1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

63 954 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 17,9 MB

Nội dung

Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, có tính độc lập với các giai đoạn tố tụng khác, trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố bằng các bi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM MINH TÙNG

340902

ĐỀ TÀICHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: ThS MAI THANH HIẾU

Hà Nội 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong khoá luận đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của khoá luận chưa từng được ai công

bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Trang 3

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

BLHS Bộ luật hình sự

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối caoVKSQSTW Viện kiểm sát quân sự trung ương

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH

SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 4

1.1 Khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

41.2 Cơ sở của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

121.2.1 Cơ sở lý luận 121.2.2 Cơ sở thực tiễn 141.3 Ý nghĩa của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại16

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH

SỰ VIỆT NAM 18

2.1 Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 18

2.1.1 Giai đoạn sau khi Cách mạng tháng Tám thành công đến trước năm 1988 182.1.2 Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cho đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 192.2 Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự hình sư theo yêu cầu của người bịhại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành 21

2.2.1 Việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 222.2.2 Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI VÀ NHỮNG KIẾN

YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠINÀY 393.1 Thực trạng thi hành chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại 39

3.1.1 Những kết quả đạt được 393.1.2 Những khó khăn, vướng mắc 393.2 Kiến nghị hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 47

KẾT LUẬN 52

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, với mục đích duy trì trật tự xã hội, đảm bảo tính pháp chế xã hộichủ nghĩa, mọi hành vi phạm tội đều phải bị truy cứu TNHS nhưng không vì thế

mà xử oan người vô tội Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại là một trường hợp đặc biệt mà vấn đề truy cứu TNHS của người có dấuhiệu phạm chỉ đặt ra khi người bị hại có yêu cầu khởi tố

Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại xuất phát từyêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại, tuy nhiên vẫn bảo

vệ được lợi ích của Nhà nước, tiết kiệm được chi phí ngân sách nhà nước Chếđịnh này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hạimất mát của người bị hại Mặt khác, xét về mức độ nguy hiểm của hành vi,những tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 105 có tính nguy hại cho xã hộikhông cao, không có những tình tiết tăng nặng TNHS

Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lần đầu tiênđược quy định tại BLTTHS năm 1988, tuy nhiên bộc lộ không ít những nhượcđiểm, hạn chế Để khắc phục những vướng mắc còn tồn tại trong BLTTHS năm

1988, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, BLTTHS năm 2003được ban hành, tiếp tục ghi nhận và kể thừa những quy định của pháp luật vềchế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại từ BLTTHS năm

1988 Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật, BLTTHS năm 2003ngoài những điểm tích cực cũng đã bộc lộ không ít hạn chế bất cập Không ítnhững trường hợp quy định của pháp luật còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫnđến áp dụng pháp luật khác nhau, thậm chí trong nhiều trường hợp còn chưa cóquy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm khoá luận tốt

nghiệp đại học Tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn những quy định của pháp

Trang 7

luật về chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, để qua đóđánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật của chế định này.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Thông qua việc nghiên cứu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, khoá luận góp phầnlàm rõ hơn những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củangười bị hại

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Khoá luận mang tính chất là tài liệu tham khảo, đề xuất những kiến nghịhoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của chếđịnh khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, đáp ứng được yêu cầucải cách tư pháp Việt Nam

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các quy định của BLTTHS năm và các văn bản pháp luật liên quan cũngnhư thực tiễn thi hành chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bịhại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Khoá luận tập trung nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm liên quanđến chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và thực trạngthi hành.

5 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu khoá luận dựa trên yêu cầu cải cách tư pháp của nhànước, dựa trên đường lối của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về côngtác đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời dựa trên thực tiễn áp dụng chếđịnh trên thực tế Khoá luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoahọc như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, logic, ví dụ để từ đó phân tíchsâu hơn nội dung khoá luận

6 Kết cấu khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lí luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại

CHƯƠNG 2: Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củangười bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 3: Thực trạng thi hành chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêucầu của người bị hại và những kiến nghị hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình

sự theo yêu cầu của người bị hại

Trang 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI

1.1 Khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại

Để hiểu rõ khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củangười bị hại, trước tiên cần phân tích khái niệm khởi tố vụ án hình sự và kháiniệm người bị hại

Về khái niệm khởi tố vụ án hình sự, cần khẳng định rằng khởi tố vụ ánhình sự không phải là hành vi tố tụng mà là một giai đoạn tố tụng Khởi tố vụ ánhình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự Chođến thời điểm hiện nay, khái niệm khởi tố vụ án hình sự có nhiều cách diễn đạtkhác nhau, xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng các quan điểmđều thừa nhận rằng đây là giai đoạn tố tụng đầu tiên, là cơ sở pháp lý để tiếnhành các giai đoạn tiếp theo của hoạt động tố tụng hình sự

Theo Từ điển Luật học thì, “Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có dấu hiệu phạm tội để tiến hành điều tra, phát hiện tội phạm” [43, tr 429] Theo đó, trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm

quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm Khởi

tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, tạo cơ sở để tiến hành điều tra

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của Cơ quan điều tra, kiểm sát hoặc xét xử, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm và đó là giai đoạn mở đầu cho quá trình tố tụng hình sự” [44, tr 352]

Theo sách Bình luận khoa học BLTTHS năm - Nhà xuất bản Công an

nhân dân – PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên) – Hà Nội 2004 thì “Khởi tố vụ

án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng và từ đó các quan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh.” Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thể hiện sự quan trọng

và ý nghĩa cấp thiết thông qua việc các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyềntrên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập được đi đến xác định có hay không

Trang 10

có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự để đưa raquyết định phù hợp.

