1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng của huyên nam đông, tỉnh thừa thiên huế

81 581 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 24,09 MB

Nội dung

Sự phân chia nơi cư trú ở những vùng địa lý khácnhau tạo nên những nét đặc thù rất riêng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc.Nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân ở vùng núi vẫn còn l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA LÂM NGHIỆP

Địa điểm thực tập:Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn:ThS Hoàng Dương Xô Việt

Bộ môn: Lâm nghiệp xã hội

Trang 2

NĂM 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông LâmHuế và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn ThS Hoàng Dương Xô Việt tôi đã

thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng kiến thức bản địa trong

quản lý tài nguyên rừng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Để hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo

đã tận tình hường dẫn ,giảng giải trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và rènluyện ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS Hoàng Dương Xô Việt

đã tận tình ,chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài một cách hoàn chỉnhnhất.Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ,tiếp cậnvới thực tiễn sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khôngthể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản than chưa thấy được.Tôi rấtmong nhận được sự góp ý của thầy,cô giáo để khóa luận của tôi được hoànchỉnh hơn

Cuối cùng một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo các đơn

vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế,ngày 15 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Hồ Văn Lộc

Trang 4

DANH MỤC TƯ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

PNNPTNT : Phòng nông nghiệp phát triển nông thônSNNPTNT : Sở nông nghiệp phát triển nông thônBQLRPH : Ban quản lý rừng phòng hộ

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học 6

Bảng 4.2 Các loại đất trong xa Thượng Quảng 24

Bảng 4.3 Đặc điểm các khu rừng được giao tại 2 thôn 26

Bảng 4.4 Tỷ lệ % các dân tộc sinh sống ở 2 thôn 28

Bảng 4.5: Vị trí thôn so với khu rừng 28

Bảng 4.6 Điều kiện kinh tế của các thôn nhận rừng 29

Bảng 4.7 Ý thức của cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng 30

Bảng 4.8 Sự khác biệt trong vai trò của các bên liên quan của 2 thôn nghiên cứu 31

Bảng 4.9 Ma trận phân tích các bên liên quan 34

Bảng 4.10 Phân tích SWOT đối với quản lý tài nguyên rừng 35

Bảng 4.11 Đặc điểm cây cấm khai thác của đồng bào dân tộc Cơtu 39

Bảng 4.12 Các loại rau rừng thường được sử dụng 43

Bảng 4.13 Một số cây thuốc thường sử dụng và công dụng của nó 44

Bảng 4.14 Các loại gỗ thường được khai thác 48

Bảng 4.15 Các loại lâm sản ngoài gỗ mà người dân thường đi khai thác 49

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Vị trí nghiên cứu 17

Sơ đồ 4.2 Mô hình canh tác nương rẫy truyền thống của người dân thôn 2 46

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về kiến thức bản địa 3

2.1.1 Khái niệm về kiến thức bản địa 3

2.1.2 Đặc điểm của kiến thức bản địa 5

2.1.3 Vai trò của kiến thức bản địa 7

2.2 Tình hình nghiên cứu về kiến thức bản địa 10

2.2.1 Trên Thế giới 10

2.2.2 Tại Việt Nam 11

PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1.1 Phạm vi nghiên cứu 14

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 14

3.2.1 Mục tiêu chung 14

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 14

3.3 Nội dung nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp nghiên cứu 15

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 15

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu : 16

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu 17

4.1.1 Xã Thượng Nhật 17

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

4.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 20

4.1.2 Xã Thượng Quảng 22

4.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2.2 Lĩnh vực kinh tế 24

4.2 Khái quát đặc điểm đối tượng nghiên cứu 26

Trang 8

4.2.2 Cộng đồng thôn 5 26

4.3 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu 26

4.3.1 Đặc điểm các khu rừng được giao 26

4.3.2 Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng 27

4.4 Vai trò của các bên liên quan 30

4.5 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu 34

4.6 Hiện trạng sử dụng kiến thức bản địa tại khu vực nghiên cứu 36

4.6.1 Luật tục trong quản lí rừng 36

4.6.2.1 Những tập quán trong khai thác và sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu 47

4.7 Đánh giá tình hình sử dụng kiến thức bản địa ở 2 thôn nghiên cứu 51

4.7.1 Những mặt tác động tích cực của kiến thức bản địa trong quản lí và sử dụng tài nguyên rừng 52

4.7.2 Các mặt tác động tiêu cực 55

4.8 Đề xuất các giải pháp duy trì, nâng cao giá trị sử dụng kiến thức bản địa của hai thôn nghiên cứu 57

4.8.1 Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế 58

4.8.2 Giải pháp ổn định tài nguyên rừng 60

4.8.3 Giải pháp giữ gìn, bảo tồn phát huy vốn kiến thức bản địa trong quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng 61

PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 63

5.1 Kết luận 63

5.3 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 9

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nam Đông là huyện miền núi có nhiều đồng bào Cơtu sinh sống, với nguồntài nguyên rừng rộng lớn và phong phú Trong huyện có rất nhiều phong tục, tậpquán của người đồng bào thiểu số về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyênrừng Đây là tiềm năng, thế mạnh của huyện để áp dụng các kiến thức bản địatrong quản lý tài nguyên rừng hiệu quả hiện nay Xuất phát từ những vấn đề đó

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức

bản địa trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế" Mục đích của đề tài nhằm tìm hiểu được thực trạng và hiệu quả của việc

sử dụng kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

Từ đó đề xuất được các giải pháp lưu giữ, bảo tồn và góp phần nâng cao hiệuquả của việc sử dụng kiến thức bản địa trong công tác quản lý tài nguyên bền

vững Để thực hiện để tài tôi sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp gồm: thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết, các báo cáo nghiên cứu khoa học,

