Một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc bảo vệ người chưa thành niên phạm tộ i thông qua

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 41 - 55)

công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Trên cơ sở những nội dung đã phân tích, người viết xin nêu một số khuyến nghị để khắc phụ những khó khăn, vướng mắc trên:

- Các khuyến nghị khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật: + Cần phải quy định rõ cơ chế bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ và các biện pháp xử lý vi phạm đối với trường hợp này. Đồng thời phải quy định cụ thể nghĩa vụ đảm bảo sự tham gia chứng kiến của đại diện gia đình, nhà

trường, tổ chức đoàn thể nơi bị can sinh sống, học tập và lao động khi Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc bắt chứ không phải là chỉ có nghĩa vụ thông báo như hiện nay và ghi nhận rõ ràng việc tham gia của những người này trong việc lấy lời khai người bị tạm giữ nhằm tạo điều kiện để các chủ thể này nắm bắt nhanh chóng thông tin cũng như kịp thời tham gia hoặc mời người bào chữa tham gia bảo vệ quyền lợi cho các em. Khi luật đã quy định rõ ràng cơ chế đảm bảo sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn tạm giữ thì Cơ quan điều tra không có lý do gì để ngăn cản người bào chữa ngay từ giai đoạn này. Hơn nữa, khi có căn cứ pháp lý thì Viện kiểm sát sẽ dễ dàng yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng những việc này.

+ Cần quy định thời hạn tố tụng và tạm giam riêng đối với người chưa thành niên theo hướng ngắn hơn so với thời hạn được áp dụng đối với người đã thành niên. Qua đó đảm bảo hoạt động tố tụng được thực hiện đối với các em được nhanh chóng và buộc Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có đặt sự quan tâm nhiều hơn trong việc giải quyết loại án này. Đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn vai trò bảo vệ quyền con người cho người chưa thành niên phạm tội của mình thông qua việc quyết định gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam đối với trường hợp này.

+ Cần ghi nhận cụ thể những trường hợp yêu cầu điều tra phải được thực hiện bằng văn bản, nhất là những yêu cầu điều tra có ý nghĩa làm rõ nhân thân và hoàn cảnh của bị can người chưa thành niên cũng như những yêu cầu điều tra có tác dụng đảm bảo hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên được thực hiện khách quan, đúng pháp luật. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý ràng buộc về trách nhiệm của Điều tra viên khi thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên về các vấn đề này.

+ Nên quy định rõ ràng vai trò của của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để có cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng, được thực hiện chặt chẽ hơn. Đồng thời giúp Kiểm sát viên kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục các vi phạm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giam cũng như việc xác

định thành phần hội đồng xét xử để những quyết định này đảm bảo đúng với quy định pháp luật.

+ Nên quy định thủ tục xét xử kín là thủ tục bắt buộc khi xét xử bị cáo người chưa thành niên và giao quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động phiên tòa có thể đề xuất, kiến nghị Tòa án thực hiện nghiêm túc vấn đề này.

- Các khuyến nghị khắc phục những vướng mắc trong thực tế:

+ Ngoài những bảo đảm về mặt pháp lý cần phải có những bảo đảm cho yếu tố con người, chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ và những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của trẻ vị thành niên cho đội ngũ cán bộ tư pháp và cả đội ngũ luật sư thường xuyên giải quyết vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, các đợt tập huấn chuyên đề, từ đó hướng sự quan tâm của họ đến loại án này nhiều hơn. Hiện nay, trong ngành kiểm sát có thực hiện việc xây dựng các thông báo rút kinh nghiệm trong toàn ngành nhằm nhanh chóng thông tin các lỗi mà Kiểm sát viên hay mắc phải trong quá trình tác nghiệp. Thiết nghĩ, qua việc làm này có nên tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác của các Cơ quan tư pháp qua đó thông tin nhanh về những vướng mắc trong việc giải quyết vụ án người chưa thành niên cùng những biện pháp khắc phục, từ đó nâng hiệu quả trong việc xử lý cũng như bảo vệ có hiệu quả người chưa thành niên phạm tội.

+ Để hoạt động giám sát tư pháp của Kiểm sát viên được hiệu quả cần có các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ, làm “cánh tay nối dài” cho Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Cụ thể là nên lắp máy ghi hình, ghi âm tại phòng hỏi cung để ghi lại quá trình Điều tra viên tiến hành hỏi cung sẽ đảm bảo cho bị can người chưa thành niên mạnh dạn hơn trong quá trình tiếp xúc với Điều tra viên. Và khi cần thiết cũng có thể mang ra kiểm tra, đối chiếu.

