Xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tranh tụng

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 40)

tại phiên tòa. Đây chính là cơ sở để những người có mặt tại phiên tòa cho rằng VKS và TA là một, TA chỉ làm công việc hợp thức hóa việc buộc tội cho CQĐT và VKS mà thôi.

Đối với chức năng buộc tội và gỡ tội cũng có sự phân biệt lớn. Tại phiên tòa xét xử, vai trò của vị đại điện VKS nổi bật hơn rất nhiều so với người bào chữa cả về khía cạnh hình thức và thủ tục. Xuất phát từ việc đảm nhiệm cả hai chức năng là thực hành quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật của VKS, đã dẫn tới sự bất cập trong việc xác định vị trí của KSV tại phiên tòa. Chức năng giám sát đặt KSV ngang với HĐXX nên về mặt hình thức, vị KSV thay vì phải có chỗ ngồi ngang hàng với người bào chữa để thể hiện sự công bằng thì thường ngồi cao hơn và ngang với vị trí của HĐXX. Sự phân biệt này, tuy là hình thức, song phản ánh quan điểm phân định vị trí các chủ thể tham dự phiên tòa và tác động không nhỏ tới các thủ tục diễn ra tại phiên tòa. Giới LS thường cho rằng: chỗ ngồi sắp xếp như vậy khiến các LS cảm thấy mình luôn được đặt ở vị trí thấp hơn so với KSV. Mỗi khi tranh luận, thay vì trực diện đối đáp với VKS thì các LS lại phải ngước lên nhìn KSV. Và như vậy, tạo cho LS cảm giác thiếu tự tin khi thấy mình bị thất thế và thiếu bình đẳng so với KSV khi đứng trước HĐXX.

2.2.3. Xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tranh tụng tụng

Phiên tòa xét xử hình sự diễn ra theo một trật tự theo pháp luật quy định. Sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, KSV sẽ đọc cáo trạng mà thực chất là một bản luận tội kèm theo tội danh và khung hình phạt. Tương ứng với bản luận tội này không có lời đáp nào từ phía gỡ tội mà phiên tòa đi ngay vào thủ tục xét hỏi. Thực chất thủ tục này là xét hỏi người làm chứng và những người liên quan để xác minh các chứng cứ trong hồ sơ hình sự do VKS gửi cho TA. Trình tự xét hỏi luôn bắt đầu bởi HĐXX rồi tới KSV và người bào chữa. Sau khi xét hỏi xong, KSV trình bày lời luận tội, mà thực chất đây là lời luận tội lần thứ hai. Sau đó, người bào chữa, lần đầu tiên trong suốt phiên tòa được trình bày quan điểm của mình. Đó cũng được coi là ý kiến tranh luận đối với luận tội của KSV. Sau khi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của mình, KSV có cơ hội thứ ba để đưa ra ý kiến và lập luận của mình trước khi HĐXX nghị án và tuyên án. Mặc dù sau đó, người bào chữa được đưa ra ý kiến đối đáp nhưng các ý kiến này chỉ tập trung vào những điểm có mâu thuẫn với quan điểm của KSV. Còn các vấn đề khác lại không được phân tích, lập luận làm rõ. Rõ ràng, so với KSV, người bào chữa có ít cơ hội để trình bày, lập luận bảo vệ các quan điểm gỡ tội của mình.

Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục xét hỏi cho thấy phạm vi, nội dung xét hỏi cũng như phương pháp xét hỏi của các chủ thể (chủ toạ phiên toà, các thành viên HĐXX, KSV, người bào chữa và những người tham gia phiên toà khác) như thế nào cũng chưa được xác định rõ. Vì vậy, trong thực tiễn việc xét hỏi tại phiên toà được thực hiện rất khác nhau phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người xét hỏi, đặc biệt là thẩm phán chủ toạ phiên toà.

Về việc công bố những lời khai tại CQĐT, BLTTHS năm 2003 qui định cho HĐXX và KSV được thực hiện với một số điều kiện theo qui định tại khoản 2 Điều 208 BLTTHS. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, các chủ thể này thường công bố trước khi người được xét hỏi khai tại phiên tòa, đây là một dạng mớm cung cần phải loại bỏ trong điều kiện tranh tụng.

Về đối đáp tại phiên tòa, mặc dù Điều 218 BLTTHS quy định về việc chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp người bào chữa vẫn bị chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian trình bày bản bào chữa của mình.

