THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠ

Một phần của tài liệu những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ (Trang 29 - 33)

Thứ nhất, nên sửa đổi khái niệm về người bị hại theo hướng mở rộng phạm vi người bị hại bao gồm cả các cơ quan, tổ chức trong trường hợp họ bị thiệt hại về tài sản hoặc uy tín; quy định rõ người bị hại là đối tượng mà hành vi phạm tội trực tiếp nhắm tới (có thể gây ra thiệt hại hoặc cũng có thể chưa gây ra thiệt hại), trường hợp gây ra thiệt hại thì đó phải là thiệt hại trực tiếp; quy định tư cách tham gia tố tụng của người bị hại phải được các cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Việc mở rộng phạm vi người bị hại bao gồm cả các cơ quan, tổ chức trước hết xuất phát từ thực tiễn để bảo đảm quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan, tổ chức khi bị hành vi phạm tội xâm hại (chẳng hạn như một doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phải coi doanh nghiệp là bị hại thì họ mới có quyền yêu cầu khởi tố), đồng thời tham khảo luật tố tụng hình sự một số nước cho thấy pháp nhân và các tổ chức ở nhiều nước cũng được coi là người bị hại (chẳng hạn luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định người bị hại là thể nhân bị thiệt hại về thể chất, tài sản, tinh thần do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại

về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra; luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định bên thiệt hại có thể là một tập đoàn, một công ty hoặc một tổ chức khác; luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ quy định người bị hại bao gồm cá nhân, tổ chức). Việc quy định rõ người bị hại là đối tượng mà hành vi phạm tội trực tiếp nhắm tới, có thể đã gây ra thiệt hại hoặc cũng có thể chưa gây ra thiệt hại, xuất phát từ thực tiễn hiện nay một số hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng chưa có thiệt hại do nguyên nhân khách quan, thì đối tượng mà hành vi phạm tội trực tiếp nhắm tới phải được coi là bị hại chứ không thể là nhân chứng hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan được. Trong trường hợp hành vi phạm tội đã gây ra thiệt hại thì đó phải là thiệt hại trực tiếp chứ không thể là thiệt hại gián tiếp được. Việc quy định tư cách tham gia tố tụng của người bị hại phải được các cơ quan tiến hành tố tụng công nhận cũng cần thiết, vì trong thực tế người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra không đương nhiên là người bị hại chỉ được coi là người bị hại trong tố tụng hình sự khi được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến khai báo với tư cách người bị hại, đây là hình thức gián tiếp công nhận người bị hại, còn trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại (mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra) thì người đó cũng không được coi là người bị hại.

Thứ hai, nên quy định cụ thể và rõ ràng hơn về chủ thể yêu cầu khởi tố, theo hướng nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì chỉ người đại diện hợp pháp của người bị hại mới có quyền yêu cầu, để tránh trường hợp có sự nhận thức khác nhau khi gặp tình huống người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu trái ngược nhau; trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố, đây là quy định cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại; trong trường hợp không xác định được người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì quyền yêu cầu khởi tố sẽ được giao lại cho Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Thứ ba, nên quy định trong luật về hình thức yêu cầu khởi tố vì đây là tài liệu quan trọng không thể thiếu trong quá trình xử lý vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại. Quy định theo hướng ưu tiên hình thức đơn yêu cầu khởi tố, bởi lẽ hình thức này do người bị hại suy nghĩa tự làm, sẽ phản ánh trung thực nhất ý thức, mong muốn của họ, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt khuyết tật, không biết chữ hoặc tuy biết chữ nhưng đang trong tình trạng bị bệnh, những trường hợp này người bị hại không thể làm đơn được vì lý do khách quan thì mới được quyền yêu cầu bằng miệng.

Thứ tư, về thời hạn thực hiện quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án là “đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án”. Việc kiến nghị kéo dài thời hạn rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bởi vì hai lý do: thứ nhất thông qua việc nghiên cứu pháp luật một số nước thì thời hạn cho phép người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thường rất dài, đến thời điểm trước khi tòa tuyên án (như quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) hoặc có thể rút yêu cầu khởi tố bất kì lúc nào như trong pháp luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa liên bang Đức. Thứ hai, sau khi Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại mới xin rút yêu cầu khởi tố vụ án vì lý do người bị hại đã hiểu rõ hơn về toàn bộ sự việc, về hoàn cảnh gia đình bị cáo hoặc thấy bị cáo đã ăn năn hối cải… nên lúc này người bị hại đã tha thứ cho bị cáo. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự cần kéo dài thời hạn rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại theo hướng “đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án”. Sau thời điểm này thì việc có đình chỉ vụ án hay không sẽ không còn phục thuộc vào ý chí của người bị hại, việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại lúc này chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Việc quy định như vậy sẽ mở rộng hơn quyền của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự và cũng là quyền lợi của người bị khởi tố trong vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Thứ năm, về việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng quá trình điều tra

có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đối với những vụ án được khởi tố theo thủ tục chung nhưng quá trình điều tra có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án và phải thông báo cho người bị hại về quyền yêu cầu tiếp tục xử lý hoặc đình chỉ vụ án của họ.

Thứ sáu, về bổ sung thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày xảy ra hành vi phạm tội. Quá thời hạn nêu trên, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Việc quy định thời hạn như vậy sẽ giúp người bị hại có một khoảng thời gian thích hợp nhằm suy nghĩ một cách thấu đáo việc có nên khởi tố vụ án hay không và giúp cho Cơ quan điều tra kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập chứng cứ khi người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án, bảo vệ tối đa lợi ích của người bị hại.

Và cuối cùng, để quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại đi vào thực chất, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được đảm bảo, nên bổ sung thêm một số quyền năng pháp lý cho người bị hại để họ thực hiện tốt hơn chức năng buộc tội, như được tham gia vào một số hoạt động thu thập chứng cứ; được cung cấp các quyết định tố tụng liên quan đến xử lý vụ án; được tiệp cận hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để ghi chép, sao chụp tài liệu; được tham gia xét hỏi những người tham gia tố tụng khác để làm rõ tình tiết vụ án.

LỜI KẾT

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định đã được áp dụng tại nước ta từ năm 1988 và tiếp tục được hoàn thiện trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Quy định này thể hiện một bước tiến bộ trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, là sự cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản trong

pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, phù hợp với xu thế chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới.

Theo số liệu báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 2007 đến nay số lượng vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại rất ít, chỉ một vụ vào năm 2007 và một vụ vào năm 2011. Và trong vòng vài năm trở lại đây Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng không nhận được bất cứ yêu cầu khởi tố vụ của người bị hại hay người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đối với Cơ quan điều tra thì tuy không thống kê số lượng vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng hầu như cũng chỉ có một hoặc hai vụ. Như vậy, quá trình áp dụng cho thấy chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị hại được suy nghĩ và lựa chon phương thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình.

Một phần của tài liệu những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ (Trang 29 - 33)