Có thể nói, khởi tố vụ án hình sự với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự Giai đoạn này nhằm làm cơ sở cho việc xác định một người nào đó có hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không[41,

tr 19]

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩmquyền nhận được tin báo về tội phạm, kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền rađược một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ ánhình sự

Mục tiêu và cũng là nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là các

cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định dấu hiệu tội phạm, bảo đảm phát hiệnnhanh chóng mọi hành vi phạm tội diễn ra trên thực tế thông qua hoạt động tiếpnhận tin tức ban đầu về tội phạm, kiểm tra, xác minh nhằm xác định có dấu hiệutội phạm không và có căn cứ khởi tố hay không được khởi tố vụ án hình sự, đểqua đó quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự cho phù hợp

Dấu hiệu tội phạm chính là những tài liệu ban đầu về sự kiện phạm tội nóichung, thu thập được thông qua những nguồn như tin báo, tố giác tội phạm củacông dân, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do chính cơquan có thẩm quyền khởi tố thu thập được…, chưa phải tài liệu về người phạmtội cụ thể nào Những dấu hiệu ban đầu đó chỉ mới cho phép xác định có tộiphạm xảy ra, còn ai là người có hành vi phạm tội thì cần thiết phải tiến hànhnhững hoạt động tố tụng hình sự khác, trong giai đoạn tố tụng hình sự khác,bằng những hoạt động nghiệp vụ khác, mới có thể xác định được Nhất thiết khi

đã xác định có dấu hiệu tội phạm thì cần khởi tố vụ án hình sự ngay, vì đó chính

là cơ sở cho các hoạt động điều tra, xác định tội phạm sau này, nhằm phát hiệnngười phạm tội nhanh nhất có thể, làm tiền đề khởi tố bị can

Trang 11

Có dấu hiệu phạm tội chính là căn cứ cần và đủ để khởi tố vụ án hình sựtrong một vụ án hình sự thông thường.

Dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở những thông tin thu được từnhững nguồn nhất định Điều luật quy định 5 nguồn thông tin cụ thể làm cơ sở

xác định có dấu hiệu tội phạm, đó là: Tố giác của công dân; Tin báo của cơ quan, tổ chức; Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, toà án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu cua tội phạm; Người phạm tội tự thú.

Năm nguồn thông tin nêu trên mới chỉ là những cơ sở ban đầu để cơ quantiến hành tố tụng có thẩm quyền nghiên cứu (xác minh, thẩm tra hay bằng cácbiện pháp tố tụng hình sự khác ) nhằm xác định có đủ hay không đủ căn cứ đểkhởi tố vụ án hình sự Những thông tin từ các nguồn không thoả mãn là mộttrong năm nguồn kể trên không được coi là cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ ánhình sự

Sau khi xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩmquyền khởi tố ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự

Quyết định khởi tố vụ án hình sự được đưa ra khi cơ quan có thẩm quyềnkhởi tố xác định có dấu hiệu tội phạm Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sởpháp lý đầu tiên cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, chứng minh tộiphạm, người phạm tội Trong chừng mực nhất định, quyết định khởi tố vụ ánhình sự còn giúp định hướng điều tra đúng đắn ngay từ đầu

Theo TS Vũ Gia Lâm, “Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trên thực tế có dấu hiệu của tội phạm”

[25, 43] Quyết định khởi tố vụ án hình sự, xét từ góc độ giá trị pháp lý là vănbản pháp lý làm cơ sở ban đầu để tiến hành một cách hợp pháp các hoạt độngtiếp theo nhằm làm rõ vụ án hình sự và là cơ sở pháp lý trực tiếp của các quan

hệ tố tụng hình sự phát sinh liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự

Trang 12

Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền mới được phép tiến hành hoạt động tố tụng tiếp theo, trừ các trườnghợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang theo quy định tại cácĐiều 81, 82 BLTTHS năm và khá nghiệm hiện trường quy định tại đoạn 2 Điều

150 BLTTHS năm có thể được thực hiện trước khi khởi tố

Nếu như việc xác định có dấu hiệu tội phạm là căn cứ để khởi tố vụ ánhình sự thông thường thì bảy căn cứ sau đây lại là căn cứ để không khởi tố vụ án

hình sự.“Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án hình sự có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”.(Điều 107 BLTTHS) Sau khi

xác định được căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩmquyền ra quyết dịnh không khởi tố vụ án hình sự

Tương tự như quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố

vụ án hình sự cũng là văn bản pháp lý của người có thẩm quyền khởi tố xác địnhthông tin về tội phạm hoặc một sự kiện không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự.Tuy nhiên, về hậu quả pháp lý của hai loại văn bản này lại hoàn toàn khác nhau

Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự,

có tính độc lập với các giai đoạn tố tụng khác, trong giai đoạn này, các cơ quan

có thẩm quyền khởi tố bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, trên cơ sở quyđịnh của pháp luật, tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, tạo

cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xác định tội phạm và người phạm tội ởcác giai đoạn tố tụng tiếp theo, đảm bảo không để lọt tội phạm, không có tìnhtrạng oan sai, để từ đó đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình

sự

Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về khởi tố

vụ án hình sự như sau: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng

Trang 13

hình sự, độc lập với các giai đoạn tố tụng khác, trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan có thẩm quyền bằng quyền năng được pháp luật tố tụng hình

sự trao cho, thực hiện các biện pháp nhằm xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự”

Để có thể làm rõ khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại cần thiết phải hiểu được khái niệm thế nào là người bị hại

Người bị hại là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng rộng rãi trongkhoa học pháp lí về tố tụng hình sự Việt Nam Tuy nhiên, thuật ngữ người bị hạinày không được sử dụng thống nhất trong pháp luật tố tụng hình sự của cácnước trên thế giới Đơn cử như pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp,

Liên bang Nga hay Việt Nam dùng thuật ngữ “người bị hại”, trong khi đó pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo” Ngoài ra người bị hại còn được gọi là “người bị thiệt hại”, hay gọi là

“nạn nhân”, hay “dân sự nguyên cáo”. Vì vậy, để có khái niệm thống nhất vàđầy đủ về người bị hại cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau

Dưới góc độ ngôn ngữ pháp lý, theo Từ điển thuật ngữ Luật học, Nhà

xuất bản Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006, “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra Người bị hại chỉ có thể là thế nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất,

về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân” [43, tr 198]

Dưới góc độ pháp luật thực định thì khoản 1 Điều 51 BLTTHS quy định:

“người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” Phân tích điều luật có thể thấy người bị hại thường được hiểu là cá nhân cụ

thể bị hành vi phạm tội xâm hại Thiệt hại họ phải chịu có mối quan hệ nhân quảđối với hành vi phạm tội Điều này cũng đồng nghĩa với việc bác bỏ quan điểmcho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra cũng có thể là thiệt hại gián tiếp, không cómối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội

Trang 14

Mặc dù đây là cách hiểu phổ biến nhất về người bị hại trong pháp luật tốtụng hình sự Việt Nam, song việc xác định người bị hại chỉ là cá nhân hay có thể

là cá nhân, pháp nhân, tổ chức vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh luận

Theo hướng quan điểm thứ nhất, người bị hại chỉ có thể là cá nhân, không

thể là pháp nhân hay tổ chức Xuất phát từ các đặc trưng của người bị hại là họ

bị xâm phạm về thể chất, tinh thần và các quyền nhân thân khác gắn liền với cánhân, người bị hại không thể là tổ chức Thiệt hại của họ là thiệt hại thực tế baogồm: thiệt hại về thể chất, về tinh thần và về tài sản Quan điểm này giống nhưkhái niệm chủ thể của tội phạm trong pháp luật hình sự hay khái niệm bị can, bịcáo, người phạm tội trong pháp luật tố tụng hình sự Quan điểm này dựa trênkhoản 1 Điều 51 BLTTHS như đã phân tích ở trên, là quan điểm được thừa nhậnrộng rãi trong suốt chiều dài phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Theo hướng quan điểm thứ hai, người bị hại còn có thể là pháp nhân, cơ

quan, tổ chức Việc xác định người bị hại không chỉ là cá nhân mà bao gồm cảpháp nhân bị thiệt hại do hành vi phạm tội sẽ đảm bảo sự công bằng giữa cácchủ thể này trong trường hợp cùng bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, bởitội phạm thì không chừa một ai, cả cá nhân, pháp nhân hay thậm chí là nhànước Mặt khác, việc chỉ quy định người bị hại là cá nhân sẽ làm nảy sinh hàng

loạt vấn đề khó giải quyết cả từ góc độ lý luận và thực tiễn như: “(i) trường hợp pháp nhân, tổ chức bị thiệt hại mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước, nếu pháp nhân, tổ chức đó không có đơn yêu cầu thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì, tài sản nhà nước liệu có được bảo vệ; (ii) pháp nhân bị tội phạm xâm hại trực tiếp về tài sản và cá nhân bị thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra đều được xác định là nguyên đơn dân sự liệu có hợp lý; hoặc (iii) trường hợp pháp nhân bị thiệt hại về thương hiệu, uy tín trong kinh doanh thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì ”[28, tr 13]

Do phạm vi đề tài đặt ra yêu cầu nghiên cứu chế định khởi tố vụ án hình

sự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, nên

Trang 15

chúng tôi phân tích theo pháp luật thực định Việt Nam tức quan điểm thứ nhất,coi quan điểm thứ hai là ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật.

Từ những lập luận trên, có thể rút ra kết luận về người bị hại trong phápluật tố tụng hình sự Việt Nam thực định như sau:

- Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại chỉ có thể là cá nhân;

- Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt

hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất Thiệt hại về thể chất là bị xâm phạm đếntính mạng, sức khoẻ như bị giết, bị gây thương tích… Thiệt hại về tinh thần là bịxâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín như bị xỉ nhục, vu khống, thoá mạ,miệt thị… Thiệt hại về tài sản là tài sản của người bị hại bị cướp, bị cưỡng đoạt,

bị trộm cắp… Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải làđiều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp

- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là đối tượng tác động của tội

phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quảgây ra cho người bị hại Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa người bịhại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự

- Thứ tư, người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người

bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận

Theo giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, HàNội 2006, tr 402 của trường Đại học Luật Hà Nội thì chế định pháp luật là mộtthuật ngữ Luật học dùng để chỉ một số các quy phạm pháp luật có những đặcđiểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tươngứng

Như vậy, có thể hiểu chế định pháp luật là tổng hợp các quy phạm phápluật cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất định, có thể được quy định tại bất

kì một văn bản pháp luật nào, không bắt buộc phải có một quy định riêng vềhình thức, về nội dung của loại quy phạm này, miễn là thoả mãn dấu hiệu cónhững đặc điểm chung giống nhau và cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội tương

Trang 16

ứng theo quy định của pháp luật hiện hành Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại là một chế định như vậy.

