Đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 66)

1 Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung quốc và Nhật bản.

3.3. Đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa

tranh tụng tại phiên tòa

Ở nước ta, ba chức danh tư pháp có mối liên quan mật thiết về chuyên môn, nghiệp vụ là Thẩm phán, KSV và LS. Ba chức danh này khi tham gia vào quá trình tố tụng mặc dù có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại có nhiều điểm chung, đều phải thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng. Trong quá trình đánh giá chứng cứ, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, xác định nhân thân của bị cáo, các chức danh này phải có cùng cách hiểu như nhau về các quy định của pháp luật và trong một chừng mực nhất định họ cần hiểu được nghiệp vụ của nhau để trên cơ sở đó phát huy tốt nhất kỹ năng nghề nghiệp của mình cho giải quyết công việc. Vì thế, cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo Thẩm phán, KSV và LS hiện nay (đào tạo riêng từng chức danh) bằng

việc xây dựng một chương trình đào tạo chung 3 chức danh Thẩm phán, KSV và LS. Trong chương trình này cần chú trọng trang bị các kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa cho học viên Thẩm phán, KSV và LS.

Đối với Thẩm phán chú ý các công việc chuẩn bị xét xử, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch xét hỏi, sao cho ra phiên tòa Thẩm phán luôn luôn chủ động điều khiển phiên tòa theo một thứ tự hợp lý và xử lý các tình huống theo đúng dự kiến đã đặt ra. Ở phần xét hỏi và tranh luận cần hỏi những vấn đề mang tính gợi mở để các bên tập trung xét hỏi làm rõ; điều khiển phiên tòa bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa các bên; kiên quyết yêu cầu KSV trả lời tất cả những ý kiến có liên quan đến vụ án mà người tham gia tố tụng nêu ra nếu ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Phải đổi mới cách viết bản án, theo đó các ý kiến tranh tụng của KSV, LS và những người tham gia tố tụng đều được thể hiện, phân tích kỹ trong bản án. Việc chấp nhận hay bác bỏ ý kiến nào phải nêu rõ lý do.

Đối với KSV phải trang bị các kỹ năng để luôn chủ động trong việc xét hỏi và thẩm tra các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, kết hợp với việc xét hỏi phải phân tích lập luận làm rõ sự không hợp lý trong ý kiến của LS bào chữa và bị cáo đưa ra để bảo vệ bản cáo trạng. Phải rèn luyện các kỹ năng luận tội, đối đáp thể hiện sự dân chủ, khách quan và tôn trọng những người tham gia tố tụng. Các KSV cần được đào tạo chuyên sâu theo các chuyên đề trực tiếp phục vụ cho nhu cầu công việc của họ hoặc theo các chuyên đề nhu cầu thực tế đòi hỏi, ví dụ các chuyên đề kỹ năng tranh tụng trong các vụ án ma tuý, án giết người, án tham nhũng, vụ án liên quan đến chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng v.v...

Đối với LS, cần trang bị các kỹ năng thu thập và xuất trình đồ vật tài liệu làm chứng cứ của vụ án; các kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội và các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ; các kỹ năng tranh luận thể hiện sự hùng biện khi thuyết phục HĐXX bằng sự lập luận chặt chẽ, có các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình.

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w