Thực tế cho thấy, khi quyền bào chữa không được đảm bảo thì rõ ràng là đã có sự mất cân đối, mất đi đối trọng cần thiết giữa hai chức năng “buộc tội” và “gỡ tội” – yếu tố quan trọng góp
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách tư pháp, TA có vị trí trung tâm và xét xử tạiphiên tòa được xem là hoạt động quan trọng nhất Bởi vì, thông qua phiên tòa,các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là buộc tội và bào chữa được thực hiệnmột cách công khai, dân chủ, bình đẳng Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi choHĐXX thực hiện chức năng xét xử của mình bằng việc đưa ra những quyết địnhkhách quan, đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý
Xác định được tầm quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa với việc racác phán quyết của TA, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của BộChính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Việc phán quyết của
TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” Tiếp đó, trongchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2205 một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan
tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạtđộng đột phá của các cơ quan tư pháp…”
Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện chủ trương này còn nhiều hạnchế Những quy định của BLTTHS 2003 cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn tớibất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
Đó là tình trạng phân định các chức năng tố tụng không rõ ràng, chồngchéo dẫn tới việc HĐXX lấn sân, làm thay chức năng của VKS như: HĐXX xéthỏi là chủ yếu, đặt những câu hỏi mang tính áp đặt buộc bị cáo khai đúng vớinhững lời khai trước đó; Là tính thiếu chủ động của KSV tại phiên tòa khi thựchiện chức năng buộc tội
Trang 2Bên cạnh đó, tranh tụng tại phiên tòa cũng bị hạn chế bởi tình trạng viphạm các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS như nguyên tắc bảo đảm quyền bìnhđẳng trước TA, nguyên tắc về suy đoán vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền bàochữa vẫn xảy ra Thể hiện qua việc một số Thẩm phán còn hạn chế thời giantrình bày lời bào chữa của bị cáo hoặc người bào chữa; không yêu cầu KSV đáplại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác; mặc định về việc bị cáo là người có tội và chỉ chú ý tớichứng cứ buộc tội do VKS đưa ra
Thực tế cho thấy, khi quyền bào chữa không được đảm bảo thì rõ ràng là
đã có sự mất cân đối, mất đi đối trọng cần thiết giữa hai chức năng “buộc tội” và
“gỡ tội” – yếu tố quan trọng góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án.Bên cạnh những đảm bảo pháp lý khác thì đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa chính
là một biện pháp hữu hiệu để quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực thi,góp phần cho HĐXX ra được những bản án khách quan, đúng pháp luật, gópphần giảm bớt án oan, sai
Để làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng tranh tụng tại phiên tòa của nước ta,hướng tới việc tăng cường và nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại
phiên tòa, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật TTHS Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tiến trình cải cách tư pháp, vấn đề xây dựng một mô hình tố tụngthống nhất là tố tụng tranh tụng hay tố tụng xét hỏi hoặc là sự pha trộn giữa các
mô hình tố tụng đã và đang gây ra nhiều tranh cãi Hơn thế, với những ưu điểmnhư dân chủ, công khai, minh bạch và đặc biệt vai trò của luật sư được đề cao,thể hiện tính chủ động của họ trong việc chứng minh, bảo vệ quyền lợi của cho
Trang 3thân chủ, từ đó giúp TA ra được phán quyết đúng đắn nên tố tụng tranh tụng đãthu hút được nhiều sự quan tâm, bàn luận Thời gian qua đã có một số công trìnhnghiên cứu về vấn đề này:
Luận văn thạc sỹ luật học của ThS Lưu Bình Dương về “Tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (năm 2003);
Trong luận văn tác giả đã nêu một số vấn đề lý luận chung về tranh tụng, phânbiệt giữa tranh tụng và tranh luận, kiến nghị sửa đổi đối với BLTTHS 1988 theohướng đảm bảo tranh tụng Tuy nhiên, luận văn được hoàn thành khi BLTTHS
2003 mới được thông qua và chưa được thực tiễn kiểm nghiệm Do vậy, việcnghiên cứu, luận giải những ưu, nhược điểm về tranh tụng tại phiên tòa theo Bộluật hiện hành cũng như đưa ra những giải pháp cho vấn đề này vẫn rất cần thiết
Luận án Tiến sỹ luật học của TS Nguyễn Đức Mai về “Vấn đề tranh tụng trong TTHS” (năm 2004); Luận án đã nghiên cứu sâu về mặt lý luận và
thực tiễn khái niệm tranh tụng; phạm vi và nội dung của nó; các quy định phápluật Việt Nam về tranh tụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tranh tụng của các chủ thể tại các phiên toà, trên cơ sở đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng có ý nghĩa quan trọng cả về phươngdiện lý luận và thực tiễn Song BLTTHS 2003 được ban hành với khá nhiều quyđịnh mới về tranh tụng vẫn cần có sự nghiên cứu, bàn luận để đưa ra những giảipháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, gópphần giảm bớt án oan, sai
Đề tài “Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
(năm 2003) của Học viện Tư pháp do PGS TS Nguyễn Văn Huyên làm chủ
nhiệm; Đề tài “Những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của KSV” (năm 2003) do TS Lê Hữu Thể làm chủ nhiệm đã đề cập đến nhiều
Trang 4nội dung của tranh tụng Tuy nhiên, vì là đề tài của ngành nên công trình chỉ đisâu và tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tranh tụng cũng nhưphạm vi, kỹ năng tranh tụng của KSV mà không đề cập đến các bên tham giatranh tụng khác cũng như vai trò trọng tài của HĐXX.
Ngoài ra, còn có một số bài báo và tạp chí có đề cập đến nội dung nghiêncứu trên nhưng ở những góc độ nhỏ, lẻ khác nhau như: “Một số vấn đề tranhtụng trong TTHS” (Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2003) và “Tìm hiểu các kiểu(hình thức) TTHS” (Tạp chí Khoa học pháp lý số 8/2002) của tác giả Lê TiếnChâu; “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”-Tác giả Trần Văn Độ (Tạp chíKhoa học pháp lý số 4/2004); “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượngtranh tụng tại phiên toà hình sự”-Tác giả Từ Văn Nhũ (Tạp chí TAND số10/2002); “Vai trò của HĐXX trong việc tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm hìnhsự” - Tác giả Đinh Văn Quế (Tạp chí TAND số 1/2004); “Bảo đảm quyền của bịcan, bị cáo trong phiên tòa mở rộng tranh tụng” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
số 8/2003) của PGS TS Nguyễn Văn Huyên;
Với các công trình trên, khi nghiên cứu đề tài “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật TTHS Việt Nam”, tác giả có thuận lợi là được tham khảo khá
nhiều nguồn tài liệu, khá nhiều quan điểm về tranh tụng tại phiên tòa Tuy nhiên,qua tình hình nghiên cứu ở trên cho thấy vấn đề này chủ yếu được các tác giả tậptrung nghiên cứu khi BLTTHS 2003 chưa đi vào áp dụng Qua hơn năm năm thihành Bộ luật, thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc thực hiệntranh tụng tại phiên tòa Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này vẫn rất cần thiết đểhoàn thiện pháp luật TTHS và kiến nghị những giải pháp nâng cao chất lượngtranh tụng tại phiên tòa, góp phần đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúngpháp luật
Trang 53 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và những quyđịnh của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa cũng như thực tiễn áp dụng vànhững bất cập làm cơ sở cho việc kiến nghị sửa đổi
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận văn là:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về tranhtụng tại phiên tòa theo pháp luật TTHS Việt Nam;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tranh tụng tạiphiên tòa hình sự, chỉ ra nguyên nhân của những vướng mắc trong thực tế
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật vềtranh tụng tại phiên tòa hình sự và các giải pháp góp phần nâng cao chất lượngtranh tụng tại phiên tòa hình sự
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của Bộ luật TTHS 2003 về tranh tụngtại phiên tòa hình sự cũng như thực tiễn áp dụng
4 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tranh tụng trong lĩnh vực tố tụng được BLTTHS 2003 quy định
ở các giai đoạn tố tụng bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố bị can hoặc quyếtđịnh áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ
Tuy nhiên, trong khả năng và điều kiện nghiên cứu của một luận văn caohọc, thống nhất với quan điểm coi khâu trọng tâm của cải cách tư pháp là nângcao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề tranhtụng tại phiên tòa HSST
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu Bên cạnh đó, luậnvăn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như sau:
Phương pháp phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vềtranh tụng tại phiên tòa hình sự
Phương pháp so sánh, để đối chiếu, so sánh với quy định của BLTTHSmột số nước trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm khi đưa ra đềxuất, kiến nghị
Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu nhằmđưa ra những nhận định và kết luận chung
