cũng như rút yêu cầu của mình, thậm chí họ yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự mà trước đó họ đã rút yêu cầu. Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, họ hoàn toàn bị động trước những yêu cầu của người bị hại họ phải tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng bởi không có căn cứ
pháp luật để từ chối giải quyết. Hay trong trường hợp người bị hại cứ yêu cầu khởi tố vụ án
rồi lại rút yêu cầu, sau đó lại yêu cầu khởi tố lại thì vụ việc đến lúc nào mới được giải quyết? Chẳng nhẽ cơ quan tiến hành tố tụng cứ chạy theo yêu cầu của người bị hại. Điều này vừa gây khó khăn cho quá trình tố tụng, vừa gây lãng phí về thời gian và vật chất của Nhà nước.
Trước những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, khoản 2 Điều 105 BLTTHS quy định "người
bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại". Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại; đồng thời, tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, việc người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức vừa là căn cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, vừa là điều kiện để người bị hại được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự. Quy định này tạo ra sự thống nhất, vừa đảm bảo sự chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, vì khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án không xác định được người đã yêu cầu rút yêu cầu là do ép buộc, cưỡng bức thì họ phải ra quyết định đình chỉ, và như vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, người bị hại phải chứng minh được việc rút yêu cầu của họ là do trái ý muốn. Có như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng mới đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.
CHƯƠNG 2