Để chứng minh quan điểm này là đúng, chúng tôi xin đưa ra một vài điềuluật về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không có quyđịnh tập trung trong BLTTHS năm 2003, quy định một cách riêng rẽ, độc lậpnhưng lại có điểm chung cùng điều chỉnh quan hệ xã hội về quyền yêu cầu khởi

tố của người bị hại

Điều 105 BLTTHS quy định về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại Khoản 1 quy định về những trường hợp người bị hại có quyềnyêu cầu khởi tố vụ án hình sự, khoản 2 quy định hậu quả pháp lý trong trườnghợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng

tiếp tục tiến hành tố tụng và vấn đề yêu cầu lại.

Điều 51 BLTTHS, khoản 1 quy định khái niệm người bị hại, khoản 2 quyđịnh quyền của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, khoản 4 lạiquy định nghĩa vụ và chế tài có thể áp dụng đối với người bị hại khi họ vi phạmnghĩa vụ, Điều luật được đặt ở Chương IV: Người tham gia tố tụng

Mặt khác, khi quy định về người bị hại là người phải chịu án phí trongtrường hợp bị cáo không có tội hoặc vụ án hình sự bị đình chỉ theo quy định tạikhoản 2 Điều 105 Bộ luật này thì pháp luật lại quy định ở chương VI Điều 99

Tương tự, điểm a khoản 2 Điều 164, khoản 1 Điều 169, khoản 1 Điều 180BLTTHS năm quy định khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều

105 thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra; Viện kiểm sát ra quyếtđịnh đình chỉ vụ án hình sự, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án hình sựcũng được đặt tại các chương khác nhau của BLTTHS

Như vậy, có thể thấy các quy phạm pháp luật của chế định khởi tố vụ ánhình sự theo yêu cầu của người bị hại không quy định tập trung, không quy địnhthành một chương riêng mà nằm tách biệt ở các điều luật và chương khác nhau.Nhưng có một điểm đặc biệt cần chú ý, ĐIều 105 được coi là quy phạm trungtâm của chế định này, quy định chi tiết về những trường hợp chỉ được khởi tố

Trang 17

theo yêu cầu (khoản 1), hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố, thời điểmrút yêu cầu khởi tố (khoản 2) Các quy phạm khác được quy định xoay quanhquy phạm này và hầu hết đều được dẫn chiếu đến điều luật này, chúng được gọi

là quy phạm bổ sung hay quy phạm dẫn chiếu

Tổng hợp các khái niệm, các phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra khái

niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau: “chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, do tính chất của vụ án hình sự và vì lợi ích của người bị hại

mà vụ án hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, đồng thời đảm bảo lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội”

1.2 Cơ sở của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1.2.1 Cơ sở lý luận

Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng Vấn đềquyền con người luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ xã hội.Với quan điểm duy vật về lịch sử, triết học Mác- Lênin nói riêng, chủ nghĩaMác- Lênin nói chung đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về quyền con người,khẳng định mối quan hệ gắn bó biện chứng giữa các quyền tự do cơ bản với cácđiều kiện và biện pháp đảm bảo thực hiện quyền con người trong thực tế

Theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật không chỉ là để trừngtrị con người mà còn là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người Tưtưởng pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông quađội ngũ cán bộ, công chức của Người thể hiện tấm lòng thương yêu nhân dân,chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân Mọi quan hệ xã hội đều được bảo

vệ Người bị hại là những người trực tiếp bị xâm hại về thể chất, về tinh thần và

về tài sản do hành vi phạm tội gây ra Mọi hành vi phạm tội đều phải bị trừngtrị, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại cần phải được bảo vệ Dựa trên

Trang 18

tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời thựchiện quá trình định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tốtụng hình sự ở nước ta hiện nay, pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại ngày càng được chú trọng và quan tâm, là cơ sở pháp lý quantrọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Điều 2 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm

2001 quy định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Trong xã hội đó, con người vừa là

mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Chính vì vậy mà họ luôn được phápluật tôn trọng và bảo vệ Họ không chỉ được bảo đảm các quyền tự do dân chủ

mà còn “có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm” (Điều 71) Còn riêng với người bị hại,

như đã đề cập ở trên, họ là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản

do hành vi phạm tội gây ra, quyền lợi của họ bị xâm hại, vì vậy Nhà nước đãquy định cho họ một quyền đặc biệt, đó là quyền được yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện cho người bị hại được cânnhắc, tính toán việc khởi tố vụ án hình sự có gây bất lợi cho họ hay không? Tuynhiên, những trường hợp người bị hại được yêu cầu khởi tố cũng chỉ nằm trongmột chừng mực nhất định, là giới hạn mà Nhà nước và xã hội chấp nhận đượcnhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời, việc điều tra, truy

tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế địnhkhông mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước như Nga, Pháp,Trung Quốc, Nhật Bản Ở Việt Nam chế định này chính thức được quy địnhlần đầu tiên trong BLTTHS năm 1988, mặc dù ban đầu bộc lộ không ít nhữnghạn chế, tuy nhiên cho đến nay qua quá trình nghiên cứu, tham khảo pháp luậtmột số nước trên thế giới, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại ngày một hoàn thiện hơn Đây là chế định thể hiện tính dân chủ, sự tôntrọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của người bị hại Quá