Phương pháp thống kê để thống kê số liệu trong thực tiễn xét xử liên quanđến việc tranh tụng tại phiên tòa làm cơ sở cho việc đưa ra nhận xét, kết luận vàkiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa
6 Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có thể đạt được những kết quả mới như:
- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và một số quy định của BLTTHS 2003 vềtranh tụng tại phiên tòa hình sự
- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2003, nghiên cứu việcthực thi tranh tụng tại phiên tòa, luận văn chỉ ra những điểm bất cập của phápluật, những vướng mắc trong quá trình áp dụng
- Luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa; một số giải pháp khác về đào tạo con người,nâng cao ý thức pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương và phần kết luận
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH TỤNG
TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm
1.1.1 Tranh tụng trong TTHS
Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 1998 thì “tranh tụng” có nghĩa là “kiệntụng”; Theo Hán - Việt tự điển thì “tranh tụng” có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau đểtranh lấy phải” Trong tiếng Anh, tranh tụng là “Adversarial”, có nghĩa là đốikháng, đương đầu Tranh tụng diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tranhtụng trong tố tụng dân sự, tranh tụng trong tố tụng hành chính, kinh doanhthương mại, lao động Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đề cập đến tranhtụng trong TTHS
Xuất phát từ quan niệm cho rằng tranh tụng là nguyên tắc đặc trưng choTTHS tư sản Trong khi đó, hệ thống tư pháp nước ta lại được tổ chức và hoạtđộng theo truyền thống luật Châu Âu lục địa Tức là hệ thống luật sử dụng môhình tố tụng xét hỏi Do đó, trước năm 2002 thuật ngữ “tranh tụng” chưa từng
được sử dụng trong các văn bản pháp luật của nước ta Sau khi BLTTHS 1988
ra đời, vấn đề tranh tụng đã được đề cập đến trong các bài viết đăng trên các tạpchí chuyên ngành Đặc biệt, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộchính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng địnhrằng: “Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vàoquá trình tố tụng: tham gia hỏi cung; nghiên cứu hồ sơ vụ án; tranh luận dân chủtại phiên tòa…Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa, bảo đảm
tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác… Khi xét xử TA phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trướcPháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; việc xét xử của TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh
Trang 8tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của
KSV, của người bào chữa, bị cáo…” Do đó, vấn đề tranh tụng càng được đưa rabàn luận sôi nổi và nghiên cứu chuyên sâu hơn
Cho đến nay, tranh tụng trong TTHS không còn là vấn đề mới Song đâyvẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi với nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau.Trong đó, đa phần để làm sáng tỏ khái niệm này, các nhà nghiên cứu thường đềcập đến các vấn đề về mô hình tố tụng tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng, quátrình tranh tụng tức là giải thích tranh tụng dưới các góc độ khác nhau
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khái quát có thể thấy rằng các nội dungnày không tách rời mà đan xen, liên hệ chặt chẽ với nhau Với mô hình tranhtụng, các chức năng buộc tội và bào chữa tham gia vào quá trình tranh tụng với
sự tuân thủ và áp dụng nguyên tắc tranh tụng để góp phần làm sáng tỏ sự thậtkhách quan của vụ án
Quá trình tranh tụng trong TTHS bắt đầu khi xuất hiện sự buộc tội của cơquan Nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân cụ thể hoặc một số người xácđịnh (thể hiện bằng việc ra quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biệnpháp ngăn chặn bắt, tạm giữ) Kể từ thời điểm này ở phía người bị buộc tội (bịcan, người bị tạm giữ) xuất hiện sự bào chữa để chống lại sự buộc tội đó, bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của mình Hay nói một cách khác, tranh tụng chỉ
có thể bắt đầu khi xuất hiện hai đối trọng là bên buộc tội và bên bào chữa với haichức năng tương ứng là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa
Quá trình tranh tụng được xem là kết thúc khi bản án hay quyết định của
TA về vụ án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị phúcthẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm của các chủ thể có các quyền đó
Sự tồn tại của tranh tụng trong TTHS là một thực tế khách quan Bởi vìhoạt động TTHS là hoạt động gắn kết chặt chẽ của ba chức năng: buộc tội, bàochữa và xét xử Các chức năng này tồn tại, vận động trong sự tồn tại và vận độngcủa chức năng kia Bào chữa chỉ xuất hiện khi có sự buộc tội và bào chữa được
Trang 9thực hiện để góp phần cho công tác xét xử đưa ra được một phán quyết kháchquan, chính xác, đúng pháp luật Có buộc tội thì có xét xử và ngược lại chỉ xét
xử khi có sự cáo buộc Trong TTHS nếu có buộc tội mà không có bào chữa thìhoạt động tố tụng sẽ mang tính áp đặt, một chiều, thiếu tính thuyết phục, thiếutính dân chủ Sự tồn tại khách quan của tranh tụng đòi hỏi được thừa nhận trênthực tế và được ghi nhận trong Luật Khi chính thức được ghi nhận thì tranh tụng
sẽ là nguyên tắc cơ bản của TTHS Nguyên tắc này đòi hỏi sự bình đẳng giữa cácchức năng buộc tội và gỡ tội
Chức năng buộc tội còn gọi là “chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự,
là một dạng hoạt động tố tụng nhằm phát hiện kẻ phạm tội, chứng minh lỗi của người đó, bảo đảm phán xử và hình phạt đối với người đó”[26, tr22] Chức năng
này không chỉ thuộc về VKS mà trước hết nó còn thuộc về cơ quan điều tra,người bị hại (trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại)
và đại diện hợp pháp cũng như người bảo về quyền lợi của họ
Về nội dung, chức năng buộc tội bao gồm tổng thể những hoạt động củacác chủ thể thuộc bên buộc tội Đầu tiên là khởi tố bị can, tiếp theo là hoạt độngđiều tra, truy tố bị can bằng bản Cáo trạng và cuối cùng là chứng minh Cáo trạng
đó đúng trước TA Có thể chia buộc tội thành hai phần là buộc tội về nội dung vàbuộc tội về tố tụng Buộc tội về nội dung (đối tượng chứng minh) là việc đưa ranhững cáo buộc đối với cá nhân cụ thể về tội phạm gì và hành vi của người bịbuộc tội có dấu hiệu của tội phạm đó Buộc tội về tố tụng là tổng hợp các hành vi
tố tụng cụ thể nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để chứng minh sựđúng đắn của buộc tội về nội dung đã đưa ra đối với người bị buộc tội Buộc tội
về nội dung là cơ sở định hướng cho buộc tội về tố tụng và ngược lại, buộc tội về
tố tụng giúp cho buộc tội về nội dung có đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn
Về tính chất, chức năng buộc tội có thể được thực hiện dưới các hình thức:
tư tố, tư công tố và công tố Theo pháp luật Việt Nam, chức năng buộc tội có thể
Trang 10được thực hiện dưới một trong ba hình thức nêu trên hoặc ba hình thức đồng thờiđược thực hiện
Về thời điểm bắt đầu và kết thúc thì chức năng buộc tội xuất hiện từ khi có
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can (buộc tội chính thức) Cómột số trường hợp đặc biệt thì chức năng buộc tội xuất hiện sớm hơn khi cơquan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người bị tình nghi (buộc tội khôngchính thức) thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, bắt quả tang hoặc bắt người đang bịtruy nã (Điều 81, 82, 86 BLTTHS năm 2003) Khi kết thúc thủ tục tranh luận tạiphiên tòa sơ thẩm thì chức năng buộc tội cũng kết thúc Trong một số trường hợpngoại lệ, chức năng buộc tội kết thúc sớm hơn khi những căn cứ của việc buộctội không còn và dẫn đến hệ quả là cơ quan điều tra đình chỉ điều tra hoặc VKShay TA đình chỉ vụ án
Về vai trò, chức năng buộc tội là một trong những chức năng cơ bản củaTTHS, là nhân tố làm phát sinh quá trình tranh tụng, đối trọng với chức năng bàochữa và là tiền đề cần thiết cho chức năng xét xử Không có buộc tội thì sẽkhông có hoạt động tố tụng và hoạt động tố tụng đó sẽ không có định hướng
“Chức năng bào chữa là một dạng hoạt động tranh tụng được pháp luật đảm bảo cho người bị buộc tội khả năng bằng cách tự mình hoặc nhờ người khác đưa ra các chứng cứ và lập luận nhằm không chỉ bác bỏ sự buộc tội, làm giảm trách nhiệm cho mình mà còn đưa ra những gì có lợi cho người bị buộc tội trong quá trình tố tụng” [41, tr15] Khái niệm về chức năng bào chữa này đã
khái quát hóa được chủ thể, phạm vi, cách thức thực hiện cũng như nội dung củachức năng bào chữa
Về nội dung, chức năng bào chữa là tất cả các hoạt động của người bịbuộc tội và người bào chữa từ khi bị buộc tội đến khi có bản án, quyết định cóhiệu lực pháp luật của TA không bị kháng cáo, kháng nghị Thông qua các hành
vi cụ thể, họ sử dụng các quyền theo qui định của pháp luật để làm sáng tỏnhững tình tiết về sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như
Trang 11những tình tiết khác có lợi cho người bị buộc tội Nội dung của chức năng bàochữa giới hạn trong phạm vi nội dung của chức năng buộc tội và phụ thuộc vàonội dung của chức năng buộc tội.
