Xã Chiềng Hặc và Bản Huổi Toi

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 33 - 35)

IV. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1. Xã Chiềng Hặc và Bản Huổi Toi

1.1. Xã Ching Hc

Chiềng Hặc là một xã rất nghèo. Nó là một trong 14 xã của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam.5 Nó nằm cách trung tâm tỉnh 64 km và cách Hà Nội khoảng 260 km về phía Tây Bắc. Xã Chiềng Hặc bao gồm 16 bản phân bố rải rác trên độ cao 800-900m so với mực nước biển (Báo cáo Thống kê tỉnh Sơn La, 2003).

Năm 2002, xã Chiềng Hặc có tổng số dân là 3.879 khẩu với 758 hộ gia đình, trong đó 1.362 người trong độ tuổi lao động. Đây là nơi sinh sống của bốn nhóm dân tộc, dân tộc Thái có 3.101 khẩu chiếm 80%, dân tộc H’mông có 466 khẩu chiếm 12%, dân tộc Kinh chiếm 4% với 156 khẩu và dân tộc Xi Mun cũng chiếm 4% (Báo cáo Thống kê xã Chiềng Hặc, 2003).

Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Chiềng Hặc có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm, nhiệt độ trung bình là 21,30C. Nhiệt độ thấp nhất xuống đến 1,70C vào tháng 1 hoặc tháng 2 trong khi đó nhiệt độ cao nhất lên tới 40.50C vào tháng 5 hoặc tháng 6. Từ

tháng 3 đến tháng 5, Chiềng Hặc chịu ảnh hưởng nặng nề của gió mùa khô và nóng thổi từ phía Tây, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên nguy cơ cháy rừng rất cao (Báo cáo Thống kê huyện Yên Châu, 2003).

Tổng diện tích đất tự nhiên của Chiềng Hặc là 8.957 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.242 ha chiếm 13,87%, diện tích đất rừng là 3.670 ha chiếm 40,97%, phần còn lại là diện tích

đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng chiếm 43,36% với 3.883 ha. Trong 1.242 ha diện tích đất nông nghiệp có 966 ha diện tích nương rãy và khoảng 50 ha diện tích lúa nước. Hầu hết, phần diện tích đất chưa sử dụng trước đây là đất rừng nhưng đã bị khai hoang để phục vụ cho mục

đích sản xuất nông nghiệp (Báo cáo Thống kê huyện Yên Châu, 2000). Do diện tích đất lúa nước trên đầu người quá thấp (khoảng 130m2/người) nên diện tích lúa nước của xã không đáp ứng đủ

nhu cầu lương thực cơ bản của người dân địa phương. Điều này phần nào giải thích nguyên nhân tại sao người dân nơi đây vẫn sống phụ thuộc vào việc canh tác nương rãy và khai thác sản phẩm rừng.

Về sản xuất nông nghiệp, cây trồng ở xã Chiềng Hặc tương đối đa dạng, bao gồm các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn; cây công nghiệp như chè, mía, đỗ tương, lạc; và cây ăn quả như

vải, nhãn, mận, đào, xoài. Xoài của Chiềng Hặc tuy quả nhỏ hơn so với xoài của các vùng khác nhưng được xem là loại quả nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam do hương vịđặc biệt của nó. Phần lớn đất nương rãy nơi đây chủ yếu được sử dụng để trồng ngô. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã mang tíng định hướng thị trường rõ hơn.

Chăn nuôi khá phát triển ở xã Chiềng Hặc, ngoài việc phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, ngựa, dê và chăn nuôi gia cầm, nghề cá cũng được người dân Chiềng Hặc chú trọng.

Trong những năm gần đây, dịch vụ khuyến nông đã đến với từng thôn bản. Cán bộ khuyến nông của huyện và tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho người dân địa phương. Các lớp tập huấn này còn đào tạo một số người nông dân tiêu biểu trở

thành những cán bộ khuyến nông cấp thôn bản (Phỏng vấn trực tiếp, 2003).

