Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
1,72 MB
Nội dung
Trần Đức Viên Nguyễn Vinh Quang Mai Văn Thành PHÂNCẤPTRONGQUẢNLÝ TÀI NGUYÊNRỪNGVÀSINHKẾNGƯỜI DÂN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2005 1 LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của những tổ chức và cá nhân sau cho việc hoàn thành ấn phẩm này: Chương trình Ủng hộ Sáng kiến về Chính sách Tàinguyên (REPSI) - Viện Tàinguyên Thế giới (WRI) đã tài trợ phần lớn kinh phí, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cho Nhóm nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu cũng như viết báo cáo khoa học này. Khi nghiên cứu tại Lưu vực sông Cả (Nghệ An), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ một phầntài chính từ Quỹ Rockefeller, hỗ trợ một phần về tài chính và kỹ thuật của dự án “Trợ giúp các trường Đại học của Việt Nam, Lào và Campuchia trongkế hoạch hoá vàquảnlý môi trường” (USEPAM) do DANIDA tài trợ. Các tổ chức, cá nhân tại tỉnh Sơn La và Nghệ An đã giúp đỡ và trả lời phỏng vấn: (1) Ngườidân bản Huổi Toi, lãnh đạo và cán bộ UBND xã Chiềng Hặc, UBND huyện Yên Châu, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Châu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, Sở Tàinguyênvà Môi trường tỉnh Sơn La, và UBND tỉnh Sơn La; và (2) Ngườidân bản Na Bè và Xiêng Hương, lãnh đạo và cán bộ UBND xã Xá Lượng, UBND huyện Tương Dương, Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An, Sở Tàinguyênvà Môi trường tỉnh Nghệ An, và UBND tỉnh Nghệ An. Các đồng nghiệp Campuchia, Inđônêxia, và Thái Lan đã chia sẻ kinh nghiệp và góp ý trong Hội thảo tại Chiang Mai, Thái Lan ngày 12-15/11/2003. Các chuyên gia trong nước và quốc tế, cán bộ địa phương tham dự “Hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế-xã hội các xã nghèo” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 24- 26/11/2004; và Hội thảo: “Quản lývà quy hoạch vùng đầu nguồn lưu vực sông Cả” do Trường Đại học Nông nghiệp I và UBND tỉnh Nghệ An đồng tổ chức tại Thành phố Vinh (Nghệ An) ngày 21-22/1/2005, đã đóng góp ý kiến. Tiến sỹ Neil L. Jamieson (Viện Nghiên cứu Đông Dương, Đại học George Mason, Hoa Kỳ) và hai cộng sự Margaret Amalia Hiesinger (Nghiên cứu sinh thuộc Chương trình Khoa học, Công nghệ và Xã hội, Học viện Kỹ thuật Massachusetts - MIT, Hoa Kỳ) và Amanda Allbritton (Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Purdue, Hoa Kỳ) đã hiệu đính bản tiếng Anh cho lần xuất bản này. Nhóm nghiên cứu bày tỏ sự biết ơn đến Quỹ Ford, tuy không trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu cũng như cho việc xuất bản ấn phẩm này, nhưng Quỹ đã có những đóng góp quantrọngtrong việc nâng cao năng lực cho Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp trong nghiên cứu phát triển miền núi Việt Nam. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ. Xin chân thành cảm ơn. NHÓM NGHIÊN CỨU 2 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU Họ tên Đơn vị 1. Trần Đức Viên TTSTNN, ĐHNN I 2. Nguyễn Vinh Quang TTSTNN, ĐHNN I 3. Tô Xuân Phúc TTSTNN, ĐHNN I 4. Đỗ Thị Hường TTSTNN, ĐHNN I 5. Phạm Thanh Lan TTSTNN, ĐHNN I 6. Vũ Thị Thao TTSTNN, ĐHNN I 7. Trần Mạnh Tường TTSTNN, ĐHNN I 8. Trần Nam Anh TTSTNN, ĐHNN I 9. Trần Trung Kiên TTSTNN, ĐHNN I 10. Mai Văn Thành Khoa Đất và Môi trường, ĐHNN I 11. Phạm Văn Hội Khoa Đất và Môi trường, ĐHNN I 12. Nguyễn Thị Phương Mai Khoa Đất và Môi trường, ĐHNN I 3 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG 5 DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ 6 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ 6 DANH SÁCH CÁC HỘP 6 CÁC TỪ VIẾT TẮT 7 TÓM TẮT 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 11 1. Cơ sở nghiên cứu 11 2. Nội dung nghiên cứu 12 3. Câu hỏi nghiên cứu 13 4. Nội dung nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 13 5.1. Chọn điểm nghiên cứu 13 5.2. Chọn đối tượng cung cấp thông tin 14 5.3. Thu thập số liệu, nguồn số liệu, và cách phân tích 15 5.3.1. Phân tích định tính 16 5.3.2. Phân tích định lượng 16 II. TỔNG QUANTÀI LIỆU 17 1. Suy thoái rừngvàphân quyền 17 2. Phân quyền trên thế giới 18 3. Chính sách đất đai vàsinhkếngườidân ở vùng núi Việt Nam 20 3.1. Thực trạng vùng núi Việt Nam 20 3.2. Chính sách Nhà nước 21 3.2.1. Chính sách đất đai trước năm 1958 21 3.2.2. Chính sách đất đai trong giai đoạn từ 1958 đến những năm 1980 21 3.2.3. Chính sách giao đất trong giai đoạn từ 1990 đến nay 21 3.3. An ninh hưởng dụng đất, rừngvàsinhkế của ngườidân 23 4. Các chương trình bổ sung liên quan đến rừng 25 4.1. Chương trình 327 26 4.2. Chương trình 661 26 5. Phản ứng của nguờidân đối với chính sách phâncấpquảnlýtàinguyên thiên nhiên 28 5.1. Ủng hộ 28 5.2. Không ủng hộ 28 III. CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI THÁI VÀNGƯỜI KHƠ MÚ 31 1. Người Thái 31 2. Người Khơ Mú 31 IV. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32 1. Xã Chiềng Hặc và Bản Huổi Toi 32 1.1. Xã Chiềng Hặc 32 4 1.2. Bản Huổi Toi 33 2. Xã Xá Lượng, Bản Na Bè và Bản Xiêng Hương 34 2.1. Xã Xá Lượng 34 2.2. Bản Na Bè 35 2.3. Bản Xiêng Hương 38 V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG: 44 SỰ PHÂNCẤPTRONGQUẢNLÝTÀINGUYÊNRỪNG 44 1. Hệ thống quảnlýtại Việt Nam 44 2. Tiến trình phân quyền tại tỉnh Sơn La 47 2.1. Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP 1994 47 2.2. Giao đất giao rừng theo Nghị định 163/NĐ-CP 1999 48 2.3. Những tồn tại sau phân quyền theo Nghị định 163/NĐ-CP 53 3. Giao đất giao rừng ở bản Huổi Toi 53 3.1. Các hoạt động giao đất giao rừng 53 3.2. Thay đổi về sinhkế 55 3.2.1. Trồng trọt 55 3.2.2. Chăn nuôi 56 3.2.3. Điều kiện sống của ngườidân 56 4. Tiến trình phân quyền tại tỉnh Nghệ An 56 4.1. Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP 56 4.2. Giao đất giao rừng theo Nghị định 163/NĐ-CP 59 5. Giao đất giao rừng ở bản Na Bè 62 5.1. Các hoạt động giao đất giao rừng 62 5.2. Thay đổi về sinhkế 66 5.2.1. Trồng trọt 66 5.2.2. Chăn nuôi 67 5.2.3. Điều kiện sống của ngườidân 67 6. Giao đất giao rừng ở bản Xiêng Hương 68 6.1. Các hoạt động giao đất giao rừng 68 6.2. Thay đổi về sinhkế 69 6.2.1. Trồng trọt 69 6.2.2. Chăn nuôi 70 6.2.3. Điều kiện sống của ngườidân 71 VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 1. Kết luận 76 2. Kiến nghị 77 2.1. Phân quyền nhiều hơn 77 2.2. Tập trung nhiều hơn vào sinhkế của ngườidân 77 