Về tính chất, chức năng bào chữa chỉ được thực hiện dưới hình thức cánhân, nhân danh và bảo vệ lợi ích cá nhân người bị buộc tội
Chức năng bào chữa xuất hiện từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết địnhkhởi tố bị can hoặc quyết định tạm giữ Chức năng bào chữa kết thúc khi thủ tụctranh luận tại phiên tòa HSST chấm dứt Khi những căn cứ của việc buộc tộikhông còn thuộc các trường hợp cơ quan điều tra đình chỉ hoặc VKS hay TAđình chỉ vụ án thì chức năng bào chữa sẽ kết thúc sớm hơn
Về vai trò, chức năng bào chữa là một trong những chức năng cơ bản củaTTHS, có vai trò đối trọng với chức năng buộc tội Chính sự đối trọng này đảmbảo cho TTHS được dân chủ, khách quan Chúng tôi đồng tình với quan điểm
cho rằng “Có buộc tội mà không có bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính chất một chiều và kết buộc chứ không phải là tranh tụng TTHS không thể được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội không có đối trọng là chức năng bào chữa ” [24].
Vì các lẽ đó, tranh tụng trong TTHS có thể được hiểu như sau:
Tranh tụng trong TTHS là hoạt động do các chủ thể có chức năng đối trọng nhau (buộc tội và bào chữa) thực hiện; dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong việc đưa ra, bảo vệ chứng cứ, lập luận của mình và phản bác chứng cứ, lập luận của đối phương, nhằm góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố bị can và kết thúc khi bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị.
1.1.2 Tranh tụng tại phiên tòa hình sự
Quá trình thực hiện tranh tụng trong TTHS bắt đầu từ khi có quyết địnhkhởi tố bị can Các hoạt động tranh tụng trước khi đưa ra xét xử tại phiên tòa cóthể được các chủ thể thực hiện “ngấm ngầm” hoặc “công khai” bằng nhiều hình
Trang 12thức khác nhau Tuy nhiên, chỉ tại phiên tòa hình sự thì việc thực hiện tranh tụngmới thể hiện một cách toàn diện và đầy đủ nhất, là tổng hợp kết quả của các hoạtđộng tranh tụng đã diễn ra trước đó
Phiên tòa hình sự có sự tham gia của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên
gỡ tội cùng các chủ thể khác dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và sự giámsát của HĐXX Tại phiên tòa sơ thẩm nội dung và phạm vi tranh tụng không bịbất kỳ giới hạn nào Trong khi đó, ở phiên tòa phúc thẩm thành phần tham giacũng hạn chế hơn ở chỗ: chỉ yêu cầu người kháng cáo hoặc bị kháng cáo, khángnghị là bắt buộc phải có mặt; còn các chủ thể khác như bị cáo không kháng cáohoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, người bị hại, người làm chứng thì tùythuộc vào sự xem xét của TA có cần thiết hay không mới triệu tập Ngoài ra, nộidung và phạm vi tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm cũng bị thu hẹp phụ thuộcvào nội dung của kháng cáo, kháng nghị và ý chí chủ quan của HĐXX
Phiên tòa HSST và phúc thẩm hội tụ đầy đủ ba chức năng cơ bản củaTTHS, đó là chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử Các chức năng này có mốiliên hệ mật thiết, hữu cơ với nhau Mỗi chức năng tồn tại và vận động trongchừng mực tồn tại và vận động của chức năng kia Hai chức năng buộc tội vàbào chữa đồng thời được thực hiện công khai, cạnh tranh quyết liệt hướng tớiviệc thuyết phục HĐXX chấp nhận lập luận, chứng cứ chứng minh và các đềxuất của mình, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án
Tại phiên tòa hình sự, chức năng buộc tội trực tiếp do KSV, người bị hại
và nguyên đơn dân sự (nếu có) thực hiện KSV buộc tội thông qua bản Cáotrạng, qua việc xét hỏi và đưa ra các lý lẽ để tranh luận với bên bào chữa nhằmbảo vệ ý kiến của mình về vụ án Người bị hại và nguyên đơn dân sự được quyềntrình bày sự việc, đưa ra các chứng cứ và các lý lẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình
Chức năng bào chữa tại phiên tòa do bị cáo, người bào chữa; bị đơn dân
sự, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ thực hiện Người
Trang 13bào chữa tại phiên tòa bao gồm: Luật sư, người đại diện hợp pháp của bị cáo vàbào chữa viên nhân dân
Tại phiên tòa, HĐXX giữ vai trò trọng tài sẽ xem xét, đánh giá các tài liệu,chứng cứ của vụ án và kết quả cuộc tranh tụng công khai của hai bên buộc tội vàbào chữa để đưa ra những nhận định đúng đắn về nội dung vụ án, tìm ra sự thậtkhách quan của vụ án Từ đó, đưa ra phán quyết về tội danh và hình phạt đối vớingười phạm tội cũng như giải quyết những vấn đề có liên quan khác
Ngoài bản án của TA, không có văn bản buộc tội của chủ thể nào giữ chứcnăng buộc tội được coi là sự buộc tội chính thức, xác định một chủ thể nào đó cóhành vi phạm tội mà Luật hình sự quy định Một số văn bản như quyết định bắtgiữ, khởi tố, tạm giam, cáo trạng không được xem là sự buộc tội chính thức màchỉ là các giả thiết của các chủ thể giữ chức năng buộc tội được Nhà nước traoquyền điều tra, thu thập, tiến hành các thủ tục tố tụng khác làm tiền đề cho giaiđoạn xét xử mà tập trung nhất là tại phiên tòa hình sự Một người chỉ bị coi là cótội khi có quyết định hoặc bản án kết tội của TAcó hiệu lực pháp luật, do đó, cácquyết định đó về nguyên tắc chưa được coi là sự buộc tội chính thức Bản án (cóhiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị) chấm dứt cuộc tranh luậncủa hai bên buộc tội và bào chữa, xác định sự thật khách quan của vụ án
Về hình thức, tranh tụng tại phiên tòa chính là cách thức tổ chức phiên tòaqua các thủ tục khác nhau như: bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận và quá trìnhtranh tụng được coi là kết thúc khi phần tranh luận kết thúc
Về nội dung, việc tranh tụng tại phiên tòa thể hiện ngay ở phần thủ tục bắtđầu phiên tòa bằng việc các bên có thể đưa ra yêu cầu triệu tập thêm người làmchứng hoặc đưa ra vật chứng, tài liệu mới để HĐXX xem xét Những yêu cầunày chính là những đảm bảo cho việc xét hỏi và tranh luận ở phần tiếp theo củaphiên tòa
Tiếp theo, ở phần xét hỏi, HĐXX, KSV và những người khác theo quyđịnh của BLTTHS phải kiểm tra các chứng cứ, tài liệu của vụ án một cách công
Trang 14khai bằng cách trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng và nhữngngười tham gia tố tụng khác; tiến hành các công việc khác như nghe nhận xét,kết luận của người giám định, xem xét vật chứng, công bố lời khai, xem xét tại
chỗ nhằm “tái hiện, củng cố và khẳng định những tình tiết, sự kiện của vụ án một cách đầy đủ nhất và toàn diện nhất Trên cơ sở đó hình thành những thông tin chính xác giúp cho việc tranh luận, nghị án và tuyên án” [40].
Phần tranh luận thể hiện đậm nét nhất nội dung tranh tụng tại phiên tòahình sự cũng như toàn bộ quá trình tranh tụng trong TTHS Các chủ thể buộc tội
và bào chữa dựa vào kết quả thẩm vấn để đưa ra quan điểm của mình về sự tồntại hay không tồn tại mối liên hệ logic giữa các sự kiện, tình tiết đã kết luận ởgiai đoạn điều tra và được làm sáng tỏ, công khai tại phần xét hỏi của phiên tòa
Từ đó, các chủ thể viện dẫn căn cứ pháp luật, lập luận để đưa ra kết luận khẳngđịnh hoặc bác bỏ nội dung buộc tội của chủ thể buộc tội hoặc nội dung bào chữacủa chủ thể bào chữa HĐXX là trọng tài, lắng nghe các bên tranh luận, đối đáp.Nếu qua tranh luận mà HĐXX thấy có chứng cứ chưa được kiểm tra đầy đủ tạigiai đoạn xét hỏi hoặc có chứng cứ mới xuất hiện trong quá trình tranh luận thìHĐXX quyết định quay lại thủ tục xét hỏi nhằm làm sáng tỏ các nội dung cầnthiết Qua tranh luận giữa hai bên buộc tội và bào chữa, HĐXX sẽ có nhữngnhận định xác thực về vụ án, làm cơ sở cho việc nghị án và đưa ra những phánquyết phù hợp, giải quyết vụ án một cách đúng đắn
Như vậy, có thể hiểu:
Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động của các chủ thể có chức năng đối trọng nhau là buộc tội và bào chữa thực hiện, dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong việc đưa ra, làm sáng tỏ, bảo vệ chứng cứ, lập luận của mình và phản bác chứng cứ, lập luận của đối phương, nhằm thuyết phục HĐXX chấp nhận đề xuất của mình, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; được bắt đầu cùng với thủ tục bắt đầu phiên tòa và kết thúc khi kết thúc phần tranh luận.
