Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP 1994

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 48 - 49)

V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG:

2. Tiến trình phân quyền tại tỉnh Sơn La

2.1. Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP 1994

Tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành giao đất theo Nghịđịnh 02/CP từ năm 1995 và hoàn thành vào năm 1996. Nhưđã nói ở trên, Nghịđịnh 02/CP quy định giao đất lâm nghiệp đến các tổ chức địa phương, các hộ gia đình và cá nhân phục vụ cho mục đích lâm nghiệp lâu dài. Ban điều hành phân chia đất rừng ở cấp tỉnh được thành lập với thành viên là cán bộ UBND tỉnh, Địa chính, Tài chính, Kiểm lâm, Nông nghiệp&PTNT, và Ủy ban Dân tộc và Miền núi.

Hai cơ quan của Nhà nước là Tổng cục Địa chính (TCĐC) và Bộ Nông nghiệp&PTNT (Bộ

NN&PTNT) chịu trách nhiệm thực hiện Nghịđịnh này. Để thực hiện, hai cơ quan trên đã ký hợp

đồng với một số công ty đo đạc tiến hành đo trên thực tế. Phòng Địa chính huyện (Phòng ĐC) trực tiếp cùng với những cơ quan này giao đất lâm nghiệp tới các hộ gia đình tại địa phương.

Điều đó cho thấy, Phòng ĐC có vai trò chính trong giao đất trực tiếp cho người dân.

Về khía cạnh phân quyền, các cơ quan của TCĐC và Bộ NN&PTNT ở cấp tỉnh như: Sở

NN&PTNT và SởĐC hướng dẫn các phòng ban trực thuộc ở cấp huyện để thực hiện Nghịđịnh

ở cấp này. Cần lưu ý rằng Sở NN&PTNT và SởĐC cũng đồng thời chịu sự quản lý của UBND tỉnh. Vì thế, để tiến hành phân quyền trong giao đất giao rừng (GĐGR) theo Nghịđịnh 02/CP, UBND tỉnh Sơn La đã ra Quyết định số 109/QĐ-UB chính thức chuyển giao quyền cho các UBND các huyện.

Ở cấp huyện, trực thuộc UBND huyện cũng có Phòng NN&PTNT và Phòng ĐC, nhưng khi thực hiện GĐGR thì chỉ có Phòng ĐC tham gia theo sự chỉ đạo của Sở ĐC. Trong khi đó, Phòng NN&PTNT và Hạt Kiểm lâm huyện mặc dù không tham gia vào quá trình giao đất giao rừng nhưng vẫn tiến hành tư vấn cho UBND huyện và Phòng ĐC về việc giao đất giao rừng. UBND huyện và Phòng ĐC, sau đó hướng dẫn UBND xã (cấp quản lý Nhà nước thấp hơn so với UBND huyện) giao đất đến các thôn, bản. Các bước phân quyền thực hiện Nghị định 02/CP 1994 tại Sơn La được thể hiện ở Sơđồ 2.

SƠĐỒ 2 - PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN NGHỊĐỊNH 02/CP TẠI SƠN LA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG

TCĐC và Bộ NN&PTNT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SởĐC và Sở NN&PTNT

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN Phòng ĐC

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

NGHỊĐỊNH 02/CP

QUYẾT ĐỊNH 109/QĐ-UB

Tuy nhiên, cũng phải nói đến ởđây là khác với những gì được ghi trong Nghịđịnh 02/CP nhằm giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, các hộ và cá nhân tại địa phương, ở Sơn La chủ yếu tiến hành giao đất tới cấp thôn bản thay vì tới các hộ gia đình hay cá nhân. Khi giao đất, cán bộ chịu trách nhiệm GĐGR chọn một người đứng đầu đại diện cho một thôn/bản rồi tiến hành giao đất cho người đó. Những người khác cùng tham gia quản lý và thu lợi từ diện tích rừng giao cho cộng đồng này. Tuy thế, việc thực hiện Nghịđịnh 02/CP ở Sơn La không thực sự tập trung và nghiêm túc. Như lời một cán bộ huyện nói: “Tại thời điểm đó (tức năm 1995) việc giao đất lâm nghiệp ở Sơn La chưa được cho là cấp bách hoặc cần thiết.” Việc thực hiện Nghị định 02/CP thậm chí còn được coi như một giai đoạn thử nghiệm tiến hành giao đất lâm nghiệp tới các cấp thấp hơn để quản lý và chăm sóc rừng (Phỏng vấn trực tiếp, 2004). Vì thế, tỉnh chỉ mới tiến hành giao đất lâm nghiệp theo Nghịđịnh 02/CP tại 7 xã thuộc huyện Yên Châu nằm dọc theo Quốc lộ

6 – con đường nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, đó là các xã Chiềng Đông, Chiềng Sáng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khói, Sập Vạt, và Chiềng Hặc (Báo cáo Thống kê tỉnh Sơn La, 1999). Xã Chiềng Hặc, một trong số các điểm nghiên cứu, thuộc một trong 7 xã này. Trong thời gian này, tài nguyên rừng trong khu vực vẫn tiếp tục bị tàn phá, hoạt động du canh du cư diễn ra khắp mọi nơi. Nguyên nhân là do người dân địa phương nghĩ rằng rừng cộng đồng không thuộc quyền quản lý cụ thể của ai cả và vì thế họ tự do khai thác nguồn tài nguyên này hoặc canh tác trên đó. Do đó, có thế thấy rằng không có sự tác động của Nghịđịnh 02/CP--chính sách phân quyền--tới sinh kế của người dân ở những nơi tiến hành thử nghiệm này, trong khi tài nguyên rừng tiếp tục bị suy giảm.

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)