án mà cụ thể là Hội đồng xét xử chỉ áp dụng hình thức xử kín khi có yêu cầu của bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác. Việc pháp luật không đưa ra trường hợp cụ thể để xét xử kín mà thực tế thì các Thẩm phán thường áp dụng hình thức xét xử công khai để thể hiện, chứng sự vô tư khách quan của bản thân. Còn lại là việc Hội thẩm là người am hiểu về mặt tâm lý người chưa thành niên có đồng tình với Thẩm phán không. Thực tiễn cho thấy đa số Hội thẩm không đủ điều kiện, năng lực đánh giá trường hợp nào là cần thiết để áp dụng hình thức xét xử kín. Với quy định như vậy, làm cho Hội đồng xét xử chưa quan tâm thực sự đến người chưa thành niên phạm tội trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.
3. Mặt khác, khi tham gia Hội đồng xét xử Hội tham không quan tâm đến việc họ sẽ xét xử vụ án hình sự nào? Bị cáo là người thành niên hay người chưa thành niên? Đến khi được Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án thông báo mới biết. Như vậy, Hội thẩm không ý thức được pháp luật quy định việc xử lý người chưa thành niên phạm tội khác với người thành niên phạm tội thế nào và việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội ra sao. Thực tiễn xảy ra trường hợp Hội thẩm không xem trước hồ sơ vụ án trong thời gian chuẩn bị xét xử dẫn đến tình trạng, ra trước phiên tòa Thẩm phán là người hỏi chính, Hội thẩm không tham gia xét hỏi, nếu có thì cũng hỏi lại những vấn đề mà Thẩm phán đã hỏi. Từ đó, Hội thẩm không thể hiện được là người có kiến thức am hiểu về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên nên không thể bảo vệ được quyền của người chưa thành niên, giúp họ thấy được lỗi lầm mà ăn năn hối cải, sửa chữa sai lầm trong tương lại.
Từ việc, không xem trước hồ sơ vụ án và không hiểu về tâm lý của người chưa thành niên tại phiên tòa, đến khi nghị án để đưa ra hình phạt cụ thể cho người chưa thành niên, Hội thẩm hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, không thể hiện được nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 16 BLTTHS 2003). Để có thể lý giải được vấn đề này là Hội thẩm đa phần là người kiêm nhiệm các chức vụ khác trong các cơ quan Nhà nước, họ không có thời gian quan tâm đến việc xét xử của Tòa án. Mặt khác, họ là những người không có chuyên môn về lĩnh vực pháp luật nên không thể vận dụng pháp luật, cũng như chính sách hình sự của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm với người chưa thành niên để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên phạm tội nói riêng và quyền trẻ em nói chung. Vì
thế, Hội thẩm khó có khả năng để áp dụng khoản 2 Điều 307 BLTTHS 2003 là “khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luât hình sự”.
4. Thẩm phán là người giữ vai trò quan trọng trong việc xét xử người chưa thành niên phạm tội, vì Thẩm phán là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư pháp, giữ vị trí là chủ tọa phiên tòa trong Hội đồng xét xử, là người hỏi chính tại phiên tòa. Chính vì thế, Thẩm phán có ảnh hưởng rất lớn đến bị cáo là người chưa thành niên như cách xét hỏi, phong cách trước tòa,…Do đó, việc phân công Thẩm phán nào làm chủ tọa phiên tòa để tham gia Hội đồng xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên cũng được pháp luật tố tụng quan tâm thể hiện ở Điều 302 BLTTHS 2003. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án hình sự là người chưa thành niên phạm tội Chánh án hầu như chưa quan tâm đến vấn đề này mà chủ yếu quan tâm đến vụ án có phức tạp, có cần Thẩm phán có kinh nghiêm hay không. Và đa số Thẩm phán ở nước ta chỉ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mà chưa quan tâm đào tạo về tâm lý trẻ vị thành niên.
