hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự 8đ

34 634 5
hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự 8đ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT Bộ môn: TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giảng viên hướng dẫn: ABCXYZ Danh sách nhóm: MỤC LỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI LỜI MỞ ĐẦU 2 KHÁI QUÁT VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4 Vấn đề 1: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TRANH TỤNG 7 Vấn đề 2:NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TRANH TỤNG 15 Vấn đề 3:NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI VÀ BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA 21 Vấn đề 4:TÍNH TRUNG LẬP CỦA TÒA ÁN TRONG TRANH TỤNG 23 Vấn đề 5:VIỆC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CHỈ PHỤ THUỘC VÀO KẾT QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA 28 ĐỂ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUNG 31 DANH MỤC TÀI LIỆU Website tham khảo Hoàng Yến, “Kiểm sát viên tranh luận: Vẫn còn “sạn””, http://phapluattp.vn 9 Http://liendoanluatsu.org.vn/index.php/en/legal-documents/sua-doi-bo-sung-bo- luat-to-tung-hinh-su/796-bo-m-tranh-tng-ti-phien-toa-c-s-hinh-thanh-phan-quyt- ca-toa-an.html 10 http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_N%C4%83m_Cam_v %C3%A0_%C4%91%E1%BB%93ng_ph%E1%BA%A1m 11 http://phapluattp.vn/20121109111748772p0c1063/kiem-sat-vien-tranh-luan-van- con-san.htm 13 http://phapluatvavanhoa.com.vn/Chitiet/tabid/103/mid/1067/ArticleID/133/PreTabI d/483/dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default %2FNo+Skin&ContainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default %2FNo+Container 15 Bảo Thắng, “Luật sư chỉ định – Có cũng như không?”, http://www.tienphong.vn16, 18 Phan Thương - Tiến Hiểu, “Bảo đảm quyền bào chữa – Bài 2: Luật sư chỉ có mặt “cho đủ tụ”?”, http://phapluattp.vn 19 [Type text] Trang 2 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/265087/De-tranh-chuyen-tam-giam-vo- thoi-han.html 22 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lieu-Giam-doc-va-ke-toan-truong-co-bi-khoi- to/70007472/218/ 22 http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Giu-nguyen-ca-ch-xu-a-n-ta-i-ho-so/20015204/96/ 30 Nâng chất tranh tụng : “Sửa luật để có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa” http://phapluatvavanhoa.com.vn 25 Nên hiểu đúng về án bỏ túi- Đinh Văn Quế. http://www.vinalaw.vn/index.php/news/detail/469.html 29 Tạp chí, sách, báo tham khảo Ts.Nguyễn Sơn, Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án 5 PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, Mô hình tố tụng hình sự tại VIệt Nam, những lý luận và thực tiễn 6 Ts. Lê Hữu Thế; Ths. Nguyễn Thị Thủy, Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp 7 Báo An Ninh số 668 10 Hoàn thiện một số quy định của BL TTHS hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa-Tạp chí luật học số 7/2008 12 Bản chất của tranh tụng-Tạp chí KHPL số 4/2004 14 Bộ Tư Pháp – Tài liệu hội nghị tổng kết thi hành Luật luật sư 2006 – Hà Nội ngày 6/2010 17 ThS Lê Tiến Châu - Giảng viên Khoa Luật Hình sự, trường ĐH Luật TP. HCM 23 Trích báo cáo số 251 ngày 29-10-2012 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam 20 Vai trò của Tòa án trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 25 Luật Chỉ thị số 10/2002/CT-TTgVề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ -TW ngày 02 tháng 01 năm 2002của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới 3 [Type text] Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi bộ luật TTHS lần đầu được qui định vào năm 1988, sau một thời gian dài áp dụng đã phát hiện nhiều bất cập, khó khăn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc bộ luật ra đời trong thời kỳ đất nước còn non trẻ. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ luật TTHS giai đoạn này là đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa chú trọng đến mặt dân chủ của nền tư pháp. Trước tình hình đó vào ngày 2/1/2002 Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Đây là Nghị quyết quan trọng, đề ra các chủ trương lớn, có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tư pháp; xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong tiến trình pháp huy nội lực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế 1 . Và đây cũng là cơ sở ra đời của BLTTHS 2003. Nhìn vào thực trạng hiện nay sau gần 10 năm áp dụng bộ luật TTHS 2003 đã gặp không ít khó khăn, bất cập. Vấn đề là tại sao có những thực trạng nó và biện pháp khắc phục ra sao? Theo nhóm thì nguyên nhân là do bộ luật TTHS chưa có những quy định đáp ứng yêu cầu tranh tụng. Các nguyên nhân này và những đề xuất ý kiến về việc khắc phục sẽ được trình bày kỹ hơn trong các phần sau của đề tài. Đến ngày 02 tháng 06 năm 2005, ban chấp hành trung ương đã ban hành nghị quyết số 49 của bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Và cũng trong hai ngày 06, 07/12/2012 vừa qua, tại Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị toàn quốc “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003”. Tại Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Đến ngày 10-12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương. Điều này cho thấy cải cách tư pháp là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết . 1 Chỉ thị số 10/2002/CT-TTgVề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ -TW ngày 02 tháng 01 năm 2002của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới [Type text] Trang 4 Nhóm đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá các mặt của hoạt động tố tụng tại phiên tòa- một hoạt động thể hiện rõ tinh thần của tố tụng hình sự, là cơ sở để có thể ra được phán quyết chính xác , nhanh chóng, hợp pháp, khách quan của Tòa án. Đề tài bao gồm các nội dung chính như sau: 1. Khái quát về tranh tụng trong tố tụng hình sự 2. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong tranh tụng 3. Nâng cao vai trò của Luật sư trong tranh tụng 4. Nâng cao vai trò của người bị hại, bị cáo tại phiên tòa 5. Tính trung lập của Tòa án trong tranh tụng 6. Việc phán quyết của Tòa án chỉ phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. [Type text] Trang 5 KHÁI QUÁT VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Khái quát về tranh tụng tại phiên tòa Là một giai đoạn trong TTHS, tranh tụng tại phiên tòa được xem là giai đoạn quan trọng vì ở đó là sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa với lập trường tương phản nhau. Hoạt động tranh tụng có làm tốt thì mới làm tốt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của TTHS nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác, nhanh chóng và đúng pháp luật. Chúng ta có thể định nghĩa về tranh tụng trong TTHS như là sự tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa, dựa trên những chứng cứ đưa ra trước phiên tòa do các bên thu thập theo qui định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là cơ sở để tòa án ra phán quyết có hiệu lực thi hành nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người 2 . Trên thế giới, tùy theo hệ thống pháp luật tố tụng khác nhau mà có qui định khác nhau về tranh tụng tại phiên tòa. PGS. TS Nguyễn Thái Phúc đưa ra tiêu chí để làm cơ sở phân loại các mô hình TTHS 3 là : có hay không có tranh chấp – xung đột pháp lý giữa các bên tranh tụng bình đẳng với nhau trước Tòa án (TA) độc lập. Có – đó là TTHS tranh tụng. Không có – đó là TTHS thẩm vấn. Nếu như tranh chấp giữa các bên chỉ có ở một số giai đoạn của TTHS thì TTHS là mô hình pha trộn. Tố tụng tranh tụng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia theo hệ thống luật án lệ (common law) như Anh, Mỹ, Austraylia… với các đặc trưng riêng sau đây: (i) có hai bên tranh tụng đối trọng nhau là bên buộc tội và bên bào chữa (ii) hai bên này hoàn toàn bình đẳng với nhau về địa vị tố tụng (iii) Tòa án hoàn toàn độc lập đối với các bên. Ngược lại, tố tụng thẩm vấn được sử dụng phổ biến ở các quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law) như các nước Pháp, Ý, Đức… Mô hình này có các dấu hiệu đặc trưng sau: (i) không có các bên độc lập vì hoạt động tích cực của các bên bị thay thế bởi hoạt động của cơ quan nhà nước trong TTHS – cơ quan tiến hành tố tụng.