V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG:
6. Giao đất giao rừng ở bản Xiêng Hươ ng
2.2. Tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân
Thiếu lương thực và thu nhập thấp là hai trong số những lý do khiến người dân vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên rừng và canh tác nương rãy một cách không bền vững (canh tác trên đất quá dốc, thời gian bỏ hóa quá ngắn,v.v…). Do đó, Nhà nước nên chú ý hơn nữa tới sinh kế của họ--những người sống dựa vào rừng--hơn là tập trung quá nhiều vào bảo vệ tài nguyên rừng. Cung cấp
nguồn sống/sinh kế khác cho người dân là cách hiệu quả nhất giúp giảm áp lực lên tài
nguyên rừng. Phân chia những khu nương rãy luân canh cốđịnh cho người dân địa phương đã là
một giải pháp tốt cần tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh, nhưng như thế vẫn chưa đủ khi mà gia súc (trâu, bò) của họ--nguồn dự trữ vô cùng quan trọng trong trường hợp gặp thiên tai, bệnh tật bất thường--vẫn chưa có được một nơi chăn thả hợp pháp. Để giúp người dân có được thu nhập ổn
định cho cuộc sống của họ trong điều kiện đất nông nghiệp/chăn thả vùng núi hạn hẹp, Nhà nước cũng nên xác định những khu vực rừng cụ thể cho phép người dân chăn thả gia súc.
Và trong trường hợp các nguồn sinh kế thay thế chưa được cung cấp đầy đủ, Nhà nước cần phải
đưa ra những quy định rất cụ thể về những loại lâm sản nào, số lượng bao nhiêu,… người dân
địa phương được phép sử dụng trong mỗi giai đoạn nhất định. Cách làm này sẽ giúp đảm bảo cho người dân có thêm các nguồn thu, đặc biệt là đối với người nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và các hoạt động khác, và các hộ thiếu lao động.
Tương tự như vậy, rất nhiều các dự án phát triển cộng đồng được Nhà nước đầu tư, do bị can thiệp và quản lý bởi nhiều đơn vị, nhiều cấp, đã bị thất thoát và thực hiện chậm. Do đó nghiên cứu đề xuất nên tối thiểu hóa sự can thiệp của các đơn vị trung gian và nên tổ chức thực hiện trực tiếp với các cộng đồng được đầu tư. Làm như vậy sẽ tránh được những chi phí trung gian không
đáng có, hiệu quả của các dự án sẽ cao hơn, và người dân sẽđược hưởng lợi nhiều hơn.
2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng
Trên thế giới, mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cộng đồng (CBFM) đã được chứng minh là thành công trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng và giúp đảm bảo về sinh kế
hơn cho người dân sống dựa vào rừng. Và quan trọng hơn, mô hình này giúp mang lại sự tham gia bình đẳng của tất cả các thành viên trong cộng đồng trong việc đóng góp sức lực cũng như
hưởng lợi từ việc quản lý tài nguyên hiệu quả. Đây chính là một cách khiến người dân có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động liên quan đến cuộc sống/sinh kế của họ. Nó làm giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với tài nguyên và trong chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên (Quang, 2003).
Ascher (1995:83-86) nhận định:
“Tổ chức cộng đồng thường là cách tốt nhất để vượt qua sự ích kỷ cá nhân, sự áp đặt, và sự thiếu khả năng thi hành những quy định--những hạn chế chủ yếu dẫn tới sự thất bại trong nỗ lực quản lý rừng; đó là tổ chức hiệu quả nhất đối với việc xác định và duy trì các quyền của cá nhân và hộ gia đình trong một cộng đồng… Những tổ chức cộng đồng có thể thường xuyên tìm ra những điểm mạnh tích cực trong mối quan hệ
của cộng đồng với Nhà nước (cả Nhà nước Trung ương và Nhà nước Địa phương),
đặc biệt khi Nhà nước ít quan tâm đến những gì cộng đồng muốn và cần.”
Hơn thế, một cơ sở pháp lý đã hình thành cho việc mở rộng và tăng cường vai trò của tổ chức cộng đồng địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên địa phương. Điểm 3, Điều 9 Luật Đất
đai 2003 đã chỉ rõ: “Người sử dụng đất bao gồm cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương
tự có cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họđược Nhà nước giao đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất.”Điều này có nghĩa là Luật đã hoàn toàn và chính thức công nhận sự tồn tại của cộng đồng và hệ thống hưởng dụng truyền thống của nhóm dân tộc thiểu số. Mô hình quản lý rừng dựa trên cộng đồng, do đó thật sự đã có vị trí trong hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên. Và sự mở rộng và giao quyền nhiều hơn tới tổ chức cộng đồng này sẽ giúp giải quyết những vấn đến xã hội nhạy cảm tốt hơn, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực từ bên ngoài cộng đồng, như những ảnh hưởng của lối tư duy áp đặt từ trên xuống.
