23 Vai trò của Tòa án trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
VIỆC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CHỈ PHỤ THUỘC VÀO KẾT QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
Giới thiệu về vấn đề
Nhằm góp phần để đổi mới tư pháp thì vào ngày 2/1/2002 Bộ Chính Trị cho ra đời Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp. Trong đó nêu rõ một quan điểm làm nền tảng cho sự ra đời của BLTTHS
2003: “Việc phán quyết của Tòa án chỉ phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.”; “những sự việc diễn ra tại phiên tòa mới là quan trọng”.
Về vấn đề này từ BLTTHS 1988 cũng có qui định một ý tại điều 159 “bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa”. Đến khi BLTTHS 2003 ra đời vẫn giữ nguyên ý này tại điều 184. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp. Nhưng trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng luật đã gặp rất nhiều khó khăn không thể thực hiện được đúng tinh thần điều luật đề ra. Dưới đây là những vấn đề mấu chốt của
Án tại hồ sơ
Vấn đề đặt ra là trong thực tiễn có rất nhiều phiên tòa mà việc ra bản án của Tòa án hoàn toàn không căn cứ vào quá trình tranh tụng tại phiên tòa, mà chỉ dựa vào hồ sơ bản án mà HĐXX nghiên cứu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Đó là cách xử “án tại hồ sơ”.
Đối với các phiên tòa hiện nay, việc ra bản án tại Tòa là thường xuyên. Các bản án trong các phiên tòa có thể dài từ vài ba trang đến vài trăm trang là chuyện bình thường. Thành ra các thẩm phán thường phải chuẩn bị trước bản thảo của bản án.
“Từ trước tới nay chưa có thẩm phán nào viết được toàn văn bản án tại phiên tòa; các nước thepp “án lệ” và tố tụng “tranh tụng” thẩm phán cũng phải viết trước bản án khi mở phiên tòa”24
Việc thẩm phán chuẩn bị bản thảo bản án không phải là điều gì trái với qui định của pháp luật tố tụng hình sự, tuy nhiên rất nhiều trường hợp bản thảo bản án này bị chuyển thành khái niệm khác là “án bỏ túi”. Khi đó bản thảo bản án trở thành bản án mà không phù hợp với các tình tiết của vụ án sau quá trình xét hỏi, tranh tụng… đó có thể là các tình tiết mới, diễn biến tại phiên tòa khác hẳn với dự kiến ban đầu của thẩm phán trong vụ án nhưng không được thể hiện trong bản án.
Ai là người xét hỏi chính ?
Trong các buổi tranh luận của Đại biểu Quốc hội nhằm thông qua những cải cách tư pháp của ban soạn thảo BLTTHS 2003 nổi cộm một vấn đề là có nên chăng sửa đổi luật theo hướng việc xét hỏi tại phiên tòa là việc chính của Kiểm Sát Viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và xem Tòa án không có vai trò chính trong việc xét hỏi. Nhiều đại biểu QH đã gay gắt lập luận phản đối ý 24 Nên hiểu đúng về án bỏ túi- Đinh Văn Quế.