+ Tăng cường tổ chức tuyên truyền pháp luật tố tụng hình sự cho người dân để họ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự. Đồng thời qua hiểu biết của mình, họ có thể giám sát tốt hơn hoạt động của Cơ quan tiến hành tố tụng.

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Quách Hữu Thái1

Trong tình hình tội phạm hiện nay, xu hướng tội phạm là ngày càng trẻ hóa. Do đó, tỷ lệ người phạm tội chưa thành niên ngày càng nhiều. Trong phạm vi địa bàn quận 11, trong năm 2009, tổng số án hình sự đưa ra xét xử là 237 vụ, trong đó có 25 vụ có người chưa thành niên phạm tội (chiếm tỷ lệ 10,54%). Tổng số bị cáo đưa ra xét xử là 373, trong đó bị cáo chưa thành niên là 33 (chiếm tỷ lệ 8,84%).

Việc điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội đã được nhà nước chú trọng nhiều. Cụ thể đã có những quy định riêng về việc điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội tại Chương X Bộ luật hình sự và Chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự.

Thực tiễn xét xử những vụ án có người chưa thành niên phạm tội, nhìn chung là không có nhiều khó khăn vì tính chất phức tạp của vụ án thường không cao và đã có quy định tương đối chi tiết trong luật về thủ tục riêng áp dụng đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên phạm tội. Đứng dưới góc độ quan điểm cá nhân , xin nêu ra những vướng mắc khi xét xử người chưa thành niên phạm tội như sau:

1/ Về “đại diện gia đình” và sự có mặt của đại diện gia đình của bị cáo

Khoản 3 Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định: “Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo...”. Trong thực tế xét xử, hiểu như thế nào là đại diện gia đình, cũng có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau. Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự (BLDS), thì cha, mẹ là đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên và người giám hộ là đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ. Như vậy, cha mẹ (hoặc người giám hộ) phải là đại diện gia đình của người chưa thành niên phạm tội.

Theo quan điểm khác, tại Điều 107 BLDS quy định: “chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ”. Theo quy định trên, áp dụng tương tự, thì chỉ có chủ hộ mới là đại diện gia đình cho người chưa thành niên khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Chủ hộ có thể là cha, mẹ hoặc một người khác trong hộ đã thành niên được xác định là chủ hộ.

Quan điểm khác mở rộng hơn về người đại diện gia đình, đó là bao gồm một trong tất cả những người trong hộ gia đình đã thành niên như: cha, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị của bị cáo. Hoặc cũng có thể không bắt buộc những người này phải cư trú cùng hộ gia đình, mà chỉ cần có quan hệ như trên là đủ. Quan điểm này hiện đang được áp dụng rộng rãi từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử. Tức là, chỉ cần một người đã thành niên có quan hệ huyết thống với bị cáo, thì được xem như là đại diện gia đình cho bị cáo chưa thành niên.

Có quan điểm khác cho rằng luật chỉ quy định người đại diện gia đình, nên có thể hiểu người đại diện này bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Do đó, chỉ cần có người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật là coi như có đại diện gia đình.

Về những cách hiểu khác nhau trên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn. Tuy nhiên, tại Báo cáo tổng kết ngành năm 2008, Tòa hình sự TANDTC có quan điểm về vấn đề này như sau:

Đối với bị cáo là người chưa thành niên, theo quy định của BLTTHS thì họ có người đại diện nhưng lại không ghi rõ ai là người đại diện cho họ, nên thực tiễn xét xử có Tòa án xác định anh, chị, cô, dì, chú, bác... là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Có trường hợp người đại diện hợp pháp không tham gia phiên tòa mà ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa. Để việc xác định người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên được thống nhất, Tòa hình sự có ý kiến như sau:

Trước hết cần khẳng định người đại diện hợp pháp của bị cáo là người đại diện đương nhiên chứ không phải là người đại diện theo ủy quyền. Nếu bị cáo còn bố mẹ, thì bố mẹ là người đại diện hợp pháp của bị cáo; nếu bị cáo không còn bố mẹ, thì Tòa án có thể xác định những người thân của bị cáo như: ông, bà, cô, dì,

chú, bác, anh chị ruột của bị cáo là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Nếu bị cáo không còn người thân thích thì đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức khác tham gia phiên tòa với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo”.

