1 Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2006, tr

Một phần của tài liệu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 44)

sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử". Như vậy, khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sự có mặt của họ là bắt buộc bởi sự vắng mặt đó ảnh hưởng đến quá trình xét xử cũng như việc ra bản án, quyết định của Hội đồng xét xử vì nó liên quan đến việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại trình

bày lời buộc tội.Hay nói cách khác, nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng

mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà.

2.2. RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.2.1. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và thời điểmrút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

a. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định: "Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi

tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ".

Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu là "người đã yêu cầu khởi tố". Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.

So với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 đã quy định thêm một chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Nhưng đây là hệ quả của việc BLTTHS 2003 bổ sung thêm một chủ thể cũng có quyền yêu cầu khởi tố vụ án, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Từ đó, có thể thấy, đây chỉ đơn thuần là sự cải thiện trong kỹ thuật lập pháp còn xét về nội dung, quy định này là một quy định cứng nhắc, vì nếu hiểu theo đúng quy định của điều luật thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại khi đã yêu cầu thì chỉ họ mới có quyền rút yêu cầu của mình và họ cũng không có quyền rút yêu cầu của chủ thể khác.

b. Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Trong BLTTHS 1988, tại khoản 2 Điều 88 cũng quy định về thời điểm người bị hại

được quyền rút yêu cầu của mình, đó là "trước ngày mở phiên toà". Vậy phiên toà ở đây là

phiên toà là phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm? Chính quy định mang tính chất chung chung như vậy đã dẫn đến những khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án, bởi người bị hại có thể rút yêu cầu ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Khắc phục tình trạng trên, khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 đã quy định rất rõ thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình, đó là

"trước ngày mở phiên toà sơ thẩm". Như vậy, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sở thẩm. Thời điểm cuối cùng người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu là trước ngày mở phiên toà sơ thẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền rút yêu cầu của mình tại phiên toà sơ thẩm và các giai đoạn sau của quá

trình tố tụng. Quy định này có phần chặt chẽ và hợp lý bởi "phiên toà sơ thẩm xét xử trên cơ

sở có yêu cầu của người bị hại và bị Viện kiểm sát truy tố. Còn phúc thẩm là xét xử do có kháng cáo người người bị hại, bị cáo hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát; Giám đốc thẩm, tái phẩm là thủ tục xét lại vụ án khi có kháng nghị của Chánh án TAND hoặc Viện trưởng VKSND có thẩm quyền theo luật định".52

2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong một số trường hợp. Yêu cầu của họ dẫn đến hậu quả pháp lý là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung nếu yêu cầu đó là đúng pháp luật. Nhưng sau đó, do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè… hoặc vì lý do cá nhân mà họ rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà xét xử sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ và trong trường hợp này theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTHS 2003 người bị hại phải nộp tiền án phí.

Vụ án được đình chỉ thì mọi hoạt động tố tụng sẽ chấm dứt. Việc vụ án được đình chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu vừa thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với ý chí của người bị hại, vừa thể hiện sự tha thứ của người bị hại đối với người phạm tội.

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS 1988 thì có thể hiểu chỉ Viện kiểm sát hoặc Toà án mới có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu vì chỉ có hai cơ quan này được quyền tiếp tục tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu nhưng vụ án lại thuộc "trường hợp cần thiết". Còn khi áp dụng vào thực tiễn, giữa các địa phương đã không có sự thống nhất với nhau. Có địa phương thì khi người bị hại rút yêu cầu, cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án là Viện kiểm sát; ở địa phương khác

thì cơ quan đó là Toà án; nhưng cũng có địa phương "các cơ quan tiến hành tố tụng thống

nhất rằng quyền đó là của cả 3 cơ quan theo nguyên tắc hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý thì cơ quan đó sẽ ra quyết định đình chỉ".53

Bên cạnh đó, BLTTHS 1988 cũng không quy định việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án là một căn cứ để đình chỉ nên đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, đùn

Một phần của tài liệu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 44)