2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 5 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG 1 - CÁC CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU 14 BẢNG 2 - TỔNG HỢP CÁC ĐỐI TƯỢNG CUNG CẤP THÔNG TIN 14 BẢNG 3 - CÁC LOẠI ĐẤT TẠI BẢN HUỔI TOI 33 BẢNG 4 - CÁC LOẠI ĐẤT TẠI BẢN NA BÈ 36 BẢNG 5 - CÁC LOẠI ĐẤT TẠI BẢN XIÊNG HƯƠNG 39 BẢNG 6 - THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢN NA BÈ VÀ BẢN XIÊNG HƯƠNG 40 BẢNG 7 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ XÁ LƯỢNG VÀ XÃ CHIỀNG HẶC 41 BẢNG 8 - HỆ THỐNG QUẢNLÝTÀINGUYÊNRỪNGTẠI VIỆT NAM 45 BẢNG 9 - SỰ KHÁC NHAU VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 163/NĐ-CP TẠI TỈNH SƠN LA 49 BẢNG 10 - TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ ĐC VÀ PHÒNG ĐC, CCKL VÀ HKL TỪ NĂM 2000 TẠI SƠN LA 49 BẢNG 11 - SỰ KHÁC NHAU VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/CP VÀ 163/NĐ-CP TẠI TỈNH NGHỆ AN 62 BẢNG 12 - SỰ THAY ĐỔI TRONG CHĂN NUÔI CỦA HỘ GIA ĐÌNH BẢN XIÊNG HƯƠNG VÀ NA BÈ 71 BẢNG 13 - DIỆN TÍCH ĐẤT NƯƠNG RẪY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC VÀ SAU KHI GIAO ĐẤT RỪNG 72 BẢNG 14 - SO SÁNH DIỆN TÍCH ĐẤT NƯƠNG RÃY CỦA 2 NHÓM DÂN TỘC Ở NGHỆ AN TRƯỚC VÀ SAU KHI GIAO ĐẤT GIAO RỪNG 73 BẢNG 15 - SO SÁNH ĐẤT NƯƠNG RÃY CỦA DÂN TỘC THÁI Ở 2 TỈNH TRƯỚC VÀ SAU KHI GIAO ĐẤT GIAO RỪNG 73 BẢNG 16 - KHẢ NĂNG VỀ LƯƠNG THỰC TẠI 3 BẢN 74 BẢNG 17 - DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRONG NHỮNG NĂM 1990 VÀ 2003 74 BẢNG 18 - NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG TRƯỚC VÀ SAU GIAO ĐẤT RỪNG 75 6 DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ 1 - CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU 41 BẢN ĐỒ 2 VÀ 3 – XÃ CHIỀNG HẶC, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA, TÂY BẮC VIỆT NAM 42 BẢN ĐỒ 4 VÀ 5 - XÃ XÁ LƯỢNG, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN, BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 43 BẢN ĐỒ 6 VÀ 7 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BẢN HUỔI TOI NĂM 1990 VÀ 2003 55 BẢN ĐỒ 8 VÀ 9 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BẢN NA BÈ NĂM 1992 VÀ 2003 66 BẢN ĐỒ 10 VÀ 11 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BẢN XIÊNG HƯƠNG NĂM 1992 VÀ 2003 69 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1 - CÁC CẤPTRONG HỆ THỐNG QUẢNLÝTÀINGUYÊNRỪNG Ở VIỆT NAM 46 SƠ ĐỒ 2 - PHÂNCẤPQUẢNLÝ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/CP TẠI SƠN LA 47 SƠ ĐỒ 3 - PHÂNCẤPQUẢNLÝ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 163/NĐ-CP TẠI SƠN LA 52 SƠ ĐỒ 4 - PHÂNCẤPQUẢNLÝ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/CP TẠI NGHỆ AN 57 SƠ ĐỒ 5 - PHÂNCẤPQUẢNLÝ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 163/NĐ-CP TẠI NGHỆ AN 61 DANH SÁCH CÁC HỘP HỘP 1 22 HỘP 2 25 HỘP 3 64 HỘP 4 67 HỘP 5 71 7 CÁC TỪ VIẾT TẮT CCKL: Chi cục Kiểm lâm CĐGĐLN: Chỉ đạo giao đất Lâm nghiệp ĐC: Địa chính DENR: Department of Environment and Natural Resources, Philippines Cục Tàinguyênvà Môi trường DFID: Department for International Development Ủy ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) ĐHNN I: Đại học Nông nghiệp I FAO: The Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc GĐGR: Giao đất giao rừng ha: Hécta HKL: Hạt Kiểm lâm LTQD: Lâm trường Quốc doanh NLKH: Nông lâm Kết hợp NN: Nông nghiệp NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn REPSI: Resources Policy Support Initiatives Chương trình Ủng hộ Sáng kiến về Chính sách Tàinguyên RRA: Rapid Rural Appraisal Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn SFDP: The Project of German-supported Da River Social Forestry Dự án Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà do CHLB Đức tài trợ SPSS: Statistic Package for Social Sciences—phần mềm xử lý thống kêtrong nghiên cứu Xã hội học TCĐC: Tổng cục Địa chính TN&MT: Tàinguyênvà Môi trường TTSTNN: Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp UBND: Ủy ban Nhân dân WB: The World Bank Ngân hàng Thế giới WRI: The World Resources Institute Viện Tàinguyên Thế giới 8 TÓM TẮT Trong hai năm 2003 và 2004, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (TTSTNN) trường Đại học Nông nghiệp I (ĐHNN I) đã tiến hành nghiên cứu về: “Phân cấp 1 trongquảnlýtàinguyênrừngvà ảnh hưởng của nó đến sinhkếngườidân vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam.” Nhóm nghiên cứu đã chọn ba bản: hai bản thuộc tỉnh Nghệ An (Bắc Trung bộ) và một bản thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc) để triển khai nghiên cứu. Hai bản thuộc tỉnh Nghệ An là các bản Xiêng Hương (người Thái) và Na Bè (người Khơ Mú), đều thuộc huyện Tương Dương; một bản ở tỉnh Sơn La là bản Huổi Toi (người Thái) thuộc huyện Yên Châu. Những bản này được chọn nhằm tìm hiểu sự khác biệt về tác động của chính sách phâncấp (hay phân quyền) quảnlýtàinguyênrừng đến tàinguyênrừngvà cuộc sống ngườidân tộc thiểu số sống ở hai vùng sinh thái khác nhau (trong trường hợp này là hai cộng đồng người Thái), và lên những cộng đồng ngườidân tộc thiểu số khác nhau sống trên cùng một vùng sinh thái (trong trường hợp này là hai cộng đồng người Thái vàngười Khơ Mú cùng sống tại xã Xá Lượng huyện Tương Dương). Báo cáo được tóm tắt trong các phần sau đây: CHÍNH SÁCH PHÂN QUYỀN VÀTÀINGUYÊNRỪNG Nghị định 02/CP và sau đó là Nghị định 163/NĐ-CP được gọi là các chính sách phân chia đất rừng tới các hộ để quảnlývà phát triển, hay các chính sách phâncấptrongquảnlýtàinguyênrừng được chính phủ Việt Nam ban hành lần lượt vào năm 1994 và 1999. Nghệ An thực hiện Nghị định 02/CP trên phạm vi toàn tỉnh ngay sau khi nó được ban hành năm 1994. Trong khi Sơn La thực hiện năm 1995 chỉ trên 7 xã ven quốc lộ 6 thuộc huyện Yên Châu. Tuy nhiên đối với Nghị định 163/NĐ-CP, Sơn La thực hiện vào tháng 7/2001, trong khi Nghệ An bắt đầu thực hiện sau đó gần 1 năm, tức tháng 6/2002. Tiến trình thực hiện phâncấpquảnlý của cả hai Nghị định là như nhau, tức là đều thông qua các cấp: Trung ương – Tỉnh – Huyện – Xã – Tổ chức địa phương/Người dân. Tuy nhiên, khi thực hiện Nghị định 02/CP, Sơn La không phân chia đất rừng tới các hộ gia đình, mà chỉ phân cho cộng đồng thôn bản. Còn Nghệ An phân chia đất rừng tới tận các hộ gia đình. Cả hai tỉnh đều ban hành những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các Nghị định trên địa bàn của mình. Để phân chia đất rừng cho các