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA,RRA) và

phương pháp thu thập số liệu sơ cấp gồm tiến hành phỏng vấn bản cấu trúc 60

gia đình của 2 thôn, phỏng vấn sâu các cán bộ thôn, xã, già làng Sau quá trìnhnghiên cứu và khảo sát thực địa tôi rút ra một số kết luận như sau Nam Đông là

một huyện có nguồn lao động lớn, dồi dào, cơ cấu hạ tầng giao thông tương đối

ổn định, y tế- giáo dục đảm bảo Bên cạnh đó khu vực này còn nhiều tiềm năng

trong sử dụng kiến thức bản địa để bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay cụ thế là:đời sống đồng bào dân tộc thiếu số có khá nhiều các luật tục trong quản lý tàinguyên rừng như: rừng thiêng, rừng ma, cây gỗ cấm khai thác, động vật hạn chế

sử dụng, sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ, sử dụng củi Trong quá trình nghiêncứu tôi đã tiến hành điều tra ở 2 thôn có thành phần dân tộc khác nhau là thôn 2(xã Thượng Nhật) có 100% dân tộc Cơtu sinh sống và thôn 5 (xã ThượngQuảng) có 90% dân tộc Kinh sinh sống thì nhận thấy do có các luật tục này nêncác khu rừng của thôn 2 đã được bảo vệ khá tốt so với thôn thôn 5 Tại khu vựcthôn 5 vì họ không có các luật tục trong quản lý bảo vệ rừng nên tình trạng khaithác gỗ và lâm sản ngoài gỗ xảy ra thương xuyên cản kiệt nhiều loại động vật đã

bị tuyệt chủng, nhiều loại gỗ to và quý hiện không còn nữa

Qua quá trình nghiên cứu tôi có một số đề xuất như: cần tăng cường tuyêntruyền về rừng thiêng, rừng ma và các luật tục khác cho thể hệ trẻ qua các buổihọp hay những lớp học, tập huận để giúp thể hệ trẻ hiểu được giá trị của các loạirừng, khuyển khích và phát huy cơ chế quản lý rừng dựa vào kiến thức bản địacủa thôn, tiếp tục nghiên cứu kiến thức bản địa của thôn và xây dựng hợp lý

Trang 10

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá đối với sự sống củanhân loại Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng, trước hếtrừng cung cấp gỗ, cung cấp nguồn gen, chất dinh dưỡng, lâm sản ngoài gỗ, bảo

vệ nguồn nước, bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, phục vụ nghiêncứu khoa học, du lịch sinh thái Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng bịchặt phá quá nhiều gây ra nhiều vấn đề cho môi trường sống của con người vàsinh vật bị thay đổi như: biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực chocon người, tác động tới môi trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là việc sụt giảmnguồn nước ngầm, bão tố, lũ lụt, sóng thần, động đất, nắng hạn…thường xuyênxảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp, làmsuy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước Trong bối cảnh đó việc nghiêncứu kiến thức bản địa trong quản lý và phát triển rừng là rất cần thiết Điều đóxuất phát từ tính cộng đồng cao của các dân tộc thiểu số miền núi, từ những tục

lễ, hương ước và các kinh nghiệm truyền thống được đúc kết lâu đời rút ra từthực tiễn của đồng bào các dân tộc thiểu số

Trong việc quản lý bảo vệ rừng thì con người có vai trò rất quan trọng,nhất là người dân sống gần rừng Nước ta có 25 triệu người hâu hết các tộc ítngười sinh sống ở vùng núi Sự phân chia nơi cư trú ở những vùng địa lý khácnhau tạo nên những nét đặc thù rất riêng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc.Nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân ở vùng núi vẫn còn lệ thuộc vào tàinguyên rừng, để tồn tại và phát triển thì người dân tộc thiếu số vẫn luôn cótruyền thống gắn bó mất thiết với rừng, họ tận dụng tối đa các lâm sản ngoài gỗ

để mưu sinh, và cũng chính sự gắn bó lâu đời với tài nguyên rừng mà hâu hếtcác tộc người thiếu số đều có kiến thức bản địa rất phong phú và nhiều kinhnghiệm truyền thống trong khai thác và sử dụng tài nguyên quý giá này Rừngkhông chí là môi trường sống, là nguồn nước mà còn là môi trường sản sinh ranên văn hóa, các phong tục tập quán riêng của các dân tộc

Nam Đông là huyện miền núi gồm có thị trấn Khe Tre và 10 xã: HươngPhú, Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ,Hương Lộc, Hương Hoà, Hương Giang, Hương Hữu Tổng diện tích tự nhiên65.051,8 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 4.019,38 ha, đất lâm nghiệpchiếm 41.799,31 ha, còn lại là đất khác và chưa sử dụng Dân số 2,3 vạn gồm 2

Trang 11

dân tộc Kinh và Cơ-tu, trong đó người dân tộc thiểu số (9.320 người) chiếm41% Toàn huyện có 10 xã trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn mà 6 xã là ngườidân tộc thiểu số chiếm trên 70% Địa bàn huyện chỉ có 1 tuyến đường thôngthương ra ngoài Là huyện còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều lĩnh vực kinh tế,giáo dục, y tế đặc biệt là trong quản lý rừng hiện nay Mặc dù nhà nước đã cónhiều chính sách xây dựng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các xã trong đó

có xã Thượng Nhật và xã Thượng Quảng đây là mô hình quản lý tài nguyênrừng dựa vào người dân nhà nước đưa ra nhiều chính sách quản lý và bảo vệrừng bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề khithực hiện vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả thực tế Xuất phát từ vấn đề đó nên

chúng tôi xin đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức bản

địa trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về kiến thức bản địa

2.1.1 Khái niệm về kiến thức bản địa

Kiến thức bản địa có thể hiểu một cách chung nhất đó là kết quả của sự

chọn lọc, nghiệm suy khi con người tiếp xúc với môi trường xung quanh từ đó

hình thành những phương thức ứng xử thích hợp kiến thức bản địa nẩy sinh

ngay trong hoạt động sản xuất, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình

sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống để ngàycàng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người Nghiên cứu kiến thứcbản địa là nghiên cứu hệ thống các tri thức đặc trưng của các cộng đồng ngườiđịa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tựnhiên xung quanh

Kiến thức bản địa (Indigenuos Knowledge)[16] được coi trọng và đặc biệt nghiên cứu vào thập kỷ 80 trở đi Cho tới nay, khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức truyền thống vẫn được định nghĩa theo nhiều cách khác

nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn hay theo các mục đích sử dụng

Mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối tượng kiến thức bản địa được nghiên cứu luôn là một hệ thống các kiến thức đặc hữu của cộng đồng

người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với môitrường tự nhiên xung quanh

Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ kiến thức bản địa (indigenous knowledge) hay kiến thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một

thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường

tự nhiên Đó là một phần của tổng hoà văn hoá, tập hợp những hiểu biết kiến

thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử

dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới

quan Những kiến thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều

phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, háilượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sựthích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội Hơn nữa, trái với kiếnthức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đờinày sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại

Trang 13

Song song với thuật ngữ kiến thức bản địa (IK) có thuật ngữ “tri thức

chính thống” (formal knowledge) [15] dùng để chỉ những hệ thống kiến thứcphát triển phần lớn dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương Tây, đó lànhững kiến thức chuẩn vì nó được xác nhận trong những văn kiện, nhữngnguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trong khi đó kiến

thức bản địa được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác rất hiếm khi được

chép lại cẩn thận

Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của kiến thức bản địa là tính đặc hữu, nó

là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực

cụ thể, được tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lýnhất định (R Chambers, M.Warren,1992) [17]

Xác định về thời gian và không gian thì kiến thức bản địa là hệ thống kiếnthức tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xácđịnh với sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng (G.Louise, 1993) Như

vậy ở đây có ba yếu tố góp phần hình thành nên kiến thức bản địa đó là môi

trường địa lý xác định, trong thời điểm không gian nhất định và là của một cộngđồng tại một khu vực cụ thể đóng góp nên Hay nói một cách khác, kiến thứcbản địa hình thành trong điều kiện không gian thời gian nhất định với sự đóng

góp của một cộng đồng tại khu vực cụ thể Kiến thức bản địa luôn được kế thừa

và phát triển, bản chất của nó là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từđời này qua đời khác, nó được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động củacon người với môi trường tự nhiên để kiếm sống và nó chỉ tồn tại trong môitrường cụ thể (Nguyễn Duy Thiệu, 1996) [6]

Định nghĩa kiến thức bản địa theo quan điểm kiến thức kỹ thuật bản địa là

Hệ thống kiến thức bản địa là bao gồm tổ hợp kiến thức, kỹ năng, công nghệ

hiện tồn tại và phát triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu củamột dân tộc, cộng đồng địa phương trong vùng địa lý nhất định Hệ thống kiếnthức bản địa của một dân tộc được trao truyền trong cộng đồng trải qua thửthách thời gian và vẫn duy trì phát triển (CEFIKS) Như vậy trong cách tiếp cận

này, kiến thức bản địa được xem xét trên cơ sở hệ thống tri thức kỹ thuật bản địa

bao gồm tổ hợp kiến thức, kỹ năng, công nghệ hiện tồn tại Các tổ hợp này đượcxem là bản địa khi nó tồn tại, phát triển trong một phạm vi nhất định và nó mangtính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa phương trong vùng địa lý nhất

Trang 14

địa và phù hợp với hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài Quá trình nghiên cứu

đề tài sử dụng cách phân loại của E.Mathias về hệ thống tri thức bản địa(E.Mathias, 1995) [16] được xem xét nghiên cứu theo các nội dung sau:

1- Các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất đã được sàng lọc 2- Niềm tin tín ngưỡng thần linh

3- Cách thức tổ chức sản xuất

4- Các thao tác kỹ thuật trong hoạt động sản xuất

5- Các loại công cụ sản xuất tương ứng

6- Quá trình vận động tiếp thu và thử nghiệm

Cách phân loại trên được đề tài áp dụng nghiên cứu trong phạm vi một số

giá trị kiến thức bản địa ở lĩnh vực sản xuất (nông nghiệp trồng trọt, nghề thủ

công) và hoạt động quản lý khai thác tài nguyên Tuy nhiên trên quan điểm hệ

thống, kiến thức bản địa luôn nhấn mạnh đến tính tổng thể, tất cả các thành phần

trong hệ thống đều có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Do đó các vấn đề nghiêncứu của đề tài được đặt trong một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ lẫn nhauphản ánh được các đặc trưng và giá trị của nó

2.1.2 Đặc điểm của kiến thức bản địa

Kiến thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặcđiểm của nhóm xã hội Có những kiến thức chung, được tất cả mọi người trong

cộng đồng hiểu biết; có những kiến thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một số người hiểu biết; lại có những kiến thức chuyên nghiệp –

chuyên biệt, chỉ có ở một số ít người mang tính đặc thù, ví dụ: bà mụ đỡ đẻ, thợphác ghè làm gốm, thợ rà che nấu đường muỗng…

Kiến thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân

trong cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằngtruyền khẩu, bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, (G.Broding vàM.Schonberger, 2000) [16] Để phân tích các đặc trưng của kiến thức bản địa,G.Broding và M Schonberger đã lập bảng so sánh kiến thức bản địa với kiến

thức hàn lâm (Academic knowledge) vốn dĩ của giới khoa học tồn tại ở các viện

nghiên cứu, trường đại học

Trang 15

Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học

- Hội nhập toàn thể, dựa vào

hệ thống

- Được lưu giữ thông quatruyền miệng và trong cácthực hành văn hóa

- Chí tình tới thế tục, loại trừsiêu nhiên

- Phân tích hay quy giản,dựa vào các tập hợp nhỏ củacác đoàn thể

- Được lưu giữ thông quasách vở và máy tính

- Chân lý được tìm thấy từ

sự lý giải của con người

- Giải thích dựa vào lýthuyết, quy luật

- Yếu trong việc sử dụngkiến thức địa phương

- Quản lý môi trường có tổchức, có thứ bậc, ngăn nắp

- Được kiêm nghiệm thôngqua trãi nghiệm thực tế

- Dữ liệu dùng ngôn từ bảnđịa (địa phương)

- Lĩnh hội nhanh ( kiến thứcnhanh )

- Truyền bằng văn bản

- Dùng ngôn ngữ đương đại

- Học thông qua giáo dụcchính thức

- Dạy thông qua sách giáokhoa

- Được kiểm nghiêm giả tạotrong các kiểm tra

(Nguồn: Bài báo 2000)

Trang 16

Kiến thức bản địa có thể hiểu một cách chung nhất đó là kết quả của sự

chọn lọc, nghiệm suy khi con người tiếp xúc với môi trường xung quanh từ đó

hình thành những phương thức ứng xử thích hợp Kiến thức bản địa nẩy sinh

ngay trong hoạt động sản xuất, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình

sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống để ngàycàng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người Nghiên cứu kiến thứcbản địa là nghiên cứu hệ thống các kiến thức đặc trưng của các cộng đồng ngườiđịa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tựnhiên xung quanh