Trang 151.2 Quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa
BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi tắt là BLTTHS) có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2004 đã đánh dấu một bước mới, quan trọng trong lịch sử lập phápTTHS của Việt Nam
Về cơ bản, BLTTHS được ban hành trên nền các nguyên tắc tố tụng vàquy định về các giai đoạn TTHS của BLTTHS năm 1988 Để đạt mục tiêu nângcao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh,chống và phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các quy định của BLTTHS được sửa đổimột cách khá toàn diện, tinh thần tranh tụng đặc biệt đã thể hiện khá đậm nétkhông chỉ tại phiên tòa mà suốt cả quá trình tố tụng
Tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật TTHS nước ta về tranhtụng tại phiên tòa có thể tập trung vào các nội dung lớn sau đây:
1.2.1 Về các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa
Để hoạt động tranh tụng được thực thi trong thực tế theo quy định củapháp luật, BLTTHS tiếp tục ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của TTHS ViệtNam vốn được xem là những nguyên tắc tiến bộ của mô hình tranh tụng Đó là:
- Nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của TA
đã có hiệu lực pháp luật”(Điều 9) Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích của người dân, tránh định kiến, suy diễn trong quá trình xác định sự thậtkhách quan của vụ án Nguyên tắc này đòi hỏi và yêu cầu bên buộc tội phải thamgia tranh tụng nhằm đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để chứng minh sự buộc tội củamình là có căn cứ Nguyên tắc này cũng xác định vai trò “trọng tài” của Tòa án,khẳng định chỉ có Tòa án mới có quyền đưa ra phán quyết bằng bản án xác định
có tội hay không có tội và áp dụng hình phạt thích hợp
- Nguyên tắc “Xét xử công khai” (Điều 18): Việc xét xử của TA được tiến
hành công khai chính là một đảm bảo cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa
Trang 16được đảm bảo thực hiện Giữ vai trò đại diện cho VKS, trước sự chứng kiến củacông chúng, KSV sẽ thực hiện tốt hơn trọng trách của mình trong việc bảo vệcáo trạng Cuộc tranh luận chính thức và công khai cũng là động lực để các chứcnăng buộc tội và gỡ tội được thực hiện một cách tích cực nhất.
- Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”
(Điều 11): Thực hiện nguyên tắc này cũng chính là bảo đảm cho việc thực hiệnchức năng bào chữa - đối trọng với chức năng buộc tội trong TTHS Hai chứcnăng này không chỉ tồn tại song song mà nó còn đối lập và chế ước nhau tạo ramột cơ chế tranh tụng có hiệu quả nhất trong hoạt động tố tụng nhằm giải quyếtđúng đắn vụ án hình sự Để bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa được thựchiện một cách tối đa, TA chỉ được xét xử vắng mặt bị cáo trong một số trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTHS
- Nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia” (Điều 15);
Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16): Sựđộc lập của thẩm phán là điều kiện cơ bản để bảo đảm quyền được xét xử côngbằng của người dân Nguyên tắc này là căn cứ để Thẩm phán, Hội thẩm thựchiện quyền tự do xét xử theo lương tâm và pháp luật, từ chối mọi sự can thiệpbên ngoài vào công việc xét xử Đồng thời, nó cũng thể hiện địa vị pháp lý độclập của cơ quan tài phán giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa trong TTHS
- Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước TA” (Điều 19): Sự thật của
vụ án chỉ có thể được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ khi thẩm phán,hội thẩm coi trọng mọi loại nguồn chứng cứ, mọi lập luận về các tình tiết của vụ
án cũng như mọi lập luận về dẫn chiếu quy định của pháp luật Do đó, nguyêntắc này chính là cơ sở pháp lý để các bên buộc tội và gỡ tội tranh tụng bình đẳng,dân chủ tại phiên tòa Đồng thời, buộc TA phải tôn trọng, tạo điều kiện để cácbên thực hiện quyền bình đẳng
Trang 172003 đã mở rộng hơn các quyền của bị cáo Đặc biệt, quyền “trình bày ý kiến,tranh luận tại phiên tòa” của bị cáo được nhấn mạnh tại điểm g, khoản 2, Điều 50
Bộ luật này
Thể chế hoá nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo, Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có quyềntham gia tố tụng ngay từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt ngườitheo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này Bên cạnh việc tiếp tục ghinhận các quyền cơ bản của người bào chữa, BLTTHS 2003 đã quy định khánhiều các quyền mới cho người bào chữa như: có mặt khi lấy lời khai của người
bị tạm giữ; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình vàcác quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị Cơ quanđiều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏicung bị can; sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa;được khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Ngoài các quyền trên, BLTTHS 2003 cũng quy định người bào chữa cónghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tìnhtiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; Người bào chữa không được từ chối bào
Trang 18chữa cho bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếu không có lý do chính đáng; khôngđược tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họđược quy định tại Điều 53 BLTTHS nhằm bảo đảm cho họ có thể bảo vệ đượccác quyền và lợi ích hợp pháp của mình BLTTHS năm 2003 đã chú trọng tới
mở rộng tranh tụng tại phiên tòa với quy định bị đơn dân sự hoặc người đại diệnhợp pháp của họ có quyền “trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn” tại điểm đ, khoản 2, Điều 53
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên bào chữa còn được quy địnhtại một số điều luật khác của BLTTHS như: Điều 10, Điều 24, Điều 62, Điều
201, Điều 207, Điều 212, Điều 215, Điều 247
Đối với các chủ thể của chức năng buộc tội tại phiên tòa như VKS (KSV),người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, BLTTHScũng quy định những quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể
Theo quy định của BLTTHS thì VKS có các quyền và nghĩa vụ sau: cótrách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 10); áp dụng mọi biện pháp hợp pháp đểxác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; làm rõnhững chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; những tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; bảo đảm cho bị can, bịcáo thực hiện quyền bào chữa (Điều 11); giải thích và bảo đảm cho những ngườitham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 62); thu thập, xem xét vàđánh giá chứng cứ (các Điều 65 và 66);
Ngoài ra, BLTTTHS năm 2003 đã dành riêng một Điều luật để quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV được phân công thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng Điều 37 của Bộ luật đã
quy định cụ thể về các hoạt động của KSV tại phiên tòa: “đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với
Trang 19những người tham gia tố tụng tại phiên tòa” Song hành với quyền công tố, KSV tham gia phiên tòa còn có quyền “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TA, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của TA”.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng để thực hiện chức năngbuộc tội ở một mức độ nhất định Để các chủ thể này có thể thực hiện chức năngcủa mình trong TTHS, pháp luật giành cho họ những quyền và nghĩa vụ tố tụngnhất định được quy định tại các Điều: 51, 52 và một số điều khác của BLTTHS.Các điều luật nhấn mạnh đến quyền “trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”; quyền “khiếu nại quyết định, hành vi tố tụngcủa cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” của các chủ thể này Bộluật cũng quy định rõ nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án là “trình bày trung thực những tình tiết trực tiếpliên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình”
1.2.3 Về trình tự, thủ tục tranh tụng
Dù còn nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu của hoạt độngtranh tụng tại phiên tòa nhưng phần lớn các quan điểm đều xác định hoạt độngnày được khởi động ngay từ phần thủ tục bắt đầu phiên tòa Bởi vì, theo quy
định tại Điều 179 BLTTHS thì “Chủ toạ phiên toà phải hỏi KSV và những người tham gia tố tụng xem có ai đề nghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ toạ phiên toà cũng phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không Nếu có người yêu cầu thì HĐXX xem xét và quyết định”
Việc các bên đưa ra yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa ravật chứng, tài liệu mới để HĐXX xem xét chính là những đảm bảo cho việc xéthỏi và là cơ sở tranh luận ở phần tiếp theo của phiên tòa Do đó, về lý thuyết, cầnphải xem quá trình tranh tụng tại phiên tòa đã được bắt đầu ngay phần thủ tục
Trang 20Trên thực tế, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa bắt đầu rõ nét nhất bằngviệc KSV đọc cáo trạng và bổ sung những ý kiến nếu có, làm cơ sở cho việc giớihạn quan điểm đã truy tố và HĐXX nhằm vào để thẩm vấn Thủ tục xét hỏi đượcquy định gồm 11 Điều, tại Chương XX của Bộ luật với trình tự xét hỏi như sau:
Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định (khoản 2, Điều 207).
