Hoàn thiện về thủ tục xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 60)

Thứ nhất, cần quy định xét hỏi chính tại phiên tòa là đại diện VKS và

người bào chữa. Bởi vì xét hỏi chính là cách thức để chứng minh sự tồn tại hay không tồn tại của các sự kiện, tình tiết cụ thể của vụ án. Nghĩa vụ của bên buộc tội là chứng minh tội phạm và quyền của bên bào chữa là chứng minh không phải tội phạm. TA (HĐXX) chỉ tham gia xét hỏi với tư cách là người điều khiển quá trình xét hỏi, chỉ đưa ra những đề xuất đối với hai bên tranh tụng về các nội dung cần làm rõ. Theo đó, cần sửa đổi trình tự xét hỏi tại phiên tòa (khoản 2 Điều 207 BLTTHS) theo hướng quy định khi xét hỏi KSV hỏi trước rồi đến người bào chữa. Thẩm phán và Hội thẩm yêu cầu hai bên tranh tụng đặt câu hỏi về các nội dung cần làm rõ. Quy định này sẽ xóa bỏ được tình trạng HĐXX là chủ thể xét hỏi chính, buộc KSV có trách nhiệm hơn đối với việc buộc tội qua sự chủ động và tích cực xét hỏi để chứng minh, bảo vệ cáo trạng của VKS.

Như vậy, có thể sửa đổi, bổ sung Điều 207 BLTTHS như sau:

+ Khoản 1: Chủ tọa phiên tòa điều khiển quá trình xét hỏi, tạo điều kiện cho các bên tranh tụng và những người tham gia xét hỏi xác định sự kiện, các tình tiết của vụ án được bình đẳng, khách quan. Chủ tọa phiên tòa có thể thay đổi trình tự xét hỏi theo thứ tự hợp lý, yêu cầu những người đã tham gia xét hỏi tiến hành hỏi lại những vấn đề mà HĐXX chưa rõ, cho phép những người bị hỏi không phải trả lời những câu hỏi mang tính ép cung, mớm cung, dụ cung và những câu hỏi vi phạm đạo đức, không liên quan đến vụ án, ảnh hưởng bí mật đời tư và thuần phong mỹ tục.

+ Khoản 2: Bên buộc tội tham gia hỏi trước tiên; tiếp theo là bên bào chữa; sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ; HĐXX có quyền đặt câu hỏi nêu vấn đề để hai bên tập trung làm rõ.

Đối với bên buộc tội, tham gia hỏi trước tiên là KSV; tiếp theo là NBH, đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ; sau đó là NĐDS, người đại

diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của NBH thì NBH, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ tham gia hỏi trước VKS.

Đối với bên bào chữa, tham gia hỏi trước tiên là bị cáo; tiếp theo là NBC; sau đó là BĐDS, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi những vấn đề có liên quan đến giám định.

+ Khoản 3: Khi xét hỏi, HĐXX và những người tham gia phiên tòa có thể xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.

Thứ hai, về trình tự tranh luận cần sửa đổi, bổ sung Điều 217 BLTTHS

theo hướng: bị cáo và người bào chữa là người phát biểu sau cùng. Bởi vì sau khi trình bày lời bào chữa, bị cáo và người bào chữa phải thể hiện quan điểm của mình không chỉ đối với lời luận tội của KSV mà còn đối với cả ý kiến của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, việc hoán đổi vị trí giữa khoản 2 và khoản 3 của Điều 211 là phù hợp với logic tranh luận.

Thứ ba, cần sửa đổi Điều 218 BLTTHS theo hướng: KSV có nghĩa vụ

đáp lại ý kiến của những người tham gia tố tụng khác đưa ra chưa được KSV tranh luận. Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm đảm bảo việc đối đáp giữa KSV, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Việc KSV không thực hiện việc đối đáp hoặc đối đáp không có cơ sở thì việc bào chữa của bên bị buộc tội phải được coi là có cơ sở và được ghi nhận trong bản án.

Một phần của tài liệu tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w