Hiện tại ở Việt Nam, một tổ chức hay một mô hình lâm nghiệp cộng đồng nên được phát triển để
thay thế mô hình lâm nghiệp cá thể hiện tại, và cái gọi là “lâm nghiệp bán cộng đồng” (như cách mà nhiều nơi ở Việt Nam đang làm: cán bộ chuyên trách làm việc với những người nhận đất rừng thông qua trưởng nhóm). Đây là một cơ hội tốt nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, giúp đời sống người dân sống dựa vào rừng đảm bảo hơn, bằng cách áp dụng mô hình quản lý rừng dựa trên cộng đồng—một mô hình dựa vào kiến thức bản địa, khuyến khích sự tham gia
tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng, thông qua tổ chức cộng đồng.
Những tổ chức như thế thực tếđã xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù ở quy mô nhỏ. Ở tỉnh Nghệ An
đã có một số mô hình quản lý rừng dựa trên cộng đồng. Những mô hình này được thiết lập bởi chính người dân bản địa và không hề có sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. Chúng được đánh giá là bền vững và không có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Trong số này có 6 mô hình được cho là bền vững nhất thuộc hai nhóm dân tộc là Thái và Đan Lai (Lân, 1999). Tương tự, ở tỉnh Sơn La có khu rừng cộng đồng bản Khuổi Qua, xã Xiêng Láng, huyện Yên Châu của đồng bào Thái (Lung và Anh, 2001). Các mô hình quản lý rừng cộng đồng/lâm nghiệp cộng đồng như thế có thể
dễ dàng tìm thấy tại nhiều địa phương miền núi trong cả nước.
Và trên thế giới cũng đã có rất nhiều mô hình quản lý rừng dựa trên cộng đồng được thiết lập với sự trợ giúp từ bên ngoài, và đã được chứng minh là khá hiệu quả và bền vững. Cho dù ở dạng nào (có hay không có hỗ trợ từ bên ngoài), mô hình quản lý tài nguyên dựa trên cộng đồng
cũng cần được khuyến khích áp dụng tại Việt Nam nhằm nâng cao vai trò hiệu quả của cộng
đồng địa phương trong quản lý và bảo tồn tài nguyên của chính họ, bằng cách riêng của họ,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agrawal, Arun. Regulatory Community: Decentralization and the Environment in the Van Panchayats (Forest Councils) of Kumaon. Mountain Research and Development. Vol. 21 No. 3. August 2001:208-211. (Phân quyền và môi trường ở Van Panchayats, Kumaon).
Ascher, William. Communities and Sustainable Forestry in Developing Countries. San Francisco, California: Institute for Contemporary Studies Press, 1995. (Cộng đồng và lâm nghiệp bền vững ở các nước đang phát triển).
Báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, 2003 và 2004. Báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, 2003 và 2004.
Báo cáo đánh giá nhanh nông thôn bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, 2004.
Báo cáo hàng năm, UBND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2002 và 2003.
Báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, 2002, 2003 và 2004. Báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2002, 2003 và 2004. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, 2003 và 2004.
Báo cáo Thống kê bản Huổi Toi, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2003 và 2004. Báo cáo Thống kê bản Na Bè và Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ
An, 2003.
Báo cáo Thống kê huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, 2002 và 2004. Báo cáo Thống kê huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2003.
Báo cáo Thống kê tỉnh Sơn La, 1999, 2003 và 2004. Báo cáo Thống kê tỉnh Nghệ An, 2002, 2003 và 2004.
Báo cáo Thống kê xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2003.
Báo cáo Thống kê xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, 2003 và 2004. Bộ NN&PTNT. Báo cáo hàng năm 1998.
Cleaver, Frances. Moral Ecological Nationality, Institutions and the Management of Common Property Resources. In Development and Change. Hague. Blackwel Publishers, March 2000. (Sinh thái tinh thần, thể chế và quản lý tài nguyên công cộng).
Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng. Ethnic Minorities in Vietnam. The Gioi Publishers, Hanoi, Vietnam, 2000. (Các dân tộc thiểu sốở Việt Nam).
Department for International Development (DFID). Sustainable Livelihoods. London. DFID, 1998. (Sinh kế bền vững).
Đỗ Đình Sâm và Lê Quang Trung. Forest Management System and Participatory Forest Management in Vietnam. Forest Science Institute of Vietnam, 1999. (Hệ thống quản lý
Donavan, Deanna; Rambo, Terry; Fox, Jefferson; Cuc, Le Trong; and Vien, Tran Duc. Development Trends in Vietnam's Northern Mountain Region: An Overview and Analysis. Volume 1. Hanoi. National Publishing House, 1997. (Xu hướng phát triển miền núi phía
Bắc Việt Nam: Tổng quan và phân tích).