Xét hỏi có thể được xem là nền tảng của tranh tụng tại phiên tòa Bởi vì,thông qua xét hỏi mới có cơ sở để xác định đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa quantrọng của vụ án Xét hỏi đúng trọng tâm, cụ thể và chi tiết bao nhiêu càng củng
cố cho lập luận của các chủ thể vững chắc bấy nhiêu Quan điểm của chủ thểtranh luận chỉ có sức thuyết phục khi nó được đặt nền móng bởi các chứng cứ cótrong hồ sơ vụ án được xét hỏi, thẩm định tại phiên tòa Sẽ là sáo rỗng khi quanđiểm đưa ra tranh luận không dựa vào kết quả xét hỏi tại phiên tòa Sẽ thiếu tính
thuyết phục nếu chứng cứ đưa ra chỉ là “án tại hồ sơ” mà không được thẩm định
công khai tại phiên tòa Do đó, phần tranh luận có thành công hay không phụthuộc rất lớn vào việc xét hỏi công khai tại phiên tòa
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm được kế tiếp ngay sau thủ tục xéthỏi, được BLTTHS quy định tại 5 điều từ Điều 217 đến Điều 221 Đây có thểxem là giai đoạn trung tâm của quá trình tranh tụng Bởi vì, lần đầu tiên hai bênbuộc tội và gỡ tội, trước sự chứng kiến của HĐXX, công khai thực hiện chứcnăng của mình bằng việc đưa ra các lý lẽ và lập luận
Trang 21Mở đầu cuộc tranh luận, KSV trình bày lời luận tội Điều 217 BLTTHS
quy định:“Luận tội của KSV phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà” Như vậy,
căn cứ vào kết quả xét hỏi tại phiên tòa, KSV sẽ đánh giá chứng cứ để quyếtđịnh theo ba hướng: hoặc là bảo vệ toàn bộ cáo trạng đã truy tố; hoặc là bảo vệmột phần cáo trạng đã truy tố; hoặc không bảo vệ được cáo trạng đã truy tố Đểluận tội của KSV bảo đảm đúng đắn, chính xác và có sức thuyết phục, VKS phảitổng hợp phân tích, đánh giá chứng cứ một cách logic các tài liệu chứng cứ cótrong hồ sơ đã được thẩm tra tại tòa Trên cơ sở BLTTHS và BLHS, luận tội củaKSV phải xác định được đâu được xem là chứng cứ, đâu không được xem làchứng cứ và xác định bốn yếu tố của cấu thành tội phạm Ngoài ra, kết quả xéthỏi chính là lập luận để làm rõ vai trò của bị cáo trong vụ án, tính chất, mức độ
và hậu quả của vụ án cũng như tính chất, mức độ của hành vi của bị cáo Để việc
đề xuất mức án cho tội danh của bị cáo được chính xác, luận tội của KSV cònphải làm rõ cả tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bị cáo
Tiếp theo lời buộc tội của vị đại diện VKS là những lập luận bên bào chữa
để gỡ tội Trước tiên, người bào chữa cho bị cáo trình bày lời bào chữa và tậptrung vào lập luận truy tố của KSV đã đúng người, đúng tội, đúng pháp luậtchưa? Nếu chưa thì ý kiến của người bào chữa là gì? Bào chữa cho bị cáo cònphải xét đến các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo đã được đề cập đủ chưa, nếu cònsót về các tình tiết giảm nhẹ nào được quy định tại Khoản 1, Điều 46 BLHS thìphải bổ sung Người bào chữa của bị cáo có quyền kiến nghị với HĐXX nhữngđặc điểm nhân thân hoặc những tình tiết khác có lợi cho mình làm tình tiết giảmnhẹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS
Trang 22Tiếp đó, bị cáo có quyền bổ sung cho lời bào chữa của người bào chữa.Nếu người bào chữa đã trình bày đầy đủ các chứng cứ và ý kiến bảo vệ cho bịcáo thì bị cáo không bổ sung ý kiến bào chữa Ngược lại, nếu lời bào chữa hờihợt, bỏ sót các chứng cứ và tình tiết có lợi cho bị cáo thì bị cáo sẽ trình bày ýkiến bổ sung cho lời bào chữa nhiều hơn.
Cuộc tranh luận tiếp diễn với sự tham gia của người bị hại, nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặcngười đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ được trình bày ýkiến của họ về cách giải quyết vụ án: bổ sung mức đề nghị của KSV hoặc bác bỏ
đề xuất của KSV về các phần giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi của họ
Đối đáp giữa những người tham gia tranh luận được quy định tại Điều 218BLTTHS năm 2003 So với quy định tại Điều 192 BLTTHS năm 1988 thì quyđịnh về đối đáp trong BLTTHS mới đã có những tiến bộ rõ rệt
Điều 192 BLTTHS năm 1988 quy định rất chung chung về quyền màkhông nhấn mạnh đến nghĩa vụ đối đáp của các bên tham gia tranh tụng, đặc biệt
là đối với bên buộc tội Những quan điểm, đề xuất của VKS cho tới lúc này vẫnchỉ là giả thiết Do vậy, để bảo vệ nó trước những lập luận phản bác của bên bàochữa, KSV cần và phải có nghĩa vụ đối đáp để chứng minh cho quan điểm củamình là đúng đắn, có cơ sở
Điều 218 quy định: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình; KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến” Quy định
mới này đã xác định rất rõ trách nhiệm đối đáp lại, tranh luận lại với bên bàochữa của KSV tại phiên tòa Theo tinh thần của Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng thì “kết quả tranh tụng”
Trang 23chính là cơ sở để HĐXX ra phán quyết Do vậy, việc quy định trách nhiệm đốiđáp của KSV chính là nhằm nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa
Điều luật cũng quy định rõ: “Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, trong trường hợp dù được đề nghị, KSV vẫn khôngtham gia tranh luận thì hậu quả pháp lý là gì? chế tài áp dụng như thế nào? Cóthể và cần phải xem việc không tham gia tranh luận, không đáp lại được lập luậncủa bên tham gia tranh tụng chính là sự thừa nhận, đồng tình với lập luận của họ
Điều 192 BLTTHS năm 1988 quy định “Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý” Tranh luận nhằm hướng tới việc xác định sự
thật khách quan của vụ án Chân lý, sự thật khách quan của vụ án không thể làmsáng tỏ chỉ bằng một câu nói, một ý kiến mà có thể phải qua rất nhiều bước,nhiều tầng bậc mới có thể làm sáng tỏ Quy định này của Điều luật đã hạn chế sự
cọ sát các quan điểm, lập luận - vốn là phương pháp được sử dụng công khai vàhữu hiệu nhất tại phiên tòa hình sự - giữa các bên tranh tụng
BLTTHS năm 2003 đã có sự sửa đổi phù hợp: “Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án”.
Với những sửa đổi trong quy định về đối đáp tại phiên tòa, BLTTHS năm
2003 đã chứng minh xu hướng tăng cường tranh tụng tại phiên tòa theo đườnglối của Đảng, nhà nước
Trang 24Tranh luận tại phiên tòa kết thúc khi bị cáo nói lời sau cùng, quy định tạiĐiều 220 BLTTHS năm 2003 Quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án làmột trong những bảo đảm pháp lý quan trọng để bị cáo thực hiện quyền bào chữacủa mình, là quyền đặc thù mà pháp luật chỉ giành riêng cho bị cáo Khi nói lờisau cùng, HĐXX không được đặt câu hỏi đối với bị cáo nhưng có quyền yêu cầu
bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án HĐXXkhông được hạn chế thời gian nói lời sau cùng đối với bị cáo Tuy nhiên HĐXXcũng cần phải nhắc bị cáo phát biểu ngắn, gọn và không lặp lại dài dòng những ýkiến đã được tranh luận Qua phát biểu của bị cáo, HĐXX có thêm niềm tin nộitâm để cân nhắc đối với việc giải quyết vụ án
Tại phần nghị án và tuyên án, Điều 222 BLTTHS đã chỉ rõ: “các phán quyết của HĐXX phải dựa trên cơ sở các chứng cứ và tài liệu đã được kiểm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” Hay nói cách khác, phán quyết của HĐXX phải dựa trên kết quả tranh luận
bình đẳng giữa KSV, bị cáo với người bào chữa và những người tham gia tố tụngkhác có mặt tại phiên tòa
Qua việc phân tích một số quy định của BLTTHS năm 2003 có thể thấyTTHS nước ta là tố tụng thẩm vấn nhưng đã đan xen các yếu tố tranh tụng trongquá trình tố tụng, nổi bật là tranh tụng tại phiên tòa Mặc dù vậy, theo quy địnhcủa Bộ luật, tranh tụng vẫn chưa được quy định là một trong những nguyên tắc
cơ bản của TTHS Việt Nam
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VIỆT NAM
BLTTHS năm 2003 được ban hành có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặntội phạm, phát hiện chính xác, xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không đểlọt tội phạm, không làm oan người vô tội nhằm góp phần bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật
Qua hơn 6 năm thi hành BLTTHS 2003, thực tiễn đã phản ánh những mặtđạt được cùng các mặt hạn chế của pháp luật TTHS nước ta trong tranh tụng tạiphiên tòa, cụ thể là:
2.1 Những kết quả đạt được từ thực hiện tranh tụng tại phiên tòa
2.1.1 Nâng cao vị trí, vai trò của LS
Với việc ban hành BLTTHS năm 2003 và Luật LS năm 2006, vị thế của
LS đã được nâng lên một tầm cao mới Các cơ quan tiến hành tố tụng đã phầnlớn chú ý tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho LS tham gia bào chữa, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo Hoạt động tham gia tố tụng của
LS đã có những bước phát triển cả về lượng và chất
Theo thống kê, đến tháng 10 năm 2008, trong cả nước đã thành lập 61đoàn LS trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với gần 4.600 LS
và 2.000 người tập sự hành nghề LS hoạt động trong gần 1.500 tổ chức hànhnghề luật sư [13]
Báo cáo của Đoàn LS thành phố Hà Nội cho biết từ 10/2002 đến 3/2004các LS của Đoàn đã tham gia tố tụng 2.898 vụ việc, trong đó có 1.527 vụ án hình
sự (60 văn phòng) Riêng trong lĩnh vực hình sự có 208 vụ chỉ định (27 văn
Trang 26phòng); 301 vụ trợ giúp miễn phí (29 văn phòng) và 151 vụ LS tham gia từ giaiđoạn điều tra (25 văn phòng) [12].
