1 Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung quốc và Nhật bản.
3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng
người tiến hành tố tụng
Để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng của Thẩm phán, KSV có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật, các văn bản pháp luật cần thiết...
Hiện nay, vẫn tồn tại quan niệm “TA là nơi bạn không thể tìm thấy công lý
nhưng bạn có thể mua công lý” [22, tr 233]. Đó là hiện tượng Thẩm phán nhận hối lộ, cửa quyền, nhũng nhiễu người dân... Do đó, để người Thẩm phán thực sự trở thành một vị trọng tài khách quan, công tâm, “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, cần đảm bảo tối đa rằng họ không bị chi phối bởi những yếu tố vật chất. Điều này, đòi hỏi Nhà nước cần có sự đổi mới về chế độ đãi ngộ, tiền lương, phụ cấp đối với đội ngũ Thẩm phán. Khi có được một mức lương, thưởng thỏa đáng sẽ đảm bảo cho người Thẩm phán có thể yên tâm hoàn thành tốt những công việc mà mình được giao, phát huy tính độc lập, chủ động của mình trong việc xét xử. Ở một số nước đang phát triển như Brazil – lương thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử.
Thực tế còn cho thấy, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở các huyện vùng sâu, vùng xa hiện nay cũng là vấn đề nan giải. Bởi vì, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân còn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cộng với áp lực và trách nhiệm đối với công việc rất lớn. Chính vì vậy, việc thu hút cán bộ có năng lực từ nơi khác tới làm việc tại các Toà án ở vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn.
Đối với đội ngũ KSV cũng tương tự. Họ đều là người thực hiện những hoạt động nghề nghiệp đặc thù. Do đó, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để đảm bảo tốt nhất hiệu quả công việc mà họ thực hiện.