23 Vai trò của Tòa án trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUNG
Qua bài tiểu luận trên, chúng ta thấy hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam quá chú trọng vào việc trừng trị tội phạm, sự thuận lợi trong các hoạt động tố tụng luôn được dành cho các cơ quan tố tụng, ngay cả sự ra đời của hệ thống Viện kiểm sát cũng chỉ để bảo đảm một quy trình vận hành liền mạch và trơn tru. Đi kèm với nội dung này là một “ý thức hệ” cho rằng: Việc vận hành “bộ máy” tố tụng hình sự hiệu quả cơ bản chỉ cần ba cơ quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, lực lượng luật sư được đặt “ngoài rìa”, chỉ được coi là lực lượng hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng. Mà chúng ta quên đi rằng quá trình tranh tụng có vai trò vô cùng quan trong. Nó không chỉ đánh giá kết quả của giai đoạn điều tra (chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo) là đúng đắn mà còn có vai trò to lớn với quá trình xét xử ( xử đúng người đúng tội, tranh làm oan sai). Chính vì tầm quan trọng của việc tranh tụng nên Nghị quyết 08 ngày 2-1- 2002 và Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa cũng như phát huy tối đa những tích cực trong Nghi quyết 08 thì cần phải nâng cao lí luận cũng như áp dụng thực tiễn trong tranh tụng tại phiên tòa. Qua bài tiểu luận trên nhóm xin rút ra một số ý chính về hai mặt pháp lí và quá trình thực tiễn tranh tụng tại phiên toà sau đây:
Về mặt pháp lí cần tiếp tục hoàn thiện các quy định cụ thể về quy trình áp dụng tranh tụng tại phiên tòa có hiệu quả hơn, quy định rõ trong luật những quy định về việc tranh tụng sao cho tranh tụng trở thành quyền và nghĩa vụ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội.Ngoài ra, đối với từng chủ thể cụ thể như Tòa Án; bị cáo; Viện Kiểm Sát cũng cần quy định lại một cách cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ theo những đề xuất đã nêu để đảm bảo được tính tranh tụng trong phiên Tòa, đảm bảo được sự công bằng, minh bạch trong xét xử, từ đó mới hoàn thiện hơn hệ thống xét xử hình sự ở nước ta.
Về mặt thực tiễn thì quá trình nâng cao hiểu biết của bị can, bị cáo,người bào chữa, người bị hại hay cũng như các cơ quan tham gia tố tụng và việc vô cùng cấp thiết. Nó không đồng nghĩa với nâng cao chất lượng xét xử tại phiên toàn mà còn làm cho việc thực hiên các quy định pháp lí tích cực hơn, tránh được các thiếu xót từ các kẽ hở pháp lí.