Phản ứng của nguời dân đối với chính sách phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 29 - 32)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5.Phản ứng của nguời dân đối với chính sách phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên

Những chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của người dân đến tài nguyên rừng đã tạo ra hai loại phản ứng chính của người dân địa phương là

ủng hộ và không ủng hộ.

5.1. ng h

Khái niệm bảo tồn rừng bao hàm cả quản lý bền vững đã được chấp nhận ở rất nhiều nước phát triển như Mỹ hoặc Canada. Những khái niệm này được đưa vào trong các chính sách ở cấp độ

quốc gia và quốc tế đã đạt được một số thành công nhất định. Tại châu Á, những trường hợp thành công có thể kểđến là Ấn Độ, Thái lan và Malaysia. Các quốc gia này đã xây dựng và thực hiện một số các chương trình, chính sách nhằm biến những người canh tác nương rãy du canh thành những người canh tác định canh. Ở Việt Nam, chính sách định canh định cư cũng được thực hiện nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội miền núi. Nhờ vào những chính sách này, theo Hùng (1995), phá rừng đã giảm hoặc ngừng hẳn tại những vùng dự án, đồng thời điều kiện kinh tế xã hội cũng như cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện rõ rệt. Rất nhiều diện tích đất đã được phủ xanh. Khoảng 660.000 người canh tác nương rãy đã áp dụng phương thức định canh. Hơn thế, các chính sách của Nhà nước cũng đã tạo động lực cho người dân tiến hành trồng các cây để thu lời như cây quế hay các loài cây có giá trị cao khác. Hùng (1995) cũng dự đoán rằng thành công của chương trình định canh định cư là sẽ định cư được cho 3 triệu người đồng thời chấm dứt sự suy thoái rừng. Điều kiện sống của người dân cũng được nâng cao cùng lúc với diện tích che phủ của rừng sẽ tăng trong khoảng 9-10% đến 25- 40% vào năm 2000.

Tuy nhiên, thành công trong bảo vệ rừng và nâng cao đời sống của người dân không thể đạt

được nếu như chỉ có sự tham gia của Nhà nước từđầu đến cuối. Sựđóng góp của các bên có liên quan, đặc biệt là người dân địa phương, cũng rất quan trọng. Để có được sự giúp đỡ này, các chính sách phải cố gắng thu hút sựủng hộ của người dân đối với các lợi ích của quốc gia.

Chúng ta biết rằng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng chỉ có thểđược bảo vệ một cách hữu hiệu nếu như người dân địa phương tham gia vào bảo vệ các nguồn tài nguyên này cũng như được hưởng lợi trực tiếp từ chúng. Dựa vào đó, một hình thức đồng quản lý giữa Nhà nước và người dân địa phương đã được áp dụng và bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan trong bảo vệ rừng. Kiểu quản lý này đã đưa ra một hình thức cộng tác mới giữa những bên có liên quan và đầu tư tại địa phương trong bảo vệ rừng. Nó đồng thời cũng cung cấp một khuôn khổ nhằm kết hợp những giá trị và nhu cầu của các nhóm vào trong một hệ thống quản lý chức năng. Hình thức đồng quản lý này giúp xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và liên minh giữa người dân địa phương và các cán bộ Nhà nước (Poffenberger và cộng sự, 1999). Nó cũng có vai trò khích lệ những bên có liên quan tham gia bảo vệ rừng. Những sự khích lệ này, theo Seabright (trong Cleaver, 2000) được coi là quan trọng trong cơ chế quản lý tài nguyên thiên nhiên trong đó thể hiện các hành vi của cá nhân và tập thể.

Bên cạnh những phản ứng tích cực của người dân đối với các chính sách này đồng thời, như một lẽ tự nhiên, cũng tồn tại một số ý kiến không ủng hộ.

5.2. Không ng h

Theo ước tính của Mạng lưới rừng châu Á, khoảng 80 đến 100 triệu người ởĐông Nam Á sinh sống tại các khu vực được coi là rừng cộng đồng. Trong vòng 20 đến 30 năm nữa, con số này có thể tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, khoảng 200 triệu người dân nông thôn, ở nhiều cấp độ khác nhau, vẫn sống dựa vào rừng. Vì con số này là quá lớn, một số người có thể cho rằng việc thực

hiện các chính sách có liên quan đến rừng vẫn còn gặp nhiều trở ngại, trong số đó bao gồm cả

mâu thuẫn giữa Nhà nước và người dân địa phương. Hội (2001) thấy rằng đối với người Tày ở

Việt Nam, chính sách đóng cửa rừng, không cho người dân sự lựa chọn nào khác, làm tổn hại

đến sinh kế của họ. Như vậy, mặc dù chính sách đã được thực hiện nhằm bảo vệ rừng nhưng nhiều diện tích lớn rừng vẫn đang được sử dụng vào canh tác nương rãy.

Nhiều mâu thuẫn bắt nguồn từ sự khác nhau trong nhận thức giữa Nhà nước và người dân đối với rừng. Ví dụ như Tangkas (2000) thấy rằng trong cách nhìn nhận của chính quyền Inđônêxia, TAHURA (hay khu vực được bảo vệ) phải được bảo tồn nhằm duy trì các loài động thực vật bản

địa, giới thiệu các cây con cho những mục tiêu nghiên cứu, khoa học, giáo dục, du lịch và nguồn nước đồng thời cải tạo giống. Bên cạnh đó, người dân địa phương coi TAHURA như một hệ

thống hỗ trợ cho đời sống của họ, nơi mà họ có thể có được những sản phẩm rừng phục vụ nhu cầu về vật liệu xây dựng, củi đốt và thức ăn cho gia súc. Tương tự như vậy, Gunawan (2000), chỉ

ra rằng người Kasepuhan coi rừng như nguồn sinh kế của họ. Họ lấy từ rừng gần như tất cả

những thứ cần thiết cho đời sống vật chất và văn hoá. Ngược lại, chính quyền địa phương coi rừng và các tài nguyên từ rừng là những thứ cần phải được bảo tồn nhằm cân bằng sinh thái. Rất nhiều trường hợp cũng cho thấy rằng, trong khi Nhà nước coi tài nguyên rừng như là những tài nguyên vật chất, người dân địa phương lại coi trọng tính biểu trưng của chúng hơn (Guha, 1989; Peluso, 1992; Quang, 2003).

Vì tài nguyên rừng được nhận thức dưới nhiều góc độ khác nhau của những nhóm người có lợi ích khác nhau, việc sử dụng chúng không hềđơn giản. Shimk và Wood (trong Nygren, 2000) quan sát thấy tài nguyên được sử dụng bởi các nhóm khác nhau với những lợi ích khác nhau. Trong quá trình này, những nhóm có lợi ích khác nhau thường mâu thuẫn với nhau ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và thậm chí cả quốc tế. Cũng như vậy, Peluso (1992) khẳng định rừng là nguồn của nhiều sản phẩm được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Quản lý rừng bền vững chỉ có thểđạt được khi mà những nhóm người với nhận thức khác nhau đối với tài nguyên rừng đều đạt được lợi ích của mình. Ngược lại, khi lợi ích của Nhà nước và người dân địa phương mâu thuẫn với nhau, có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường, nghèo đói và mối quan hệ về

quyền lực không rõ ràng.

Việc thực hiện các chính sách ngăn cấm hoạt động của người dân trong rừng đã hạn chế rất nhiều phương thức kiếm sống của nhiều người dân địa phương, những người sống dựa vào rừng. Poffenberger và Singh (1996) thấy rằng ởẤn Độ khi các cơ quan Nhà nước tăng cường kiểm soát đối với rừng đã khiến hàng triệu người dân nông thôn đã mất dần quyền tiếp cận đối với các sản phẩm truyền thống từ rừng như lương thực, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, sợi và thuốc men. Việc mất đi các quyền của cộng đồng đã tạo ra mâu thuẫn giữa những người nông dân Ấn Độ

với các cơ quan Nhà nước và chính sự không bằng lòng của họ đối với quyền quản lý rừng đã dẫn tới khai thác rừng không bền vững và suy thoái rừng.

Sự khác nhau trong nhận thức giữa Nhà nước và người dân địa phương cũng là nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn xuất hiện tại một số nước như Phi-líp-pin, Inđônêxia và Ấn Độ. Theo Raintree (1987), những mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc nông dân mở rộng du canh vào trong rừng một cách tự ý hoặc thông qua biến thể của du canh đã được chính thức thừa nhận. Việc “xâm lấn” này đã làm nảy sinh bất đồng giữa các cơ quan lâm nghiệp và cộng đồng dân cư trong sử dụng

đất. Lấy ví dụ, người dân canh tác nương rãy bằng cách phát quang những khoảng rừng nhỏ và

đốt trước khi mùa mưa đến. Tuy nhiên, các cơ quan lâm nghiệp lại không đồng ý với phương pháp canh tác này, vì theo họ chúng không năng suất, không bền vững và có ảnh hưởng tiêu cực. Nỗ lực của họ trong kiểm soát hoạt động canh tác này đã đặt người dân trong thếđối đầu với Nhà nước.

Thắng (1995) chỉ ra rằng, ở vùng núi Việt Nam, các chính sách vềđất đai đã dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt về quyền sở hữu đất và tài nguyên rừng. Thắng cũng lấy một ví dụ về người H’mông và người Dao ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới của Nhà nước cũng đã dẫn đến việc di dân đến các khu vực miền núi, làm tăng dân số và tăng cạnh tranh lên những nguồn tài nguyên hiện có. Chính sự cạnh tranh này đã làm tăng áp lực lên

đất đồng thời hủy hoại tài nguyên rừng. Nhằm đối phó với sự cạnh tranh này, người H’mông và Dao bị bắt buộc phải chuyển đến những khu vực nằm sâu trong rừng để tiến hành canh tác nương rãy. Theo thời gian, độ che phủ rừng giảm xuống, tài nguyên rừng cạn kiệt dần và các loại thú rừng cũng trở lên hiếm hơn. Đối với người H’mông và người Dao, những dân tộc đã tự xây dựng một hệ thống tài sản cá nhân trong cộng đồng, chương trình GĐGR đã tạo ra một hố sâu ngăn cách giữa người dân địa phương và các cơ quan Nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 29 - 32)