2.1.3 Vai trò của kiến thức bản địa

Theo GS Lê Trọng Cúc “kiến thức địa phương là nguồn tài nguyên quí giá, là

cơ sở của sự hiểu biết về các lĩnh vực : Nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục,quản lý tài nguyên và là chủ thể của các hoạt động khác trong phát triển bềnvững các hệ sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái vùng cao Những kiến thức này

có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học, các nhà lập kế hoạch Nó cầnđược xem xét và so sánh với kiến thức hiện đại để từ đó xác định những khíacạnh bổ ích hoặc có thể cải tiến thông qua công nghệ mới” (Lê Trọng Cúc,

1999) [4] Ngày nay kiến thức bản địa luôn có vai trò quan trọng giúp cho các

cộng đồng địa phương có cơ hội thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu trên cơ

sở phát triển bền vững thân thiện với môi trường

Kiến thức bản địa là kiến thức mang tính địa phương, mọi thành viên trongcộng đồng đều đã quen với các kỹ thuật bản địa nên sử dụng rất tốt phù hợp với

môi trường cư dân đang sống Mặt khác kiến thức bản địa luôn sử dụng nguồn

tài nguyên của địa phương không phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoàinên chi phí giá thành thấp Điểm quan trọng là sự du nhập của kiến thức chínhthống vào môi trường địa phương dung hòa với tri thức bản địa của cộng đồng

từ đó đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn

Hiện nay kiến thức bản địa không chỉ đơn thuần được coi là căn cứ để xây

dựng chính sách mà cao hơn nữa, nó còn được coi là lợi thế cạnh tranh trong bốicảnh kinh tế thị trường và mục tiêu phát triển bền vững Càng ngày, các giá trị

của kiến thức bản địa càng được quan tâm nhiều hơn, toàn diện hơn và với mục đích phát triển sát thực hơn kiến thức bản địa có vai trò quan trọng đối với các

quyết định của cộng đồng địa phương trong quá trình lao động sản xuất Kiến

thức bản địa là chìa khóa dẫn đến sự thành công của cá nhân, cộng đồng trong

Trang 17

mối tương quan ứng xử với môi trường sống hay sự thay đổi của hoàn cảnh xãhội bên ngoài

Kiến thức bản địa là nguồn lực có giá trị cho sự phát triển cộng đồng, đôi khi trong những trường hợp cụ thể, kiến thức bản địa còn vượt trội hơn kiến

thức chính thống du nhập vào từ bên ngoài Trong rất nhiều trường hợp thực tế

thực thi các dự án nếu xem trọng quá mức kiến thức chính thống hàn lâm du

nhập từ bên ngoài vào xem nhẹ kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương thìhầu như các dự án đó đạt hiệu quả không cao đôi khi thất bại Điều đó cho thấy

kiến thức bản địa có vai trò rất quan trọng, là tinh hoa đã được đúc kết và trải

nghiệm thực tế trong hoạt động sống của cộng đồng

Kiến thức bản địa bao gồm lĩnh vực rộng lớn của sự tích lũy các kiến

thức thực hành và những khả năng sáng tạo của cộng đồng đây là điều kiện

cần thiết đạt đến mục tiêu phát triển bền vững Kiến thức bản địa là nguồn tài

nguyên quốc gia quan trọng có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triểntheo phương sách ít tốn kém có sự tham gia của người dân đạt được sự pháttriển bền vững

Để phát triển bền vững cần có sự hợp nhất dung hòa giữa kiến thức chính

thống hàn lâm và kiến thức bản địa trên cơ sở nghiên cứu áp dụng các điểm tối

ưu thích hợp với hoàn cảnh môi trường địa phương Ví dụ như các hệ thống đậpchắn ngăn nước trên sông của người Hrê là hệ thống thủy lợi rất tối ưu phù hợpvới hệ thống canh tác nông nghiệp lúa nước vùng thung lũng với sự điều hòalượng nước vừa phải liên tục vào các vùng ruộng có diện tích không lớn phân bốtheo địa hình bậc thang của các nhóm gia đình Mặt khác với hệ thống đập chắnthủ công này có tác dụng điều hòa lượng nước cho hệ thống đập trên dưới đảmbảo cho sự tưới tiêu của vùng ruộng thung lũng, thích hợp với dòng chảy sôngmiền Trung thường thiếu nước vào mùa hè Như vậy trên các sông này nếu

chúng ta xây đập kiên cố bỏ qua kiến thức bản địa làm thủy lợi lâu đời của địa phương không áp dụng những ưu điểm cuả kiến thức bản địa đó thì sẽ hủy hoại

hàng loạt các đập ngăn nước khác trên sông (vì thiếu nước dâng) dẫn đến cácvùng ruộng khô hạn mang tính cục bộ Như vậy nếu đưa hệ thống đập dâng kiên

cố của tri thức chính thống vào áp dụng tại môi trường thực tiễn của địa phươngthì cần nghiên cứu hệ thống hoạt động của đập bổi thủ công ứng dụng các giá trịthực tiễn của nó, từ đó mới đem lại một kết quả tốt cho sự phát triển bền vững Một trong những nguyên nhân thất bại của các chính sách áp dụng vào thực

Trang 18

bản địa cùng với các sinh hoạt văn hoá, xã hội, kinh tế của mình đã và đangsống cuộc sống hài hoà và thân thiện với môi trường xung quanh Sự du nhập trithức chính thống của Phương Tây với các dự án hiện đại hoá mang tính khoahọc công nghệ cao vào cộng đồng địa phương mà không nghiên cứu kỹ lưỡng,

xa rời thực tiễn của các địa phương và không có khả năng giải quyết nhiều vấn

đề về mặt kỹ thuật đặt ra trong cuộc sống hàng ngày như những người dân bảnđịa có thể làm Đương nhiên kiến thức du nhập đó sẽ thất bại, hiệu quả khôngcao hoặc gây tác động ngược hủy hoại môi trường

Kiến thức bản địa luôn có sự thích ứng với môi trường địa phương, vận

động thay đổi theo điều kiện Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của kiến

thức bản địa Sự thích ứng thay đổi này của kiến thức bản địa đã mở ra hướng

giao lưu rộng rãi với bên ngoài của cộng đồng du nhập các yếu tố kỹ thuật phùhợp với môi trường sống của cộng đồng, dần dần bản địa hóa các yếu tố du nhậpnày Mặt khác kiến thức bản địa luôn vận động thích nghi với sự thay đổi củahoàn cảnh môi trường nhằm đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng

Do đó quan điểm nhận kiến thức thức bản địa luôn ở trạng thái tĩnh không

vận động phát triển để thích nghi với môi trường là quan điểm siêu hình Hoặc

nhận thức phủ nhận sự tồn tại của kiến thức bản địa, hạ thấp giá trị kiến thức bản

địa trong cộng đồng là quan điểm cực đoan sai lầm Nhận thức đúng về sự thíchnghi để phát triển của kiến thức bản địa giúp cho ta có định hướng đúng đắn

trong vấn đề bảo tồn giá trị kiến thức bản địa.

