Chương trình 661

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 27 - 29)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4. Các chương trình bổ sung liên quan đến rừ ng

4.2. Chương trình 661

Các Quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg được ban hành lần lượt vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chương trình trồng rừng quốc gia, thường được gọi là Chương

trình 661, hay Chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Chương trình này thực chất là nối tiếp Chương trình 327.

Chương trình có 3 mục tiêu cơ bản: (1) trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm tăng diện tích che phủ

của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010 (Bộ NN&PTNT, 1998:9-10). Điều này góp phần vào bảo vệ môi trường, giảm thiên tai, tăng lượng nước, bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học; (2) sử dụng đất trống như một công cụ sản xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; định canh định cư; tăng thu nhập của người dân tại các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, quốc phòng và an ninh, đặc biệt tại khu vực biên giới; và (3) cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, củi và các sản phẩm rừng khác cho nhu cầu trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại, mục tiêu của chương trình này nhằm biến rừng thành một nguồn đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi.

Những hướng dẫn thực hiện Chương trình thể hiện được những điểm tích cực của chương trình và đã được lên kế hoạch cụ thể. Dự kiến diện tích rừng trồng mới được chia thành 3 loại như sau: Rừng phòng hộ: Khoảng 1 triệu ha rừng sẽđược khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung tại các khu vực cần thiết.

Rừng đặc dụng: Khoảng 1 triệu ha rừng mới sẽđược phục vụ cho các mục đích bảo vệở các khu vực xung yếu như đầu nguồn nước, khu vực đất xói mòn ven biển và những khu vực cần khôi phục hệ sinh thái. Những hoạt động này được tập trung tại các vùng miền núi phía bắc nơi có độ

che phủ rừng thấp và khu vực hay có lũở miền trung, trong đó có tỉnh Nghệ An.

Rừng sản xuất: Bao gồm 3 triệu ha trong đó khoảng 2 triệu ha cây rừng của các hộ như cây keo, tre, thông và bạch đàn cùng với một số cây có giá trị kinh tế cao hoặc được dùng cho các mục

đích đặc biệt. Diện tích còn lại sẽđược dùng cho các loài cây công nghiệp mang tính thương mại như cao su, chè, cà phê, cây thuốc và cây ăn quả.

Chương trình sẽđược thực hiện thông qua các dự án có sự tham gia của người dân địa phương. Quyết định 661/QĐ-TTg nêu rõ “Nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hưởng lợi ích từ nghề rừng…”

Việc phân bổ quỹ cũng tương tự như Chương trình 327, bao gồm cả các tiêu chí được đặt ra cho việc chi trả các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Ví dụ, những hộ chăm sóc rừng đặc dụng và rừng phòng hộđược trả 50.000 đồng/năm/ha. Với những hoạt động như trồng mới rừng, đặc biệt trong các khu vực cần khôi phục hệ sinh thái thì còn có thểđược trả cao hơn (khoảng 2 triệu

đồng/ha).

Việc giải quyết thủ tục giao đất giao rừng và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “các tổ

chức, hộ gia đình và cá nhân” cũng được đặc biệt quan tâm. Công việc này được dự định hoàn thành vào cuối năm 2000 (theo Nghịđịnh 24/1999/CT-TTg).

Tuy nhiên, liệu các chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất của người dân có giúp tạo ra sinh kế bền vững cho người dân miền núi không? Làm thế nào mà những chính sách này làm cho người dân chuyển từ canh tác nương rãy tự cung tự cấp sang định canh? Sự chuyển

đổi này đã làm thay đổi đời sống của người dân như thế nào? Hệ thống canh tác nào đã xuất hiện trong hệ thống sử dụng đất mới được hình thành từ các chính sách vềđất đai? Trước khi trả lời các câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng nhau xem xét phản ứng của người dân đối với những chính sách này như thế nào.

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)