Tổng kết hoạt động của 153 tổ chức hành nghề trong 03 năm (2005-2008)của Đoàn LS Thành phố Hà Nội thì số vụ án hình sự được mời là 1.863 vụ; vụ
án hình sự chỉ định là 817 vụ [13]
Thực tiễn cho thấy, hoạt động tham gia tố tụng của LS về cơ bản đã khắcphục được tính hình thức Việc tham gia tranh tụng của LS trong nhiều vụ ánkhông những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo mà còn là đònbẩy khiến các cơ quan tiến hành tố tụng phát huy hết khả năng của mình trongviệc phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, đảm bảo xét
xử đúng người, đúng tội
Hoạt động tham gia quá trình tố tụng nói chung và tham gia tranh tụng tạiphiên tòa nói riêng của đội ngũ LS đã đem lại hiệu quả rất rõ nét Theo số liệuthống kê của TANDTC thì từ năm 2005 đến năm 2008 đã có nhiều bị cáo đượctuyên vô tội tại phiên tòa sơ thẩm với sự tham gia tố tụng của luật sư, cụ thể:
Số lượng bị cáo được
Với số bị cáo được tuyên vô tội năm sau cao hơn năm trước đã phản ánh
nhiệm vụ và mục đích đạt được của TTHS là “xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [51]
2.1.2 Nâng cao chất lượng xét xử
Trong những năm qua, trên cơ sở quy định của Bộ luật về các vấn đề liênquan tới tranh tụng tại phiên tòa hình sự, “các TA đã đảm bảo cho những người
Trang 27tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ Các phán quyếtcủa TA căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xétmột cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, nên đã đảm bảo đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật” [50] Chất lượng xét xử các vụ án hình sự ngàycàng được nâng cao, thể hiện ở việc số người bị kết án oan, sai ngày càng giảm.Theo thống kê của TANDTC, số người bị xét xử oan trên toàn quốc trong cácgiai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm trong 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006 là:
Năm Xét xử sơ thẩm Xét xử phúc thẩm Xét xử giám đốc thẩm
2005 số liệu lần lượt là 0,005%; 0,004%; 0,004% Năm 2006 không có trườnghợp nào bị kết án oan ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm
Số liệu trên cho thấy, số lượng người bị xét xử oan năm sau ít hơn nămtrước Những sai lầm trong công tác xét xử ngày một giảm Điều đó phản ánhchất lượng xét xử đã dần từng bước được cải thiện, năng lực của thẩm phán ngàycàng được nâng cao Chất lượng này có được không chỉ phụ thuộc vào kết quảđiều tra, trách nhiệm chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng màsâu xa hơn nữa, kết quả này có được còn phải kể đến việc thực thi tranh tụng trênthực tế
2.1.3 Nâng cao việc thực hiện quyền con người
Trang 28Xét ở một khía cạnh, quyền con người đã được đảm bảo qua việc thực thiquyền bào chữa của bị cáo Mà cụ thể là việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòatrên cơ sở áp dụng các nguyên tắc đảm bảo tranh tụng như: nguyên tắc không ai
bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của TA đã có hiệu lực pháp luật;nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo;Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắcbảo đảm quyền bình đẳng trước TA Trong đó, hai nguyên tắc bảo đảm quyềnbào chữa của bị cáo và quyền bình đẳng trước TA được đặc biệt chú ý
Tại các phiên tòa, chủ tọa thực hiện việc giải thích quyền, nghĩa vụ củanhững người tham gia tố tụng tại phiên tòa; bị cáo, người bào chữa được trìnhbày ý kiến của mình về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình Việc tranhtụng được đảm bảo hơn khi chủ tọa phiên tòa đã chủ động yêu cầu KSV phải đáplại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác mà KSV chưa đối đáp, tranh luận lại
Ngoài ra, quyền nói lời sau cùng của bị cáo đã được đảm bảo thực hiện.Trong một số trường hợp, bằng lời nói sau cùng, bị cáo đã trình bày thêm tìnhtiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án và HĐXX phải quyết định trở lạiviệc xét hỏi để làm sáng tỏ nội dung vụ án
Với sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích cho bị cáo, sự tham gia tranh tụng củangười bào chữa chính là chất “xúc tác” để các chức năng khác của TTHS là buộctội và xét xử được thực hiện một cách hiệu quả hơn Những lập luận sắc bén củangười bào chữa trong nhiều phiên tòa đã khiến KSV, HĐXX phải thận trọng hơntrong việc xem xét, đánh giá chứng cứ Nhiều phiên tòa, ý kiến của người bàochữa, bị cáo thông qua tranh luận đã có đủ cơ sở thuyết phục HĐXX tuyên bố bịcáo không phạm tội
Có thể kể đến vụ án được xem là kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tốtụng, với hai lần xét xử sơ thẩm và hai lần xét xử phúc thẩm, vụ án giết người tạikhu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng, thuộc thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm
Trang 29Tđn, tỉnh Bình Thuận (hay còn gọi lă "Vụ ân Vườn Điều") đê trở thănh "điểmnóng" trong hoạt động tư phâp tại Việt Nam suốt 7 năm.
Ngăy 21/5/1993, nhđn dđn thôn 2, xê Tđn Minh, huyện Hăm Tđn, tỉnhBình Thuận phât hiện thấy xâc chết của một phụ nữ tại khu vực vườn điều nhẵng Hai Hoăng Cơ quan CSĐT đê xâc định nạn nhđn lă chị Dương Thị Mỹ, sinhnăm 1957, người địa phương Tuy nhiín, do không lăm rõ được thủ phạm nínđến thâng 9/1993, Cơ quan CSĐT đê ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ ân
Ngăy 23/4/1998, cũng tại thôn 2 đê xảy ra vụ ân giết người vă cướp tăi sảncông dđn Nạn nhđn lă bă Lí Thị Bông CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đê điềutra vă lăm rõ được thủ phạm lă tín Huỳnh Văn Nĩn (sau năy, Nĩn đê bị xĩt xửngăy 31/8/2000 với mức ân chung thđn)
Sau một thời gian đấu tranh, Nĩn đê khai nhận với CQĐT lă vụ giết chịDương Thị Mỹ do chị vợ Nĩn tín lă Nguyễn Thị Nhung cầm đầu Rồi tiếp theoNĩn đê khai ra nơi cất giấu con dao phay lă vũ khí gđy ân Ngăy 19/11/1998, Cơquan CSĐT đê đưa Nĩn đi chỉ nơi chôn giấu tang vật, tổ chức đăo vă thu đượcmảnh kim loại đê gỉ sĩt, hình giống con dao phay
Đânh giâ lời khai của Huỳnh Văn Nĩn lă tương đối phù hợp với hiệntrường, kết quả giâm định phâp y vă câc tăi liệu chứng cứ mới thu thập, cho nínthâng 12/1998 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đê quyết định phục hồiđiều tra vụ ân vă lần lượt ra câc quyết định khởi tố 10 bị can, bắt giam 8 bị cantrong gia đình Nguyễn Thị Nhung về câc tội danh “giết người; cướp tăi sản côngdđn; không tố giâc tội phạm ”
CQĐT đê kết luận điều tra vụ ân với nội dung cơ bản lă: Do ghen tuôngvới chị Dương Thị Mỹ có quan hệ tình âi bất chính với chồng mình lă Trần VănSâng, nín Nguyễn Thị Nhung đê tổ chức những người trong gia đình gồm mẹ,câc em ruột, em rể giết chết chị Mỹ vă cướp một số đồ nữ trang
Vụ ân được đưa ra xĩt xử hai lần sơ thẩm tại TAND tỉnh Bình Thuận vătuyín câc bị câo có tội Nhưng tại hai lần phiín tòa xử phúc thẩm của Tòa phúc
Trang 30thẩm TANDTC tại Tp HCM đều tuyên hủy án để điều tra lại vì chưa đủ căn cứbuộc tội các bị cáo Tại bản án số 302/HSPT, từ ngày 9 đến 11/3/2005, Tòa phúcthẩm TAND tối cao đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra lại
vụ án
Kết quả điều tra lại của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận,chưa đủ cơ sở để buộc tội các bị can về tội giết người Theo đó, tất cả các thànhviên trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm đã được đình chỉ điều tra Sau đó, giađình bà Lâm nhận được số tiền bồi thường oan sai hơn 1 tỉ đồng từ các cơ quantiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận [57]
Có thể nói, trong vụ án vườn Điều, mỗi phiên tòa thực sự là một cuộctranh tụng nảy lửa giữa LS với cơ quan công tố Tham gia bào chữa miễn phí chocác bị cáo trong vụ án Vườn Điều, đối với LS Phạm Hồng Hải là một dấu ấn khóquên Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, ông đã phát hiện ra những thiếu sót trongquá trình điều tra và những chứng cứ mâu thuẫn, thiếu tính khách quan, khiêncưỡng trong việc buộc tội các bị cáo Sự phẫn nộ của người bảo vệ công lý, sựtranh tụng gay gắt, căng thẳng của ông cùng các đồng nghiệp đã khiến ông từng
bị tố cáo có hành vi phạm tội "Vu khống" và "Làm nhục người khác" do nhữngphát biểu gay gắt của các LS tại phiên tòa
Mặc dù vậy, với niềm tin vào công lý, ông đã không chùn bước trên conđường đi tìm sự thật khách quan để rồi, sau này tất cả những bị cáo mà ông bàochữa đều được tuyên vô tội, được bồi thường oan sai
Ví dụ trên cho thấy, nhờ sự đấu tranh bền bỉ, không mệt mỏi của nhữngngười thực hiện chức năng bào chữa trong quá trình tố tụng, cuối cùng công lý
đã được thực thi, quyền con người cuối cùng cũng được đảm bảo thông qua việcthực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo
2.1.4 Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân
Trang 31Thông qua sự chứng kiến của những người tham gia tố tụng, những ngườitham dự phiên tòa, việc tranh tụng tại phiên tòa đã góp phần nâng cao ý thứcpháp luật cho người dân Một mặt, hoạt động này đã phổ biến kiến thức phápluật đến với người dân Mặt khác, trang bị cho họ khả năng tự bào chữa cũngnhư sự ý thức về vai trò của người bảo vệ quyền lợi cho mình Với kết quả bàochữa khả quan của các LS đã dần hình thành thói quen mời LS tham gia bàochữa để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho bị cáo Qua số liệu thống kê củaTANDTC có thể thấy, càng về những năm gần đây, số lượng vụ án có LS thamgia, đặc biệt là do mời tham gia ngày càng tăng.
