1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam

50 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 463,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI NIỆM KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHÁI NIỆM KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.” 1 * Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng và là giai đoạn tố tụng độc lập bởi giai đoạn này có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về chủ thể tố tụng, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Chủ thể có quyền khởi tố vụ án hình sự là những cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS 2003. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự – những văn bản tố tụng đặc trưng của giai đoạn này. Tuy nhiên, tính độc lập của giai đoạn khởi tố vụ án cũng như các giai đoạn khác trong quá trình tố tụng chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau; giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện các hoạt động điều tra. Khi chưa có quyết định khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn. 2 Quyết định khởi tố vụ án làm phát sinh quan hệ pháp luật TTHS giữa cơ quan có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. * Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm cơ quan tiến hành 1 . Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà N?i 2006, tr. 235. 2 . Trừ trường hợp khám nghiệm hiện trường để thu thập dấu vết tội phạm; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và khám xét trong các trường hợp này. tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và các cơ quan khác (Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, đơn vị Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra): - Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp. + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát Viện kiểm sát quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, lực lượng Cảnh sát biển, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm không có căn cứ thì Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát cũng có quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. - Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác + Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì có thẩm quyền khởi tố vụ án. + Các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình. * Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Để thực hiện nhiệm vụ này cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong phạm vi thẩm quyền của mình và thời hạn luật định phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm bằng những biện pháp như: - Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, hộ khẩu, đăng ký tạm trú của người bị tố cáo; yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan đến sự việc cung cấp những tài liệu cần thiết. - Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan giải thích rõ sự việc nhằm mục đích làm rõ dấu hiệu tội phạm. Khi yêu cầu giải thích, cơ quan có thẩm quyền không được áp dụng các biện pháp hỏi cung hoặc cưỡng chế tố tụng đối với người được yêu cầu giải thích. - Khi cần thiết phải kiểm tra nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thì phải yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan tự kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra để làm rõ sự việc. - Nếu bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì tiến hành lấy lời khai của người bị bắt. - Trong trường hợp cần thiết thì khám nghiệm hiện trường và tiến hành các biện pháp khác theo quy định của BLTTHS để xác định dấu hiệu tội phạm. * Quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Quyết định khởi tố vụ án hình sự được ra khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định có dấu hiệu tội phạm. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện việc điều tra. Trong quyết định khởi tố vụ án, bên cạnh thời gian, điều khoản của BLHS, họ tên, chức vụ của người ra quyết định còn phải ghi rõ căn cứ khởi tố vụ án. Việc ghi rõ căn cứ khởi tố vụ án trong quyết định giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định phải cân nhắc kỹ, tránh sự hời hợt, qua loa, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền. Để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Điều 100 BLTTHS 2003 chỉ quy định một căn cứ duy nhất để khởi tố đó là dấu hiệu tội phạm đã được xác định. Đồng thời điều luật cũng quy định các cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm. Các cơ sở đó bao gồm: Tố giác của công dân; Tin báo của cơ quan tổ chức; Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; Người phạm tội tự thú. Như vậy, 5 nguồn thông tin trên đây mới chỉ là những cơ sở ban đầu để cơ quan có thẩm quyền xác minh, thẩm tra để từ đó xác định có hay không có căn cứ để khởi tố vụ án. Hay nói cách khác, những nguồn thông tin đó chưa phải là căn cứ khởi tố mà chỉ là nguồn, là cơ sở hàm chứa những thông tin cho phép đi đến kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không để khởi tố vụ án hình sự. Điều này phù hợp với quy định của Điều 100 BLTTHS 2003 vì điều luật chỉ quy định 5 nguồn thông tin này là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm từ đó làm căn cứ khởi tố vụ án. 3 Theo quy định của BLTTHS 2003 khi xác định có sự việc xảy ra và sự việc đó có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Còn nếu thấy có một trong bảy căn cứ được quy định tại Điều 107 BLTTHS 2003 thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý của người có thẩm quyền khởi tố 3 . Theo Giáo trình luật tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội, 5 nguồn thông tin trên là cơ sở khởi tố vụ án hình sự. Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006, tr. 245. xác định thông tin về tội phạm hoặc một sự việc nào đó không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Các căn cứ đó bao gồm: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. 1.1.2. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS 1988 và sau đó, trên cơ sở kế thừa, BLTTHS 2003 tiếp tục quy định với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế. Tuy nhiên, cả hai BLTTHS đều không đưa ra khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Mặc dù vậy, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được xem là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, cho nên nó sẽ có những đặc điểm chung của khởi tố vụ án hình sự. Đối với các vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, giai đoạn khởi tố vẫn được xác định là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi tố của những vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại cần có yêu cầu khởi tố vụ án từ phía người bị hại. Nếu không có yêu cầu khởi tố của người bị hại thì Cơ quan điều tra không được ra quyết định khởi tố vụ án. Đây là điểm khác biệt so với giai đoạn khởi tố của các vụ án hình sự khác. Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Như đã phân tích ở trên, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Nhưng với những vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, không phải cơ quan nào trong số các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đều được khởi tố. Các cơ quan như đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển… do chỉ có thẩm quyền khởi tố vụ án khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình nên có thể khẳng định các cơ quan này không có thẩm quyền khởi tố vụ án do người bị hại yêu cầu. Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ thuộc về một số cơ quan nhất định, đó là Cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân và Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân. Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có thẩm quyền khởi tố những vụ án hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại do các cơ quan này chỉ được quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp nhất định hoặc đối với một số loại tội phạm cụ thể theo quy định. Chẳng hạn như Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hay Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Từ đây có thể thấy, mặc dù luật không quy định rõ nhưng có thể khẳng định rằng chỉ những cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố đối với 11 trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 thì cơ quan đó mới có thẩm quyền khởi tố đối với các vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, để xác định dấu hiệu tội phạm thì sau khi có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại Cơ quan Điều tra phải tiến hành các hành vi tố tụng như đối với các vụ án thông thường. Nếu chưa có yêu cầu của người bị hại, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác minh, kiểm tra tin báo, tố giác về tội phạm nhưng không được ra quyết định khởi tố vụ án. Trong một số trường hợp, người bị hại không biết họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án thì Cơ quan điều tra phải thông báo cho người bị hại biết, hỏi họ có yêu cầu khởi tố vụ án không và hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết. Đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu của người bị hại là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm hay là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự? Có quan điểm cho rằng "yêu cầu của người bị hại là một dạng đặc biệt của tố giác". 4 Giữa yêu cầu của người bị hại và tố giác của công dân có nhiều điểm tương đồng: Một là,"tố giác hay yêu cầu của người bị hại đều là việc thông báo với các cơ quan có trách nhiệm về một tội phạm đã xảy ra". 5 Hai là, chủ thể tố giác và người yêu cầu khởi tố đều là cá nhân; Ba là, cả tố giác và yêu cầu của người bị hại đều được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc lời nói. Bên cạnh đó, BLTTHS 2003 cũng chỉ quy định trình tự, thủ tục để giải quyết tố giác của công dân, nên "nếu cho rằng yêu cầu của người bị hại không phải là một dạng của tố giác thì yêu cầu đó sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục nào?". 6 Tuy nhiên, yêu cầu của người bị hại không hoàn toàn là tố giác: Chủ thể yêu cầu khởi tố vụ án chỉ có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại, còn chủ thể tố giác có thể chính là người bị hại hoặc bất kỳ người nào biết về sự việc đó; Yêu cầu khởi tố vụ án là quyền của người bị hại còn tố giác vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân; Nội dung của yêu cầu khởi tố ngoài báo tin về tội phạm còn là sự mong muốn pháp luật trừng trị kẻ phạm tội còn nội dung tố giác là báo tin về tội phạm (thời gian, địa điểm…). Nhưng cũng có quan điểm cho rằng yêu cầu khởi tố vụ án là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án vì "trong quyết định khởi tố phải ghi rõ căn cứ khởi tố, một trong những căn cứ khởi tố các tội quy định tại Điều 88 BLTTHS 7 là yêu cầu của người bị hại". 