1.2. Bn Hui Toi

Huổi Toi là một trong 16 bản của xã Chiềng Hặc. Bản nằm cách trung tâm xã khoảng 1 km và là nơi sinh sống của 41 hộ gia đình với 192 khẩu (trung bình một gia đình có 4,6 khẩu). Nếu so sánh với hai địa điểm nghiên cứu tại vùng Bắc Trung Bộ là Na Bè có 132 hộ với 726 khẩu và Xiêng Hương có 81 hộ với 394 khẩu thì xã Chiềng Hặc có quy mô dân số nhỏ nhất. Dân cư của bản đều là người Thái và họđã định cưởđây từ rất lâu đời. Tất cả các hộ gia đình đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp và khai thác sản phẩm rừng (Báo cáo Thống kê xã Chiềng Hặc, 2003). Theo số liệu thống kê của bản Huổi Toi (2003), tổng diện tích đất tự nhiên của bản chỉ khoảng 254 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp gần 96 ha chiếm 37,78%, diện tích đất rừng là 133 ha chiếm 52,38%, diện tích đất chuyên dùng là 13,36 ha chiếm 5,26%, phần còn lại là diện tích đất chưa sử dụng chiếm 4,58% tức 11,64 ha. Trong tổng số 96 ha đất nông nghiệp có 84,2 ha đất nương rãy, phần đất trước đây được phân loại là đất rừng (Bảng 3). Huổi Toi là một trong 13 bản của xã Chiềng Hặc có hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào canh tác trên đất dốc do diện tích lúa nước quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân địa phương. BẢNG 3 - CÁC LOẠI ĐẤT TẠI BẢN HUỔI TOI Hạng mục Diện tích (ha) Phần trtổng săm so vố ới I- Đất nông nghip 95,95 37,78 1. Đất nương rãy 84,20 33,15 2. Đất trồng cây ăn quả và bông 8,90 3,50 3. Đất lúa nước 2,85 1,13 II- Đất rng 133,05 52,38 1. Rừng phòng hộ 96,05 37,82 2. Rừng sản xuất 29,50 11,61 3. Rừng trồng mới 7,50 2,95 III- Đất chuyên dùng (đất th cư, đường xá, nghĩa địa) 13,36 5,26 IV- Đất chưa s dng (sông/sui) 11,64 4,58 Tổng 254,00 100,00

Nguồn: Báo cáo Thống kê bản Huổi Toi, 2003.

Tuy nhiên, trong những năm qua, với chiến lược phát triển đúng hướng ngành chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình của Huổi Toi đã khấm khá hơn rất nhiều. Hiện nay, Huổi Toi có sốđầu gia súc tương đối lớn bao gồm 37 con trâu, 79 con bò, 80 con lợn và 850 con gà và

vịt. Không giống như hai điểm nghiên cứu Na Bè và Xiêng Hương, người dân ở Huổi Toi chủ

yếu trồng ngô trên nương thay cho việc trồng lúa nương hoặc sắn. Năm 2003, diện tích ngô là 64,35 ha chiếm 76,4% trong tổng số 84,2 ha diện tích đất nương rãy và tỷ lệ này vẫn giữ nguyên cho đến nay. Ngô đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Nhờ vậy, năm 2004, Huổi Toi có 30 hộ khá, 10 hộ trung bình và chỉ còn một hộ nghèo (Báo cáo Hàng năm Bản Huổi Toi, 2004).

Sau năm 1990, hệ thống canh tác của người Thái cũng nhưđiều kiện sống của họ có sự thay đổi rõ rệt. Trước năm 1990, cây trồng chính ở Huổi Toi là lúa nương, phần lớn diện tích đất được sử

dụng cho canh tác nương rãy, số đầu gia súc còn ít. Vào những năm cuối của thập niên 90, do sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo định hướng thị trường, người dân đã đa dạng hoá thu nhập của họ bằng nhiều nguồn thu khác nhau như ngô, chăn nuôi gia súc, cây ăn quả (vải, nhãn, xoài), và cá, trong đó ngô là nguồn thu nhập chính.

Huổi Toi có một con sông lớn, sông Yên Châu, chảy qua bản dọc theo Quốc lộ 6 (Quốc lộ này nối liền bản với trung tâm xã về phía Tây và vùng đồng bằng sông Hồng về phía Đông). Đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của bản đồng thời tạo

điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và đi lại bằng đường thuỷ của người dân địa phương. Năm 1998, được sự hỗ trợ của Nhà nước, bản đã khoan bốn cái giếng nhằm cung cấp nước sạch cho người dân địa phương nhưng do các giếng này cách xa nhà nên họ chỉ dùng nước

đó để nấu ăn và uống, còn nước dùng cho nhu cầu tắm giặt vẫn là nước sông. Một số hộ gia đình thậm chí còn sử dụng nước sông để ăn. Hiện nay, do việc mở rộng Quốc lộ 6 nên nước sông

đang bị ô nhiễm do bụi, xói mòn và rửa trôi đất.

Tất cả các hộ gia đình trong bản đều đã có điện. Hầu hết các hộđều có tivi, đài, quạt và xe máy. Những người dân trong bản cho biết rằng họ mua những vật dụng đó chủ yếu bằng tiền bán ngô (Phỏng vấn trực tiếp, 2004).

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)