Việc thực hiện chức năng tố tụng còn bất cập, chồng chéo

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 36)

Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS: “HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc

yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”. Việc khởi tố vụ

án hình sự là thể hiện sự buộc tội của Nhà nước đối với hành vi phạm tội và người phạm tội, nên việc làm này luôn luôn là của VKS với chức năng công tố nhà nước. Quy định trên khác nào dẫn tới tình trạng cơ quan xét xử “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, liệu có còn đảm bảo sự khách quan để xem xét vấn đề tội phạm và người phạm tội?

Hay về vấn đề thẩm phán trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung. Nếu qua xét hỏi và tranh luận không đủ chứng cứ để kết tội bị cáo thì cần tuyên bị cáo vô tội. Quy định thẩm phán có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ kết tội có khác nào TA đang cùng với bên công tố thực hiện chức năng buộc tội đối với bị cáo, đang cố gắng bảo vệ cho việc truy tố của VKS?

Theo Điều 10 của BLTTHS năm 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội

phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”. Do đó, thay vì thực hiện chức

năng xét xử với tư cách là người trọng tài, định hướng cho hai bên buộc tội và gỡ tội đi vào xét hỏi và tranh luận đúng trọng tâm, để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án thì hầu hết các HĐXX đang làm công việc của KSV. Tức là đấu tranh làm cho rõ những nội dung mà bản cáo trạng đã quy kết bằng việc sử dụng phần lớn thời gian xét hỏi và nội dung xét hỏi chủ yếu dựa trên hồ sơ hình sự của VKS vốn có thiên hướng “buộc tội” bị cáo.

Thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi công bố lời khai của những người tham gia tố tụng, HĐXX thường truy xét bị cáo hoặc người tham gia tố tụng đến cùng về sự mâu thuẫn trong lời khai của họ.Ví dụ, tại CQĐT, bị cáo nhận đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng tại phiên tòa, bị cáo phủ nhận lời khai đó. Chủ tọa sau

khi công bố lời khai của bị cáo, đưa biên bản cho bị cáo xem và hỏi “có phải chữ

ký của bị cáo không?”. Sau khi bị cáo xác nhận là chữ ký của mình, chủ tọa giải

thích theo hướng buộc tội: “Lời khai của bị cáo tại CQĐT rất rõ ràng, cụ thể,

phù hợp với các tài liệu khác. Tại sao hôm nay bị cáo lại chối tội? Chứng tỏ bị cáo rất ngoan cố không thành khẩn khai báo”. Thực trạng này đã làm cho tính

vô tư, khách quan công minh của TA không còn nữa, vi phạm nghiêm trọng thủ

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 36)