Ví dụ: Trong phiên xử vụ án “con bạc triệu đô” - Bùi Tiến Dũng ngày 03 tháng 8 năm 2007, một số LS tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án đã bỏ ra về. Bởi vì, chủ tọa phiên tòa không cho họ nói, bằng cách hạn chế thời gian bào chữa trong vòng mười phút. Thậm chí ra lệnh cho LS “Ngồi xuống, không được nói nữa”.

Sự việc được LS Phạm Hồng Hải giải thích: “Chúng tôi không có cách nào hơn là phải bỏ ra ngoài, vì có tiếp tục ở lại, chúng tôi cũng không thể giúp gì được cho thân chủ của mình. [1].

Bên cạnh đó, về vấn đề tranh luận tại phiên tòa cũng còn nhiều bức xúc. Có thể thấy, người có nhu cầu tranh luận tại Tòa nhiều nhất chính là người bào chữa. Bởi vì họ là người mang sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Việc thực hiện quyền xét về thực tế cũng luôn mạnh mẽ hơn việc thực hiện nghĩa vụ. Do đó, nhiều trường hợp người bào chữa đưa ra vấn đề yêu cầu tranh luận với KSV nhưng không được KSV đáp lại và chủ tọa phiên tòa cũng không yêu cầu KSV đối đáp với người bào chữa. Mặc dù, theo quy định tại Điều 218 BLTTHS, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại ý kiến của người bào chữa nếu ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Tuy nhiên, vì đây là quyền của chủ tọa phiên tòa nên chủ tọa phiên tòa có thể thực hiện hoặc không. Hoặc nếu có đối đáp thì tình trạng khá phổ biến trong đối đáp tại các phiên tòa hiện nay là KSV luôn thuộc nằm lòng câu “giữ nguyên quan điểm như đã truy tố” mà không đưa ra lý lẽ, dẫn chứng nào khác có sức thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, động thái trên của KSV thường không bị “điểm xấu” trong đánh giá của HĐXX. Trong khi đó, không ít trường hợp, dù bên bào chữa đưa ra

được rất nhiều lập luận xác đáng để bào chữa cho bị cáo thì cũng không được ghi nhận trong các phán quyết của HĐXX.

Báo cáo tổng kết công tác ngành TA năm 2007 cũng đã thừa nhận những sai sót trong công tác giải quyết các vụ án hình sự là: “việc xét hỏi, tranh tụng tại

phiên tòa chưa đầy đủ; đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện... dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội”.

Thực hiện tranh tụng, ngoài bị cáo là chủ thể bào chữa đặc biệt thì người bào chữa đóng vai trò quan trọng. Mặc dù trong những năm gần đây, số lượng vụ án có người bào chữa tham gia ngày một tăng nhưng theo thống kê vẫn còn gần 80% vụ án không có người bào chữa tham gia. Tình trạng LS thiếu kiến thức và yếu về kỹ năng nghề nghiệp vẫn tồn tại. Cá biệt có trường hợp LS bào chữa tại phiên tòa đã không thực hiện đúng chức năng của mình mà trở thành người buộc tội bị cáo.

Ví dụ: Tại phiên tòa xét xử vụ mua bán chất ma túy có vợ chồng bị cáo Ngô Văn Ngọc – Đinh Thị Dung đã 9 lần mua bán 28 bánh Heroin có trọng lượng 9,8kg từ năm 1997 -1999. Về hoàn cảnh gia đình Ngọc có: anh ruột là Ngô Văn Đoàn bị kết án tử hình, em trai Ngô Quang Tĩnh bị kết án chung thân trong vụ án ma túy khác và vợ là Đinh Thị Dung đang bị VKS đề nghị mức án tử hình. Khi bào chữa cho bị cáo Ngọc, LS đã phát biểu: Về hành vi của bị cáo đã xác định được giai đoạn từ 1997-1999 vợ chồng bị cáo đã lôi kéo các đối tượng khác tham gia vào 9 lần mua bán ma túy với trọng lượng 9,8kg Heroin, hành vi phạm tội đã rõ ràng. Gia đình có 4 người phạm tội như vậy quả thật là một bất hạnh lớn, đề nghị HĐXX xem xét. Với lời bào chữa này, bị cáo đã không giữ được bình tĩnh: Thưa tòa, LS của tôi không gỡ tội cho tôi mà đi kết tội, xin Tòa xem xét...

Qua hơn 6 năm thi hành Bộ luật, những tồn tại nêu trên đã làm giảm kết quả trong việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa, ảnh hưởng tới việc hiện thực

hóa quyền con người thông qua quyền bào chữa, tới bản chất dân chủ của TTHS, tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền...

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 40)