Người chưa thành niên thường có tâm lý được che chở từ gia đình, bạn bè, người thân thể hiện sự gần gửi. Khi đứng vành móng ngựa, đối mặt với Thẩm phán xử sử dùng thuật ngữ, lời lẽ chuyên môn khách quan, làm cho tâm lý người chưa thành niên trong lúc nhất thời khó chấp nhận và có sự phản ứng không như mong đợi hoặc sẽ ảnh hưởng lâu dài trong quá trình trưởng thành.
5. Một thực tế cũng không kém phần quan trọng trong việc ảnh hưởng đến việc thành lập Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội là việc mới Hội thẩm nào tham gia Hội đồng xét xử là hoàn toàn phụ thuộc vào Thư ký Tòa án. Trong thời gian án cao điểm nhất là vào thời điểm tháng 9 của năm, Thư ký thường mời Hội thẩm bằng cách điểm thoại nhờ ngồi xét xử ngay trong chút lát mà không cho thời gian để Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ hoặc trong một ngày có nhiều Hội đồng xét xử, Thư ký tự hoán đổi Hội thành để đúng thành phần bắt buộc theo khoản 1 Điều 307 BLTTHS 2003. Từ thực tế đó cho thấy, hầu như Tòa án không quan tâm đến quyền thiết thân của bị cáo là người chưa thành niên mà chỉ quan tâm đến công việc của ngành nhằm giải quyết công việc được giao hoàn thành ở mức tốt nhất.
Mặc dù, luật quy định thành phần Hội đồng xét xử bắt buộc nhưng không đòi hỏi phải chứng minh sự bắt buộc đó. Dẫn đến trong thực tế có những vụ án xét xử người chưa thành niên phạm tội nhưng trong thành phần xét xử không có Hội thẩm nào là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn TNCS HCM và để không cho Tòa án cấp trên hoặc Viện kiểm sát phát hiện, Tòa án cấp sơ thẩm mặc nhiên ghi trong bản án sơ thẩm có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn, vì hiện tại Tòa án cấp trên cũng như Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm tra thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có đúng thành phần hay không chỉ căn cứ vào việc ghi trong bản án, quyết định sơ thẩm.
Tóm lại, việc quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là hết sức quan trọng, thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội với mục tiêu nhằm giáo dục, tạo cơ hội cho họ sửa chữa những sai lầm về việc thực hiện hành vi phạm tội trong lúc thể chất, tâm sinh lý phát triển chưa đầy đủ, trở thành người có ích cho xã hội. Từ hiện quy định về thành phần Hội đồng bắt buộc như trên đồng thời cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo – bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nó cũng thể hiện những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em năm 1989.
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định về thành phần Hội đồng xét xử bắt buộc cũng có nhiều bất cập như trên, một mặt do pháp luật quy định chưa cụ thể, rõ ràng, mặt khác do Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử còn nhiều yếu kém về chuyên môn nghiệp, không ý thức đầy đủ về việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội nói riêng và bảo vệ quyền trẻ em nói chung. Bất cập trong thực tế đa dạng, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đưa ra một giải pháp mang tính hoàn thiện pháp luật bằng cách sửa đổi đoạn thứ nhất trong khoản 1 Điều 307 BLTTHS 2003 như sau: “thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người đương nhiệm tại thời điểm xét xử”. Ở đây người viết dùng thuật ngữ “người đương nhiệm” tức để chỉ người Hội thẩm này còn đang là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn tại thời điểm Tòa án thành lập Hội đồng xét xử sơ thẩm cũng như trong quá trình xét xử người chưa thành niên phạm tội. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được tình trạng trong thực tế Hội thẩm tham gia Hội đồng bắt buộc không còn là giáo viên hoặc cán bộ đoàn, những người đã chuyển sang công tác khác làm ảnh
hưởng đến việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội, giúp họ ít bị ảnh hưởng bởi phiên tòa hình sự, có điều kiện phát triển tốt hơn trong quá trình trưởng thành, đó cũng là góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện.