Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 57 - 60)

V. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG:

4. Tiến trình phân quyền tại tỉnh Nghệ An

4.1. Giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP

Nghịđịnh 02/CP được thực hiện tại tỉnh Nghệ An từ tháng 6/1994 và kết thúc vào năm 2000. Tất cả những người nhận đất lâm nghiệp đều được cấp Sổ Xanh chứng nhận quyền sử dụng phần đất

được giao. Để triển khai Nghịđịnh, UBND tỉnh giao cho Chi cục Kiểm lâm thực hiện đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các phòng ban của tỉnh và chính quyền cơ sở phối hợp thực hiện. Các văn bản đó bao gồm:

- Nghị định số 278/QĐ-UB ban hành ngày 15/4/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP của tỉnh.

- Thông cáo số 01/KL-ĐC hướng dẫn công tác giao đất lâm nghiệp và cấp sổ chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

- Thông tư số 156/CV-KL hướng dẫn quy định chi tiêu phần kinh phí dành cho công tác giao đất lâm nghiệp.

Sơđồ 4 cho thấy sự phân cấp quản lý của các tổ chức tham gia thực hiện Nghị định 02/CP ở

Nghệ An. Nó khác so với các các tỉnh khác ở chỗ tỉnh Nghệ An không thành lập Ban CĐGĐLN cấp tỉnh mà UBND tỉnh trực tiếp hướng dẫn thực hiện với sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành chức năng như Chi cục Kiểm lâm và SởĐịa chính tỉnh, trong đó Chi cục Kiểm lâm là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chính (CCKL Nghệ An, 2004).

Tuy nhiên, Ban GĐLN cấp huyện được thành lập với sự tham gia của đội ngũ cán bộ của UBND huyện, Hạt KL, Phòng ĐC, và Phòng NN&PTNT. Ở từng xã, Ban/Tổ GĐLN xã được hình thành và do chủ tịch xã hoặc phó chủ tịch xã làm trưởng ban. Ban/Tổ GĐLN gồm có chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, một cán bộ kiểm lâm xã, một cán bộ khuyến nông, một cán bộđịa chính xã, các trưởng bản và cán bộ kỹ thuật. Ban GĐLN xã chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp tại từng bản trên địa bàn xã.

SƠĐỒ 4 - PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN NGHỊĐỊNH 02/CP TẠI NGHỆ AN Theo quy trình giao đất, sau cuộc họp đầu tiên, người dân địa phương phải điền vào đơn xin

được nhận đất lâm nghiệp. Nếu chủ tịch xã và trưởng thôn không chấp nhận đơn này thì đất lâm CẤP TỈNH

UBND TỈNH, CHI CỤC KIỂM LÂM, SỞĐỊA

CHÍNH

CẤP HUYỆN

UBND HUYỆN, HẠT KIỂM LÂM, PHÒNG ĐỊA

CHÍNH, PHÒNG NN&PTNT

CẤP XÃ

UBND XÃ (CHỦ TỊCH/PHÓ CHỦ TỊCH), CÁN BỘ

KHUYẾN NÔNG, LÂM NGHIỆP, ĐỊA CHÍNH, TRƯỞNG BẢN, CÁN BỘ KỸ THUẬT CẤP THÔN BẢN ĐỐI TƯỢNG NHẬN ĐẤT (HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN) CẤP TRUNG ƯƠNG TCĐC/BỘ TN&MT, BỘ NT&PTNT, CỤC KL NGHỊĐỊNH 02/CP -QUYẾT ĐỊNH 278/QĐ-UB -THÔNG CÁO 01/KL-DC -THÔNG TƯ 156/CV-KL

nghiệp có thể không được giao cho hộ gia đình đó (phỏng vấn trực tiếp, 2004). Sau đó, người dân được tham gia thảo luận phương thức chia đất cho từng hộ gia đình trong cuộc họp thứ hai. Khi những người tham gia đã thống nhất ý kiến về cách thức chia đất và không còn thắc mắc nào

đáng kể nữa, tổ giao đất bắt đầu tiến hành chia đất trên thực địa cho các hộ gia đình, sau đó tiến hành các thủ tục cấp sổ xanh chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ được giao

đất.

Xét về sự tham gia, có rất nhiều cơ quan, ban ngành chức năng và chính quyền cơ sở tham gia thực hiện Nghịđịnh 02/CP tại Nghệ An. Đặc biệt, có sự tham gia của người dân địa phương vào tất cả các bước của quy trình giao đất cũng như tham gia thảo luận phương thức chia đất đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, ở một số bản, trưởng bản quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc giao đất lâm nghiệp, sau đó yêu cầu người dân địa phương làm theo. Như vậy có nghĩa là người dân chỉ tham gia mang tính hình thức. Họ tham gia vào các cuộc họp chỉđể nghe các kế

hoạch đã được lập sẵn.

