Giao đất giao rừng theo Nghị định 163/NĐ CP

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 60 - 63)

V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG:

4. Tiến trình phân quyền tại tỉnh Nghệ An

4.2. Giao đất giao rừng theo Nghị định 163/NĐ CP

Khác với Nghịđịnh 02/CP ban hành năm 1994, cơ quan Kiểm lâm đã được chỉđịnh chịu trách nhiệm chính trong việc tiến hành các công việc liên quan đến giao đất rừng; theo Nghị định 163/NĐ-CP, Sở TN&MT (trước đây là SởĐC) chịu trách nhiệm chính về giao đất rừng. Nghị định được chính thức thực hiện tại Nghệ An từ tháng 6/2002.

Để thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP, Chính phủđã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành như sau:

- Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC do liên Bộ NN&PTNT và TCĐC ban hành ngày 6/6/2000 về việc phân chia quyền hạn giữa các cơ quan liên quan đến thực hiện giao

đất rừng, hướng dẫn chia đất rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. - Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 12/11/2001 quy định quyền và trách nhiệm

của các hộ gia đình và cá nhân được nhận đất theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng ban hành một số văn bản hướng dẫn các cán bộđịa phương tổ

chức và thực hiện giao đất rừng theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP như sau:

- Quyết định 590/QĐ-UB do UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 16/3/2000 về việc giao nhiệm vụ chia đất rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho SởĐC, sau này là Sở TN&MT.

- Quyết định 02/CV-LN do UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 3/5/2000 về việc bàn giao các văn bản liên quan đến giao đất rừng từ CCKL cho SởĐC.

- Quyết định 69/2000/QĐ-UB do UBND tỉnh Nghệ An ban hành tháng 9/2000, thông qua kế hoạch tổ chức và thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP tại địa phương.

- Quyết định 2346/QĐ-UB_TN do UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 19/7/2001 về việc bổ sung ngân sách cho các hoạt động giao đất rừng trên toàn tỉnh theo Nghị định 163/NĐ-CP.

- Quyết định 750/QĐ-UB do UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 6/3/2002 về việc thiết lập Ban quản lý giao đất rừng thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP.

Các cơ quan tham gia thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP cũng tương tự như các cơ quan tham gia thực hiện Nghịđịnh 02/CP. Tuy nhiên, Ban quản lý giao đất rừng theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP

được thành lập ở tất cả các cấp hành chính, và số các cơ quan liên quan đến giao đất rừng cũng nhiều hơn so với Nghịđịnh 02/CP.

Xét về phân quyền, so với thực hiện Nghịđịnh 02/CP, các cơ quan địa chính thực hiện Nghịđịnh 163/CĐ-CP có nhiều quyền lực hơn để tiến hành công việc. Họđộc lập ký kết hợp đồng với các xí nghiệp đo đạc bản đồđể khảo sát tình trạng thực tế của rừng và phân chia chính xác đất rừng cho những người nhận đất. Tuy nhiên, phân quyền chỉ dừng lại ở mức các cơ quan địa phương có quyền quyết định các phương thức chia đất rừng cho người dân như thế nào. Họ không có quyền quyết định làm thế nào để quản lý, sử dụng và làm giàu những cánh rừng mà phải tuân theo kế hoạch tổng thể của các Bộ chủ quản. Đặc biệt về tài chính, các cơ quan địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Chính phủ. Họ không có quyền quản lý ngân sách.

Đối với tính minh bạch, cũng như Nghị định 02/CP, Nghị định 163/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn được chuyển tới các cơ quan có liên quan thông qua các kênh thông tin khác nhau nhưđài, báo, tivi, internet, thư tín và các cuộc họp trực tiếp. Thông qua các phương tiện trên, các cán bộ trung ương có thể nhận được những thông tin phản hồi từ các cán bộ cấp dưới. Nhưđã đề

cập ở trên, nhiều cơ quan của UBND tỉnh, ĐC hoặc TN&MT, Tài chính, Cơ quan KL, NN&PTNT, Dân tộc Miền núi đã tham gia vào quá trình giao đất rừng. Đặc biệt là có sự tham gia nhiều hơn của người địa phương trong quá trình thực hiện Nghị định, và có nhiều phương thức phân chia đất rừng cho người dân.

Đối với trách nhiệm giải trình, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP rõ ràng hơn so với Nghịđịnh 02/CP, vì các nhiệm vụđược qui định chính xác trong Thông tư 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC được Bộ NN&PTNT và TCĐC ban hành tháng 6/2000 về

việc phân chia nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến quá trình giao đất rừng, hướng dẫn chia

đất rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Thông tư, UBND tỉnh chịu trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất, phân loại chính xác diện tích ba loại rừng (rừng bảo vệ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng), và lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (SổĐỏ). UBND huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch sử

dụng đất của địa phương và giám sát thực hiện công việc của UBND xã. Những Uỷ ban này

được coi như là các “cơ quan chỉđạo.”

Thông tư cũng quy định rõ những nhiệm vụ cụ thể mà các “cơ quan thực hiện” phải thi hành. Cụ

thể là cơ quan ĐC/TN&MT sẽ hỗ trợ và tư vấn các UBND xây dựng quy hoạch sử dụng đất nói chung. Bộ phận này cũng có trách nhiệm phân chia đất tới đối tượng nhận đất. Cơ quan NN&PTNT, ngoài trọng tâm là đất nông nghiệp, cũng giúp UBND lên kế hoạch/quy hoạch sử

dụng đất lâm nghiệp. Bộ phận KL chịu trách nhiệm hỗ trợđo đạc trên thực địa, xây dựng chiến lược bảo vệ tài nguyên rừng, tuần tra bảo vệ rừng, giải quyết xung đột/bất đồng liên quan đến tài nguyên lâm nghiệp trong và giữa các cộng đồng dân cư.

SƠĐỒ 5 - PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN NGHỊĐỊNH 163/NĐ-CP TẠI NGHỆ AN CẤP TỈNH

UBND TỈNH, SỞĐỊA CHÍNH/TN&MT, SỞ

NN&PTNT, CCKL, SỞ TÀI CHÍNH, BAN DÂN

TỘC MIỀN NÚI TỈNH

CẤP HUYỆN

UBND HUYỆN, HẠT KIỂM LÂM, PHÒNG ĐỊA

CHÍNH/TN&MT, PHÒNG NÔNG NGHIỆP

CẤP XÃ

UBND XÃ (CHỦ TỊCH/PHÓ CHỦ TỊCH), CÁN BỘ

KHUYẾN NÔNG, LÂM NGHIỆP, ĐỊA CHÍNH,

TRƯỞNG BẢN CẤP THÔN BẢN ĐỐI TƯỢNG NHẬN ĐẤT (HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN) CẤP TRUNG ƯƠNG TCĐC/BỘ TN&MT VÀ BỘ NT&PTNT -QUYẾT ĐỊNH 163/NĐ-CP -QUYẾT ĐỊNH 178/2001/QĐ-TTG -THÔNG TƯ 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC -QUYẾT ĐỊNH 69/2000/QĐ-UB; -QUYẾT ĐỊNH 590/QĐ-UB; -QUYẾT ĐỊNH 02/CV-LN; -QUYẾT ĐỊNH 2346/QĐ-UB-TM; -QUYẾT ĐỊNH 750/QĐ-UB.

BẢNG 11 - SỰ KHÁC NHAU VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊĐỊNH 02/CP VÀ 163/NĐ-CP TẠI TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)