Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 49)

2.3.2.1. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, KSV và người bào chữa

Ngoài các bảo đảm pháp lý và các điều kiện cần thiết khác, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực của KSV, Thẩm phán và người bào chữa - các chủ thể giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tranh tụng.

Trên thực tế, đa số các chủ thể này chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về tranh tụng cũng như về kỹ năng thực hành. Tình trạng xét xử dựa chủ yếu trên hồ sơ vụ án có sẵn mà không chú ý đến kết quả tranh tụng tại phiên tòa còn phổ biến. Trong khi đó, việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án có nhiều trường hợp thiếu khách quan, vi phạm thủ tục tố tụng; tình trạng bức cung, ép cung, mớm cung còn nhiều mà bỏ qua khâu tranh tụng thì sẽ làm cho việc xét xử dễ oan sai, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy một số KSV do không nắm vững hồ sơ vụ án, không chuẩn bị kỹ kế hoạch xét hỏi nên đã hỏi không đúng trọng tâm và không trả lời được các ý kiến mà người bào chữa và bị cáo đưa ra. Hoặc tình trạng một số Thẩm phán do không nắm vững quy định của pháp luật nên không giải thích đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; không tạo điều kiện cho KSV, LS tham gia xét hỏi, không cho bị cáo trình bày ý kiến bổ sung hoặc có nhiều ý kiến của người bào chữa nêu ra KSV chưa trả lời nhưng chủ tọa phiên tòa cũng không yêu cầu KSV phải trả lời các ý kiến đó... Bản án được tuyên thường nêu rất chung chung: ý kiến của người bào chữa là không có cơ sở mà không có sự phân tích, đưa ra lý lẽ về việc đồng ý hay bác bỏ ý kiến của người bào chữa. Do đó, bản án thiếu tính thuyết phục.

Thẩm phán có trình độ trên đại học hoặc có trình độ cử nhân luật chính quy tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng. Còn các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên... phần đông đều trưởng thành từ hoạt động thực tiễn và được đào tạo theo phương thức “tại chức” vừa học, vừa làm nên có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật mới... Hiện nay vẫn còn tồn tại hơn 200 Thẩm phán TAND cấp tỉnh và cấp huyện chưa có bằng Đại học luật, thuộc diện được nợ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc một số Thẩm phán còn bị động, lúng túng trong việc điều khiển phiên tòa, xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa, đánh giá chứng cứ.

Đối với đội ngũ HTND, báo cáo tổng kết công tác ngành TA năm 2006 cũng nhận định: “Trình độ, năng lực của một bộ phận HTND chưa theo kịp yêu

cầu ngày càng cao của công tác xét xử các loại vụ án trong tình hình hiện nay”.

Đối với đội ngũ LS, tình trạng LS không nắm vững quy định của pháp luật, không có kỹ năng hành nghề vẫn khá phổ biến. Nhiều LS cố nói rông dài, lạc trọng tâm khi tranh luận theo kiểu cốt cho bị cáo vui lòng. Nhiều phiên tòa LS tham gia do chỉ định còn thiếu tinh thần, trách nhiệm thể hiện bằng việc bào chữa qua loa. Có LS bào chữa cho bị cáo tại vụ án này lại lấy bản bào chữa cho bị cáo cùng tên trong vụ án khác ra đọc...

2.3.2.2. Tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, KSV, LS

Trong các Báo cáo tổng kết công tác ngành TA, những nhận định như:

Còn có thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật” [50], “có những cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên có vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật hình sự, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành TAND, [49]

thường xuyên được lặp lại. Theo đó, trong năm 2005, toàn ngành có 9 thẩm phán bị xử lý kỷ luật; năm 2007 “có 35 cán bộ, Thẩm phán bị xử lý kỷ luật hoặc truy

cứu trách nhiệm hình sự và 11 Thẩm phán TA địa phương chưa được xem xét để bổ nhiệm lại làm Thẩm phán vì không hoàn thành nhiệm vụ”. [51]

Đánh giá thực tiễn hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà cho thấy, chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà chưa cao không chỉ do trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, mà còn do thiếu tinh thần trách nhiệm của KSV trước công việc. “Nhiều KSV chuẩn bị hồ sơ thiếu kỹ càng, với thái độ làm cho

xong việc, thiếu tinh thần đào sâu suy nghĩ” [11]. Chính vì vậy, nhiều KSV

không chủ động và tích cực trong tranh tụng tại phiên toà.

Đạo đức nghề nghiệp là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng luật sư. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS vẫn chưa được nhận thức thật đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác tuyệt đối đối với mỗi cá nhân LS trong hành nghề. Vẫn còn những LS có những biểu hiện tiêu cực vi phạm các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp như: Móc nối, hối lộ để chạy án, đưa ra chứng cứ giả...). Trong những năm qua, đã có một số LS vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự. Điển hình là những luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sự như vụ Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Trần Thị Ngọc Tú, Lê Quốc Bảo... Đó là một thực trạng nhức nhối đòi hỏi sớm xây dựng được đội ngũ LS vừa đủ tầm, vừa có tâm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w