Trang 19

trình áp dụng cho thấy chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bịhại đã phát huy hiệu quả, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được bảo

vệ tốt hơn

Việc BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sựtheo yêu cầu của người bị hại cho thấy sự cần thiết của chế định này trong hệthống pháp luật tố tụng hình sự nước ta, một mặt góp phần bảo vệ quyền và lợiích của người bị hại, mặt khác, vẫn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, xã hội.Chế định này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệthại mất mát của người bị hại

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng đầu tiên và độc lập, có nhiệm

vụ quan trọng, có tính chất quyết định đến các hoạt động, các giai đoạn còn lạicủa quá trình tố tụng hình sự Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tốt nhất quyền và lợiích hợp pháp của người bị hại, xuất phát từ mức độ nguy hiểm của hành vi phạmtội mà không phải trong mọi trường hợp xác định được dấu hiệu tội phạm đềukhởi tố vụ án hình sự đều là hợp lý nhất

Thiệt hại về tài sản trong nhiều trường hợp còn có thể bù đắp được, nhưng

thiệt hại về thể chất và tinh thần là thiệt hại thuộc phạm trù “phi vật chất”, về

danh dự, nhân phẩm, uy tín khó có thể bù đắp hoàn toàn được bởi đó là nhữngtổn thương vô hình, những sợ hãi, mặc cảm hoặc ám ảnh mà người bị hại khôngmuốn nhắc lại và càng không muốn công khai Những trường hợp này nếu khởi

tố vụ án hình sự, lợi ích về mặt xã hội thu được có thể không lớn mà còn có khảnăng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại Thực tế cho thấymặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị hại lại khôngmuốn đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của

họ Cũng có trường hợp giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mốiquan hệ đặc biệt Đối với trường hợp này, cách tốt nhất là để cho người bị hại vàngười gây thiệt hại chủ động giải quyết với nhau nhằm tạo dựng, duy trì đồngthuận xã hội và tiết kiệm thời gian, các chi phí khác cho việc khởi tố, điều tra,

Trang 20

truy tố, xét xử và thi hành bản án, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hộithuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chếviệc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết

có thể có đối với người bị hại Còn nếu như người bị hại muốn kẻ có hành vixâm hại phải bị pháp luật trừng trị thì theo ý chí của họ, các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền sẽ khởi tố và giải quyết vụ án hình sự

Xét về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm, những tội quy định tại Điều

105 BLTTHS năm 2003 có mức nguy hại cho xã hội không lớn, theo đó, 11 tộidanh chỉ này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại và đều thuộckhoản 1 của các điều: 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 (đã bịbãi bỏ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009) và 171,xâm hại về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, quyền sáng chế, phátminh của người bị hại Các quy định tại khoản 1 của những điều luật kể trênkhông phải là những tình tiết tăng nặng, khung hình phạt cũng không cao, caonhất là phạt tù đến ba năm, nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ (quy định tạikhoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, (131), 171), trừ trường hợp tội phạmhiếp dâm khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 111 là từ hai năm đến bảynăm và tội cưỡng dâm khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 113 là sáutháng đến năm năm Tuy rằng đối với hai tội kể trên, mức độ nguy hại cho xãhội có thể lớn hơn, nhưng xét về mặt bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho người bịhại nên các nhà làm luật vẫn đưa hai Điều luật trên vào danh sách những tộidanh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, bởi lẽ một khi bí mật đời tưcủa họ bị công khai, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bìnhthường của họ sau này, như tội phạm về hiếp dâm, sau khi bị xâm hại, không ítnhững trường hợp người bị hại trở nên trầm cảm, điên loạn, mất trí nhớ thậm chí

là có hành vi tự tử vì những hệ luỵ do quá trình tố tụng gây ra Hơn nữa, “khi có

sự đồng ý của người bị hại, thì việc xử lý bằng các biện pháp khác như hành chính, dân sự lại có thể đạt được những tác dụng thiết thực hơn là xử lý bằng biện pháp hình sự, mà vẫn đạt được các tác dụng giáo dục”[20 , tr 7]

Trang 21

1.3 Ý nghĩa của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố

tụng Nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 BLTTHS năm 2003) thì khởi tố vụ

án hình sự lại có mục tiêu phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đãxảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý

công minh với mọi tội phạm “Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là bảo đảm quan trọng để toàn

bộ quá trình tố tụng hình sự được khởi hành và khởi hành đúng hướng, theo đúng mục tiêu”[51, tr 238]