(ii) không có tranh chấp pháp lý của các bên, thay vào đó là ý chí của nhà nước, của pháp luật và ý chí của nhà nước là động lực của TTHS (iii) bị cáo hoàn 2 Ts.Nguyễn Sơn, Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án. 3 PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, Mô hình tố tụng hình sự tại VIệt Nam, những lý luận và thực tiễn. [Type text] Trang 6 toàn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng và là đối tượng xem xét của những cơ quan này. Mô hình TTHS pha trộn là sự quá độ chuyển tiếp giữa hai mô hình trên. Về thực tế, bất kỳ hoạt động TTHS nào cũng là mô hình TTHS pha trộn với những biến đổi theo một trong hai hướng: pha trộn thiên về thẩm vấn hoặc pha trộn thiên về tranh tụng Mỗi mô hình TTHS đều có những thế mạnh và đồng thời đều có những hạn chế của nó. Không có mô hình TTHS nào là tuyệt đối hoàn hảo. Thí dụ như mô hình tranh tụng có mặt mạnh là hoạt động tố tụng có tính tranh tụng tích cực của các bên đã tạo điều kiện cần thiết, khách quan cho hoạt động xét xử của TA, hạn chế oan sai nhưng cũng có hạn chế là thủ tục, trình tự tố tụng thường kéo dài về thời gian, phức tạp và tốn kém. Đoàn bồi thẩm với 12 thành viên tham gia xét xử làm cho nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng của bên buộc tội khó khăn hơn nhiều so với xét xử không có đoàn bồi thẩm, chỉ có 2 hội thẩm tham gia trong Hội đồng xét xử. Điều này có lợi cho bị cáo, cho công lý. Nhưng ở khía cạnh tài chính thì đương nhiên là chi phí cho 12 thành viên đoàn bồi thẩm tốn kém nhiều hơn so với chi phí cho hai hội thẩm nhân dân. Còn đối với mô hình thẩm vấn có hạn chế là phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động của cơ quan trước đó, lại trao cho cơ quan điều tra quyền năng quá lớn, trong khi nghĩa vụ lại ít. Có quyền, một số cán bộ tố tụng khó tránh khỏi việc sách nhiễu, làm ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề của luật sư cũng như quyền bào chữa… Tranh tụng trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam Qua những cơ sở phân loại đã đưa ra có thể thấy được mô hình tố tụng tại Việt Nam là mô hình hỗn hợp (pha trộn). Từ lâu, mô hình tố tụng nước ta chịu ảnh hưởng của hai nước lớn theo TTHS thẩm vấn là Pháp và Xô Viết. Đến nay, chúng ta tiếp nhận một số hạt nhân của mô hình tố tụng tranh tụng. Điều này đã làm thành những đặc trưng cơ bản của mô hình TTHS nước ta như sau 4 : Thứ nhất, TTHS Việt Nam không coi vụ án hình sự là tranh chấp, xung đột pháp lý giữa các bên.Vụ án hình sự xảy ra bị xem là đã xâm hại tới trật tự công cộng, lợi ích chung của xã hội và Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết. Việc giải quyết vụ án hình sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Thứ hai, TTHS Việt Nam đặt mục tiêu tìm đến chân lý khách quan của sự việc cách thức để đạt được mục tiêu này là pháp luật trao trọn vẹn trách nhiệm tìm 4 Ts. Lê Hữu Thế; Ths. Nguyễn Thị Thủy, Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp. [Type text] Trang 7 kiếm chứng cứ, xác định sự thật của vụ án cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Cũng xuất phát từ mục tiêu này, trong TTHS Việt Nam không tồn tại chế định “tuỳ nghi truy tố” hay “mặc cả thú tội” như trong mô hình TTHS tranh tụng. Việc phát hiện và xử lý tội phạm mang tính bắt buộc. Thứ ba, về phương pháp tố tụng sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án là phương pháp điều tra thẩm vấn.