Tội danh Số vụ có LS tham gia/ số vụ án xét xử
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự
của con người
1764/7805(22,6%)
1911/8696(21,9%)
1924/8796(21,8%)
2112/8681(24,3%)
Các tội xâm phạm sở
hữu
1995/21328(9,3%)
2219/24510(9,1%)
2569/23327(11%)
2893/25507(11,3%)Các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế
72/863(8,3%)
64/881(7,2%)
63/753(8,3%)
165/826(19,9%)Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật
tự công cộng
631/9097(6,9%)
585/10272( 5,7%)
834/12025(6,9%)
806/11843(6,8%)
(Theo số liệu thống kê của TANDTC)
2.2 Những mặt tồn tại trong thực hiện tranh tụng tại phiên tòa
Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũngcòn gặp rất nhiều hạn chế và bất cập qua thực tiễn áp dụng
2.2.1 Tình trạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của TTHS vẫn xảy ra
và chưa đảm bảo thực hiện triệt để
Trang 32Phổ biến nhất là việc vi phạm các nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳngtrước TA, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và không ai bị coi là có tội khichưa có bản án, quyết định có hiệu lực của TA Có thể kể tới những biểu hiện cụthể sau:
Mặc dù Điều 18 BLTTHS quy định: “Việc xét xử của TA được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì
TA xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”, nhưng nhiều vụ án không nằm
trong phạm trù trường hợp đặc biệt, người dân cũng không thể vào tham dự vìkhông được TA có thẩm quyền cấp giấy cho phép vào tham dự
Ngoài ra, dù BLTTHS đã quy định rất cụ thể nhưng thực tế hầu như đốivới các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 37 BLTTHS đều khôngđược CQĐT yêu cầu Đoàn LS cử người bào chữa cho họ từ khi khởi tố bị can.Chỉ khi vụ án chuyển sang giai đoạn xét xử, có lịch phiên tòa thì TA mới thôngbáo cho đoàn LS cử người bào chữa cho họ và như vậy người bào chữa không có
cơ hội để thực hiện được các quyền của mình như quyền có mặt khi hỏi cung bịcan và có mặt trong các hoạt động điều tra khác Do đó, đã xảy ra nhiều trường
hợp bị cáo phản cung tại các phiên tòa bởi vì bị “mớm cung, ép cung” trong quá
trình điều tra Tại phiên tòa, nơi xét xử công khai, có nhiều người chứng kiến họmới không sợ bị đánh, bị ép và coi đây là cơ hội để nói ra sự thật
Thậm chí, cá biệt có thẩm phán ngại sự tham gia của LS bào chữa ở phiêntoà sẽ gây khó khăn cho việc xét xử nên không giải thích đầy đủ và cụ thể cho bịcáo biết về quyền có LS bào chữa trong trường hợp pháp luật bắt buộc nếu bị cáokhông mời và không phản đối việc cử người bào chữa cho họ Hoặc có trườnghợp ra Tòa bị cáo mới xin mời LS bào chữa thì HĐXX lại không đồng ý
Sau khi có kết luận điều tra và đề nghị truy tố, hồ sơ vụ án được chuyểnsang VKS thì người bào chữa lại tiếp tục gặp những khó dễ nhất định Người bào
Trang 33chữa muốn nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn này thì không được KSV tạo điềukiện và bị từ chối với lý do còn phải nghiên cứu hoặc chưa có văn bản nào quyđịnh giao hồ sơ cho người bào chữa mà chỉ được đọc, ghi chép Tuy nhiên, luật
cũng không quy định người bào chữa được đọc, ghi chép và sao chụp toàn bộ hồ
sơ vụ án hình sự mà chỉ được “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ
sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định
của pháp luật” [36, tr56] Những quy định mang tính hạn chế hoặc mập mờ như
vậy gây không ít khó khăn cho người bào chữa trong việc phát huy vai trò củamình trong quá trình tố tụng
Có thể thấy, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa dù được đảm bảo nhưng sẽkhông đạt kết quả như mong muốn nếu trong các giai đoạn tố tụng trước đó việcthực hiện quyền của người bào chữa bị hạn chế Bởi vì, những lập luận, quanđiểm của người bào chữa phải được xây dựng dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu kỹlưỡng hồ sơ kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa Nhữnglập luận vững chắc của người bào chữa chính là cơ sở để thuyết phục HĐXXnhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở nước ta trong những năm qua chothấy các thẩm phán chủ tọa điều khiển phiên tòa thường dành phần lớn thời giancho việc xét hỏi mà không quan tâm đến việc tranh luận tại phiên tòa Theo quyđịnh của pháp luật thì phán quyết cuối cùng mà TA đưa ra dựa trên kết quả tranhluận giữa KSV với bị cáo và người bào chữa, đồng thời luật cũng quy định đốiđáp vừa là quyền song cũng là nghĩa vụ của KSV Nhưng trong hoạt động thựctiễn, do trình độ, năng lực của KSV hạn chế hoặc do KSV chưa nghiên cứu kỹ
hồ sơ vụ án, chưa tập trung chú ý theo dõi diễn biến phiên tòa và thụ động trongviệc xét hỏi nên tranh luận qua loa, chưa đưa ra đầy đủ những luận điểm phảnbác ý kiến của người bào chữa
Vụ án xét xử tiêu cực tại PMU 18 là một dẫn chứng về năng lực của các KSV tại tòa Tại phiên tòa, có rất nhiều luật sư yêu cầu VKS chứng minh
Trang 34những nội dung cáo buộc trong cáo trạng, nhiều ý kiến cho rằng, trong nội dung truy tố, VKS đã không đưa ra những chứng cứ thuyết phục mà chỉ căn cứ vào những lời khai chưa được kiểm chứng Tuy nhiên, hai vị kiểm sát viên đã sử dụng “quyền im lặng” để đối đáp lại các luật sư Trước sau như một, các kiểm sát viên chỉ nói duy một câu: “Giữ nguyên quan điểm như trong cáo trạng” Điều này đã gây nhiều bức xúc cho các luật sư cũng như những người tham dự phiên tòa, thậm chí đã có những luật sư bỏ tòa về nhà [53]
Mặc dù Điều 10 BLTTHS đã quy định rõ: “CQĐT, VKS, TA phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo” Tuy nhiên, HĐXX thường chú ý đến các chứng cứ
buộc tội do VKS đưa ra hơn là chứng cứ gỡ tội do người bào chữa đưa ra Vaitrò của người bào chữa còn bị xem nhẹ Giới LS than phiền rằng ý kiến của họ
thường bị HĐXX “bỏ qua” Điều này thể hiện rõ nhất ở việc có những tình tiết
quan trọng LS đưa ra để tranh luận gỡ tội cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền chođương sự nhưng không được lập luận trong bản án Đây cũng là lý do khiến dư
luận nghi ngờ về sự tồn tại của “án bỏ túi”.
Trong tranh tụng, hai chức năng buộc tội và gỡ tội là bình đẳng Tuynhiên, trong mô hình TTHS nước ta, vai trò người bào chữa thể hiện khá mờnhạt, hoàn toàn không cân sức so với vai trò của KSV, nhất là trong giai đoạn xét
xử Ngoài việc kiểm soát những gì sẽ được đưa vào hồ sơ hình sự, KSV còn cóđiều kiện pháp lý để định hướng trước phiên tòa xét xử bằng việc đưa vào trong
hồ sơ hình sự một văn bản đề nghị danh sách những người được triệu tập để xéthỏi trước Tòa và trình tự xét hỏi Dựa trên danh sách này, TA sẽ quyết định vềngười được triệu tập và trình tự xét hỏi Trong khi đó, người bào chữa hoàn toànkhông có điều kiện pháp lý tác động lên quá trình này Trường hợp thường xảy
Trang 35ra là người bào chữa ra phiên tòa không được xét hỏi nhân chứng của mình màlại là nhân chứng được đề xuất vì mục đích buộc tội của VKS.