Kiến thức bản địa chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xãhội truyền thống Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội khép kín với nềnkinh tế tự cung tự cấp của đa số tộc người ở Việt Nam, đó còn là cơ sở duy

nhất Một thời gian dài, kiến thức bản địa đã không được đánh giá đúng với

những giá trị mà nó chứa đựng Ở nhiều nơi, người ta đã coi đó là biểu hiệncủa sự trì trệ, lạc hậu và phản khoa học Ngày nay, giá trị và vai trò của kiến

thức bản địa đã được đánh giá khách quan hơn Các học giả, những nhà hoạch

định chính sách và những người đang hoạt động trên lĩnh vực phát triển đãthiết lập mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và khoa học; thừa nhận tính hợp

lý của kiến thức bản địa đối với hệ thống giáo dục cũng như các vấn đề pháttriển Hệ thống kiến thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọngvào việc giải quyết các vấn đề của địa phương

Kiến thức bản địa đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến

việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật dân tộc học

Trang 19

hiện đại Cụ thể là kiến thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên Kiến thức bản địa cũng

đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gâygiống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thóiquen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canhcây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nôngnghiệp Một số kiến thức bản địa đã được ứng dụng vào trong các dự án về hợptác phát triển (Lê Trọng Cúc, 1999) [4]

Nhìn chung việc phát triển các hệ thống kiến thức bản địa có ý nghĩa sống

còn đối với cộng đồng địa phương đã sáng tạo ra nó Các hệ thống kiến thứcbản địa cũng không ngừng biến đổi, kiến thức mới liên tục được bổ sung,

không ngừng được đổi mới từ bên trong và các kinh nghiệm, kiến thức học

hỏi được từ bên ngoài, không ngừng được nội tại hoá, được sử dụng, thíchứng với điều kiện địa phương

2.2 Tình hình nghiên cứu về kiến thức bản địa

2.2.1 Trên Thế giới

Trên thế giới, kiến thức bản địa được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý tàinguyên rừng chủ ý để khai thác các kiến thức của địa phương trong nhiều lĩnhvực của cuộc sống để cai trị các nước thuộc địa nhất là vào thế kỷ XIX khi màchủ nghĩa thực dân được thành lập nhiều khu vực và quốc gia trên thếgiới.Trong đó có nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ, vì vậy các nhà luật học cácnhà quản lý của nhiều nước như Anh, Tây Ban Nha, Pháp…rất quan tâm nghiêncứu lĩnh vực này

Vấn đề đặt ra với các nước đế quốc thực dân là áp dụng chế độ cai trị nào đốivới thuộc địa của mình Những năm đầu của thế kỷ XX với sự ra đời của trườngphái chức năng (functionnalism) đứng đầu là Bronyslaw Malinowski Ông chorằng tất cả hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng nhất định củamột xã hội nhất định từ đó rút ra kết luận không thể cho thể chế xã hội này ápđặt xã hội khác, mà cần áp dụng bản thân thể chế vốn có để quản lý xã hội đó.Luận điểm này đã được các nhà cai trị thực dân vận dụng trong việc cai trị thuộcđịa của mình lúc bấy giờ

Các nhà luật học người Anh đã cố gắng chuyển đổi luật tục thành luật pháp ởmột số cuộc gia châu Phi, nhưng nhìn chung vẫn là nhìn nhận luật tục từ góc độ

Trang 20

luật pháp từ một số quốc gia châu Âu bao giờ cũng là hệ qui chiếu chủ yếu Điềunày khác với cách tiếp cận luật tục từ góc độ nhân học xã hội hay nhân học văn hóaBên cạnh việc tiếp cận từ góc độ luật học, thì đã xuất hiện ngày một phổ biếncách nhìn luật học từ góc độ nhân loại học (Anthopogy) bắt đầu là việc tiếp cậncác bộ lạc Vào thập kỷ nửa cuối thế kỷ XX này, các nhà nhân loại học luật pháp

đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình trên nhiều bình diện khác nhau, nhưcác vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu luật học, nghiên cứu luật tục ởnhiều vùng nhiều quốc gia trên thế giới

Có thể khẳng định châu Phi là nơi có nhiều công trình nghiên cứu về luật họcnói chung và kiến thức bản địa nói riêng Trong một công trình “luật và lý luậnluật pháp châu Phi”, do G.R.Woodman và A.O.Obilde [16] đã đưa ra các danhmục hơn 100 nghiên cứu về luật tục và tác phẩm này cũng tập hợp các bài viếtkhác nhau của nhiều tác giả, trong đó phần lớn tác phẩm chỉ đề cập tới bản chấtcủa luật tục của châu Phi với 3 phần chính: Những vấn đề chung, nhân loại họcpháp luật, luật tục trong hệ thống pháp luật của nhà nước (G.R.Woodman vàA.O.Obilde) Ngoài ra phải kể đến công trình của Y.C.Bekker (luật tục NamPhi), đề cập tới nhiều khía cạnh quan hệ giới tính quan hệ hôn nhân, quan hệ giađình và quyền thừa kế

Về góc độ nhân học pháp luật, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới các vấn đề lýthuyết và phương pháp sưu tầm và nghiên cứu kiến thức của các dân tộc Đó làcác công trình của AlanDundes bàn tới khái niệm thế nào là luật tục (folk law),của Alan Waston về tiếp cận luật tục, của Van Den Dergh khái niệm luật tụctrong khung lịch sử, của Obei Hag Ali về chuyển đổi luật tục thành luật pháp ,…Các vấn đề phương Đông cũng được đặt ra, như vấn đề văn bản của các luật tục(T.O.Elias)…nội dung vận dụng luật tục trong phát triển xã hội cũng được quantâm, nhất là các luật tục trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên [17]

Như vậy, công việc nghiên cứu luật tục trên thế giới từ thế kỷ XX đã đượcnhững tiến bộ đáng kể cả lý luận, phương pháp nghiên cứu, do đó tạo điều kiệnthuận lợi trong nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam trong thời gian qua