Ở từng giai đoạn khác nhau, có những thành phần chủ thể khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục tiêu chung là làm sáng tỏ sự thật khách quan, tìm đến chân lý của sự việc . Thứ tư, TTHS Việt Nam phân chia quá trình giải quyết vụ án thành các giai đoạn tố tụng gồm giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Thứ năm, trong TTHS Việt Nam luôn tồn tại “hồ sơ vụ án hình sự”. Nếu như trong mô hình TTHS tranh tụng không tồn tại một hồ sơ vụ án chính thức (bên buộc tội tự lập hồ sơ vụ án của mình để thực hiện chức năng buộc tội, bên bào chữa tự lập hồ sơ của mình để thực hiện chức năng gỡ tội), thì trong suốt các giai đoạn của TTHS nước ta luôn tồn tại một hồ sơ vụ án hình sự, được các cơ quan tiến hành tố tụng lập thống nhất từ giai đoạn điều tra. Hồ sơ vụ án hình sự chứa đựng toàn bộ các thông tin, chứng cứ về tội phạm và người phạm tội, được các cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào đó để thực hiện các chức năng tố tụng của mình, đồng thời được bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn tố tụng. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TRANH TỤNG Giới thiệu về vấn đề Như đã nêu ở phần lý thuyết trên, hệ thống TTHS nước ta đi theo mô hình hỗn hợp, những người tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, tòa án và Viện kiểm sát; trong đó kiểm sát viên giữ chức năng công tố và kiểm sát tại phiên tòa. Với chức năng của mình, Viện kiểm sát giữ trách nhiệm kiểm tra, giám sát sự đúng đắn trong quy trình thực thi luật pháp tại tòa, hơn thế nữa là người có nhiệm vụ chứng minh tội phạm-một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp chế của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế chức năng của Viện kiểm sátđã được thực hiện tốt hay chưa? Còn có những vướng mắc giữa luật và thực tiễn khi Viện kiểm sátthực hiện chức năng của mình? Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng phân tích về vấn đề này. Thực trạng [Type text] Trang 8 Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002: “ bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác…”. Sau 4 năm áp dụng, nhằm nâng cao hiệu quả của việc cải cách tư pháp, Bộ chính trị tiếp tục ra NQ số 49-NQ/TW năm 2005 khẳng định “…đổi mới việc tổ chức phiên tòa…nâng cao chất lượng xét xử, tranh tụng tại các phiên tòa…”. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo tăng cường cán bộ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; thực hiện thông khâu kiểm sát điều tra – kiểm sát xét xửcác vụ án hình sự, theo đó Kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra, đồng thời tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm để nắm chắc hồ sơ, chủ động hơn trong việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Sau khi thực hiện cơ chế này, công tác thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đã tích cực và chủ động hơn vào việc xét hỏi, tranh luận để cùng với HĐXX tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thông qua công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp đã tập hợp các dạng vi phạm để kiến nghị yêu cầu Tòa án rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát xét xử; lựa chọn những bản luận tội, đề cương tranh luận có chất lượng tại phiên tòa để rút kinh nghiệm chung. Hầu hết các Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố đã nắm chắc chứng cứ của vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, phát biểu luận tội, quan điểm đối đáp tại phiên tòa chặt chẽ, sắc bén, công khai dân chủ hơn. Nhìn chung những nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa được HĐXX chấp nhận và những người tham gia phiên tòa đồng tình. Chất lượng công tố tại phiên tòa được nâng lên rõ rệt, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã chủ động tham gia xét hỏi và thẩm tra tài liệu, chứng cứ để buộc tội và bảo vệ cáo trạng, tham gia tranh luận và đối đáp với Luật sư, với các thành phần tham gia tố tụng khác nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án. Vì vậy, đã góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Tuy chất lượng công tố tại tòa đã được nâng lên nhưng thực tế vẫn còn những hạn chế trong việc hoạt động thực hiện