khuyến khích các địa phương xây dựng
kế hoạch và hỗ trợ nhân dân trồng cây vụ Đông trở thành vụ chính; phát triển diện tích hoa, cây cảnh tập trung ở những nơi trồng hoa truyền thống, gần trung tâm huyện, thành phố, khu đô thị bằng các giống có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và thị trường Hà Nội nhằm tăng giá trị sản xuất của một hécta cây cảnh lên khoảng 130 triệu đồng
b) Ngành chăn nuôi:
Trang 33- Hiện trạng: Ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào thâm canh và sản xuất hàng hoá Năm 2010 toàn lưu vực có 20.409 con trâu, bò; 77.578 con lợn và 1.450.273 con gia cầm các loại Tuy nhiên chăn nuôi ở các địa phương thuộc lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà vẫn mang tính nhỏ lẻ, theo hộ gia đình chưa có mô hình chăn nuôi theo kiểu tập trung, trang trại
xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm nội tỉnh và cho thị trường Hà Nội Tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, tạo ra sản phẩm tập trung quy mô lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội nhằm nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm Định hướng đến năm 2020 phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại và toàn lưu vực nuôi được: 21.807 con trâu, bò; 79.010 con lợn và 2.374.895 con gia cầm các loại
1.3.4 Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản
1.3.4.1 Hiện trạng phát triển thuỷ sản trên địa bàn lưu vực
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn lưu vực năm 2010 là 853 ha, giá trị sản xuất tăng bình quân 18% /năm giai đoạn 2006-2010 Nuôi trồng thủy sản có
2 dạng nuôi thả trong ao nhỏ trong các khu vực thổ cư và nuôi tôm cá trong các hồ đầm lớn, trên sông Tuy nhiên còn nhiều diện tích ao hồ hiện nay chủ yếu nuôi thả
cá theo kiểu tự nhiên, chưa có sự đầu tư thâm canh nên hiệu quả kinh tế thấp Nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chưa khai thác hết được những tiềm năng vốn có của lưu vực
1.3.4.2 Quy hoạch phát triển thuỷ sản
Với mục tiêu phát triển thuỷ sản toàn diện và phần đấu đạt xấp xỉ 10-15% giai đoạn 2011-2020, đồng thời giữ gìn cũng như bảo vệ tài nguyên thuỷ sản, bảo vệ môi trường
Phương hướng phát triển coi thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, còn nhiều tiềm năng, phát triển sản xuất là góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đặc biệt là vùng trũng không sản xuất nông nghiệp được
Trang 34Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản gắn với CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh nuôi trồng, cùng chế biến ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản: mở rộng nuôi cá lồng trên mặt sông, hồ và các vùng trũng trong nội đồng Vùng chiêm trũng năng suất lúa thấp và không chắc
ăn sẽ chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản Trú trọng thâm canh ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch những loại có giá trị kinh tế cao như: baba, ếch, tôm càng xanh
1.3.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp
1.3.5.1 Hiện trạng công nghiệp
Theo hiện trạng lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà đang là vùng phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển cơ cấu kinh tế hàng hoá là chủ yếu nên các khu công nghiệp ở lưu vực này hiện không có
1.3.5.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp
Đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nghiệp – làng nghề Tích cực vận động thu hút doanh nghiệp có quy mô lớn công nghệ kỹ thuật cao vào khu vực
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm…Thu hút phát triển công nghiệp cơ khí lắp ráp, điện tử công nghiệp có công nghệ cao Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách nghề mới nhất là nghề xuất khẩu, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần phân công lại lao động phát triển kinh tế nông thôn Mục tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng (GDP) giai đoạn 2012-2020 đạt 17,2%, trong đó giai đoạn 2012-2015 đạt 17,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 17,0%
1.3.6 Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị
1.3.6.1 Hiện trạng đô thị
Hiện nay, trong lưu vực nghiên cứu có 1 thị trấn Vĩnh Trụ thuộc huyện Lý Nhân, nơi đây là trung tâm chính trị, văn hoá và dịch vụ của các huyện nên đô thị chiếm diện tích rất là nhỏ
Trang 351.3.6.2 Quy hoạch phát triển đô thị
Trong lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà bao gồm diện tích của 2 huyện Lý Nhân và Bình Lục, đến năm 2020 được quy hoạch phát triển đô thị như sau:
tâm thương mại, phát triển nông nghiệp của tỉnh
1.3.7 Hiện trạng và quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng
1.3.7.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông đường bộ:
Mặc dù là vùng chiêm trũng và là miền quê nông thôn nhưng hệ thống giao thông đường bộ ở lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà phát triển khá và thuận lợi Hiện nay, đang thực hiện chương trình của Nghị quyết trung ương khoá X về xây dựng và phát triển nông thôn mới Vì vậy trên địa bàn lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà có 100%
