6 Tội cưỡng dâm là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình

Một phần của tài liệu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 39)

phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Xem Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.421.

47. Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Xem TrườngĐại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.431. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2006, tập I, tr.431.

trường hợp phạm tội thuộc khoản này, nếu không có yêu cầu khởi tố từ phía người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.

h. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS: Tội vu khống

Tội vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi phạm tội của tội này có ba dạng: hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (như đưa ra các thông tin không đúng sự thật, thông tin có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…); hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (người thực hiện hành vi không tự đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng có hành vi loan truyền tiếp những thông tin mà người khác đã đưa đến); hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Khung cơ bản của tội này được quy định tại khoản 1 có mức hình phạt cao nhất là đến hai năm tù, áp dụng cho trường hợp ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Trong trường hợp này, khi có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.

i. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 131 BLHS: Tội xâm phạmquyền tác giả quyền tác giả

Tội phạm xâm phạm quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật bảo vệ.

Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm các dạng hành vi: chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả trên các tác phẩm; sử dụng bất hợp pháp nội dung của tác phẩm; công bố, phổ biến bất hợp pháp các tác phẩm.

Các hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc khi người thực hiện đã bị xử lý về hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về loại hành vi này.

Khoản 1 Điều 131 BLHS ngoài quy định về các dạng hành vi phạm tội còn quy định về khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

k. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS: Tội xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp

Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…48

Hành vi trên cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Điều 171 quy định hai khung hình phạt, trong đó tại khung cơ bản (khoản 1) quy định hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Trong trường hợp này, người bị hại có thể yêu cầu khởi tố vụ án để pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mình.

Như vậy, 11 trường hợp phạm tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ hầu hết là những tội phạm ít nghiêm trọng49 (mức hình phạt cao nhất có thể là phạt tiền, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến hai hoặc ba năm), xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp của người bị hại và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là những người có mối quan hệ với người bị hại như người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Chính vì vậy việc khởi tố vụ án để truy cứu

Một phần của tài liệu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 39)