Khởi tố vụ án hình sự nói chung và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củangười bị hại nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tốtụng tiếp theo Quá trình điều tra, xác minh tội phạm có đạt được kết quả kháchquan, đúng đắn, đảm bảo đúng người, đúng tội hay không, việc bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp của người bị hại, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ

và tài sản của công dân có được thực hiện trên thực tế hay không, phụ thuộc rấtnhiều vào quá trình định hướng đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh những quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Việc đặt ra chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hạicòn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến người bị hại, thể hiện sự cảm thôngvới những đau đớn, mất mát của người bị hại, hạn chế đến mức thấp nhất tổnthương về mặt tinh thần cho người bị hại; tạo điều kiện cho họ được thể hiện ýchí cá nhân trong việc xử lý người gây thiệt hại trong phạm vi luật định; bêncạnh đó vẫn đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội Đồng thời góp phần gâydựng niềm tin của công chúng vào pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh, kiênquyết đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục ý thức người dân tôn trọng,

Trang 22

nghiêm chỉnh chấp hành quy của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu về cải cách tưpháp.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khoá luận tập trung phân tích khái niệm chế định khởi tố vụ

án hình sự theo yêu cầu của người bị hại dựa trên sự phân tích khái niệm khởi tố

vụ án hình sự, khái niệm người bị hại, khái niệm chế định pháp luật và từ đó rút

ra quan điểm cá nhân về khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại Chương 1 cũng đề cập cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và ý nghĩacủa chế định khởi tố vụ án hình sự, từ đó làm cơ sở phát triển ý tưởng để có thể

đi sâu vào phân tích nội dung của chế định tại Chương 2 của khoá luận

Trang 23

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật

xử các vụ án hình sự trong giai đoạn này chủ yếu do các Toà án quân sự, cácToà án binh thực hiện với sự buộc tội của Uỷ viên Chính phủ trên cơ sở điều tracủa Quân pháp Các Toà án quân sự, các Toà án binh không phải là các cơ quanthường trực, mà là Toà án sự việc, được hình thành để xét xử từng vụ án hình sự

cụ thể và lại tan rãgiải thể sau khi kết thúc xét xử Pháp luật tố tụng hình sự giaiđoạn này còn rất sơ sài, có rất ít văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, quyềnhạn, trách nhiệm cụ thể của người tiến hành tố tụng, chứ không nói đến vấn đềbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Toà án nhân dânnăm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và các văn bản phápluật khác, hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Toà án đã được hình thành và hoạt động thường xuyên, có nề nếp theo quyđịnh của pháp luật Tuy nhiên, giai đoạn này nước ta chưa có BLTTHS; hoạtđộng tố tụng được thực hiện trên cơ sở các luật tổ chức và văn bản hướng dẫnđơn lẻ của cơ quan có thẩm quyền như Bộ Công an, VKSNDTC, Toà án nhândân tối cao…

Khái niệm người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Thông tư số16/TATC ngày 27/09/1974 của Tòa án nhân dân tối cao Theo đó, người bị hại

Trang 24

được định nghĩa "là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo )" Định nghĩa đã chỉ ra người bị hại là cá nhân, người bị hại

không thể là cơ quan, tổ chức, đồng thời đối tượng tác động của tội phạm là thểchất, tinh thần hoặc tài sản của cá nhân đó Quy định này bước đầu định hướngcho quá trình xây dựng và phát triển chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại sau này Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mọi vụ án hình sự đơnthuần chỉ là vụ án hình sự công, và đương nhiên quyền và nghĩa vụ khởi tố chỉđược quy định cho Nhà nước, quan niệm phổ biến vẫn là không chấp nhận kháiniệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Người bị hại khôngđược pháp luật quy định có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, mà thậm chítrong nhiều trường hợp người bị hại làm đơn xin giảm nhẹ hoặc miễn hình phạtmột cách có tình, có lý cho người phạm tội, cũng không được Tòa án chấp nhận

2.1.2 Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm

1988 cho đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

BLTTHS năm 1988 là Bộ luật đầu tiên pháp điển hoá quy định của phápluật trước đó về khái niệm người bị hại và cũng là Bộ luật đầu tiên quy định vềchế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, đánh dấu mộtbước chuyển biến to lớn trong quá trình nhìn nhận về người bị hại như một chủthể độc lập của quá trình tố tụng hình sự cũng như vấn đề bảo vệ quyền và lợiích tối đa của người bị hại Xuất phát từ quá trình tổng kết thực tiễn xét xử, quanghiên cứu, tham khảo sự tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nướctrên thế giới thuộc các dòng họ pháp luật khác nhau, tiếp nhận những tư tưởng,quan điểm mới về xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta

và đứng trước sự đòi hỏi cải cách tư pháp trong nước trên diện rộng, các nhà làmluật đã chính thức ghi nhận những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu

cầu của người bị hại quy định tại Điều 88 BLTTHS năm 1988: “Những vụ án hình sự về các tôi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1 khoản 1

Trang 25

Điều 112; đoạn 1 khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại”.

