Nâng cao việc thực hiện quyền con ngườ

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

Xét ở một khía cạnh, quyền con người đã được đảm bảo qua việc thực thi quyền bào chữa của bị cáo. Mà cụ thể là việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc đảm bảo tranh tụng như: nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của TA đã có hiệu lực pháp luật; nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước TA. Trong đó, hai nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bình đẳng trước TA được đặc biệt chú ý.

Tại các phiên tòa, chủ tọa thực hiện việc giải thích quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa; bị cáo, người bào chữa được trình bày ý kiến của mình về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình. Việc tranh tụng được đảm bảo hơn khi chủ tọa phiên tòa đã chủ động yêu cầu KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà KSV chưa đối đáp, tranh luận lại.

Ngoài ra, quyền nói lời sau cùng của bị cáo đã được đảm bảo thực hiện. Trong một số trường hợp, bằng lời nói sau cùng, bị cáo đã trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án và HĐXX phải quyết định trở lại việc xét hỏi để làm sáng tỏ nội dung vụ án.

Với sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích cho bị cáo, sự tham gia tranh tụng của người bào chữa chính là chất “xúc tác” để các chức năng khác của TTHS là buộc tội và xét xử được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Những lập luận sắc bén của người bào chữa trong nhiều phiên tòa đã khiến KSV, HĐXX phải thận trọng hơn trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ. Nhiều phiên tòa, ý kiến của người bào chữa, bị cáo thông qua tranh luận đã có đủ cơ sở thuyết phục HĐXX tuyên bố bị cáo không phạm tội.

Có thể kể đến vụ án được xem là kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng, với hai lần xét xử sơ thẩm và hai lần xét xử phúc thẩm, vụ án giết người tại khu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng, thuộc thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm

Tân, tỉnh Bình Thuận (hay còn gọi là "Vụ án Vườn Điều") đã trở thành "điểm nóng" trong hoạt động tư pháp tại Việt Nam suốt 7 năm.

Ngày 21/5/1993, nhân dân thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận phát hiện thấy xác chết của một phụ nữ tại khu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng. Cơ quan CSĐT đã xác định nạn nhân là chị Dương Thị Mỹ, sinh năm 1957, người địa phương. Tuy nhiên, do không làm rõ được thủ phạm nên đến tháng 9/1993, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.

Ngày 23/4/1998, cũng tại thôn 2 đã xảy ra vụ án giết người và cướp tài sản công dân. Nạn nhân là bà Lê Thị Bông. CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã điều tra và làm rõ được thủ phạm là tên Huỳnh Văn Nén (sau này, Nén đã bị xét xử ngày 31/8/2000 với mức án chung thân).

Sau một thời gian đấu tranh, Nén đã khai nhận với CQĐT là vụ giết chị Dương Thị Mỹ do chị vợ Nén tên là Nguyễn Thị Nhung cầm đầu. Rồi tiếp theo Nén đã khai ra nơi cất giấu con dao phay là vũ khí gây án. Ngày 19/11/1998, Cơ quan CSĐT đã đưa Nén đi chỉ nơi chôn giấu tang vật, tổ chức đào và thu được mảnh kim loại đã gỉ sét, hình giống con dao phay.

Đánh giá lời khai của Huỳnh Văn Nén là tương đối phù hợp với hiện trường, kết quả giám định pháp y và các tài liệu chứng cứ mới thu thập, cho nên tháng 12/1998 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã quyết định phục hồi điều tra vụ án và lần lượt ra các quyết định khởi tố 10 bị can, bắt giam 8 bị can trong gia đình Nguyễn Thị Nhung về các tội danh “giết người; cướp tài sản công dân; không tố giác tội phạm...”.

CQĐT đã kết luận điều tra vụ án với nội dung cơ bản là: Do ghen tuông với chị Dương Thị Mỹ có quan hệ tình ái bất chính với chồng mình là Trần Văn Sáng, nên Nguyễn Thị Nhung đã tổ chức những người trong gia đình gồm mẹ, các em ruột, em rể... giết chết chị Mỹ và cướp một số đồ nữ trang.

Vụ án được đưa ra xét xử hai lần sơ thẩm tại TAND tỉnh Bình Thuận và tuyên các bị cáo có tội. Nhưng tại hai lần phiên tòa xử phúc thẩm của Tòa phúc

thẩm TANDTC tại Tp. HCM đều tuyên hủy án để điều tra lại vì chưa đủ căn cứ buộc tội các bị cáo. Tại bản án số 302/HSPT, từ ngày 9 đến 11/3/2005, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra lại vụ án.

Kết quả điều tra lại của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, chưa đủ cơ sở để buộc tội các bị can về tội giết người. Theo đó, tất cả các thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm đã được đình chỉ điều tra. Sau đó, gia đình bà Lâm nhận được số tiền bồi thường oan sai hơn 1 tỉ đồng từ các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận [57].

Có thể nói, trong vụ án vườn Điều, mỗi phiên tòa thực sự là một cuộc tranh tụng nảy lửa giữa LS với cơ quan công tố. Tham gia bào chữa miễn phí cho các bị cáo trong vụ án Vườn Điều, đối với LS Phạm Hồng Hải là một dấu ấn khó quên. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, ông đã phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình điều tra và những chứng cứ mâu thuẫn, thiếu tính khách quan, khiên cưỡng trong việc buộc tội các bị cáo. Sự phẫn nộ của người bảo vệ công lý, sự tranh tụng gay gắt, căng thẳng của ông cùng các đồng nghiệp đã khiến ông từng bị tố cáo có hành vi phạm tội "Vu khống" và "Làm nhục người khác" do những phát biểu gay gắt của các LS tại phiên tòa.

Mặc dù vậy, với niềm tin vào công lý, ông đã không chùn bước trên con đường đi tìm sự thật khách quan để rồi, sau này tất cả những bị cáo mà ông bào chữa đều được tuyên vô tội, được bồi thường oan sai.

Ví dụ trên cho thấy, nhờ sự đấu tranh bền bỉ, không mệt mỏi của những người thực hiện chức năng bào chữa trong quá trình tố tụng, cuối cùng công lý đã được thực thi, quyền con người cuối cùng cũng được đảm bảo thông qua việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w