V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG:
3. Giao đất giao rừng ở bản Huổi Toi
3.1. Các hoạt động giao đất giao rừng
Đất lâm nghiệp tại bản người Thái Huổi Toi đã được giao hai lần đến nhóm hộ và đến từng hộ
gia đình, đến nay những người nhận đất đều đã được cấp sổ đỏ. Đất lâm nghiệp được giao lần
đầu tiên vào đầu năm 1999 theo kế hoạch của tỉnh Sơn La và giao lại lần thứ hai bắt đầu vào năm 2001 theo hướng dẫn của Nghị định 163/NĐ-CP. Cùng với chương trình giao đất giao rừng, những người nhận đất cũng nhận được hỗ trợ từ Dự án Lâm nghiệp Xã hội sông Đà do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, và chủ yếu từ Chương trình 327 và 661 (Phỏng vấn trực tiếp, 2004).
10 Song song với việc thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP, trên thực tế còn có một số chương trình hỗ trợ
Trong lần giao đất lần đầu tiên vào năm 1999, sổđỏđược cấp cho từng hộ gia đình, tuy nhiên sổ
này lại chứng nhận quyền sử dụng tất cả các loại đất mà hộ gia đình đang sử dụng bao gồm đất thổ cư, đất vườn tạp, đất mặt nước, đất ruộng, đất nương rãy và đất rừng. Hơn nữa, chính quyền tỉnh Sơn La phân loại đất nương rãy - loại đất trước đây là đất rừng - thành đất nông nghiệp.
Điều này không giống với cách làm của các địa phương khác.
Trong lần giao đất thứ 2 bắt đầu vào năm 2001, theo hướng dẫn của Nghịđịnh 163/NĐ-CP, một SổĐỏ khác chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được cấp cho người nhận đất vào năm 2003. Hai sổđỏ này cùng có giá trịđồng thời và có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, diện tích
đất lâm nghiệp trong quyển sổ mới bị chồng chéo và khác với diện tích đất lâm nghiệp trong sổ
trước đây. Cụ thể như nếu tính tất cả diện tích đất lâm nghiệp trong hai sổ của một hộ thì diện tích này lớn hơn rất nhiều so với con số thực tế mà hộđó có. Trong nhiều trường hợp, diện tích
đất lâm nghiệp được giao cho các hộ theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP hoàn toàn khác với diện tích
được giao vào đầu năm 1999. Một số hộ không được nhận lại đúng phần đất được giao lần đầu mà nhận được một hoặc hai mảnh mới. Sở dĩ như vậy là do khi thực hiện Nghịđịnh 163/NĐ-CP, chính quyền địa phương chủ trương giao lại đất lâm nghiệp không dựa trên diện tích đất đã được giao trước đây. Điều này đã gây nên sự nhầm lẫn cho người nhận đất, một số người nhận đất vẫn
đòi lại phần diện tích đất rừng được giao cho hộ khác hoặc họ nghĩ rằng họđược giao nhiều đất hơn (Phỏng vấn trực tiếp, 2004).
Một điểm đáng chú ý khi thực hiện giao đất lâm nghiệp theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP tại bản Huổi Toi đó là diện tích đất lâm nghiệp giao cho từng hộ gia đình được ghi rõ trong Sổ Đỏ, nhưng thực tế thì phần diện tích đó được giao cho nhóm hộ và nhóm trưởng đại diện cho nhóm đó nhận.
Đặc biệt, diện tích rừng tre nứa cũng được giao cho các nhóm hộ quản lý. Mỗi nhóm gồm khoảng 8 đến 11 hộ. Tại bản Huổi Toi, có 4 nhóm hộ quản lý rừng như vậy (Phỏng vấn trực tiếp, 2004). Khi được hỏi về vị trí mảnh đất rừng cụ thể của mỗi hộ gia đình, hầu hết những người dân
địa phương đều không thể nói chính xác mảnh đất đó ởđâu. Họ chỉ biết phần đất được giao cho nhóm của họ. Khi được hỏi về lợi ích người dân được hưởng từ phần diện tích đất lâm nghiệp đó như thế nào thì chỉ nhận được câu trả lời rằng họ có thể khai thác tre nứa để bán. Do không có quyền quyết định sử dụng phần diện tích lâm nghiệp được giao nên không có người dân nào muốn đầu tư vào phần diện tích đó.
Tại bản Huổi Toi, công tác giao đất lâm nghiệp đã gây ra một số sai sót về diện tích đất ghi trong sốđỏ cấp theo Nghịđịnh 163/NĐ-CP của 17 hộ. Sau đó những sổđỏ này đã được cấp lại để sửa chữa những thiếu sót đó. Điều này chứng tỏ sự thiếu chính xác của việc thực hiện phân chia đất lâm nghiệp trên thực tế.
Về tính minh bạch trong công tác giao đất rừng, 39 trong tổng số 40 người được phỏng vấn tại bản Huổi Toi trả lời rằng họđược tham gia vào một hoặc tất cả các cuộc họp phổ biến mục đích của việc giao đất, quyền và trách nhiệm của người nhận đất. Những người dân này hiểu được trách nhiệm của họ là phải bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên chỉ một số ít người dân biết được quyền sử dụng tài nguyên rừng.
Khi được hỏi về thực trạng tài nguyên rừng sau công tác giao đất rừng, 36 trong số 40 nông dân được phỏng vấn cho rằng chất lượng của rừng sẽ tăng lên nếu những vùng đất cằn cỗi được trồng mới và số người dân vào rừng canh tác nương rãy hay chăn thả gia súc giảm. Tuy nhiên, một số khác vẫn khẳng định rằng hoạt động khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp vẫn đang diễn ra hàng ngày, mặc dù không mạnh như trước khi thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp. Bản đồ 6 và 7 mô tả thực trạng sử dụng
đất tại bản Huổi Toi năm 1990 và 2003. BẢN ĐỒ 6 VÀ 7 - THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI BẢN HUỔI TOI NĂM 1990 VÀ 2003
Road and paths Bare hills Natural bamboo forests Paddy land Planted bamboo forests Resident land Swidden land Legend 1990 landuse map
Huoi toi ham let, Chieng Hac, Yen Chau, Son La
Road and paths Bare hills (prepering to plant) Natural bamboo forests Paddy land Planted bamboo forests Planted forests Rehabilitated forests Resident land Swidden land Legend 2003 landuse map
Huoi toi hamlet, Chieng Hac, Yen chau, Son La
Nguồn: Bản đồđược xây dựng dựa trên bản đồ của SởĐC (nay thuộc Sở TN&MT) tỉnh Sơn La. Thảo luận nhóm, 2003.
3.2. Thay đổi về sinh kế
3.2.1. Trồng trọt
Bốn mươi người dân được phỏng vấn cho rằng sản xuất lương thực sau giao đất lâm nghiệp có rất nhiều thay đổi, nhất là về giống mới, cách thức sử dụng phân bón, cách thức dọn cỏ và làm
đất. Lúa nương được coi là cây trồng chính vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng sau khi giao đất rừng vào năm 1999 thì ngô trở thành cây trồng chính chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của bản Huổi Toi. Sở dĩ như vậy là do song song với việc thực hiện chính sách GĐGR, một số dự án theo Chương trình 327 và 661 đã hỗ trợ giống ngô lai và khuyến khích người dân Huổi Toi trồng ngô trên nương. Trên thực tế, ngô lai mang lại thu nhập cao hơn so với lúa nương và sắn, do đó ngày càng có nhiều người dân trồng ngô lai trên hầu hết diện tích nương của họ. Thêm vào đó, do diện tích nương được cố định sau GĐGR năm 1999, nên người dân phải tìm cách làm sao để sử dụng phần diện tích đó có hiệu quả nhất và người dân đã chọn cây ngô (Phỏng vấn trực tiếp, 2004). Giống ngô VN10 và Bioseed là những giống ngô lai mới được trồng tại bản Huổi Toi. Tuy nhiên, không phải tất cả diện tích đất nương rãy đều chuyển thành diện tích trồng ngô, người dân giữ lại một số mảnh đất để trồng lúa nương phục vụ cho nhu cầu
Mặc dù đã được cải thiện, đất trống vẫn dễ dàng được tìm thấy tại Huổi Toi Chú thích: Đồi trọc Rừng tre tự nhiên Ruộng lúa nước Rừng tre trồng mới Đất thổ cư Đất nương rãy
Đường giao thông
BẢN ĐỒ SỬ DỤNG ĐẤT 1990 - HUỔI TOI BẢN ĐỒ SỬ DỤNG ĐẤT 2003 - HUỔI TOI Chú thích: Đồi trọc Rừng tre tự nhiên Ruộng lúa nước Rừng tre trồng mới Đất thổ cư Đất nương rãy Rừng trồng mới Rừng phục hồi
lương thực hàng ngày hoặc cho những dịp đặc biệt như ma chay, cưới xin và các lễ hội truyền thống.
Phần diện tích nương sử dụng cho trồng ngô từ năm 1999 đến nay không còn thời gian bỏ hoá nữa, do người dân đã sử dụng phân bón nhằm tăng dinh dưỡng cho đất. U-rê là loại phân bón hoá học được sử dụng nhiều ở bản Huổi Toi. Phân trâu, bò cũng được sử dụng nhưng chỉ với số
lượng nhỏ do việc vận chuyển phân lên nương là một công việc tương đối vất vảđối với người dân. Một số hộ gia đình trồng cây họđậu xen với ngô nhằm tăng dinh dưỡng cho đất. Thuốc bảo vệ thực vật thỉnh thoảng cũng được sử dụng cho cây trồng ở bản (Phỏng vấn trực tiếp, 2004).
3.2.2. Chăn nuôi
Sốđầu gia súc trong bản giảm do bản quy định mỗi hộ chỉđược nuôi 3 con trâu hoặc bò. Người dân đã phải đi chăn gia súc (thay vì thả rông) vì không có chỗ thả rông như trước đây. Ba mươi trong số 40 nông dân được phỏng vấn trả lời rằng số lượng gia súc của họ giảm sau giao đất giao rừng, trong đó có 18 hộ nói rằng họ giảm số lượng gia súc do công tác kiểm dịch bệnh chặt chẽ
hơn và do không có diện tích để nuôi. Theo cán bộ địa phương, đây là một điểm tốt vì nó góp phần bảo vệ cây trồng và tài nguyên rừng khỏi sự phá hoại của gia súc. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác thì đây lại là một điểm bất hợp lý của chính sách giao đất, do trong thực tế gia súc lớn là những tài sản tích lũy giúp cho nông dân tránh khỏi những tai nạn rủi ro bất ngờ xảy ra như
mất mùa hay ốm đau. Người dân phải giảm số đầu gia súc đồng nghĩa với việc họ dễ bị gặp nhiều rủi ro hơn.
3.2.3. Điều kiện sống của người dân
Tám trong số 40 hộ gia đình được phỏng vấn (20%) trả lời rằng họ thường bị thiếu lương thực 4 tháng trong năm. Họ khắc phục việc thiếu lương thực này bằng cách mua chịu gạo của các cửa hàng, sau khi thu hoạch cây trồng họ sẽ trả tiền với mức lãi suất khá cao (thường cao hơn 15 đến 20% so với giá thực tế khi mua). Ba mươi hai hộ gia đình (80%) còn lại trả lời rằng họ có đủ
lương thực trong năm do họ sử dụng tiền từ bán ngô để mua gạo ăn. Ba mươi lăm hộ (87%) cho rằng điều kiện sống của họđã tăng lên nhiều so với 5-10 năm trước. Trong sốđó có 20 hộ (50%) cho rằng giống ngô mới và sáu hộ (15%) cho rằng kỹ thuật mới là nguyên nhân chính góp phần cải thiện đời sống của họ. Ngược lại, có hai hộ (0,5%) trả lời rằng điều kiện sống của gia đình họ
tồi hơn so với trước GĐGR do thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
Khi được hỏi về mong muốn trong tương lai, 10 hộ gia đình (25%) mong muốn phát triển chăn nuôi, 8 hộ (20%) mong muốn có thêm đất để phát triển nông nghiệp, 6 hộ khác (15%) mong muốn học hỏi kỹ thuật trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.