kiến này "Chúng ta không thực hiện nguyên tắc tố tụng theo kiểu tranh tụng giữa bên buộc tội là Viện kiểm sát và bên gỡ tội là luật sư. Nguyên tắc tố tụng của chúng ta đã xác định cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, toà án là cơ quan tiến hành tố tụng và có trách nhiệm chứng minh tội phạm… Khi mở phiên toà thì thẩm phán, chủ toạ phiên toà đã nắm vững hồ sơ vụ án, các tình tiết buộc tội, gỡ tội đã được nghiên cứu. Tại phiên toà, toà án phải thực hiện xét hỏi là những vấn đề còn mâu thuẫn. Công tố viên không thể giữ vai trò xét hỏi chính"; “Thực hiện theo quy định hiện hành (Luật TTHS hiện hành) cũng không có gì không tốt cả. Chuyển sang kiểm sát viên hỏi là chính để khẳng định đó là "tranh tụng" thì tôi nghĩ nó chưa phù hợp".25
Và chúng ta đều biết kết quả của việc tranh luận của các bên bằng quyết định không thay đổi trình tự xét hỏi trong bộ luật mới. Việc xét hỏi vẫn là nhiệm vụ chính của tòa án, và việc Tòa án “nắm vững hồ sơ vụ án” này không biết là có tốt hay không khi mà việc ra các bản án của Tòa về sau khi áp dụng luật mới vẫn căn cứ vào hồ sơ vụ án là phổ biến. Trong khi đó với mô hình tố tụng tranh tụng, Tòa án chỉ bắt đầu tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa xét xử, và việc xét hỏi hay chứng minh đều thuộc hai phía công tố viên và luật sư. Và chắc chắc các phiên tòa này đều đi đúng tinh thần “Việc phán quyết của Tòa án chỉ phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” của NQ08 đề ra. Thiết nghĩ chúng ta nên đi theo hướng việc xét hỏi không còn là trách nhiệm chính của Tòa án và nâng cao trách nhiệm chứng minh lên vai trò của các bên tham gia tố tụng. Vấn đề này nhóm tác giả sẽ bàn kỹ hơn trong phần “Tính trung lập của Tòa án trong tranh tụng”
Giới hạn xét xử
Một vấn đề khác cũng liên quan là khái niệm giới hạn xét xử, vấn đề này được quy định rõ tại điều 170 BLTTHS 1998 “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử”. Đến BLTTHS 2003 tại điều 196 cũng ghi nhận lại và nêu thêm ý mới: “Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.”
Đối với vấn đềToà án chỉ xét xử những bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử thì gần như được thống nhất cách hiểu không có ý
25
kiến phản đối. Nếu Tòa án có toàn quyền quyết định mình được xét xử bị cáo nào thì việc VKS truy tố bị cáo ra trước tòa chẳng còn ý nghĩa gì.
Còn đối với vấn đề “Tòa án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố” đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, và phần lớn là không đồng tình. Vấn đề này được nhận định là đi ngược lại với tiêu chí của việc ra bản án: “Việc phán quyết của Tòa án chỉ phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.
Về vấn đề này ông Đinh Văn Quế- Chánh tòa hình sự TAND tối cao đã nêu ra trong bài viết Một số vấn đề vời giới hạn của việc xét xử như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Toà án không được kết án bị cáo về một tội phạm khác (tội danh khác) nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích, thì Toà án không được kết án bị cáo về tội giết người. Nhưng Toà án án lại có quyền kết án bị cáo về tội bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội giết người, Toà án có thể kết án bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoăc tội vô ý làm chết người. Tương tự như vậy, Toà án có thể kết án bị cáo theo điều khoản khác với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, Toà án không chỉ kết án bị cáo theo điều khoản của Bộ luật hình sự nhẹ hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật, mà còn có thể kết án bị cáo về điều khoản nặng hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Các quy định mới này cũng xuất phát từ thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và trong nhiều năm qua, nó được thực hiện như là một quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ “pháp điển hoá” hướng dẫn trước đây mà thôi.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự là chưa phù hợp với thực tiễn xét xử. Ví dụ: Một người phạm tội giết người, nhưng Viện kiểm sát chỉ truy tố về tội cố ý gây thương tích, tại phiên toà sau khi xét hỏi Hội đồng xét xử xác định bị cáo phạm tội giết người, Kiểm sát viên cũng thừa nhận bị cáo phạm tội giết người nhưng Toà án bắt buộc phải tuyên bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích. Mọi người dự phiên toà không hiểu nổi vì sao người giết người lại chỉ bị kết án về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này rõ ràng người kết tội bị cáo không phải Toà án mà là Viện kiểm sát. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa giải quyết được sự bất hợp lý trong
trường hợp này, các điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng không có quy định nào giải quyết các trường hợp bất hợp lý này.
Đề xuất ý kiến sửa luật “Toà án chỉ đưa ra xét xử những bị cáo mà hành vi phạm tội của họ bị Viện kiểm sát truy tố. Việc kết án bị cáo phạm tội gì do Toà án quyết định theo kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.