Enters, Thomas; Durst, Patrick B.; and Michael Victor (Eds.). Decentralization and Devolution of Forest Management in Asia and the Pacific. RECOFTC Report No. 18 and RAP Publication, January 2000. Bangkok, Thailand, 2000. (Phân quyền và ủy thác đối với quản
lý rừng ở châu Á-Thái Bình Dương).
FAO. World Agriculture: Towards 2000. London: Belhaven Press, 1988. (Nông nghiệp thế giới:
Hướng tới năm 2000).
FAO--The Food and Agriculture Organization of the United Nations. A History of Decentralization. http://www.ciesin.org/decentralization/English/General/history_fao.html.
2002. (Lịch sử phân quyền).
Gibson, Clark; McKean, Margaret; and Ostrom, Elinor (Eds.). People and Forests. Communities, Institutions, and Governance. London: Massachusetts Institute of Technology, 2000. (Con người và rừng: Cộng đồng, thể chế và quản lý điều hành).
Guha, Ramachandra. The Unquiet Woods: Ecological Change and Peasant Resistance in the Himalaya. Berkeley. University of California Press, 1989. (Gỗ: Thay đổi sinh thái và sự
phản đối của nông dân ở Himalaya).
Gunawan, Rimbo. Power, Meaning and Forest Conservation in the Gunung Halimun National Park, West Java, Indonesia. MA Thesis. Manila. Ateneo de Manila University, 2000.
(Quyền lực, ý nghĩa và bảo tồn rừng ở rừng quốc gia Gunung Halimun, Inđônêxia).
Hoàng Hữu Cải. The Final Technical Report of the Project for Community-based Natural Resources Management in the Upland Vietnam: The Case of Kado Village. Ho Chi Minh City, Vietnam: University of Agriculture and Forestry, 1997. (Báo cáo khoa học dự án
quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng ở miền núi Việt Nam).
http://en.wikipedia.org/wiki/Provinces_of_Vietnam, 2005.
http://www.orient-tours.nl/ethnics%20part8.html. The Thai. Aug. 14, 2002. (Người Thái).
Johnson, Webster and Barlowe, Raleigh. Land Problems and Policies. New Work. McGraw-Hill Book Company INC, 1954. (Vấn đề vềđất và chính sách).
Jorgensen, Bent; Bergstedt, Cecilia; Thao, Do Phuong; and Dung, Nguyen Quang. Decentralization in Northern Vietnam: Village Development Funds in the Mountain Rural Development Program. In Institutions, Livelihoods and the Environment: Change and Response in Mainland Southeast Asia. Nordic Institute of Asian Studies, Denmark 2001.
(Phân quyền ở phía Bắc Việt Nam: Quỹ phát triển thôn bản trong chương trình phát triển
nông thôn miền núi).
Khoán 10: Phân chia đất Nông nghiệp cho các hộ gia đình, 1988.
Knox, Anna, and Meinzen-Dick, Ruth. Collective Action, Property Rights, and Devolution of Natural Resource Management: A Conceptual Framework. Workshop Document, 2001.
(Hành động tập thể, quyền sở hữu tài sản và trao quyền trong quản lý tài nguyên thiên
nhiên: Khung khái niệm).
Kun, Zhang. Issues Relating to the Reform of Forest Management in China. In Decentralization and Devolution of Forest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Victor. ECOFTC Report No. 18 and RAP Publication January 2000. Bangkok, Thailand, 2000. (Những vấn đề liên quan đến cải cách trong quản
Lai, Chun K.; Catacutan, Delia; and Mercado, Agustin R. A Policy Breakthrough: the Case of Krui Agroforest in Decentralizing Natural Resources Management: Emerging Lessons from ICRAF Collaboration in Southeast Asia. In Decentralization and Devolution of Forest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Victor. ECOFTC Report No. 18 and RAP Publication January 2000. Bangkok, Thailand, 2000. (Phân tích chính sách: Trường hợp nông lâm kết hợp Krui về phân quyền
quản lý tài nguyên thiên nhiên).
Lê Duy Hùng. Some Issues of Fixed Cultivation and Sedentarization of Ethnic Minority People in Mountainous Areas of Vietnam. In The Challenges of Highland Development in Vietnam. Edited by T.A. Rambo, R.R. Reed, L.T. Cuc, and M.R. Digregorio. Honolulu: East-West Center, 1995. (Một số vấn đề về chương trình định canh định cư với người dân
tộc thiểu sốở vùng núi Việt Nam).
Luật Đất đai 2003. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, Việt Nam, 2003.
