1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

59 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 645,05 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÌNH SỰ TRUNG TÂM NHÂN QUYỀN ***** KỶ YẾU TỌA ĐÀM “BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM” TP.HCM – 12/2009 Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM 2 MỤC LỤC 1. Đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên dưới góc độ luật hình sự, Ths. Phan Anh Tuấn. 3 2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Ths. Vũ Thị Thúy. 15 3. Bàn về nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng chống các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên, Ths. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh 23 4. Một s ố vấn đề trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên, Trần Minh Sơn. 26 5. Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Bùi Huỳnh Trung. 34 6. Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội, Quách Hữu Thái. 43 7. Bàn về hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội, Nguyễn Văn Cảnh. 52 Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ Phan Anh Tuấn 1 Quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do, bình đẳng… là những quyền cơ bản của con người. Quyền con người là thành quả phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân loại. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại ”2 . Bảo vệ quyền con người ở nước ta gắn liền với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân và được thực hiện thông qua nhiều biện pháp trong đó biện pháp pháp luật có vai trò quan trọng. Pháp luật hình sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con người của người chưa thành niên nói riêng. Điều 1 BLHS năm 1999 qui định: “Bộ luật hình sự có nhi ệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luậ t, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.” Qui định tại Điều 1 BLHS này đã khẳng định bảo vệ quyền con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật hình sự, trong đó có quyền con người của người chưa thành niên. Theo các qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, người chưa thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi - đây là những người phát triển chưa đầy đủ về thể chất, nhận thức và tâm - sinh lý và là đối tượng cần được sự quan tâm, giáo dục, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong luật hình sự, quyền con người của người chưa thành niên được bảo vệ dưới cả hai góc độ: người phạm tội hoặc người bị hại (người bị tội phạm xâm hại) 1 Ths. Luật, giảng viên Khoa Luật Hình sự - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 2 Chỉ thị 12/TW của Ban Bí thư, ngày 12-7-1992. Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM 4 và nó được thể hiện ở cả các qui định ở cả Phần Chung và Phần Các tội phạm của Bộ luật hình sự tạo thành hệ thống các quy phạm làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền con người đối với người chưa thành niên. Bảo vệ quyền con người của người chưa thành trong luật hình sự là một bộ phận của việc bảo vệ quyền con ng ười nói chung trong luật hình sự, do vậy nó vừa có những đặc điểm chung về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự (chẳng hạn: qui định về cấm hồi tố, về quyền không bị tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo ) vừa có những đặc điểm riêng (đặc thù) về bảo vệ quyền con người đối với người chưa thành niên. Trong phạ m vi bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu những qui định của pháp luật hình sự về bảo vệ quyền con người mang tính đặc thù đối với người chưa thành niên trong luật hình sự. 1. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được qui định tại Điều 12 Bộ lu ật Hình sự năm 1999: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, theo luật hình sự Việt Nam, không phả i bất cứ người chưa thành niên phạm tội có độ tuổi như thế nào đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng có sự phân hóa. Đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ph ạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn nếu họ chỉ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Qui định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như vậy tại Điều 12 BLHS thể hiện một bước tiến bộ trong pháp luật luật hình s ự Việt Nam về bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự. Qui định này Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (Đã được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20-11-1989 và có hiệu lực từ 2-9-1990) 1 . Nếu so với độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự một số nước trên thế giới hiện nay như Nam Phi: 7 tuổi, Ấn Độ: 7 tuổi, Anh: 10 tuổi 2 thì chúng ta mới nhận thấy sự tiến bộ của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội. Về cách tính tuổi của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam trên thực tế hiện nay cũng thể hiện yêu cầu bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên. Các văn bản hướng dẫ n về cách tính độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội đều theo hướng có lợi cho người chưa thành niên phạm tội. 3 2. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm được qui định tại Điều 69 BLHS, các nguyên tắc này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người củ a người chưa thành niên phạm tội. Các nguyên tắc này bao gồm: - Nguyên tắc thứ nhất: “Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. 1 Điểm a khoản 3 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định: “3. Các Quốc gia thành viên tìm cách xúc tiến việc hình thành các đạo luật, các thủ tục, quy định các cơ quan có thẩm quyền và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị thừa nhận là đã vi phạm luật hình sự, đặc biệt là: a) Quy định một hạn tuổi tối thiểu mà những trẻ em ở dưới hạn tuổi đó được coi như là không có khả năng vi phạm luật hình sự; 2 Nguồn : http://www.unicef.org/pon97/p56a.htm 3 Theo Nghị quyết số 02/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 5/11/1986 qui định: "Cách tính tuổi do luật định là "đủ 14 tuổi", hoặc "đủ 16 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn. Thí dụ: sinh 1/1/1975 thì 1/1/1989 mới đủ 14 tuổi. Trong trường hợp không có điều kiện xác định được chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là 31/12 năm sinh”. Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM 6 Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.” (khoản 1 Điều 69 BLHS). Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể ch ất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến người chưa thành niên phạm tội phần lớn do môi trường sống của họ, trong đó có một phần trách nhiệm lớn của gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý th ức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các qui tắc của cuộc sống xã hội XHCN, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Do chưa phát triển và hoàn thiện về các mặt, cho nên không phải bất cứ trường hợp phạm tội cụ thể nào người chưa thành niên cũng có đầy đủ năng lực trách nhiêm hình sự, tức là có khả năng nhận thức đầy đủ tính ch ất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và hậu quả của nó cũng như khả năng điều khiển hành vi ấy. Năng lực này đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể là rất khác nhau. Vì thế, luật hình sự Việt Nam đòi hỏi trong mọi trường hợp điều tra, truy tố và xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chỉ khi làm rõ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của hành vi và nhân thân người phạm tội thì các cơ quan tư pháp và người tiến hành tố tụng mới có thể giúp họ nhận thức ra được lỗi lầm và sử a chữa để trở thành người có ích cho xã hội. Mặt khác, người chưa thành niên chịu sự tác động chủ yếu của môi trường sống. Sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như các đặc điểm nhân thân khác của người chưa thành niên chịu chi phối bởi qui định bởi nền giáo dục, đào tạo của gia đình, nhà trường, xã hội. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến người chưa thành niên phạm tộ i phần lớn do môi trường sống của họ tạo ra. Vì vậy, khi điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan có thẩm quyền không những phải xác định năng lực TNHS của họ mà Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” phải còn xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội từ đó để đưa ra giải pháp thích hợp, nhằm cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả. Nguyên tắc này cũng phù hợp với yêu cầu tại Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. 1 - Nguyên tắc thứ hai: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”. Theo nguyên tắc này, người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khoan hồng hơn so với qui đị nh về miễn trách nhiệm hình sự đối với người đã thành niên. - Nguyên tắc thứ ba: “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tộ i phạm”. - Nguyên tắc thứ tư: “Khi xét xử, nếu thấy không cần phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được qui định tại Điều 70 BLHS. Theo các nguyên tắc này, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết, việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử lý khác của nhà nước không còn hiệu quả. Trong trường hợp có những biện pháp xử lý khác khoan hồng mà không cần phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì ưu tiên áp dụng các biện pháp khoan hồng này. 1 Khoản 1 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá, tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với các quyền con ng ười và các quyền tự do cơ bản của người khác, cách thức đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm sao thúc đẩy sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội của trẻ em.” Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM 8 Các nguyên tắc này cũng đã thể hiện rõ nét tinh thần bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên củng như yêu cầu của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. 1 - Nguyên tắc thứ năm: “ Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tộ i tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”. Xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo, luật hình sự không cho phép áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. C ũng với lập luận trên, đối với người chưa thành niên phạm tội khi buộc phải áp dụng hình phạt tù thì mức án dành cho họ phải thấp hơn so với người đã thành niên (Điều 74 BLHS). Qui định không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội xuất phát từ th ực tiễn là nếu áp dụng các hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội sẽ không có ý nghĩa thiết thực, không đảm bảo tính khả thi của hình phạt. Nguyên tắc này cũng phản ánh tinh thần bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. 1 1 Khoản 4 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định: “Cần có sẵn nhiều biện pháp khác nhau, như là sự chăm sóc, các hướng dẫn và lệnh giám sát: tư vấn, tạm tha, sự chăm nom của cha mẹ nuôi, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc của các cơ quan và tổ chức trong thể chế nhằm đảm bảo cho các trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng cả với hoàn cảnh và tội phạm của những em này.” Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” - Nguyên tắc thứ sáu: “Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Qui định trên, một mặt cũng xuất phát từ yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo các nhóm (độ tuổi) và là sự cụ thể hóa của nguyên tắc xử lý chung đối với người chưa thành niên phạm tội “Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.” (khoản 1 Điều 69 BLHS) Tóm lại, các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm được qui định trong luật hình sự đã thể hiện đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyề n con người của người chưa thành niên phạm tội, phù hợp với các yêu cầu của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã được nhà nước ta ký kết và tham gia. 3. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định về các biện pháp xử lý hình sự khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội Bộ luật hình sự đã qui định nhiều biện pháp xử lý mang tính khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện đầy tinh thần bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên phạm tội. Các biện pháp xử lý khoan hồng đó bao gồm: a. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Điều 70 Bộ luật hình sự qui định hai biện pháp cưỡng chế tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa và đượ c tòa án áp dụng riêng (đặc thù) đối với người 1 Điều 37 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định: Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng: a) Không trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay bị làm mất phẩm giá. Sẽ không áp dụng án tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng phóng thích đối với những hành động phạm pháp do những người dưới 18 tuổi gây ra; b) Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất; Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM 10 chưa thành niên phạm tội, mà xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ là: - Giáo dục tại xã phường, thị trấn - Đưa vào trường giáo dưỡng. Những biện pháp tư pháp này có điểm đặc biệt là : có tác dụng thay thế hình phạt và người chưa thành niên phạm tội được áp dụng các biện pháp này thì không bị coi là có án tích. Việc qui định hai biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình ph ạt khi áp dụng đối vối người chưa thành niên phạm tội đã thể hiện tinh thần nhân đạo và quan điểm bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội. b. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Đối với người chưa thành niên phạm tội, việc truy cứu trách nhiệm không đồng nhất với việc buộc họ phải chịu hình ph ạt, mà bên cạnh đó còn có thể áp dụng các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa như đã trình bày ở trên. Trong trường hợp cần thiết phải đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ thì Tòa án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt qui định tại Điều 70 BLHS. Các hình phạt đó là : 1. Cảnh cáo 2. Phạt tiền 3. Cải t ạo không giam giữ 4. Tù có thời hạn. - Không xử phạt chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. - Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội (Khoản 5 Điều 69 BLHS). Như vậy, không phải hình phạt nào cũng có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội mà chỉ có một số hình phạt nh ất định mà thôi; mặt khác Bộ luật hình sự không chỉ giới hạn ở các loại hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội mà còn qui định mức độ nghiêm khắc của của các hình [...]... với người đã thành niên phạm tội; bổ sung thêm chế định trả tự do có điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành hình phạt tù 14 Hội thảo: Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” CÁC HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Vũ Thị Thúy1 1 Đặt vấn đề Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người. .. sự các cấp luôn tuân thủ quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việ Nam về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và các thủ tục tố tụng hình sự với bị can bị cáo là người chưa thành niên Giai đoạn điều tra - giai đoạn quan trọng của tiến trình tố tụng hình sự nhằm phục vụ chức năng buộc tội- là giai đoạn bắt đầu đưa một người vào vòng tố tụng có vai trò rất quan trọng đối với việc... người chưa thành niên phạm tội (Khoản 2 Điều 69 BLHS) - Miễn chấp hành hình phạt áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội (Khoản 2 Điều 76 BLHS) - Giảm chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 76 BLHS) - Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 77 BLHS) 4 Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định bảo vệ người chưa thành niên. .. Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên 5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm bảo đảm hơn nữa quyền con người của người chưa thành niên Trên cơ sở nghiên cứu về quyền con người đối với người chưa thành niên, chúng tôi nhận thấy rằng, tái hoà nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật. .. việc bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ người chưa thành niên phạm tội nói riêng 1 Vai trò của chức năng thực hành quyền công tố và kiềm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp hình sự đối với việc bảo vệ người chưa thành niên phạm tội Khi thực hiện việc bảo vệ quyền con người, Viện kiểm sát thực hiện đồng thời hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. .. người chưa thành niên phạm tội Bên cạnh biện pháp tư pháp, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, luật hình sự còn qui định nhiều biện pháp xử lý khoan hồng áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội – thể hiện tinh thần bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên phạm tội Các biện pháp xử lý hình sự mang tính khoan hồng đó là: - Miễn trách nhiệm hình sự đối với người. ..Hội thảo: Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS” phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội (xem các Điều 72- 75 BLHS) Thông qua việc qui định xử lý mang tính khoan hồng này, pháp luật hình sự Việt Nam đã thể hiện cụ thể việc bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên c Miễn, giảm TNHS và xóa án tích áp... 1989; ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và 2004 Đối với 1 2 Thạc sỹ luật, giảng viên Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM Điều 18 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM người chưa thành niên phạm tội, BLHS còn có những quy định riêng trong Chương X – “Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội”... với người chưa thành niên phạm tội Trong những trường hợp thực sự cần thiết phải áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, mức hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có cùng tính chất và mức độ nguy hiểm Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM Theo quy định tại Điều 71 BLHS: Người chưa thành niên phạm... luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Viện kiểm sát đã góp phần bảo vệ pháp chế trong hoạt động tư pháp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội được ghi nhận trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nước ta Qua đó, đạt được yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra đối với việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, giúp cho họ . phạm tội. Các biện pháp cụ thể có thể là: - Bổ sung thêm các hình phạt không tước tự do đối với người chưa phạm tội như: Lao động bắt buộc. - Bổ sung thêm các biện pháp tư pháp đối với ngườ i. BLHS 1999, hệ thống hình phạt bao gồm bảy hình phạt chính và bảy hình phạt bổ sung, trong đó hình phạt tiền và hình phạt trục xuất chỉ áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình. giam giữ. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thanh thiếu niên của nhiều nước trên thế giới cho thấy: những chế tài nh ư không tước tự do, giáo dục người chưa thành niên ngay tại cộng đồng

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w