Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2002), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, HàN ội, tr

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

điều tra và tạm giam trong trường hợp này. Hơn nữa Cơ quan điều tra không thể lợi dụng quy định thời hạn tố tụng như hiện nay để trì hoãn việc giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên được.

+ Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về hình thức của yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên có thể thực hiện việc yêu cầu điều tra thông qua trao đổi với Điều tra viên nhưng cũng có thể yêu cầu điều tra bằng văn bản. Sự không thống nhất này một mặt nó dẫn đến sự tùy tiện, mặt khác việc trao đổi bằng miệng lại không có giá trị ràng buộc Điều tra viên trong việc thực hiện yêu cầu của Kiểm sát viên. Hơn nữa, đối với những yêu cầu Cơ quan điều tra đảm bảo sự tham gia của người bào chữa, đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể theo quy định của pháp luật, cũng như các yêu cầu điều tra làm rõ nhân thân, hoàn cảnh của bị can người chưa thành niên cần phải được lập thành văn bản để buộc Điều tra viên thực hiện đầy đủ những yêu cầu này nhằm đảm bảo có tính khác quan, có căn cứ và đúng pháp luật trong việc xử lý người chưa thành niên.

+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên tòa có quyền áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đây là những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích thiết thân của bị cáo là người chưa thành niên nhưng lại không quy định rõ ràng cơ chế để nó được thực hiện đúng pháp luật. Biện pháp tạm giam thì có thể tước đi quyền tự do của bị cáo mặc dù trước đó có thể họ được tại ngoại. Còn trong quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ngoài nội dung xác định thời điểm mở phiên tòa, nó còn thể tất cả những thông tin về thành phần xét xử. Trong trường hợp phát hiện vi phạm trong việc ban hành các quyết định này thì Viện kiểm sát được làm gì thì Bộ luật tố tụng hình sự cũng không quy định rõ. Trong thực tiễn Viện kiểm sát chỉ được Tòa án gửi các quyết định này, còn việc Viện kiểm sát có thể trao đổi với Tòa án khắc phục vi phạm hay không lại tùy vào tình hình của từng nơi. Và đối với trường hợp Hội đồng xét xử không đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật tố tụng hình sự việc đề nghị thay đổi thành phần Hội đồng xét xử được thực hiện như thế nào hay là phải chờ đến khi phiên xử được bắt đầu mới yêu cần thay đổi thành phần hội đồng xét xử, và như thế lại có thể làm hoãn phiên xử, gây đình trệ, kéo dài thời gian xử lý đối với người chưa thành niên.

+ Việc quyết định xét xử kín hay xét xử công khai là một vấn đề liên quan trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm và tương lai của người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số quốc gia, việc tiến hành xét xử người chưa thành niên còn được tiến hành bởi những cơ quan chuyên trách và theo những thủ tục đặc biệt để không gây ấn tượng xấu đối với của các em và bảo vệ bí mật nhân thân để các em có khả năng tái hòa nhập cộng đồng sau khi đã thụ án xong. Nhưng ở nước ta, việc xét xử kín đối với người chưa thành niên chỉ thường thực hiện đối với các vụ án mà người chưa thành niên thực hiện các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em vì với quan điểm chỉ bị hại mới cần được bảo vệ còn bị can là người phạm tội thì việc bảo vệ họ không cần thiết. Đây là quan niệm không đúng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bị cáo người chưa thành niên, làm cho các em mặc cảm, xấu hổ từ đó mà ngăn cản cơ hội tái hòa nhập cộng đồng của các em. Trong khi đó, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi, bổ sung người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa, thì tại sao lại không thể đề xuất Tòa án quyết định hình thức xử kín đối với trường hợp xét xử người chưa thành niên phạm tội.

- Bên cạnh những bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự vừa phân tích, thì những khó khăn phát sinh do sự thiếu tinh thần trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà chủ yếu là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Người bào chữa đã gây những ảnh hưởng không tốt đến quá trình giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên, làm cho việc xử lý của họ không đảm bảo được tính khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.

+ Có nhiều Điều tra viên quan niệm rằng quy định pháp luật tố tụng là nguyên nhân gây cản trở hoạt động điều tra, cho nên họ luôn tìm mọi cách để “lách” luật nhằm vô hiệu hóa hoạt động kiểm sát điều tra. Phổ biến nhất là tình trạng Điều tra lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật tố tụng hình sự của người dân để bắt đại diện của gia đình bị can người chưa thành niên “ký khống” vào biên bản hỏi cung bị can mặc dù họ không tham gia hỏi cung. Trong khi đó, Kiểm sát viên không thể tham gia cùng Điều tra viên thực hiện việc hỏi cung bị can trong suốt quá trình điều tra mà thường yêu cầu Điều tra viên cung cấp biên

bản hỏi cung để Kiểm sát viên kiểm tra. Vì vậy, nếu xảy ra việc Điều tra viên cho đại diện gia đình bị can “ký khống” thì việc kiểm tra chẳng có tác dụng gì.

+ Trong một số trường hợp, Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp điều tra nhằm dọa người bị tạm giữ, bị can khai nhận hành vi phạm tội của mình mặc dù việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó không thõa mãn các điều kiện về bắt giam giữ người chưa thành niên phạm phạm tội. Dẫn đến việc Hội đồng xét xử tuyên những bản án đúng bằng thời hạn tạm giam để “chữa cháy”. Tuy rằng, qua việc này lỗi chủ yếu từ Cơ quan điều tra nhưng cũng cho thấy sự thiếu thận trọng của Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu hồ sơ cũng là nguyên nhân dẫn đến những sai sót không đáng có như vậy.

+ Bên cạnh đó, một số người bào chữa, nhất là người bào chữa chỉ định, thực hiện việc bảo vệ cho người chưa thành niên một cách hình thức. Do nể nang Điều tra viên, Kiểm sát viên nên họ không thực hiện hết trách nhiệm và thiên chức bào chữa của mình, người bào chữa cũng không quan tâm đến tình trạng của các em, ở một số nơi người bào chữa cũng không cần Cơ quan điều tra cung cấp Bản kết luận điều tra và cũng không yêu cầu Viện kiểm sát thông báo cho mình về việc chuyển hồ sơ sang Tòa. Vì vậy, cho dù Viện kiểm sát có bảo đảm cho người bào chữa tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích cho người chưa thành niên phạm tội thì điều này chẳng mang lại ý nghĩa gì lớn trong việc bảo vệ người chưa thành niên.

3. Một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thông qua

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 38 - 41)