1. Người Thái
Dân tộc Thái có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 1,5 % dân số Việt Nam. Phần lớn họ sống tại các tỉnh miền núi Tây Bắc (như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình) và Nghệ An. Người Thái ở
Việt Nam còn được gọi là Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng, Pu Thay, v.v.. (Vạn và cộng sự, 2000).
Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Thái có những sự khác biệt đặc trưng về văn hoá và tín ngưỡng. Ví dụ, họ cũng có những ngày lễ riêng trong những dịp như năm mới và mùa vụ. Lễ hội là dịp người dân có cơ hội mặc quần áo truyền thống và tham gia vào các hoạt
động vui chơi giải trí thông qua các bài hát và điệu múa dân gian.
Trong quá khứ, lễ hội của người Thái có tầm quan trọng hơn bây giờ. Hàng năm, theo phong tục, các sự kiện như cưới hỏi, dựng nhà hay thậm chí tang lễ cũng có nghĩa là tổ chức một bữa tiệc lớn, mổ trâu, bò và lợn để mời tất cả thành viên trong bản tham gia. Tuy nhiên, những dịp như
thế thường làm cho một số hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo trở nên khánh kiệt. Ngày nay, người dân đã trở nên thực tế hơn. Những dịp tiệc tùng chỉ mời họ hàng, bạn bè và hàng xóm thân thiết (Quang, 2003).
Người Thái từ lâu đã sống dựa vào canh tác lúa nước. Trong nghề trồng lúa, người Thái rất giỏi về tưới tiêu, họ có trình độ khá cao trong việc xây dựng các hệ thống nước tưới với những
mương, phai, lái, lín, cọn nổi tiếng. Họ cũng nuôi thú và làm đồ gốm. Họ thường sống ở vùng
đất thấp ven thung lũng với đất đai màu mỡ và có điều kiện tiếp cận thị trường cũng như nguồn nước. Tuy nhiên, do thiếu lương thực, họ đã kết hợp trồng cả lúa nước dưới thung lũng và lúa nương trên sườn đồi để bổ sung cho nguồn lương thực và thu nhập của mình. Lúa nương, ngô, sắn, khoai lang và bí ngô là cây trồng chính trên nương của người Thái.
Người Thái chiếm đa số tại hai xã được tiến hành nghiên cứu. Tất cả những người Thái tại hai bản nghiên cứu đều có thể nói được tiếng phổ thông, điều này giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với thế giới bên ngoài.
2. Người Khơ Mú
Dân tộc Khơ Mú chỉ có khoảng 43.000 người, chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dân số Việt Nam. Người Khơ Mú sống chủ yếu ven biên giới Việt-Lào tại một số tỉnh như Lai Châu, Nghệ
An. Cũng có một số ít người sống ở Yên Bái. Người Khơ Mú ở Việt Nam còn được gọi là Xá Cẩu, Khá Klậu, Tênh, Pu Thênh, Tày Hạy, và Việt Cang (Vạn và cộng sự, 2000).
Cách sống của người Khơ Mú rất khác so với người Thái. Người Khơ Mú từ lâu sống dựa vào canh tác nương rãy với lúa nương là cây trồng chính. Nếu như người Thái đã thích nghi hơn với nền kinh tế thị trường thì người Khơ Mú vẫn giữ cách thức canh tác truyền thống tự cung tự cấp là chính. Vì thế, họ thường sinh sống tại những vùng vẫn còn rừng để có thể có đất để mở rộng canh tác nông nghiệp, mặc dù những khu vực này có thể xa trung tâm buôn bán. Một trong những lý do khiến người Khơ Mú ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài là không có nhiều người Khơ