Trong thực tế, Cơ quan điều tra đều chấp nhận những người khác ngoài cha mẹ như anh, chị, cô, dì, chú, bác của bị cáo làm người đại diện gia đình. Nếu chấp nhận như trên, thì trái với quan điểm của Tòa hình sự. Vậy, trong trường hợp này Tòa án có được trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không? Cần nhớ rằng đây chỉ là quan điểm của Tòa hình sự trong báo cáo tổng kết ngành, chứ không phải là quan điểm của TANDTC trong văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đa số các Tòa án trong thực tế đều chấp nhận người đại diện gia đình là những người khác ngoài cha mẹ của bị cáo như trên, mà không trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Do trong những vụ án người chưa thành niên phạm tội, bắt buộc có người bào chữa, nên Cơ quan điều tra chỉ chú trọng đến việc có mặt của người bào chữa, mà thường hay quên đi sự có mặt của người đại diện gia đình, trong khi luật quy định là phải có mặt cả hai. Qua thực tiễn xét xử thấy rằng, thông thường Cơ quan điều tra chỉ có một hoặc hai biên bản hỏi cung là có sự chứng kiến của người đại diện gia đình. Như vậy, có bắt buộc tất cả biên bản hỏi cung hay biên bản lấy lời khai phải đều có đại diện gia đình hay không, hay chỉ cần một vài biên bản có đại diện gia đình là được hoặc chỉ cần một biên bản hỏi cung có đại diện gia đình là đủ? Thực tiễn xét xử tạm thời chấp nhận chỉ cần một biên bản có đại diện gia đình, nhưng biên bản đó phải thể hiện đầy đủ nội dung phạm tội của bị cáo và phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.

Việc chấp nhận như trên là không rõ ràng về mặt pháp luật, nên vẫn có nhiều quan điểm không đồng tình.

Vấn đề khi xét xử người chưa thành niên phải có đại diện gia đình, là vấn đề vô cùng vướng mắc hiện nay. Tại mục 16 phần II Công văn 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của TANDTC có hướng dẫn: “Đối với trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên tòa xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện nhà trường hoặc tổ chức xã hội”. Công văn trên chỉ hướng dẫn trong trường hợp không xác định được lý lịch của bị cáo, còn trong trường hợp xác định được lý lịch của bị cáo, nhưng gia đình bị cáo ở quá xa,

không thể tống đạt được giấy triệu tập, thì phải giải quyết thế nào? Thực tế có những vụ án Cơ quan điều tra không triệu tập được bất cứ người đại diện gia đình nào vì họ ở quá xa. Hồ sơ chuyển sang Tòa án, Tòa cũng không triệu tập được. Trong những trường hợp này, Tòa án thường chỉ gởi giấy triệu tập bảo đảm thông qua bưu điện (vì không có điều kiện đi tống đạt trực tiếp). Đến ngày xử thì không có mặt đại diện gia đình, nên phải hoãn phiên tòa. Có nhiều vụ án phải hoãn nhiều lần mới xét xử được. Trong trường hợp này, Tòa án thường vận dụng linh hoạt bằng cách yêu cầu Đoàn thanh niên cử người tham gia tố tụng để đại diện cho gia đình bị cáo và Tòa án tiến hành xét xử luôn. Nhưng việc Đoàn thanh niên tham gia như trên là không đúng với quy định của BLTTHS, vì Đoàn thanh niên chỉ tham gia khi không có đại diện của gia đình bị cáo, chứ không phải vì do đại diện gia đình của bị cáo là có, nhưng không thể triệu tập được.

Khó khăn nhiều nhất là việc tống đạt văn bản tố tụng cho đại diện gia đình của bị của bị cáo trong trường hợp gia đình của bị cáo ở quá xa. Vấn đề này, luật chưa quy định hướng mở cho cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết như thế nào.

Những vấn đề trên, việc áp dụng như thế nào là tùy vào quan điểm của từng Thẩm phán. Điều này dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật.

2/ Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng nhận bào chữa

Khoản 2 Điều 38 BLTTHS quy định việc cấp giấy chứng nhận bào chữa là do Chánh án quyết định. Quy định như trên là không cần thiết và sẽ làm phát sinh thêm thủ tục không cần thiết, trong khi việc cấp giấy chứng nhận bào chữa là thủ tục đơn giản (như trong thủ tục tố tụng dân sự, BLTTDS quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là của Thẩm phán thụ lý hồ sơ), nên việc cấp giấy chứng nhận bào chữa nên giao cho Thẩm phán quyết định. Như vậy sẽ nhanh gọn và đơn giản hơn.

Rất nhiều trường hợp Người bào chữa tham gia bào chữa với tư cách là cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và vẫn yêu cầu Tòa án cấp lại giấy chứng nhận bào chữa sau khi đã có giấy chứng nhận bào chữa của Cơ quan điều tra cấp. Yêu cầu này của Người bào chữa là phù hợp với quy định của

Một phần của tài liệu BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)