Những điều luật được kể đến trong ĐIiều 88 BLTTHS năm 1988 đượcquy định trong BLHS năm 1985, quy định về các tội: cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 1 Điều 109); tội hiếp dâm(khoản 1 Điều 112); tội làm nhục người khác (khoản 1 ĐIều 116); tội vu khống(khoản 1 Điều 117) là thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của con người; và tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế,phát minh (Điều 126) thuộc nhóm các tội xâm phạm những quyền tự do dân chủ

của công dân Nói cách khác, những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu

cầu của người bị hại chỉ được áp dụng đối với trường hợp hành vi phạm tội cómức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiếttăng nặng định khung hình phạt và thuộc hai nhóm tội và các tội xâm phạm tínhmạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm nhữngquyền tự do dân chủ của công dân

BLTTHS năm 1988 được qQuốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/1989 Tính đến thời điểm trước năm 2003, BLTTHSnăm 1988 được sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 1990, 1992 và 2000 Ngày21/12/1999, BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua,

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2000 chính thức thay thế BLHS năm 1985.,lLần sửa đổi, bổ sung cuối cùng của BLTTHS năm 1988 vào năm 2000 nhằmmục đích thống nhất pháp luật với BLHS năm 1999 Tuy nhiên, luật sửa đổi, bổsung một số điều của BLTTHS năm ngày 09/06/2009 chủ yếu là để thi hành

BLHS 1999, vì vậy, việc “chỉ sửa đổi, bổ sung những quy định của BLTTHS năm 1988 (sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992) không đồng bộ với quy định của BLHS mới”[50, tr.194] Ngoài ra, qQuá trình thực tiễn áp dụng chế định

khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tuy rằng phát huy được hiệuquả, một mặt thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến bản thân người bị hại, mặtkhác lại giảm tải áp lực tiến hành quá trình tố tụng của cơ quan có thẩm quyền,

Trang 26

tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí tố tụng , tuy nhiên, chế định này cũng bộc

lộ không ít những bất cập, hạn chế có thể kể đến như “giữa các điều luật của BLTTHS năm 1988 còn có những mâu thuẫn làm cho cơ quan có thẩm quyền không thể và không có khả năng thực hiện nghiêm túc”[31, tr 37], đối chiếu

những trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hạitheo quy định tại Điều 88 với các tội danh được quy định tại BLHS năm 1999thì BLTTHS năm 1988 còn quy định thiếu, không còn phù hợp với tình thìnhthực tại

Điều đó cho thấy, BLTTHS năm 1988 qua ba lần sửa đổi, bổ sung khôngcòn đáp ứng được yêu cầu Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, đĐể tiếp tụcthực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 2 tháng 1 năm 2002,

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08- NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâmcông tác tư pháp trong thời gian tới Trong Nghị quyết này đã chỉ rõ nhiều vấn

đề cụ thể của tố tụng hình sự đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích một cáchtoàn diện để thể chế hóa thành những quy định của BLTTHS năm, tạo cơ sởpháp lý nâng cao chất lượng công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành

án hình sự Mặt khác, thời gian qua cũng đã có nhiều văn bản pháp luật mớiđược ban hành có các nội dung liên quan đến tố tụng hình sự như Luật tổ chứcTòa án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;đồng thời cũng cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định BLTTHS năm

1988 cho phù hợp với các quy định của BLHS năm 1999 nhằm bảo đảm tínhthống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật

2.2 Nội dung chế định khởi tố vụ án hình sự hình s ưự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành

Trên cơ sở kế thừa những quy định của pháp luật tố tụng hình sự trước đó

và tiếp nhận những tư tưởng, quan điểm mới về xây dựng nhà nước pháp quyền

và cải cách tư pháp ở nước ta, ngày 26 tháng 11 năm 2003, BLTTHS năm 2003được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ

4 thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004

Trang 27

BLTTHS năm này thay thế BLTTHS năm được Quốc hội thông qua ngày

29 tháng 6 năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS nămđược Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm

1992 và ngày 09 tháng 6 năm 2000[18]

2.2.1 Việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

2.2.1.1 Những trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Trong BLTTHS năm 2003 tồn tại một nguyên tắc về trách nhiệm

khởi tố và xử lý vụ án hình sự, theo đó "khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội" (Điều 13 BLTTHS năm 2003) Như vậy, nguyên tắc này khẳng địnhkhởi tố vụ án hình sự là quyền chủ động của cơ quan có thẩm quyền, thểhiện trong các vụ án hình sự mang tính chất công tố Tuy nhiên, nguyên tắctrên cũng có những trường hợp ngoại lệ, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa người bị hại là một ngoại lệ Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLT -

THS năm 2003 thì "những vụ án hình sự về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất"

Như vậy, khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định 11 trườnghợp mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người

bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại Đối với nhữngtrường hợp phạm tội này, mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện

có dấu hiệu tội phạm nhưng không có yêu cầu từ phía người bị hại hoặcngười đại diện hợp pháp của người bị hại thì không được khởi tố vụ ánhình sự Những trường hợp này bao gồm:

Trang 28

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS: Tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS: Tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS: Tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS: Tội vô ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS: Tội vô ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắcnghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS: Tội hiếp dâm+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS: Tội cưỡng dâm+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS: Tội làm nhụcngười khác

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS: Tội vu khống.+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 131 BLHS: Tội xâm phạmquyền tác giả (Theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 củaQuốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, kể từngày 19/6/2009 người thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tạiĐiều 131 BLHS không bị xử lý về hình sự Vì vậy tội phạm quy định tại khoản

1 điều này không còn là trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu.)

+ Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS: Tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp

Như vậy, phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu quy địnhtại BLTTHS năm 2003 đã bị thu hẹp do chính sách và kỹ thuật lập pháp hình sự.Như đã phân tích ở chương 1, những tội phạm theo quy định tại Điều 105 có

Trang 29

mức gây nguy hại không lớn cho xã hội, và việc giải quyết vụ án hình sự trênthực tế có thể mang lại hậu quả bất lợi cũng như tăng phần tổn thương cho người

bị hại Những trường hợp được kể trên được xem là “trong giới hạn mà Nhà

nước và xã hội chấp nhận được” để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử

lý kịp thời, các giai đoạn của tố tụng hình sự được diễn ra đúng pháp luật, không

bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội Có thể thấy 11 trường hợp phạm tộichỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hầu hết là những tội phạm ítnghiêm trọng, khung hình phạt không cao, không có tình tiết tăng nặng TNHS

và được quy định hầu hết tại khoản 1 Tuy nhiên, kỉ cương pháp luật, tính cươngquyết trong việc xử lý tội phạm đối với các tội danh trênđó vẫn được thể hiện ởchỗ nếu như các tội phạm nói trên có tình tiết thuộc các khung tăng nặng củađiều luật tương ứng (khoản 2, 3, 4) thì cơ quan tiến hành tố tụng sau khi xácđịnh có dấu hiệu tội phạm sẽ quyết định khởi tố vụ án hình sự mà không phụthuộc vào ý chí của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.Trong trường hợp này hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhânngười bị hại một cách nghiêm trọng mà còn gây nguy hại lớn cho xã hội

Điểm đặc biệt trong căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại thể hiện ở chỗ, nếu như trong vụ án hình sự thông thường, căn cứ cần và

đủ để khởi tố vụ án hình sự chỉ là có dấu hiệu tội phạm, thì căn cứ khởời tố vụ

án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lại được quy định trên cơ sở kết hợphai yếu tố: có dấu hiệu của tội phạm và có yêu cầu khởi tố về hình sự từ phíangười bị hại hoặăc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưathành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Giữa chúng có mốiliên hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau Khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố đã xácđịnh có dấu hiệu tội phạm nhưng người bị hại không có yêu cầu khởi tố thì cũngkhông được khởi tố, và ngược lại, nếu như người bị hại có yêu cầu khởi tốnhưng không có dấu hiệu tội phạm thì cũng không được khởi tố Tuy nhiên cũngcần phải lưu ý rằng, việc xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm làtrách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng Và cơ quan tiến hành tố tụng muốn

Trang 30

xác định được có hay không có dấu hiệu tội phạm thì phải tiến hành các hoạtđộng điều tra cần thiết tức là phải có quyết định khởi tố vụ án hình sự Đây cóthểế được coi là điểm bất cập của BLTTHS năm 1988 mà cho đến tận BLTTHSnăm 2003 vẫn chưa thể khắc phục được, vấn đề này emchúng tôi xin được tiếptục trình bày ở phần sau của khoá luận.

2.2.1.2 Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003, chủ thể cóquyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại hoặc người đại diện hợppháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâmthần hoặc thể chất

để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, ngoài quyền yêucầu khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật còn traocho họ những quyền và nghĩa vụ nhất định

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, người bị hại có quyền: Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu (Điểm a Khoản 2 Điều 51); Quyền được thông báo về kết quả điều tra (Điểm b Khoản 2 điều 51); Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS năm 2003 (Điểm c Khoản 2 Điều 51); Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường (Điểm d Khoản 2 Điều 51); Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa (Điểm đ Khoản 2 Điều 51); Khiếu nại quyết định, hành

vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản

Trang 31

án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo (Điểm e khoản 2 Điều 51); Trình bày lời buộc tội tại phiên tòa (Khoản 3 Điều 51); Quyền đối với kết luận giám định (Khoản 1 Điều 158); Quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho mình (Khoản 1 Điều 59); Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 105); Quyền rút yêu cầu khởi tố (Khoản 2 Điều 105).

Ngoài ra, người bị hại có nghĩa vụ Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (Khoản 4 Điều 51) và Nghĩa vụ khai báo

(Khoản 4 Điều 51)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản

do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được

cơ quan tiến hành tố tụng công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập

họ đến khai báo với tư cách người bị hại Trong nhiều trường hợp, hành vi phạmtội không bị phát hiện và xử lý hoặc không xác định được người bị thiệt hại thìmặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành viphạm tội trực tiếp gây ra nhưng người đó cũng không thể trở thành người bị hạitrong vụ án hình sự

Đối với các vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, mộtvấn đề được đặt ra là yêu cầu của người bị hại là cơ sở để xác định dấu hiệu tộiphạm hay là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự?

Có quan điểm cho rằng yêu cầu của người bị hại là một dạng đặc biệt của

tố giác Giữa yêu cầu của người bị hại và tố giác của công dân có nhiều điểm

tương đồng: Một là, tố giác hay yêu cầu của người bị hại đều là việc thông báo với các cơ quan có trách nhiệm về một tội phạm đã xảy ra Hai là, chủ thể tố giác và người yêu cầu khởi tố đều là cá nhân; Ba là, cả tố giác và yêu cầu của

người bị hại đều được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc lời nói Bên cạnh đó,BLTTHS năm 2003 cũng chỉ quy định trình tự, thủ tục để giải quyết tố giác của

công dân, nên “nếu cho rằng yêu cầu của người bị hại không phải là một dạng của tố giác thì yêu cầu đó sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục nào?” Tuy

Ngày đăng: 26/11/2015, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w