đối tượng, cả hai tỉnh đều thành lập Ban Chỉ đạo Giao đất Lâm nghiệp (CĐGĐLN) ở các cấp. Tuy nhiên, Nghệ An không thành lập Ban CĐGĐLN ở cấp tỉnh. Thành viên trong Ban là cán bộ ở các phòng ban khác nhau trong cùng cấp: đại diện Ủy ban Nhân dân (UBND), Địa chính (ĐC)/Tài nguyênvà Môi trường (TN&MT), Kiểm lâm (KL), Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Công an, Tài chính Vật giá, Dân tộc Miền núi. Mặc dù thành viên của Ban CĐGĐLN là rất đa dạng và đông đảo, nhưng những người thực sự làm việc lại không nhiều. 1 Hiện nay, thuật ngữ trong tiếng Anh “decentralisation” được dịch sang tiếng Việt là “phân quyền,” “tản quyền,” hoặc “phân cấp.” Trong điều kiện cụ thể của nghiên cứu này, chúng tôi thấy dùng thuật ngữ “phân cấp” phù hợp với thực chất của việc triển khai các chính sách có liên quan đến giao đất giao rừngvàquảnlýtàinguyên thiên nhiên nói chung ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tùy từng ngữ cảnh cụ thể mà đôi khi chúng tôi dùng từ “phân quyền” thay cho “phân cấp” và ngược lại. 9 Cơ quan Địa chính chịu trách nhiệm chính thực hiện phân chia đất rừng theo Nghị định 02/CP, trong khi cả Địa chính và Kiểm lâm đều chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định 163/NĐ-CP. Khi thực hiện Nghị định 02/CP và 163/NĐ-CP cả hai tỉnh Sơn La và Nghệ An đã tự ra quyết định quy hoạch khu vực đất sản xuất nương rẫy cho ngườidân địa phương canh tác nông nghiệp, mặc dù cả hai Nghị định đều không đề cập đến vấn đề này. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) đã mang lại một số tác động tích cực: nhiều chương trình và dự án đi kèm theo chính sách này đã giúp đỡ, hỗ trợ ngườidân địa phương; và nhận thức của ngườidân về sự cần thiểt phải bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, đặc biệt là tàinguyên rừng, được nâng lên. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn chưa đạt được những mục đích chính của chúng: quản lý, bảo tồn, và phát triển tàinguyênrừng tốt hơn. Trao quyền . Cán bộ địa phương vẫn chưa có thực quyền quyết định sẽ làm gì trên diện tích rừng ở địa phương mình. Họ vẫn phải làm theo những kế hoạch/quy hoạch đã được thiết kế sẵn từ cấp cao hơn. Tương tự, ngân sách cấp cho việc thực hiện phân chia đất rừngvà công quảnlýrừng vẫn được quảnlý bởi cơ quan không trực tiếp thực hiện các công việc trên. Do đó chậm trễ trong việc thực hiện chính sách (phân chia đất rừng) diễn ra phổ biến. Sự rõ ràng và minh bạch . Ngườidânngười nhận đất không nắm rõ về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng vàquảnlýtàinguyênrừng theo chính sách phân cấp. Điều này khiến ngườidân không hứng thú (hay ngườidân không được khích lệ) và không tận tâm thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng, và chất lượng rừng do đó vẫn ngày càng giảm đi. Sự tham gia . Đã có sự tham gia của ngườidân địa phương vào quá trình phân chia đẩt rừng ở cộng đồng nghiên cứu. Ngườidân tham gia vào các cuộc họp về phân chia đất rừng cũng thu được những thông tin nhất định về quyền và nghĩa vụ của họ khi nhận đất; đồng thời cũng giúp cán bộ chuyên trách tránh được những sai sót đã từng xảy ra ở những lần phân chia đất trước kia (như sự sai lệch của diện tích và vị trí thực của mảnh rừng với diện tích trên bản đồ). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngườidân không được thông tin đầy đủ về chính sách phân chia đất và các lợi ích đi kèm, không được tham gia thảo luận thật sự hay sự tham gia của họ chỉ là hình thức, và rất nhiều hộ vẫn tiếp tục khai thác tàinguyên rừng, đồng thời mở rộng diện tích nương rãy của họ vào rừng. Thiếu bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng tàinguyênrừng của ngườidân cũng là một vấn đề nổi cộm ở những cộng đồng nghiên cứu. CHÍNH SÁCH PHÂNCẤPVÀ CUỘC SỐNG NGƯỜIDÂN Nghiên cứu không tìm thấy sự tác động trực tiếp nào của chính sách phâncấp tới điều kiện sống của người dân. Hai cộng đồng người Thái sống tại hai vùng khác nhau cũng không có sự khác biệt rõ ràng về phản ứng của họ đối với chính sách phân cấp. Nghiên cứu tìm ra có điều kiện kinh tế khác biệt giữa hai nhóm dân tộc khác nhau (người Thái vàngười Khơ Mú) sống tại hai cộng đồng khác nhau tại cùng một địa phương. Tại hai cộng đồng người Thái được nghiên cứu, việc phân chia đất rừng cho sản xuất giúp ổn định thu nhập và do đó việc bảo vệ rừng có tăng lên. Cụ thể, thu nhập của người Thái tăng lên do trồng nông sản để bán. Sự thông thạo tiếng phổ thông, gần thị trường, và hiểu biết tốt hơn về kinh tế thị trường đã giúp đỡ người Thái có được điều này. Ngược lại, người Khơ Mú gặp khó khăn trong giao tiếp với người ngoài, sống gần cộng đồng người H’mông và có bất đồng với cộng đồng này về hưởng dụng đất và chia sẻ lợi ích từ rừng. Do đó rừng thuộc cộng đồng này bị khai thác mạnh mẽ hơn. [...]... củng cố vững chắc hơn kế hoạch phân quyền Hiến pháp nêu rõ ngườidânvà các tổ chức địa phương cần phải tham gia vào quảnlý nguồn tàinguyên của họ Cả Đạo luật 1992 và Hiến pháp 1997 đều đề cao sự tham gia của ngườidântrongquảnlýrừngvà mở đường cho việc làm sáng tỏ vấn đề sử dụng đất và vai trò của ngườidântrongquảnlýrừng (Poffenberger 1999, dẫntrong Pratong trong Enters và cộng sự, 2000)... điểm nghiên cứu, chính sách phâncấptrong GĐGR hiện tại đã không thật sự thành công như mong đợi với mục đích bảo tồn nguồn tàinguyên rừng, nâng cao chất lượng rừng, và cải thiện cuộc sống vàsinhkế của ngườidân sống dựa vào rừng Do đó để đạt được mục đích quảnlývà bảo tồn tốt hơn tàinguyên rừng, và đem lại những sinhkế thay thế bền vững hơn cho ngườidân sống gần rừng, cần thiết phải có những... quá trình phân quyền và quá trình thực hiện nó trong quản lýtàinguyên rừng, đồng thời xác định phản ứng của ngườidân địa phương đối với chính sách phân quyền Nhóm nghiên cứu chọn ba cộng đồng, dựa vào tiêu chí địa lývàdân tộc, để tiến hành nghiên cứu So sánh sự giống và khác nhau trong thay đổi tàinguyênrừngvà ảnh hưởng của chính sách phân quyền tới cuộc sống của ngườidân của các cộng đồng... phẩm rừng sử dụng hàng ngày Đối với ngườidân cả nước nói chung vàngườidân miền núi nói riêng, rừng là một trong những nguồn thu nhập vàsinhkế của họ Rừng cũng đóng vai trò quantrọngtrong đời sống văn hoá của ngườidân Ví dụ của Raha (dẫn trong Guha, 1989) cho thấy rằng rừng có ảnh hưởng lớn đến đời sống tôn giáo và tinh thần Guha viết (1989:29): Sự phụ thuộc của ngườidân