2.2.2 Việc thực hiện chức năng tố tụng còn bất cập, chồng chéo
Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS: “HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra” Việc khởi tố vụ
án hình sự là thể hiện sự buộc tội của Nhà nước đối với hành vi phạm tội vàngười phạm tội, nên việc làm này luôn luôn là của VKS với chức năng công tốnhà nước Quy định trên khác nào dẫn tới tình trạng cơ quan xét xử “vừa đábóng, vừa thổi còi”, liệu có còn đảm bảo sự khách quan để xem xét vấn đề tộiphạm và người phạm tội?
Hay về vấn đề thẩm phán trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung Nếu quaxét hỏi và tranh luận không đủ chứng cứ để kết tội bị cáo thì cần tuyên bị cáo vôtội Quy định thẩm phán có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứkết tội có khác nào TA đang cùng với bên công tố thực hiện chức năng buộc tộiđối với bị cáo, đang cố gắng bảo vệ cho việc truy tố của VKS?
Theo Điều 10 của BLTTHS năm 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng” Do đó, thay vì thực hiện chức
năng xét xử với tư cách là người trọng tài, định hướng cho hai bên buộc tội và gỡtội đi vào xét hỏi và tranh luận đúng trọng tâm, để làm sáng tỏ sự thật kháchquan của vụ án thì hầu hết các HĐXX đang làm công việc của KSV Tức là đấutranh làm cho rõ những nội dung mà bản cáo trạng đã quy kết bằng việc sử dụngphần lớn thời gian xét hỏi và nội dung xét hỏi chủ yếu dựa trên hồ sơ hình sự củaVKS vốn có thiên hướng “buộc tội” bị cáo
Thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi công bố lời khai của những người thamgia tố tụng, HĐXX thường truy xét bị cáo hoặc người tham gia tố tụng đến cùng
về sự mâu thuẫn trong lời khai của họ.Ví dụ, tại CQĐT, bị cáo nhận đã thực hiệnhành vi phạm tội nhưng tại phiên tòa, bị cáo phủ nhận lời khai đó Chủ tọa sau
Trang 36khi công bố lời khai của bị cáo, đưa biên bản cho bị cáo xem và hỏi “có phải chữ
ký của bị cáo không?” Sau khi bị cáo xác nhận là chữ ký của mình, chủ tọa giải thích theo hướng buộc tội: “Lời khai của bị cáo tại CQĐT rất rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các tài liệu khác Tại sao hôm nay bị cáo lại chối tội? Chứng tỏ bị cáo rất ngoan cố không thành khẩn khai báo” Thực trạng này đã làm cho tính
vô tư, khách quan công minh của TA không còn nữa, vi phạm nghiêm trọng thủtục tố tụng Chủ toạ đã làm thay công việc của KSV, gây không khí căng thẳngtại phiên tòa Đây chính là cơ sở để những người có mặt tại phiên tòa cho rằngVKS và TA là một, TA chỉ làm công việc hợp thức hóa việc buộc tội cho CQĐT
và VKS mà thôi
Đối với chức năng buộc tội và gỡ tội cũng có sự phân biệt lớn Tại phiêntòa xét xử, vai trò của vị đại điện VKS nổi bật hơn rất nhiều so với người bàochữa cả về khía cạnh hình thức và thủ tục Xuất phát từ việc đảm nhiệm cả haichức năng là thực hành quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật củaVKS, đã dẫn tới sự bất cập trong việc xác định vị trí của KSV tại phiên tòa.Chức năng giám sát đặt KSV ngang với HĐXX nên về mặt hình thức, vị KSVthay vì phải có chỗ ngồi ngang hàng với người bào chữa để thể hiện sự côngbằng thì thường ngồi cao hơn và ngang với vị trí của HĐXX Sự phân biệt này,tuy là hình thức, song phản ánh quan điểm phân định vị trí các chủ thể tham dựphiên tòa và tác động không nhỏ tới các thủ tục diễn ra tại phiên tòa Giới LSthường cho rằng: chỗ ngồi sắp xếp như vậy khiến các LS cảm thấy mình luônđược đặt ở vị trí thấp hơn so với KSV Mỗi khi tranh luận, thay vì trực diện đốiđáp với VKS thì các LS lại phải ngước lên nhìn KSV Và như vậy, tạo cho LScảm giác thiếu tự tin khi thấy mình bị thất thế và thiếu bình đẳng so với KSV khiđứng trước HĐXX
2.2.3 Xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tranh tụng
Trang 37Phiên tòa xét xử hình sự diễn ra theo một trật tự theo pháp luật quy định.Sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, KSV sẽ đọc cáo trạng mà thực chất là một bảnluận tội kèm theo tội danh và khung hình phạt Tương ứng với bản luận tội nàykhông có lời đáp nào từ phía gỡ tội mà phiên tòa đi ngay vào thủ tục xét hỏi.Thực chất thủ tục này là xét hỏi người làm chứng và những người liên quan đểxác minh các chứng cứ trong hồ sơ hình sự do VKS gửi cho TA Trình tự xét hỏiluôn bắt đầu bởi HĐXX rồi tới KSV và người bào chữa Sau khi xét hỏi xong,KSV trình bày lời luận tội, mà thực chất đây là lời luận tội lần thứ hai Sau đó,người bào chữa, lần đầu tiên trong suốt phiên tòa được trình bày quan điểm củamình Đó cũng được coi là ý kiến tranh luận đối với luận tội của KSV Sau khi bịcáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của mình, KSV có cơhội thứ ba để đưa ra ý kiến và lập luận của mình trước khi HĐXX nghị án vàtuyên án Mặc dù sau đó, người bào chữa được đưa ra ý kiến đối đáp nhưng các
ý kiến này chỉ tập trung vào những điểm có mâu thuẫn với quan điểm của KSV.Còn các vấn đề khác lại không được phân tích, lập luận làm rõ Rõ ràng, so vớiKSV, người bào chữa có ít cơ hội để trình bày, lập luận bảo vệ các quan điểm gỡtội của mình
Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục xét hỏi cho thấy phạm vi, nộidung xét hỏi cũng như phương pháp xét hỏi của các chủ thể (chủ toạ phiên toà,các thành viên HĐXX, KSV, người bào chữa và những người tham gia phiên toàkhác) như thế nào cũng chưa được xác định rõ Vì vậy, trong thực tiễn việc xéthỏi tại phiên toà được thực hiện rất khác nhau phụ thuộc vào ý thức chủ quan củangười xét hỏi, đặc biệt là thẩm phán chủ toạ phiên toà
Về việc công bố những lời khai tại CQĐT, BLTTHS năm 2003 qui địnhcho HĐXX và KSV được thực hiện với một số điều kiện theo qui định tại khoản
2 Điều 208 BLTTHS Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, các chủ thể nàythường công bố trước khi người được xét hỏi khai tại phiên tòa, đây là một dạngmớm cung cần phải loại bỏ trong điều kiện tranh tụng
Trang 38Về đối đáp tại phiên tòa, mặc dù Điều 218 BLTTHS quy định về việc chủtọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận Tuy nhiên trên thực tế,nhiều trường hợp người bào chữa vẫn bị chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian trìnhbày bản bào chữa của mình.
Ví dụ: Trong phiên xử vụ án “con bạc triệu đô” - Bùi Tiến Dũng ngày 03 tháng 8 năm 2007, một số LS tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ
án đã bỏ ra về Bởi vì, chủ tọa phiên tòa không cho họ nói, bằng cách hạn chế thời gian bào chữa trong vòng mười phút Thậm chí ra lệnh cho
LS “Ngồi xuống, không được nói nữa”
Sự việc được LS Phạm Hồng Hải giải thích: “Chúng tôi không có cách nào hơn là phải bỏ ra ngoài, vì có tiếp tục ở lại, chúng tôi cũng không thể giúp gì được cho thân chủ của mình [1]
Bên cạnh đó, về vấn đề tranh luận tại phiên tòa cũng còn nhiều bức xúc
Có thể thấy, người có nhu cầu tranh luận tại Tòa nhiều nhất chính là người bàochữa Bởi vì họ là người mang sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bịcáo Việc thực hiện quyền xét về thực tế cũng luôn mạnh mẽ hơn việc thực hiệnnghĩa vụ Do đó, nhiều trường hợp người bào chữa đưa ra vấn đề yêu cầu tranhluận với KSV nhưng không được KSV đáp lại và chủ tọa phiên tòa cũng khôngyêu cầu KSV đối đáp với người bào chữa Mặc dù, theo quy định tại Điều 218BLTTHS, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại ý kiến của ngườibào chữa nếu ý kiến đó chưa được KSV tranh luận Tuy nhiên, vì đây là quyềncủa chủ tọa phiên tòa nên chủ tọa phiên tòa có thể thực hiện hoặc không Hoặcnếu có đối đáp thì tình trạng khá phổ biến trong đối đáp tại các phiên tòa hiệnnay là KSV luôn thuộc nằm lòng câu “giữ nguyên quan điểm như đã truy tố” màkhông đưa ra lý lẽ, dẫn chứng nào khác có sức thuyết phục để bảo vệ quan điểmcủa mình Tuy nhiên, động thái trên của KSV thường không bị “điểm xấu” trongđánh giá của HĐXX Trong khi đó, không ít trường hợp, dù bên bào chữa đưa ra