Về tính minh bạch, Nghịđịnh 02/CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện được truyền đạt từ cấp trung ương đến các cơ quan ban ngành có liên quan ở các cấp địa phương bằng nhiều kênh thông tin nhưđài, báo, truyền hình trung ương và địa phương, hoặc thông qua các cuộc họp. Ngoài ra, các xã và bản cũng tổ chức các cuộc họp nhằm phổ biến nội dung và mục tiêu của Nghịđịnh cũng như kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể tại từng địa phương. Như vậy việc thực hiện quy trình giao đất theo Nghịđịnh 02/CP tại Nghệ An khá minh bạch giữa các tổ chức hành chính, cơ

quan Nhà nước và người dân địa phương. Tuy nhiên, việc phân chia lợi ích trong tương lai lại không mấy rõ ràng, đặc biệt ở cấp thôn bản và những người nhận đất (phỏng vấn trực tiếp, 2004).

Về trách nhiệm giải trình, các cơ quan cấp cao hơn không có trách nhiệm giải trình các bước trong quy trình thực hiện giao đất lâm nghiệp theo Nghịđịnh 02/CP trước các cơ quan thuộc cấp thấp hơn. Thông thường, các cơ quan thuộc cấp dưới có trách nhiệm thực hiện các công việc do cơ quan cấp trên giao. Điều này có nghĩa là đối với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định 02/CP, công việc này là trách nhiệm của cơ quan cấp trên và không thuộc trách nhiệm của cơ quan cấp dưới. Chính điều này đã gây ra một số hậu quả không mong đợi từ việc thực hiện Nghịđịnh 02/CP tại hai điểm nghiên cứu - bản Na Bè và bản Xiêng Hương thuộc xã Xá Lượng, huyện Tương Dương. Ví dụ, những cán bộ chịu trách nhiệm đo đạc diện tích đất không thực hiện công việc của họ một cách nghiêm túc, họ không đo đất mà chỉđánh dấu ranh giới của mảnh đất bằng cách cắm cọc để phân biệt với các mảnh đất xung quanh. Khi người dân địa phương thắc mắc về diện tích đất được giao, họ không giải quyết những thắc mắc đó. Trong một số trường hợp, các cán bộ không giải thích rõ ràng cho người sử dụng đất đâu là ranh giới mảnh đất được giao (phỏng vấn trực tiếp, 2004). Trong khi các lãnh đạo cấp cao hơn vẫn được báo cáo rằng việc phân chia đất rừng đã được thực hiện thành công.

Về trao quyền, các tổ chức địa phương không được tham gia vào việc ra quyết định cách thức thực hiện chính sách của Nhà nước. Việc quyết định sử dụng, quản lý và phát triển tài nguyên rừng vẫn thuộc quyền của Chính phủ. Tương tự như vậy đối với vấn đề tài chính, các tổ chức địa phương không có quyền tham gia quyết định sử dụng ngân sách như thế nào mà phải lệ thuộc vào nguồn kinh phí (thường là cấp phát không kịp thời) từ Chính phủ. Trong một chừng mực nào

đó, đó là sự tiếp cận từ trên xuống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, do đó nó không khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

Có thể thấy rõ một sốđiểm tồn tại trong công tác thực hiện giao đất lâm nghiệp, đó là: - Quá trình thực hiện giao đất lâm nghiệp diễn ra chậm.

- Một số khâu trong quy trình thực hiện giao đất lâm nghiệp không phù hợp, cụ thể như

khâu lập bản đồ, phân chia ranh giới, xác định vị trí khu đất và đo đạc. Chính điều này làm cho người nhận đất nhầm lẫn về ranh giới mảnh đất của họ. Trong một số trường hợp, người nhận đất không biết chính xác vị trí mảnh đất của họ.

- Mức thù lao ít ỏi không tương xứng với nhiệm vụ nặng nề mà cán bộ chịu trách nhiệm giao đất phải đảm nhiệm, điều đó đã không tạo ra động lực khuyến khích họ hoàn thành tốt công tác được giao.

- Mỗi người nhận đất được cấp số tiền là 50.000 đồng/ha/năm, đó là tiền Nhà nước hỗ trợ

cho công việc bảo vệ và phát triển rừng. Do số tiền được hỗ trợ thấp nên người dân không mấy tận tâm trong việc chăm sóc mảnh rừng được giao. Trong nhiều trường hợp, người dân không được nhận đủ số tiền ít ỏi trên.

Một phần của tài liệu Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)