2.2.2 Tại Việt Nam

Cùng với nhiều nước ở Đông Nam Á người Việt Nam có truyền thống sảnxuất nông nghiệp và quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên từ hàng ngànnăm nay Cộng đồng 54 dân tộc anh em sinh sống trên nhiều vùng sinh thái đadạng, trên phạm vi toàn quốc đã sáng tạo ra một kho tàng đồ sộ về các kiến thức

Trang 21

bản địa trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng như các kiến thức

về sản xuất nông lâm nghiệp

Khi mà cũng với sự phát triển của xã hội, tác động của các hoạt động kinh tế

đã làm cho môi trường sinh thái đang trên đà suy thoái nghiêm trọng, cuộc sốngcon người đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, khoa họcphương tây không đủ để tạo ra sự bền vững Chúng ta không thể phụ nhận đượcvai trò của kiến thức bản địa trong việc sản xuất theo phương thức ít tốn kém, có

sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững cao

Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng các kiến thứcbản địa được thực hiện ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi, vùng có dân tộc thiểu

số sinh sống nhiều Các công trình nghiên cứu và ứng dụng này đã khẳng địnhđược vai trò của kiến thức bản địa trong đời sống kinh tế và quản lý tài nguyêncủa người dân Các kiến thức này có khả năng thích nghi cao với điều kiện môitrường tự nhiên của địa phương cũng như tập quán xã hội Việc gắn kết kiếnthức bản địa với kiến thức hiện đại là phương pháp tốt nhất để ứng dụng khoahọc mới vào nông thôn miền núi Việt Nam

Thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia, các dự án phát triển dựa trên

cơ sở kiến thức bản địa của địa phương đã và đang lôi kéo được người dân thamgia, vì nó hợp với lòng dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào Đó chính là

cơ sở của sự thành công, rõ ràng kiến thức địa phương là cơ sở của sự hiểu biết

về các lĩnh vực nông lâm thủy sản, y tế, giáo dục, quản lý tài nguyên và là chủthể của các hoạt động khác trong phát triển bền vững của hệ sinh thái nói chung

và hệ sinh thái vùng cao nói riêng ( Lê Trọng Cúc, 1998 )[4]

Các công trình nghiên cứu kiến thức bản địa vùng núi phải kể đến tác phẩm:

“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tàinguyên thiên nhiên” của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc đề cập đến các giốnglúa chịu hạn ít bệnh, năng suất ổn định của người Thái (Hoàng Xuân Tý, LêTrọng Cúc, 1998).[4]

Trong thời kì chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhiều cuốn sổ “ sổ tayrau rừng ” đã được xuất bản cho các chiến sỹ ở chiến trường Những năm gầnđây, có nhiều công trình nghiên cứu về rau rừng cũng như kinh nghiệm sử dụngrau rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số càng khẳng định rau rừng với cuộcsống con người

Trang 22

Khi nghiên cứu các kiến thức bản địa trong bảo vệ và phát triển rừng ở huyệnChiêm Hóa, Tuyên Quang, Lê Thị Diên ( VNRP ) đã chỉ rằng kiến thức bản địaphù hợp với phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện địa phương, đã được trảinghiệm qua thời gian và được truyền lại từ cha ông, có tình đa dạng cao lại dễ sửdụng, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền lại giảm rủi ro [8]

Ngày 20 tháng 2 năm 2008, trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên vàphát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á ( CIRUM ) đã chủ trì cuộc họp với cácđối tác gồm viện nghiên cứu sinh thái chính sách xã hội ( SPERI ) và tư vấn pháttriển ( CODE ) để thảo luận về kể hoạch phối hợp triển khai chương trình nghiên

cứu hành động “ quản lý, sử dụng rừng ở huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng Sơn ” [16]

Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình trong bài viết “Các dân tộc thiểu số

và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam” đề cập đến nguyêntắc quản lý khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo

vệ rừng của đồng bào thiểu số Tây Nguyên (Phạm Quang Hoan và Hoàng HữuBình, 1996) [5]

Trong bài viết “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: Một trong những giá trị nổi bật của các dân tộcthiểu số là những kiến thức bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác tàinguyên thiên nhiên, ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một

bộ phận không thể tách rời tự nhiên Luật tục với những kiến thức bản địa vềmôi trường và cách thức quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫngiữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngô Đức Thịnh, 1999) [15]

Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa được công bốtrên thế giới cũng như ở Việt Nam Tuy vậy, việc nghiên cứu kiến thức bản địachủ yếu tập trung vào nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, mà ít chủ ý đếnlĩnh vực lâm nghiệp Đặc biệt là lâm nghiệp vùng cao, vùng dân tộc thiểu số hầunhư ít quan tâm

Để bổ sung một phần nhỏ vào kho tàng nghiên cứu kiến thức bản địa trongquản lý rừng và sử dụng tài nguyên Nét đặc thù của đề tài là tập trung nghiêncứu hệ thống kiến thức bản địa trong quản lý rừng và sử dụng hợp lý tài nguyêncủa người dân tộc Cơtu và người dân tộc kinh trên địa bàn huyện Nam Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 23

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng kiến thức bản địa trong quản lýtài nguyên rừng của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực nghiên cứu Đề xuấtcác giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị kiến thức bản địa

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Thu thập và tài liệu hóa những kiến thức bản địa đã từng được sử dụngcũng như đến nay vẫn còn lưu giữ

- Xác định được nguyên nhân những kiến thức trước đây bị mất đi

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc lưu giữ cũng như sửdụng kiến thức bản địa để quản lý tài nguyên rừng

- Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng kiến thức bản địa trong quan

lý tài nguyên rừng

- Đề xuất được các biện pháp sử dụng kiến thức bản địa hợp lý tại khuvực nghiên cứu

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

- Các mô hình, cơ cấu quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

Trang 24

- Phân tích các bên liên quan trọng quản lý tài nguyên rừng tại khu vựcnghiên cứu

- Phân tích thành phần dân tộc và tập quán sinh sống của người dân tạikhu vực nghiên cứu

- Hệ thống tư liệu liên quan đến kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu

số tại địa điểm nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức bản địa trong quản lý tàinguyên rừng hiện nay

- Đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả kiến thức bản địa trong quản lýtài nguyên rừng

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp:

- Từ sách, báo chí, các trang mạng, văn bản báo cáo tại khu vực nghiên cứu

- Thu thập tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại UBND các

xã và huyện có liên quan, các văn kiện dự án, báo cáo đánh giá của các tổ chức/nhàkhoa học về kiến thức bản địa, thu thập các bản đồ tại khu vực nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia(PRA,RRA)

* Thu thập số liệu sơ cấp:

- Phỏng vấn bán cấu trúc 60 hộ gia đình 2 thôn trong 2 xã

Bao gồm: 30 hộ gia đình thôn 2 (99,9 % dân tộc Cơtu thuộc xãThượng Nhật )

30 hộ gia đình thôn 5 (95% dân tộc Kinh thuộc xã Thượng Quảng )

- Phỏng vấn bán cấu trúc 3 cán bộ xã ,2 trưởng thôn và một số đại diệnngười cao tuổi, để lấy thông tin chung

- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: Thông qua việc thu thập nhữngngười nắm tin chính như các Sở, Ban, Ngành liên quan, cán bộ huyện, xã, người

có vai trò trong thôn, bản nhằm mục đích thu thập các thông tin chuyên sâu vềhiện trạng tài nguyên, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong nhữngnăm qua, khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của người dân

Trang 25

* Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA, phỏngvấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến các vấn đề nghiên cứu

Trang 26

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

Thượng Nhật là một xã miền núi đặc biệt khó khăn ở thượng nguồn sông

Tả Trạch, nằm về phía Nam của huyện Nam Đông cách trung tâm thị trấn Khe

Trang 27

Tre 7km, tọa độ địa lý của xã được xác định như sau:

- Điểm cực Bắc 16009’38” vĩ Bắc, 1070 40’32” kinh Đông

- Điểm cực Nam 16006’59” vĩ Bắc, 1070 40’25” kinh Đông

- Điểm cực Đông 16008’42” vĩ Bắc, 1070 41’21” kinh Đông

- Điểm cực Tây 16009’18” vĩ Bắc, 1070 39’13” kinh Đông

Thượng Nhật có tổng diện tích đất tự nhiên 11.410 ha, toàn xã có 7 thôngồm: Ta Rinh, Lập, A Tin, Ta Lu, A Xách, La Vân, Hợp Hòa Ranh giới hànhchính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hương Hòa

- Phía Tây giáp xã Hương Giang, Hương Hữu và Thượng Long

- Phía Nam giáp huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

- Phía Đông giáp xã Thượng Lộ

b Điều kiện khí hậu

Nằm trong khu vực miền Trung phía Bắc Hải Vân nên khí hậu của xãthuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thời tiết tương đối khắc nghiệt, khí hậutrong năm được phân thành 2 mùa rõ rệt đó là: Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đếntháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ: về mùa khô chịuảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng; về mùa lạnh do ảnh hưởng của gióĐông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh

- Nhiệt độ trung bình trong năm 24,60C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 160C

Nhìn chung khí hậu ở xã Thượng Nhật có nền nhiệt độ tương đối cao vàkhá ổn định, nhiệt độ trung bình 24,60C do đó rất phù hợp cho sản xuất nông -lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Hàng năm, Thượng Nhật vẫn chịu tác động của bão, mùa bão bắt đầu từđầu tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 nhưng xảy ra tập trung vào tháng 9( 38% ), tháng 10 ( 20% ) Tốc độ gió trong các cơn bão thường đạt từ cấp 9, cấp

10 và mạnh nhất cấp 11 Tuy nhiên, do Thượng Nhật là vùng đồi núi nên khibão đổ bộ vào đây do ma sát với mặt đệm làm tốc độ gió giảm đi nhanh chóng

Trang 28

bão có thể gây mưa từ 150 - 200mm, lớn nhất có thể lên tới 500 - 600mm/đợt.

Vì thế, thường gây ra lũ lụt ảnh hưởng xấu đến các hoạt động phát triển kinh tế

2 Đất lâm nghiệp

- Đất rừng sản xuất

- Đất rừng đặc dụng

9.751,402.050,107.701,30

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

141,73 1,2562,01

1,6714,554,0059,50

5 Đất chưa sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng

- Đất đồi núi chưa sử dụng

1.080,68 9,580,92

999,76

(Nguồn: Báo cáo nông nghiệp xã Thượng Nhật năm 2014)

Thượng Nhật có tổng diện tích đất tự nhiên 11.377,97 ha, trong đó đấtnông nghiệp 10.155,56 ha, chiếm 89,25 %; đất phi nông nghiệp 141,73 ha,chiếm 1,25 %; đất chưa sử dụng 1.080,68 ha, chiếm 9,5 %

Trang 29

d Tài nguyên nước

Nguồn mặt nước của xã Thượng Nhật chủ yếu từ sông Tả Trạch và nước

từ các khe, suối, các con kênh chảy qua Tuy nhiên, do xã có độ cao trung bình450m - 500m và dốc nên thời gian tập trung nước trên lưu vực nhanh và thờigian các trận lũ trên sông thường ngắn, khoảng từ 1- 3 ngày nghĩa là lũ ở đây lênrất nhanh và xuống cũng rất nhanh Ngược lại trong mùa khô lượng nước mặtthiếu hụt gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp Diện tích sử dụng nuôitrồng thủy sản 3,8ha

4.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (giá năm 2013) là 327,5 tỷ đồng,đạt 103,8% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với năm trước; trong đó nông nghiệptăng 2,2%, lâm nghiệp tăng 1,0%, ngư nghiệp tăng 2,9%

- Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.348 ha, đạt 102,5% kế hoạch,tăng so với năm trước 182 ha; trong đó: cây lương thực có hạt 991 ha, tăng 62ha; cây có củ lấy bột 993 ha, tăng 123 ha; rau, đậu, mía 364 ha, giảm 2,7 ha.Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 4.597 tấn, đạt 105,7% kế hoạch, tăng 523tấn so với năm trước Tổng sản lượng cây có củ lấy bột đạt 19.787 tấn, tăng2.021 tấn so với năm trước

- Công tác quản lý bảo vệ, trồng rừng

Diện tích rừng trồng trên địa bàn là 4.350 ha, chủ yếu là cây keo Việctrồng rừng được nhân dân chú trọng đầu tư, thâm canh; đã chủ động cung ứnggiống tại địa bàn; hầu hết diện tích rừng trồng phát triển tốt; thu nhập từ kinh tếrừng đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con Công tác phòng chống cháy rừngđược thực hiện tốt Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra truyquét các vùng trọng điểm để hạn chế tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyểnlâm sản trái phép

