thẩm, KSV, LS
Để có thể nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự cần triệt để một số vấn đề sau:
Chấm dứt tình trạng họp ba ngành CQĐT, VKS và TA để thống nhất về việc giải quyết vụ án trước khi xét xử tại phiên tòa. Nếu tình trạng này còn tồn tại thì việc tranh tụng tại phiên tòa không có ý nghĩa, sự độc lập của TA cũng sẽ bị xâm phạm. CQĐT và VKS có thể họp bàn với nhau về quá trình điều tra giải quyết vụ án vì họ là cơ quan có chức năng buộc tội. TA là cơ quan xét xử, giữ vai trò là người trọng tài vô tư, khách quan. Do đó, nếu TA tham gia vào cuộc họp này sẽ làm mất đi vai trò của mình trong quá trình điều khiển tranh tụng giữa các bên và việc đưa ra phán quyết về vụ án. Mặt khác, khi Thẩm phán tham gia vào cuộc họp này thì các ý kiến của CQĐT và VKS cũng như ý kiến của Thẩm phán về vụ án sẽ ảnh hưởng tới sự độc lập của các thành viên HĐXX khi xét xử vụ án đó.
Xoá bỏ trình trạng “duyệt án”; “thỉnh thị án”, “chỉ đạo án” và cơ chế
“án bỏ túi” đã và đang tồn tại trong TTHS ở nước ta. Nếu thực trạng này còn tồn
tại thì tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm chỉ là hình thức. Nguyên tắc tranh tụng phải được tôn trọng và tuân thủ triệt để. Các ý kiến, lập luận, đề xuất của các bên tranh tụng cần được đánh giá như nhau và chúng phải được chấp nhận khi có căn cứ. Những ý kiến, lập luận, đề xuất do các bên đưa ra không được chấp nhận cũng phải được HĐXX phân tích, giải thích trong bản án hoặc quyết định của mình.
Tiếp đó, cần tập trung kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm; Kiểm sát viên, Luật sư.
Thứ nhất, về kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và tổ
chức, hoạt động của TA.
Thẩm phán và Hội thẩm cần có nhận thức thống nhất về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ “tranh tụng” theo tinh thần cải cách tư pháp. Cần có nhận thức về vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, nhất là người bào chữa cho bị cáo khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
Thẩm phán và Hội thẩm cần phải ý thức được rằng, họ không phải là một trong các bên tham gia tranh tụng mà chính là người trọng tài điều kiển quá trình tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa. Xác định rõ nghĩa vụ của HĐXX là xác định sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định của mình thông qua kết quả tranh tụng của các bên tại phiên tòa.
Ngành TA cần có biện pháp xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trình độ, năng lực của Thẩm phán dù có giỏi đến đâu nhưng số lượng không đủ, công việc quá tải, áp lực công việc đè nặng thì hiệu quả chắc chắn không cao. Cần “mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ đối với cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, LS nếu họ đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật” [21, tr 67,68]. Khi đảm bảo đủ số lượng thẩm phán cần thay đổi số lượng thẩm phán trong thành phần HĐXX theo hướng nâng từ một lên hai thẩm phán, giảm số lượng Hội thẩm từ hai xuống một (nếu HĐXX có ba người). Nâng Thẩm phán từ hai lên ba người, giảm số lượng Hội thẩm từ ba xuống hai người (nếu HĐXX có năm người).”1.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ cho Thẩm phán trước và sau khi bổ nhiệm là công việc phải làm thường xuyên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường của đất nước, cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử chuyên sâu cho thẩm phán đối với các vụ án trong các lĩnh vực tham nhũng, chứng khoán, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, xây dựng …
Công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho thẩm phán cũng không kém phần quan trọng. Cần chú ý đến văn hóa ứng xử khi điều khiển tranh tụng của thẩm phán tại phiên tòa. Vấn đề này tuy không được điều chỉnh bởi