chức năng của Kiểm sát viên như: một số Kiểm sát viên chưa thường xuyên bám sát hoạt động điều tra để chủ động đề ra yêu cầu điều tra nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; việc nắm diễn biến điều tra và xử lý chưa đầy đủ, chặt chẽ; chưa phát hiện sớm được những sai sót [Type text] Trang 9 trong tố tụng điều tra và tố tụng xét xử; việc đưa ra chứng cứ, lập luận bảo vệ quan điểm truy tố ở một số vụ án chưa thật thuyết phục, xét hỏi còn trùng lặp với nội dung của HĐXX; luận tội và đối đáp trong tranh luận chưa chặt chẽ và còn lúng túng trước các tình huống phát sinh tại phiên tòa; đề xuất mức án chưa sát với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm… chẳng hạn trong phiên xử một vụ chống người thi hành công vụ, kiểm sát viên khi hỏi người thi hành công vụ thì xưng là “đồng chí” và không nhanh nhạy để phản bác lại lời khai thiếu chính xác của bị cáo dù trong hồ sơ đã khá rõ 5 . Mặc dù pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 218 BLTTHS-quy định về tranh luận tại phiên tòanhưng do trình độ, năng lực của một số Kiểm sát viên còn hạn chế; việc nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ một số vụ án chưa kỹ, chưa toàn diện, còn có biểu hiện chủ quan, đơn giản trong nghiên cứu, nhiều bản luận tội của các kiểm sát viên chưa đảm bảo tính logic và sắc bén, không phù hợp với nội dung vụ án, do đó trong các phiên tòa, chất lượng tranh luận giữa các bên còn nhiều hạn chế, cá biệt có vụ án kiểm sát viên không nắm chắc, nghiên cứu không sâu, không bảo vệ được quan điểm của Viện kiểm sát, còn lúng túng khi xử lý các tình huống phát sinh hoặc những nội dung có sự thay đổi. Ví dụ như trong phiên xử vụ “Dương Hồng Điếu phạm tội cố ý gây thương tích”, kiểm sát viên luận tội như sau: “Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên nhưng có sức khỏe bình thường, có khả năng lao động, có đủ nhận thức hiểu biết về việc làm của mình là gây thương tích cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng trị nhưng vẫn cố ý thực hiện Lợi dụng lúc nạn nhân đang đuổi theo mà bị cáo đã quay lại và dùng dao đâm vào lưng rồi bỏ chạy là xem thường kỷ cương pháp luật, là nguy hiểm cho trật tự xã hội”. Theo VKSND TP.HCM, cách luận tội này thường được sử dụng chung như là luận tội mẫu cho từng loại tội, dẫn đến việc đánh giá không khách quan, không đúng bản chất của tội phạm. Có vụ, bị cáo làm thợ đá hoa cương đang chạy xe ô tô chuyên dụng chở hàng hóa, chẳng may gây tai nạn trên địa bàn quận 7. Vậy mà kiểm sát viên lại luận tội rằng bị cáo… lười lao động, muốn hưởng thụ với động cơ tham lam liều lĩnh, phạm tội bất chấp thủ đoạn Thực tiễn cho thấy, có những Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không có sự chuẩn bị kỹ càng nên ra phiên tòa không thể hỏi nhiều và điều hiển nhiên là đến phần tranh luận không thể đối đáp, nên nhiều khi cuộc tranh luận đang được Luật sư trình bày rất hùng hồn thì trở lên tắt ngấm bởi những câu trả lời rập 5Hoàng Yến, “Kiểm sát viên tranh luận: Vẫn còn “sạn””, http://phapluattp.vn [Type text] Trang 10 [...]... án trong tranh tụng tố tụng hình sự Đề xuất hướng giải quyết Thứ nhất, ta cần giới hạn quyền hạn của Tòa án trong thủ tục xét hỏi trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Với mô hình tố tụng hình sự Việt Nam là mô hình hỗn hợp gồm xét hỏi và tranh luận thì trong trình tự tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm có cả thủ tục xét hỏi tại phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa Để hỗ trợ cho tính độc lập của Tòa án, trong. .. phần nổi trội hơn chức năng tranh tụng tại phiên tố tụng hình sự Việt Nam Như ta đã biết, mô hình Tố tụng hình sự nước ta là mô hình hỗn hợp tồn tại song song cả chức năng xét xử và chức năng tranh tụng, trong đó chức năng xét giữ vai trò chủ đạo hơn, nguyên nhân dẫn đến điều đó là vì ta đã quá nhấn mạnh việc cần thiết phải giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vụ án hình sự Ngoài ra từ năm 1945 