Những vấn đề khác.

Một phần của tài liệu những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ (Trang 27 - 29)

- Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định thời hạn cụ thể mà trong đó người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố, nghĩa là người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn về mặt thời gian. Nếu người bị hại chưa thể hiện việc yêu cầu không khởi tố vụ án, nhưng cũng không thể hiện ý chí là không yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án sẽ bị “treo” và chưa thể được giải quyết. Trong thực tiễn đã nảy sinh một số vướng mắc như: pháp luật tố tụng hình sự đã quy định trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên khi tin tố giác, tin báo về tội phạm thuộc

những trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi tố vụ án vì chưa có yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại, cũng không thể ra quyết định không khởi tố vụ án vì không có căn cứ. Dẫn đến hệ quả là cơ quan điều tra không thể giải quyết vụ án và buộc phải chấp nhận vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Khi tội phạm xảy ra, người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án ngay mà sau đó một khoảng thời gian mới yêu cầu Cơ quan điều tra can thiệp thì lúc này sự việc đã trải qua thời gian dài hoặc người phạm tội đã bỏ trốn… nên sẽ gây khó khăn cho Cơ quan điều tra trong việc thu thấp chứng cứ để chứng minh tội phạm.

- Thiếu những quy định bảo đảm cho người bị hại tham gia vào quá trình giải quyết vụ án để thực hiện và bảo vệ yêu cầu khởi tố của họ. Hiện nay thủ tục giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại không khác gì so với các vụ án thông thường, chỉ khác là phải có yêu cầu của bị hại trước khi khởi tố vụ án. Ngoài việc có quyền yêu cầu khởi tố thì người bị hại trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại không khác gì người bị hại trong các vụ án khác, họ đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau, được quy định tại khoản 1 điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự. Quy định như vậy chưa hợp lý, bởi lẽ đã giao cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố, được xem là quyền quyết định trong việc xử lý người phạm tội, thì cũng có thể giao cho họ thêm nhiều quyền năng pháp lý để họ tham gia sâu, rộng vào quá trình giải quyết vụ án nhằm bảo vụ yêu cầu khởi tố của họ. Chẳng hạn, có thể cho họ được quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án nếu không thuộc bí mật nhà nước; được tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ (ví dụ như hoạt động truy tình vật chứng); được cung cấp các quyết định tố tụng liên quan đến xử lý vụ án (ví dụ như quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; kết luận điều tra); được tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra để ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ; được tham gia xét hỏi những người tham gia tố tụng khác để làm rõ tình tiết của vụ án. Có thêm quyền năng pháp lý mới giúp cho người bị hại thực hiện tốt hơn chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự. Nếu không sẽ làm hạn chế đáng kể quyền tư tố của người bị hại trong tố tụng hình sự.

- Ngoài ra còn có trường hợp vụ án có nhiều người bị hại, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách độc lập (không có đại diện) thì việc một người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án chưa thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 105 mà phải tất cả người bị hại đều rút yêu cầu khởi tố vụ án thì mới thuộc trường hợp đình chỉ. Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của một người bị hại trong số nhiều người bị hại có thể coi là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 BLHS nhưng phải nói rõ trong bản án. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần phải có hướng dẫn để áp dụng thống nhất.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu những vướng mắc khi áp dụng chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và một vài kiến nghị khắc phục 9đ (Trang 27 - 29)