TÍNH TRUNG LẬP CỦA TÒA ÁN TRONG TRANH TỤNG Giới thiệu về vấn đề

Một phần của tài liệu hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự 8đ (Trang 25 - 26)

Giới thiệu về vấn đề

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước bảo vệ công lý với chức năng chính là thực hiện hoạt động xét xử, chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên bố một người có tội hoặc vô tội và áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp khác đối với tội phạm.

Trong tranh tụng tố tụng hình sự, Tòa án đóng vai trò quan trọng là người trọng tài độc lập trong quá trình xét xử tại phiên tòa. Tòa án bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, bảo đảm sự thật khách quan giữa các bên và đứng ngoài mọi tranh luận tại phiên tòa.

Ngoài nhiệm vụ là một vị trọng tài công minh, Tòa án còn là người tạo điều kiện để phát huy được tính tích cực, chủ động của các chủ thể tham gia tranh tụng, lắng nghe các luận điểm của các bên trình bày, xem xét tính hợp pháp và giá trị chứng minh của các chứng cứ được đưa ra nhằm xác định sự thật vụ án. Tòa án còn là người duy trì trật tự tại phiên toà, giám sát và điều khiển quá trình tranh tụng giữa các bên, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự của tất cả các chủ thể tham gia phiên toà.

Thực tiễn

Tuy nhiên, trên thực tiễn, nhiệm vụ và vai trò của Tòa án không chỉ dừng lại ở đó, đã có nhiều bất cập xảy ra khi Tòa án đã đi quá quyền hạn của mình, chẳng hạn như có nhiều chuyên gia lên tiếng về thực trạng Tòa án như trở thành một vị Kiểm sát viên thứ hai khi lúc nào cũng tham gia vào xét hỏi khiến quá trình tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Bên bào chữa trở nên bị động và hạn chế.

Một số chuyên gia đã lên tiếng về thực trạng nêu trên, cụ thể là tại phiên họp sáng ngày 27/3/2007 của Quốc hội khoá XI thảo luận về các Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Chánh án Toà án nhân dân tối cao (TANDTC), ông Nguyễn Minh Thuyết đã phải đặt câu hỏi: “Xét xử ở Toà án ở ta đã thực sự là tranh tụng chưa? Có bao nhiêu phần trăm

các vụ án đã diễn ra theo đúng tinh thần tranh tụng hay vẫn là nửa tranh tụng nửa bỏ túi?”. Thực trạng trên là do luật quy định chưa rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của Toà và Viện khiến vai trò của hai bên còn trộn lẫn vào nhau. Trách nhiệm tìm sự thật của vụ án đặt lên vai Toà. Khi Viện chỉ “buộc” mà không “chứng” thì Toà vẫn phải hỏi, phải xử.22

Thêm vào đó, trong bài phỏng vấn được thực hiện với nguyên chánh án hình sự Tòa án nhân dân tối cao Đinh Văn Quế, ông Quế cũng đã đưa nhận định thực tế của mình về quyền hạn của Tòa án trong tranh tụng tố tụng hình sự .Theo ông Quế : “luật hiện hành không quy định ai xét hỏi chính tại phiên tòa nhưng lại quy

định chủ tọa xét hỏi trước, sau đó đến hội thẩm nhân dân rồi mới đến kiểm sát viên, luật sư. Chính quy định tòa xét hỏi trước này đã hình thành một thói quen là tòa xét hỏi chính, “bao sân” hết. Trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ xét hỏi chính phải là của kiểm sát viên và luật sư hai bên. Tòa chỉ nên lắng nghe và ghi nhận, nếu thấy cần thiết làm rõ gì, muốn bổ sung gì thì tòa xét hỏi thêm”23

Ngoài ra, Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cũng nhận xét: “nếu sửa luật theo hướng giao việc xét hỏi chính cho

kiểm sát viên và luật sư sẽ nâng cao được tính tranh tụng tại tòa. Kiểm sát viên và luật sư phải đầu tư phần thẩm vấn cho có chất lượng, tòa thì có điều kiện rảnh rang hơn để xem xét, đánh giá sự việc. Dĩ nhiên, vai trò điều khiển phiên xử và nội dung xét hỏi vẫn thuộc chủ tọa để tránh việc xét hỏi đi trật đường, lan man.”2

Từ các ý kiến trên, phải chăng trong thực tiễn, Tòa án đã tham gia quá nhiều về việc tranh luận giữa VKS và Luật sư ?

Đó là theo nhận định của các nhà luật học, nếu soi xét thêm về thực tiễn xét xử thì có thể thấy rõ ở nhiều phiên tòa xét xử, trong khi Kiểm sát viên phải là người bảo vệ cáo trạng của mình thì Tòa án lại trở thành người buộc tội thay cho Kiểm sát viên. Kiểm sát viên chỉ ngồi chứng kiến sự việc, thậm chí còn có trường hợp Kiểm sát viên trong suốt phiên tòa không hỏi một câu nào mà chỉ đọc bảng cáo trạng và xem Chủ tọa kết thúc phiên tòa. Ví dụ như khi Tòa án hỏi “có phải 22 Nâng chất tranh tụng : “Sửa luật để có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa” http://phapluatvavanhoa.com.vn

Một phần của tài liệu hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự 8đ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w