đến... trong cùng một điều luật, mà còn có thể kết án bị cáo về điều khoản nặng hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật Các quy định mới này cũng xuất phát từ thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và trong nhiều năm qua, nó được thực hiện như là một quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình. .. khắc phục những hạn chế nêu trên trong quá trình hoạt động của Viện kiểm sát thì điều tiên quyết và quan trọng nhất trong Bộ luật tố tụng hình sự phải thể hiện rõ tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử 11, đồng thời quy định rõ biện pháp chế tài đối với hành vi không tích cực tranh luận của kiểm sát viên, từ đó cụ thể hóa hơn nữa những quy định về tranh tụng tại phiên tòa, tạo ra cơ... phạm tội của họ bị Viện kiểm sát truy tố Việc kết án bị cáo phạm tội gì do Toà án quyết định theo kết quả tranh tụng tại phiên tòa” ĐỂ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUNG Qua bài tiểu luận trên, chúng ta thấy hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam quá chú trọng vào việc trừng trị tội phạm, sự thuận lợi trong các hoạt động tố tụng luôn được dành cho các cơ quan tố tụng, ngay cả sự ra đời của hệ thống Viện kiểm sát... tính tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam cũng như hoàn thiện hơn mô hình tố tụng hỗn hợp ở nước ta VIỆC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CHỈ PHỤ THUỘC VÀO KẾT QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA Giới thiệu về vấn đề Nhằm góp phần để đổi mới tư pháp thì vào ngày 2/1/2002 Bộ Chính Trị cho ra đời Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp Trong đó nêu rõ một quan điểm làm nền tảng cho sự. .. năng tố tụng Những quyền và nghĩa vụ nào thuộc chức năng buộc tội, chức năng bào chữa, chức năng xét xử phải được quy định rõ Trên cơ sở đó xác định rõ chức năng tố tụng của các chủ thể tham gia thực hiện, theo hướng tăng cường các yếu tố tranh tụng Tóm lại, mỗi mô hình tố tụng có những mặt hạn chế và tích cực nhất định, đồng thời có những điểm bất cập tương đồng Áp dụng mô hình tố tụng nào là sự lựa... kiểm sát viên trong phiên tòa tối đa chỉ là hai người, gây ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng Đề xuất hướng giải quyết Theo Kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III VKSNDTC), muốn nâng chất tranh luận, tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa thì trước hết chất lượng hồ sơ phải tốt Một hồ sơ mà tố tụng vi phạm, chứng cứ yếu thì dĩ nhiên chất lượng tranh luận, tranh tụng không thể... quá trình tranh tụng Từ việc thừanhận là một nguyên tắc thì tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng đều phải ý thức và hướng mọi hoạt động của họ theo nguyên tắc ấy, nhất là đối với Kiểm sát viên-một bên của quá trình tranh tụng nên việc nâng cao chất lượng cũng như ý thức tranh tụng của Kiểm sát viên Ví dụ như trong vụ án xét xử xét xử hình sự sơ thẩm... tuyên bố một người có tội hoặc vô tội và áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp khác đối với tội phạm Trong tranh tụng tố tụng hình sự, Tòa án đóng vai trò quan trọng là người trọng tài độc lập trong quá trình xét xử tại phiên tòa Tòa án bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, bảo đảm sự thật khách quan giữa các bên và đứng ngoài mọi tranh luận tại phiên tòa Ngoài nhiệm vụ là một . án trong tranh tụng 6. Việc phán quyết của Tòa án chỉ phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. [Type text] Trang 5 KHÁI QUÁT VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Khái quát về tranh tụng. chính như sau: 1. Khái quát về tranh tụng trong tố tụng hình sự 2. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong tranh tụng 3. Nâng cao vai trò của Luật sư trong tranh tụng 4. Nâng cao vai trò của người. nêu trên trong quá trình hoạt động của Viện kiểm sát thì điều tiên quyết và quan trọng nhất trong Bộ luật tố tụng hình sự phải thể hiện rõ tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan