Học viên Cao học Khóa 2, chuyên ngành Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 26 - 34)

Nam năm 1992 quy định tại điều 65: “ Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục”và điều 71: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ tính mạng sức khoẻ danh dự và nhân phẩm…”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 2004, cũng đã quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emtheo nghĩa rộng bao gồm cả trẻ em

Theo quy định tại điều 12, 13 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, người chưa thành niên có thể trở thành bị can trong một vụ án hình sự là người

- Phải đủ 14 đến dưới 18 tuổi, trong đó:

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Thực hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu phạm một tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong bộ luật hình sự;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện mọi hành vi vi phạm có dấu hiệu của mọi tội phạm.

- Có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Vì thế, dựa trên cơ sở phân tích về tâm sinh lý đối với ngưiơì chưa thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm, kỹ năng sống, thiếu điều kiện về bản lĩnh, khả năng tự kìm chế chưa cao nên dễ bị kích động dụ dỗ lôi kéo vào các hạot động phiêu lưu, mạo hiểm và manh động, pháp luât hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội trong lĩnh vực hình sự chủ yếu liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm hình sự, mục đích áp dụng TNHS chú trọng giáo dục giúp họp sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội chứ không nặng về trừng phạt. đây là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự nghiêm khắc nhưng nhân đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, lấy giáo dục lànm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý các vụ án mà bị can bị cáo là người chưa thành niên. Nguyên tắc này đòi hỏi Cơ quan điều tra đối với vụ án có bị can chưa thành niên( đa số sẽ trở thành bị cáo) phải thấy được rằng vịệc xử lý hình sự không chỉ vì ý chí của Nhà nước mà còn vì sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên và và mức

độ xử lý phải phục vụ cho sự phát triển lành mạnh cho quãng đời thanh niên và sự trưởng thành trong suốt cuộc đời sau này. Điều này thể hiện từ Điều 69 đến Điều 77 trong Chương X của Bộ luật hình sự. vừa qua, luật sửa đổi bổ sung một số điều của cũng bổ sung điều 69 theo hướng bổ sung nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận trong Công ườc quốc tế về quyền trẻ em và các` chuẩn mực quốc tế khác, đó` là biện pháp giam giữ chỉ được áp dụng cuối cùng khi không còn biện pháp thích hợp nào khác và trong thời gian thích hợp ngắn nhất. Cụ thể, tại Khoản 5 Điều 69 được bổ sung theo nguyên tắc chỉ đạo:” khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế hình phạt tù”. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, công tác điều tra không thể không xem xét nguyên tắc này vì trong một chừng mực nào đó, dưới cách nhìn của dư luận xã hội, đặc biệt sự nhìn nhận chưa đầy đủ của bị can chưa thành niên, khó có thể phân biệt về mặt pháp lý “hình phạt tù giam” và “biện pháp ngăn chặn giam, giữ”. Vấn đề này xin được đề cập thêm ở phần dưới của bài viết này, trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can là người chưa thành niên.

Để có thể ra quyết định khởi tố bị can đối với người chưa thành niên phạm tội, ngoài việc xem xét kỹ lưỡng cá yếu tố thuộc về tuổi, tội phạm, lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự như đã nêu ở trên, cơ quan điều tra phải xác định khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân, hoàn cảnh môi trường sống, điều kiện giáo dục, gia đình, nguy6en nhân và đềiu kiện gây ra tội phạm. rõ ràng, khi không còn biện páhp giáo dục nào khác có hiệu quả hơn, phải giáo dục bằng pháp luât hình sự. như vậy, việc khởi tố bị can chỉ được thực hiên trong trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của phòng ngừa tội phạm.

Các quy định về thủ tục tố tụng thể hiện chính sách hình sự trong tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội tại chương XXXII - Thủ tục tố tụng đặc biệt – có những điểm khác biệt so với thủ tục thông thường, áp dụng với người thành niên phạm tội. chính sách hình sự đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để người chưathành niên nhận ra lỗi lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hoà nhập cộng đồng và cuộc sống bình thường. Vì thế, sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải luôn tuân thủ đặc biệt nguyên tắc được coi là “suy đoán vô tội” quy định tại Điều 9 Bộ luật TTHS vì họ chưa phải là người có tội, không bị coi là người có tội vì chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Toà án. Mặt khác, khi chưa

làm rõ sự thật khách quan của vụ án, họ vẫn chưa bị truy tố, có thể không trở thành bị cáo để bị xét xử. trong nhiều trường hợp, những người này còn được miễn truy tố, miễn hình phạt, thậm chí còn được toà án tuyên vô tội.

Bị can chưa thành niên có những quyền chung theo luật, và có những quyền mang tính đặc thù. Theo Điều 49 bộ luật TTHS, bị can nói chung chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là có mặt theo giấy triệu tập, Các quyền chung trong giai đoạn điều tra là:

- Được biết mình khởi tố về tội gì; - Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; -Trình bày lời khai

- Đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu;

- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ( quyền bào chữa không thể tách rời với quyền yêu cầu, thay đổi hoặc từ chối người bào chữa tại điều 57);

- Được nhận quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng thay thế hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra, quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, quyết đinh tố tụng khác theo quy định của bộ luật TTHS;

-Khiếu nại hành vi tố tụng của cơ quan điều tra, điều tra viên và người của cơ quan điều tra.

Các quyền chung này có mối liên hệ chặt chẽ với các quyền riêng (tuy Bộ luật không nêu là quyền) được quy định trong chương XXXII đó là quyền lựa chọn người bào chữa, có sự tham gia tố tụng của gia đình nhà trường tổ chức; có mặt của đại diện gia đình trong trường hợp bị can dưới 16 tuổi, hoặc là người từ 16 đến dưới 18 có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc trong những trường hợp cần thiết khác. Kèm theo đó là quyền của người đại diện gia đình về hỏi bị can (nếu được Điều tra viên đồng ý) đưa tài liệu, đồ vật yêu cầu, khiếu nại, đọc hồ khi kết thúc điều tra. Như vậy, đại diện gia đình trong trường hợp này có thể coi như một “luật sư đặc biệt” trong trường hợp đặc biệt.

Đối với bị can chưa thành niên, nhận thức về pháp luật, xã hội ,chuẩn mực quy tắc sinh hoạt chưa ổn định và đúng đắn, việc tôn trọng các quyền của họ và người đại diện hợp pháp của họ, giải thích rõ cho họ hiểu có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng và giúp họ tuân thủ nghĩa vụ và thực hiện quyền tố tụng nhằm bảo vệ mình. Thực tiễn cho thấy, sự có mặt của người thân nhiều khi giúp cơ quan điều tra xác định sự thật khác quan của vụ án nhanh chóng, mở rộng điều tra khám phá vụ án khác, con người phạm tội khác; giúp cho bản thân bị can có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi khai báo thành khẩn trung thực và hướng đến sự phục thiện góp phần cảm hoá giáo dục bị can ngay từ giai đoạn điều tra. Vì vậy, đảm bảo những quyền ấy thuộc về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra.

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, việc đảm bảo các quyền của bị can chưa thành niên chưa được chú trọng, vẫn có nhiều Cơ quan điều tra do chủ quan hoặc khách quan đã không làm tròn trách nhiệm trong hoạt động tố tụng, dẫn tới vi phạm và phải điều tra lại từ đầu, thậm chí làm oan sai. Trên cơ sở tôn trọng quyền của bị can chưa thành niên, tuân thủ quy định của bộ luật TTHS trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra cần chú ý những vấn đề thuộc về thẩm quyền, trách nhiệm theo chức năng mà pháp luật quy định , theo nghiệp vụ và cả những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức dưới đây:

1/Theo quy định của Luật tố tụng hình sự, khi đã xác định dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp bị can là người chưa thành niên thì cơ quan điều tra phải xác định tuổi tròn của người chưa thành niên, đối chiêu với quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

2/ Khi phân công điều tra viên, yêu cầu đưa ra là người phải có hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học…Mặt khác, điều tra viên được phân công thụ lý cũng phải quan tâm đến việc hoàn thiện mình về mọi mặt;

3/ Theo quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên là từ đủ 14 tuổi đến 18 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và trước khi quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện khách quan, đầy đủ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, độ

tuổi, các đặc điểm về nhân thân, thái độ của người chưa thành niên trước và sau khi phạm tội, hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh sống và giáo dục; Không được lạm dụng, lợi dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam vì bệnh thành tích, vì lo sợ thông cung cũng như sự tham gia của luật sư, sự có mặt đại diện gia đình khi hỏi cung.

Thực tiễn cho thấy bên cạnh tác dụng đáng kể và thuận lợi cho cơ quan điều tra trong hoạt động nghiệp vụ, việc tạm giam người chưa thành niên (đặc biệt giam chung với các đối tượng hình sự khác) còn có tác hại khi để lại dấu ấn không tốt trong tâm lý của họ về sau, làm cho việc giáo dục họ về lòng tin vào pháp luật, công lý và con người kém hiệu quả, nhiều khi gây tác dụng ngược chiều;

4/ Đối với một số phạm tội nghiêm trọng, các cơ quan vẫn phải áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng hạn định. Trường hợp không tạm giam cho tại ngoại bằng biện pháp ngăn chặn khác thường được áp dụng mặc dù Bộ luật TTHS quy định tại điều 79 có thể áp dụng với bị can một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt , tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo; trong khi Điều 303 chỉ quy định về việc bắt tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên mà không quy định cụ thể về các biện pháp cho tại ngoại bị can chưa thành niên. Vấn đề giám sát - giám hộ người chưa thành niên hiện thời cũng nan giải cho các cơ quan điều tra, tố tụng, nhất là những trường hợp không xác định được nơi cư trú, không có người giám hộ nên cơ quan tiến hành tố tụng thường phải mời các trung tâm trợ giúp pháp lý của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Nhà trường, Mặt trận tổ quốc… tham gia với tư cách là người giám hộ. Nhưng có hạn chế trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ hoặc họ chỉ thực hiện mang tính hình thức với tinh thần trách nhiệm không cao. Thực tiễn cho thấy vấn đề giám sát theo Điều 304 không thống nhất, và có khi Cơ quan điều tra không áp dụng.

5/ Phải xác định rõ có hay không có người thành niên xúi dục dụ dỗ ép buộc hoặc chứa chấp bị can phạm pháp, nguyên nhân và điều kiên phạm tội trong trường hợp cụ thể và trong tình hình chung từ đó đề xuất các biện pháp điều tra phòng ngừa có hiệu quả;

6/ Phải kết hợp với gia đình, nhà trường, tổ chức để cảm hoá giáo dục bị can ngay từ giai đoạn điều tra. Tuyệt đối không được ép cung, nhục hình hoặc có thái độ xa cách quan liêu, phân biệt đối xử trong tiếp xúc với bị can. Từ phía Cơ quan

điều tra, phải tạo ra môi trường thân thiện trong các hoạt động hỏi cung, đối chất, …phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, thói quen sở thích cá nhân, giới tính (nếu có thể) nhằm tạo thái độ tin cậy lẫn nhau trong TTHS ;

7/ Trong những trường hợp bị can chưa thành niên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, tàn tật, lang thang cơ nhỡ, không người thân thích, mù chữ …cần phải tạo điều kiện giúp đỡ họ một cách tận tình vì vừa là người chưa thành niên phát triển và hiểu biết chưa đầy đủ, thêm mặc cảm thiệt thòi, bất cần, sự khai báo của họ có thể sẽ dẫn đến oan sai cho chính họ hoặc người khác, khó hoặc không thể khắc phục được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, phải nhìn nhận rằng pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định không chỉ thống nhất với hệ thống trong nước mà còn phù hợp với các văn bản quốc tế mà nhà nước ta đã tham gia ký kết, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn bảo vệ quyền con người nói chung, quyền trẻ em và sự phát triển của người chưa thành niên nói riêng đặc biệt trong trường hợp họ là bị can trong một vụ án hình sự. Tuy nhiên, từ thực tiễn và lý luận, nhận thấy chương XXXII của Bộ luật TTHS ngôn ngữ pháp lý thể hiện chưa chuẩn, và quy định chưa đầy đủ cụ thể nếu không muốn nói là quá sơ lược, tôi xin đề xuất thay đổi bổ sung theo hướng chi tiết hơn, để áp dụng pháp luật thống nhất và thuận tiện như sau:

1/ Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thành điều riêng biệt;

2/ Quy định rõ tiêu chí cụ thể để xác định mức độ hiểu biết cần thiết tại Điều 302 cho việc phân công người tiến hành tố tụng hình sự;

3/ Quy định rõ ai là người đại diện gia đình theo thứ tự trên dưới hay gia đình thống nhất cử, người đỡ đầu; quyền và nghĩa vụ của họ;

4/ Quy định rõ ai là người đại diện theo pháp luật. có thể viện dẫn trong Bộ luật dân sự để áp dụng chung;

5/Trong những trường hợp trẻ em lang thang sinh sống không ổn định, không gia đình, không thân thích, không làm việc học tập tại bất kỳ cơ sở nào thì cá nhân tổ chức nào, tại khu vực hành chính nào đảm nhiệm việc tham gia tố tụng theo điều 306. quy định rõ quyền và nghĩa vụ của họ là người tham gia tố tụng;

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 26 - 34)