Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thơng đường bộ trên phạm vi cả nước

Một phần của tài liệu những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ (Trang 25 - 27)

trên phạm vi cả nước

Theo thống kê của Tịa án nhân dân tối cao, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009, Tịa án cấp sơ thẩm trên phạm vi cả nước đã thụ lý tổng cộng 25.608 vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ trên tổng số 290.477 vụ án hình sự (chiếm 8,82% tổng số vụ), với số lượng 26.819 bị cáo trên tổng số 494.489 bị cáo bị đưa ra xét xử (chiếm 5,42% tổng số bị cáo). Đáng chú ý, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, số vụ án hình sự cũng như số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội phạm về tai nạn giao thơng đường bộ luơn cĩ xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2007 đến năm 2009, nhờ nỗ lực thực hiện mạnh mẽ nhiều giải pháp, các chỉ số này cĩ giảm nhưng chưa đáng kể. Cụ thể, năm 2005 cĩ 4810 với 5.044 bị cáo; năm 2006 cĩ 4960 vụ với 5189 bị cáo; năm 2007 cĩ 5538 vụ với 5817 bị cáo; năm 2008 cĩ 5342 với 5585 bị cáo; năm 2009 cĩ 4958 vụ với 5184 bị cáo.

Số liệu thống kê của Tịa án nhân dân tối cao cũng cho thấy, trong các tội danh thuộc nhĩm tội phạm về tai nạn giao thơng thì tội phạm xảy ra thường xuyên nhất và cĩ mức độ nghiêm trọng nhất là tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ” quy định tại điều 202 Bộ luật Hình sự. Cụ thể, trong các năm từ 2005 đến 2009, Tịa án cấp sơ thẩm cả nước đã thụ lý 25.382 vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ với tổng số 26.562 bị cáo, chiếm 99,12% tổng số vụ và 99,04% tổng số bị cáo thuộc nhĩm tội về tai nạn giao thơng

đường bộ trong giai đoạn này. Phần lớn các bị can, bị cáo bị xử lý trong các vụ án về tai nạn giao thơng đường bộ đều trong độ tuổi lao động. Trong đĩ đáng chú ý lứa tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ lớn.

Đa số các vụ án về tai nạn giao thơng đường bộ đều xảy ra trên các tuyến quốc lộ lớn, mật độ cũng như lưu lượng phương tiện tham gia giao thơng cao, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A. Loại phương tiện chủ yếu liên quan đến các vụ án về tai nạn giao thơng là mơ tơ, xe máy. Đặc biệt, trong những năm gần đây nổi lên tình trạng tai nạn giao thơng cĩ liên quan đến các loại xe chở khách, xe tải trọng lớn. Cĩ thể dẫn ra một số vụ án nỗi cộm như:

Vụ tai nạn ra lúc 9h45 sáng 7/6 trên đường đèo Khánh Lê - Đà Lạt, thuộc địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hịa). Chiếc xe khách 30 chỗ mang biển kiểm sốt 43S-6320 của cơng ty Hồng Hải Tùng chở đồn giáo viên Trường tiểu học Hịa Phước 2, huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng đi du lịch đã đâm vào vách núi làm 7 người chết (3 cơ giáo cùng 3 người thân và tài xế) và 23 người khác bị thương. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn là do tài xế khiển xe qua đoạn đường đèo dốc, quanh co nguy hiểm nhưng khơng giảm tốc độ. Tài xế cịn thao tác phanh sai kỹ thuật, làm phanh chính của xe khách vượt quá tần suất cho phép nên áp xuất khí nén của xe cung cấp liên tục bị giảm, phanh bị mất tác dụng đã làm xe chạy nhanh và mất lái khi đang xuống dốc ơm cua rồi tơng vào vách núi bên đường [19].

2h15 sáng 7/11/2012, trên quốc lộ 1A đoạn chạy qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) xảy ra vụ tai nạn giao thơng đặc biệt nghiêm trọng giữa xe container do Trần Thiện Thanh (22 tuổi, ngụ huyện Cam Lâm, Khánh Hịa) điều khiển với xe khách 54 chỗ do tài xế Bùi Xuân Ly (40 tuổi ngụ Thái Bình) lái lưu thơng ngược chiều. Hậu quả của vụ tai nạ là 10 người chết, 20 người bị thương, xe khách bốc cháy trong khi xe continer hư hỏng nặng. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do lái xe container

chạy lấn tuyến đâm vào xe khách. Cơ quan điều tra cũng xác định Thanh chỉ là phụ xe, chưa cĩ bằng lái dành cho xe đầu kéo. Người lái chính xe container gây tại nạn là Nguyễn Đào (33 tuổi, quê Khánh Hịa). Tuy nhiên, tài xế chính vì buồn ngủ lên đã đưa cho Thiên cầm lái nên gây tai nạn. Do đĩ, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Đào về tội giao cho người khơng đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thơng đường bộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng[20].

Một phần của tài liệu những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ (Trang 25 - 27)