8 Quan điểm này chưa thực sự hợp lý vì theo quy định tại Điều 100 BLTTHS 2003, dấu hiệu của tội phạm đã được xác định là điều kiện cần và đủ để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án trên cơ sở sự kết hợp của hai yếu tố: có dấu hiệu của tội phạm và có yêu cầu của người bị hại. Nếu không có dấu hiệu của tội phạm thì dù người bị hại có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cũng không được ra quyết định khởi tố vụ án và 4 . Nguy?n H?i Long, Trao d?i v? éi?u 88 BLTTHS, T?p chớ TAND s? 3/1996, tr.15 5 . Tài li?u dó d?n, tr. 15 6 . Tài li?u dó d?n, tr. 15 7 . éi?u 88 BLTTHS 1988 tuong ?ng éi?u 105 BLTTHS 2003 (Tỏc gi? chỳ thớch) 8 . Tài li?u dó d?n, tr. 15 ngược lại, nếu không có yêu cầu của người bị hại thì dù xác định có dấu hiệu của tội phạm cơ quan thẩm quyền cũng không được khởi tố vụ án. Hay nói cách khác, với vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, điều kiện cần là yêu cầu khởi tố của người bị hại và điều kiện đủ đó là có dấu hiệu tội phạm đã được xác định. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nếu không có yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định không khởi tố vụ án vì quyết định không khởi tố vụ án chỉ đựoc ra khi có một trong bảy căn cứ được quy định tại Điều 107 BLTTHS 2003. Từ những phân tích trên đây có thể nói khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là việc ra quyết định khởi tố do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo yêu cầu của người bị hại sau khi xác định một sự việc xảy có dấu hiệu của một số tội phạm theo quy định của BLHS 1999. 1.2. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 1.2.1. Khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định pháp luật. “Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng”. 9 Như vậy, theo định nghĩa này, chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm pháp luật có đặc điểm chung và cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định, không đòi hỏi các quy phạm này phải được sắp xếp trong cùng một chương, mục. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định như thế. Thuật ngữ chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đã được một số tác giả đề cập. 10 Trong BLTTHS 2003, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị 9 . Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006, tr. 402. 10 . Vũ Gia Lâm, Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong TTHS, Tạp chí Luật học, Hà Nội 2003, số……, tr 45; Nguyễn Hữu Cầu, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích - Một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn, Tạp chí TAND số 6 /2002, tr. 17. hại không được quy định thành một chương riêng và các quy định của chế định tập trung xung quanh hai vấn đề là yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và rút yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại. Thứ nhất, vấn đề yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 với nội dung “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1, các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.” Quy định này đã chỉ ra chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và các trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Ngoài ra vấn đề này còn được điều chỉnh bởi khoản 3 Điều 51 BLTTHS 2003, theo đó nếu vụ án do người bị hại yêu cầu được Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung thì tại phiên tòa, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội. Trong trường hợp Hội đồng xét xử tuyên bị cáo vô tội thì người đã yêu cầu phải nộp tiền án phí theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTHS 2003. Thứ hai là vấn đề rút yêu cầu khởi tố vụ án của người đã yêu cầu. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút yêu cầu của mình. Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của người đã yêu cầu dẫn đến hai hậu quả pháp lý là vụ án được đình chỉ và người đã yêu cầu phải nộp tiền án phí. Theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTHS 2003 thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra nếu người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong giai đoạn điều tra. Viện kiểm sát và Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án nếu trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử nhưng trước ngày mở phiên toà sơ thẩm người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu của mình (khoản 1 Điều 168 và Điều 180 BLTTHS 2003). Riêng với việc nộp án phí thì theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTHS 2003, nếu vụ án bị đình chỉ theo khoản 2 Điều 105 thì người bị hại phải nộp áp phí. Như vậy, xét một cách tổng thể các quy phạm trong chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không có sự tập trung. Trong số các quy [...]... ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 2.1 YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1.1 Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất a Người bị hại Khái niệm người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Thông... một quy định có tính chất bắt buộc đối với cơ quan có thẩm quyền khởi tố Còn nếu quyết định khởi tố vụ án rồi sau đó mới bổ sung yêu cầu của người bị hại thì chế định "khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại" sẽ không có ý nghĩa 2.1.4 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi đã được cơ quan tiến hành tố tụng. .. lợi của mình, người bị hại phải chứng minh được việc rút yêu cầu của họ là do trái ý muốn Có như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng mới đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị hại CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 2.1 YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1.1 Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. .. quyết yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại và việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của họ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, đồng thời đảm bảo lợi ích Nhà nước, xã hội 1.2.2 Cơ sở của việc thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại a Cơ sở lý luận Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng Vấn đề quyền con người luôn là trung tâm của mọi... quy định quyền được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự cho người bị hại, nhưng cũng không có quy định nào không cho người bị hại thực hiện quyền này Người bị hại hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án 35 Quốc Việt, Vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, tạp chí TAND, số 5/1990, tr.13 Tài liệu đã dẫn, tr.13 37 Nguyễn Sơn, Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án hình sự theo. .. diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội Hay nói cách khác, nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà 2.2 RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.2.1 Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự a Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Khoản 2... thêm một chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại Đây được coi là một tiến bộ trong kỹ thuật luật pháp Không phải tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại đều có quyền yêu cầu khởi tố vụ án Người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm... yêu cầu của mình, thậm chí họ yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự mà trước đó họ đã rút yêu cầu Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, họ hoàn toàn bị động trước những yêu cầu của người bị hại họ phải tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng bởi không có căn cứ pháp luật để từ chối giải quyết Hay trong trường hợp người bị hại cứ yêu cầu khởi tố vụ án rồi lại rút yêu cầu, sau đó lại yêu cầu khởi tố. .. tinh thần của khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003, thời điểm xuất hiện yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp của người bị hại phải có trước thời điểm ra quyết định khởi tố "chứ không thể cho thời điểm yêu cầu của người bị hại phải xuất hiện chậm nhất là cùng thời gian với việc quyết định khởi tố vụ án" 29 vì cơ quan tiến hành tố tụng "chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại " Đây... lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong một số trường hợp Yêu cầu của họ dẫn đến hậu quả pháp lý là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung nếu yêu cầu đó là đúng pháp luật Nhưng sau đó, do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè… hoặc vì lý do cá nhân mà họ rút yêu cầu khởi tố . NIỆM KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHÁI NIỆM KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, . NGƯỜI BỊ HẠI 1.2.1. Khái niệm chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định pháp luật. Chế định pháp luật bao. phạm theo quy định của BLHS 1999. 1.2. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ

Ngày đăng: 11/08/2014, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB tư pháp, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Nhà XB: NXB Từ điển Báchkhoa và NXB tư pháp
12. Bộ Tư pháp - Viện khoa học nghiên cứu pháp lý, Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học BộLuật hình sự Việt Nam 1999
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
13. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật
Nhà XB: NXB Tư pháp
14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Tưpháp
15. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Tư pháp
16. Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về quyền công tố
18. Nguyễn Hữu Cầu, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích - Một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn, Tạp chí TAND, số 6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đối với tộicố ý gây thương tích - Một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn
19. Hồ Thị Hạnh, Vấn đề đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố.Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố
20. Lê Hiền, Bàn về khoản 1 điều 88 BLTTHS - khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí TAND số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khoản 1 điều 88 BLTTHS - khởi tố vụ án hình sự theo yêucầu của người bị hại
21. Vũ Gia Lâm, Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong tố tụng hìnhsự
22. Hoàng Thị Liên, Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà theo trình tự, thủ tục nào? Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tạiphiên toà theo trình tự, thủ tục nào
23. Nguyễn Hải Long, Trao đổi về điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về điều 88 BLTTHS
24. Đinh Văn Quế, Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, NXB Lao động xã hội năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ
Nhà XB: NXB Lao độngxã hội năm 2003
25. Lê Sỹ Quế, Những khó khăn khi áp dụng điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn khi áp dụng điều 88 BLTTHS
26. Nguyễn Sơn, Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án theo điều 88 BLTTHS, Tạp chí TAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án theo điều 88 BLTTHS
27. Trọng Tài, Vì sao vụ án phải xét xử nhiều lần? Tạp chí TAND số 20/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao vụ án phải xét xử nhiều lần
29. Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí TAND, số 1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu củangười bị hại
31. Trần Quốc Tú, Việc áp dụng điều 88 BLTTHS đối với vụ án có người bị cáo, Tạp chí TAND, số 6/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc áp dụng điều 88 BLTTHS đối với vụ án có người bịcáo
1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Khác
2. BLDS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w