Tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 71)

1 Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung quốc và Nhật bản.

3.5. Tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân

Thứ nhất, cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân nói

chung và bị can, bị cáo nói riêng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở vùng sâu; vùng xa; biên giới; hải đảo về quyền công dân, quyền con người, quyền dân chủ, quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS. Thực tế cho thấy công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân, nâng cao ý thức ý thức pháp luật cho nhân dân,.

Thứ hai, cần thay đổi nhận thức của nhân dân ta nói chung và bị can, bị

cáo cũng như người đại diện hợp pháp của họ rằng, sự tham gia tố tụng của người bào chữa là không cần thiết và tốn kém. Chính nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của người bào chữa là rào cản lớn làm cho sự tham gia của người bào chữa trở lên khó khăn, trong khi đó bản thân bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ không có khả năng bào chữa có hiệu quả. Việc người bào chữa có tham gia tố tụng để bảo vệ bị can, bị cáo hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp cũng như gia đình họ bởi vì chỉ có họ mới có quyền mời LS bào chữa (CQTHTT có quyền chỉ định luật sự chỉ trong một số trường hợp nhất định do luật quy định). Do vậy, việc thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của người bào chữa là cách tốt nhất để trang bị cho bị can, bị cáo những phương tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía CQĐT, VKS, TA và những người tiến hành tố tụng nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình. Mặt khác cần phải xóa bỏ tư tưởng hạ thấp vai trò của người bào chữa trong nhận thức của những người tiến hành tố tụng.

Thứ ba, đối với người bào chữa phải nhận thức và nêu cao hơn nữa đạo

đức nghề nghiệp, trách nhiệm của mình đối với bị can, bị cáo. Chỉ khi LS thực sự giỏi về nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức, đạt được nhiều kết quả

trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ thì vai trò, uy tín của LS sẽ được đề cao. Nhận thức không đúng về LS sẽ được thay đổi và khi đó LS sẽ được tôn trọng, vị trí trong xã hội được nâng cao. Cần lên án quan niệm bào chữa qua quýt, bào chữa vô trách nhiệm, bào chữa chạy sô, bào chữa mà không nghiên cứu hồ sơ, bào chữa mà chỉ đọc cáo trạng hoặc chỉ viết bài bào chữa trên cơ sở hồ sơ rồi gửi đến TA bản bào chữa đã viết sẵn với những luận cứ bào chữa chung chung khó có thể chấp nhận.

KẾT LUẬN

Lựa chọn đề tài “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật TTHS Việt

Nam”, tác giả hướng tới mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và

những quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa cũng như thực tiễn áp dụng và những bất cập trong việc áp dụng làm cơ sở cho việc kiến nghị sửa đổi. Đây là một đề tài rộng, liên quan tới nhiều vấn đề trong TTHS. Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế và giới hạn cho phép của một luận văn, tác giả đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:

1. Đưa ra khái niệm tranh tụng trong TTHS và khái niệm tranh tụng tại phiên tòa HS, góp phần thống nhất nhận thức của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm công tác thực tiễn về bản chất, nội dung của tranh tụng tại phiên tòa.

2. Phân tích quy định của BLTTHS về tranh tụng tại phiên tòa thông qua các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, các chủ thể thực hiện tranh tụng và trình tự, thủ tục tranh tụng. Từ đó, cho thấy TTHS nước ta là tố tụng thẩm vấn nhưng đã đan xen các yếu tố tranh tụng trong quá trình tố tụng, đặc biệt là tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên, tranh tụng vẫn chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam.

3. Qua nghiên cứu thực trạng tranh tụng tại phiên tòa hình sự cho thấy những mặt đạt được là: thực hiện tranh tụng tại phiên tòa góp phần nâng cao vị trí, vai trò của LS, nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện quyền con người và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của TTHS vẫn xảy ra, việc thực hiện chức năng tố tụng còn bất cập, chồng chéo và việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tranh tụng là những tồn tại của hoạt động này. Từ đó, luận văn nêu ra nguyên

nhân của những tồn tại trên là do hạn chế trong quy định của pháp luật, do bất cập trong quy chế làm việc của ngành và hạn chế về người tham gia bào chữa; Ngoài ra, còn do trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ TP, KSV, LS.

4. Với mục tiêu tăng cường và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS về tranh tụng tại phiên tòa thông qua việc quy định nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội; hoàn thiện chế định về bảo đảm quyền bào chữa bằng việc mở rộng diện người bào chữa, quy định quyền sử dụng tài liệu, quyền ghi chép, quyền đối chất của bị cáo với người làm chứng chống lại mình...; hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia phiên tòa hình sự; hoàn thiện về thủ tục xét xử tại phiên tòa; thay đổi quy chế làm việc và kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, LS; đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa; bảo đảm cơ sở vật chất và có chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng; tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc.

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w