vùng núi vào tài nguyên. .. tài chính hay nguồn tài chính mà con người có như tiền tiết kiệm hoặc nguồn tín dụng cung cấp cho họ những lựa chọn sinhkế khác nhau Tàinguyênrừng cung cấp một vài dạng của các loại vốn cho ngườidân miền núi Chúng đóng góp đáng kể vào thu nhập của người dân, làm cho ngườidân trở nên giàu có hơn bằng cách cung cấp cho họ nguồn sản phẩm vànguyên liệu, bổ sung đầu vào cho hoạt động nông nghiệp và. .. biết rằng tàinguyên thiên nhiên nói chung vàtàinguyênrừng nói riêng chỉ có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu nếu như ngườidân địa phương tham gia vào bảo vệ các nguồn tàinguyên này cũng như được hưởng lợi trực tiếp từ chúng Dựa vào đó, một hình thức đồng quảnlý giữa Nhà nước vàngườidân địa phương đã được áp dụng và bước đầu đã thu được một số kết quả khả quantrong bảo vệ rừng Kiểu quảnlý này... triển, và quản lýtàinguyênrừng Cụ thể, cán bộ từ các đơn vị sau đã được chọn để thu thập thông tin: Chi cục Kiểm lâm (CCKL) và Hạt Kiểm lâm (HKL), Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở và Phòng NN&PTNT), Sở và Phòng Địa chính (Sở và Phòng ĐC, nay là Sở và Phòng Tàinguyênvà Môi trường - Sở và Phòng TN&MT), Phòng Thống kê (Phòng TK), và Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện và xã Ở cấp cộng... chức ở cấp thấp hơn trong một hệ thống có phâncấp chính trị-hành chính.” Mairi, Nathan và cộng sự (2002) đã tổng hợp lại một số các dạng thức phân quyền bao gồm phân quyền chính trị hay phân quyền dân chủ, phân quyền phi tập trung hay phân quyền hành chính, vàphân quyền tài chính Phân quyền chính trị hay phân quyền dân chủ xuất hiện khi quyền lực và nguồn lực /tài nguyên được chuyển giao cho những người. .. động quảnlýtàinguyênrừng ở các cộng đồng đã được thực hiện như thế nào? 2 Chính sách phân quyền tác động thế nào đến sự thay đổi tàinguyênrừng ở các vùng khác nhau? 3 Chính sách phân quyền có ảnh hưởng gì đến sinhkế của ngườidân địa phương? 4 Nội dung nghiên cứu Dựa trên những câu hỏi trên, nội dung nghiên cứu là: 1 Tìm hiểu quá trình thực hiện phân quyền trong quản lýtàinguyênrừng tại các... làm ví dụ: trách nhiệm quảnlýtàinguyên thiên nhiên, như được phân quyền cho Bộ Tàinguyênvà Môi trường (DENR), bị hạn chế tác dụng đối với hình thức quảnlýrừng cộng đồng, quảnlý lưu vực theo cộng đồng, và cả những khu vực vành đai xanh và công viên xanh (Mercado trong Enters và cộng sự, 2000) Mặt khác, việc thực hiện các điều luật bảo vệ rừng chống lại nạn khai thác gỗ lậu và các hoạt động khai . cao năng lực cho Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp trong nghiên cứu phát triển miền núi Việt Nam. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của Trung tâm Sinh. Phân quyền nhiều hơn 77 2.2. Tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân 77 2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 5 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG 1 - CÁC. Khoa Đất và Môi trường, ĐHNN I 3 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG 5 DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ 6 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ 6 DANH SÁCH CÁC HỘP 6 CÁC TỪ VIẾT TẮT 7 TÓM TẮT 8 I. ĐẶT VẤN