Mairi, Dupar and Nathan, Badenoch with Đặng Thanh Hà; Hoàng Hữu Cải; Lê Văn An; Nguyễn Quang Dũng, Phạm Thị Hương; Sith, Sam Ath; Trần Đức Viên; and Zuo, Ting. Environment, Livelihoods, and Local Institutions: Decentralization in Mainland Southeast Asia. World Resources Institute. 2002. (Môi trường, sinh kế và thể chếđịa phương: Phân
quyền ởĐông Nam Á).
Maxwell, Daniel; Wiebe, Keith. Land Tenure and Food Security: Exploring Dynamic Linkages in Development and Change. Hague. Blackwell Publishers, 10/1999. (Hưởng dụng đất và
an ninh lương thực: Xem xét sự liên kết động trong thay đổi và phát triển).
Mercado, Elmer S. Decentralization and Devolution of Forest Management in the Philippines: Uneasy Steps to Institutional Maturity. In Decentralization and Devolution of Forest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Victor. ECOFTC Report No. 18 and RAP Publication 2000/1. Bangkok, Thailand, 2000. (Phân quyền và trao quyền trong quản lý rừng ở Philíppin: Những bước khó khăn để
hoàn thiện thể chế).
Myers, Norman. Deforestation Rates in Tropical Forests and Their Climate Implications. London, 1989. (Tốc độ mất rừng nhiệt đới và tác động của thời tiết).
Nghịđịnh 01/CP: Quy định Thực hiện Phân chia Đất đai trong các Lâm trường Quốc doanh tới Tổ chức, Hộ gia đình và Cá nhân Sử dụng Ổn định, Lâu dài cho Mục đích Nông nghiệp, Nuôi trồng Thủy sản, và Lâm nghiệp.
Nghịđịnh 02/CP: Quy định Thực hiện Phân chia Đất Lâm nghiệp cho Tổ chức, Hộ gia đình và Cá nhân Sử dụng Ổn định, Lâu dài cho Mục đích Lâm nghiệp. 1994.
Nghịđịnh 163/NĐ-CP: Phân chia và Cho thuê Đất Lâm nghiệp cho Tổ chức, Hộ gia đình và Cá nhân Sử dụng Ổn định, Lâu dài cho Mục đích Lâm nghiệp. 1999.
Nghịđịnh 64/CP: Quy định Phân chia và Cho thuê Đất Nông nghiệp cho Hộ gia đình và Cá nhân Sử dụng Ổn định, Lâu dài cho Mục đích Nông nghiệp. 1993.
Nghịđịnh 77/CP: Quy định về các hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định bảo vệ và quản lý rừng. 1996.
Nguyễn Ngọc Lung và Lê Ngọc Anh. Khảo sát về Lâm nghiệp Cộng đồng và Chính sách Lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu. Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà. Hội thảo Quốc gia về Khuôn khổ Chính sách hỗ trợ cho Quản lý rừng Cộng đồng ở Việt Nam. Hà Nội, 11/2001.
Nguyễn Văn Thắng. The H’mong and Dao Peoples in Vietnam: Impact of Traditional Socioeconomic and Cultural Factors on the Protection and Development of Forest
Resources. In The Challenges of Highland Development in Vietnam. Edited by T. A. Rambo, R.R Reed, L.T. Cuc, and M.R. Digregorio. Pp.101-119. Honolulu: East-West Center, 1995. (Người H’mông và Dao ở Việt Nam: Tác động của các nhân tố văn hóa-kinh tế-xã hội truyền thống tới bảo vệ và phát triển rừng).
Nguyễn Vinh Quang. State Policies and Forest Resource Use in a Vietnamese Mountain Community. Luận văn Thạc sỹ, ĐH Ateneo de Manila, Philíppine, 2003. (Chính sách Nhà
nước và việc sử dụng tài nguyên rừng ở 1 cộng đồng miền núi Việt Nam).
Nygren, Anja. Development Discourses and Peasant-Forest Relations: Natural Resource Utilization as Social Process. In Development and Change. Hague. Blackwel Publishers, January 2000. (Diễn đàn phát triển và mối quan hệ rừng-người nông dân: Sử dụng tài
nguyên thiên nhiên như một quá trình xã hội).
Peluso, Nancy Lee. Rich Forest, Poor People: Resource Control and Resistance in Java. Berkeley. University of California Press, 1992. (Rừng giàu, người nghèo: Quản lý tài
nguyên và sự phản đối tại Java).
Phạm Văn Hội. Swidden Farming and Government Policies on Agricultural Development: A Case Study of an Upland Community in Northern Vietnam. Luận văn Thạc sỹ, ĐH Ateneo de Manila, 2001. (Canh tác nương rãy và chính sách của Nhà nước trong phát triển nông