số xã có đường ô tô đến trung tâm xã và hệ thống đường giao thông nông thôn được
tu bổ, nâng cấp bằng bê tông hoá nên việc đi lại thuận tiện
b) Hệ thống giao thông đường sắt: biến giới phía Tây của lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 30km, với 2 ga đường sắt Hàng năm vận chuyển một lượng lớn hàng hoá và hàng trăm nghìn lượt khách và là cầu nối quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam của Tổ quốc
c) Hệ thống giao thông đường thuỷ
Chiều dài đường sông của tuyến sông Hồng đi qua biên giới lưu vực nghiên cứu là 27,3 km Hiện tại lưu vực chưa có cảng sông chính thức do ngành giao thông quản lý mà chỉ có cầu cảng, bến bãi của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tự xây dựng để phục vụ cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp
1.3.7.2 Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng
Coi phát triển cơ sở hạ tầng luôn đi trước một bước để làm cơ sở cho phát triên kinh tế xã hội Phát triển cơ sở hạ tầng cần có tầm nhìn xa, đồng bộ trên cơ sở
Trang 36các bước đi hợp lý, đáp ứng được mục tiêu trọng điểm trước mắt cũng như những mục tiêu lâu dài
Phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội gồm cả nguồn lực bên ngoài và ứng dụng khoa học, công nghệ cũng như vật liệu mới, đảm bảo công trình phát huy được giá trị sử dụng lâu dài và bảo đảm công tác bảo trì
Với mục tiêu hệ thống cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đầu quy hoạch ngang tầm các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt chú trọng về quốc lộ, tỉnh
lộ, đô thị, khu du lịch trọng điểm và thoả mãn nhu cầu mọi thành phần, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
a) Đối với hệ thống giao thông
Tiếp tục củng cố nâng cấp tuyến giao thông đã có, kết hợp với việc xây dựng mới một số tuyến đường liên tỉnh, đường tỉnh, đường đô thị
Đối với các quốc lộ: nâng cấp tuyến quốc lộ 21B
Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng tuyến đường 21B mới chạy song song với tuyến đường 21B cũ để giải quyết bớt tình trạng tắc đường trên tuyến 21B cũ
Đối với mạng lưới đường giao thông nông thôn, hiện nay tỷ lệ đường cấp phối đất còn dưới 30%
Nâng cấp mở rộng giao thông thuỷ bằng cách nạo vét lòng các tuyến sông Nâng cấp mở rộng, xây dựng hệ thống cảng và kho bãi đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển vật tư nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.3.8 Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trong sự nghiệp công nghiệp hoá và nền kinh tế thị trường
Do nhu cầu phát triển kinh tế thị trường nên tốc độ phát triển đô thị hoá và công nghiệp hoá cùng với sự phát triển kết cấu hạ tầng cao, song song với nó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và hệ thống thuỷ lợi bị chia cắt, phá vỡ quy hoạch nên mâu thuẫn giữa hệ thống thuỷ lợi và các đối tượng ngày càng cao
Trang 371.4 HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH TIÊU
1.4.1 Các công trình tiêu nước đã có
1.4.1.1 Hiện trạng các công trình tiêu đầu mối
Lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà có diện tích tự nhiên là 11.250 ha, trong đó diện
trạm bơm lớn, cả hai đều là trạm bơm tưới, tiêu kết hợp và hàng trăm trạm bơm nhỏ tại những khu vực thấp, trũng cục bộ để bơm ra trục tiêu chính chảy về bể hút trạm bơm đầu mối Hữu bị và Nhân Hoà
3
P
/h tiêu cho 11.250 ha diện tích đất tự nhiên và tưới cho 2.776 ha đất sản xuất nông nghiệp
3
P
/h , cùng kết hợp với trạm bơm Hữu Bị tiêu cho 11.250 ha đất tự nhiên và tưới cho 700
ha đất canh tác
Hình 1.2 Trạm bơm Hữu Bị
Trang 38Hình 1.3 Trạm bơm Nhân Hoà
1.4.1.2 Hiện trạng các công trình tiêu nội đồng:
Toàn bộ lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà có 56 trạm bơm tưới, tiêu chuyển tiếp
Bảng 1.12 Hiện trạng các trạm bơm chuyển tiếp trong lưu vực Hữu Bị, Nhân Hoà
TT Trạm Bơm Tên Vị trí Năm XD
Số tổ máy
Công suất
1 máy (mP
3
P
/h)
Công suất
TB (mP
3
P
/h)
Nhiệm vụ thiết kế ( ha) Tưới Tiêu
Trang 3913 Nhân chai Hưng Công 1981 2 2.400 4.800 120 120
14 Chợ quắn Hưng Công 1998 2 1.800; 1.000 2.800 47 47
15 Bãi đồng Hưng Công 1988 1 540 540 20 10
16 Tây máng bùi (cuối S17) Hưng Công 1981 2 2.400 4.800 50 50
17 Đông máng bùi (cuối S17) Hưng Công 1991 1 1.000 1.000 15 15
Trang 40(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
5 TB xóm 7 Xuân Khê 1989 2 1.200 2.400 57,8 15
6 TB xóm 9 ( chùa Bạ) Xuân Khê 1989 2 1.200 2.400 84,6 100
7 TB P hú cốc- xóm 13 Phú Phúc 1986 2 540 1.080 19,2 27,5
8 TB Nhân Hậu - xóm 7 Hoà Hậu 1989 2 1.000 2.000 20,9
9 TB Nhân Hoà- xóm 18 Hoà Hậu 1988 2 1.000 2.000 73,52
10 TB Trung Kỳ-Nhân Tiến Tiến Thắng 1989 2 1.000 2.000 52,44
11 TB dã chiến- Nhân Tiến Tiến Thắng 1987 1 450 450 10
12 TB dã chiến - Nhân Tiến Tiến Thắng 1989 1 450 450 36
13 TB Nhân Phúc - Cầu Ban Phú Phúc 1989 2 540 1.080 20 42,5
14 TB Vùa - xóm 7 Nhân Mỹ 1989 2 2.200 4.400 62
15 TB thôn 9 Nhân Mỹ 1997 1 1.000 1.000 54
16 TB dã chiến Bồ Nhân Mỹ 1989 1 1.000 1.000 25
17 TB dã chiến đường Hà Nhân Mỹ 1988 1 540 540 20
18 TB tầu Giang Nhân Nghĩa 1993 2 1.900 3.800 60