Về giao rừng tự nhiên, đến nay, tổng diện tích đã giao cho cộng đồng,nhóm hộ và hộ gia đình quản lý là 6.757 ha Đã xây dựng và triển khai Đề án

Trang 30

phần phát triển rừng theo hướng bền vững, đồng thời đem lại lợi ích cho cộngđồng, nhóm hộ và gia đình, nâng cao thu nhập

b Nhân lực lao động

- Số hộ 448 hộ

- Nhân khẩu 1.988 người, trong đó: Nam 996 người; Nữ 992 người

- Lao động trong độ tuổi 1.067 người

c Giáo dục

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có chuyển biến tốt; tỷ lệ huy động học sinh ởcác bậc học đạt cao, chất lượng giáo dục được nâng lên; tỷ lệ học sinh khá giỏi:tiểu học 66,8%, THCS 53,5%, THPT 43,5%; tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểuhọc đạt 100%, THCS đạt 99,13%; tốt nghiệp THPT đạt 99,31%, bổ túc THPTđạt 92,31% Năm 2014, có 81 em thi đỗ cao đẳng, đại học, trong đó có 27 emđồng bào dân tộc thiểu số Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2013-

2014, có 66 em học sinh đạt giải, trong đó: 8 em THPT, 36 em THCS, 22 emtiểu học Triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 đảm bảo yêu cầu, việc huyđộng học sinh đầu năm học mới đạt khá: nhà trẻ 38,5%, mẫu giáo 99,0%, tiểuhọc 100,0%, THCS 97,6%, THPT 95,1%

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, trong năm đã đầu tư xây dựng 6 phònghọc, 20 phòng chức năng và một số công trình phụ với tổng kinh phí 15,3 tỷđồng Trong năm, tiếp tục thực hiện việc đào tạo lớp trung cấp chính trị - hànhchính tại huyện với 98 học viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã tổ chức 17lớp với 1.362 học viên tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, gópphần nâng cao năng lực cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

d Tập quán sinh hoạt của người dân

Người dân phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp là chủ yếu, sản xuất lúa

2 vụ mỗi năm, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và vụ Hè Thu từtháng 3 đến tháng 6 Hai vụ lúa thường sớm hơn ở đồng bằng do điều kiện thờitiết, ở vùng núi thường mưa nhiều tháng 10 và tháng 11 Trong giai đoạn nàyngười dân trồng thêm các loại nông sản hoa màu ngắn ngày thâm canh theo kiếnthức bản địa, còn một số lao động khác dựa vào rừng để thu hái một số Lâm sảnngoài gỗ (LSNG) chủ yếu để đảm bảo cuộc sống của họ trong gia đình Trước

Trang 31

đây người dân chủ yếu khai hoang trồng rừng, làm nương rẫy mang tính tự phát,sản phẩm làm ra chưa đạt hiệu quả Trong thời gian này người dân được sự hỗtrợ chính sách của nhà nước hưởng lợi từ đất rừng, lợi ích về kinh tế Một số laođộng chính tham gia vào trồng rừng, một số khác chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ,kinh doanh từ những sản phẩm của địa phương.

Đến nay nhìn chung đời sống kinh tế hàng ngày đang phát triển, dần dầngóp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương, cuộc sống người dân được cảithiện, tình hình an ninh cơ bản được đảm bảo Nguồn LSNG được phát triểnmạnh đối với thị trường trong và ngoài nước

- Phía Bắc giáp xã Hương Sơn, thị xã Hương Thủy

- Phía Tây giáp là huyện A Lưới

- Phía Nam giáp huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

- Phía Đông giáp xã Thượng Long

Thượng Quảng chính thức được thành lập năm 1975 như là một phần của

“ chương trình định canh định cư” và “ chương trình vùng kinh tế mới” củachính phủ

b Đặc điểm địa hình

Xã Thượng Quảng nằm trong khu vực có địa hình thuộc dạng vùng núi trungbình, tương đối phức tạp và không thuần nhất, bao gồm nhiều dãy núi chạy từphía Bắc đến phía Tây với các chỉ số độ cao là:

Trang 32

- Độ cao trung bình là 400m

- Độ cao tuyệt đối lớn nhất là 882m

- Độ cao tuyệt đối nhỏ nhất là 130m

- Độ dốc trung bình từ 20 đến 26o

Địa hình ở đây khá bằng phẳng < 15o, đây là vùng địa hình phù hợp chophát triển cây trồng đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp

c Điều kiện khí hậu

Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ nên khí hậu xã Thượng Quảng nóiriêng và huyện Nam Đông nói chung thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùađông lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè vì nó đã bịcác dãy núi ở phía Tây lãnh thổ chặn lại nên về mùa hè có khí hậu mát hơn sovới Đồng Bằng

- Nhiệt độ trung bình trong năm 24,60C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 160C

Nhìn chung khí hậu ở xã Thượng Quảng có nền nhiệt độ tương đối cao vàkhá ổn định, nhiệt độ trung bình 24,60C do đó rất phù hợp cho sản xuất nông -lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

d Thủy văn

Xã Thượng Quảng có 2 khe suối chính là A Răng và Ka Đe, trong đódòng Ka Đe tập trung tất cả hệ thống khe suối của vùng tiểu khu 39 bắt nguồn từcác đỉnh núi đổ về Lòng khe hẹp và dốc, có nhiều nhánh rải đều thuận lợi chocanh tác, tuy nhiên mức nước chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô Vàomùa mưa, bề ngang khe suối đạt từ 15 đến 20m, sâu 2m, lưu lượng nước rất lớn,

độ dốc dòng chảy mạnh và siết dễ gây ngập úng và lũ quét Ngược lại, vào mùakhô đặc biệt vào những tháng nắng nóng thì các khe hầu như không có nước đểphục vụ sinh hoạt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân

Trang 33

(Nguồn: Báo cáo nông nghiệp xã Thượng Quảng năm 2014)

4.1.2.2 Lĩnh vực kinh tế

a Sản xuất Nông lâm nghiệp:

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 228/243,1 ha đạt

94% kế hoạch (KH) giảm 12,1 ha so với cùng kỳ

Trang 34

Trong đó:

- Cây lương thực có hạt 149,7/146,3 ha đạt 102,3% KH, tăng 2,3% so với cùng

kỳ (lúa nước 112,3 ha, cây ngô 37,4 ha); Sản lượng lương thực có hạt 711,3 tấn

đạt 103,3% KH, tăng 34,1 tấn so với cùng kỳ

- Cây có củ lấy bột 44 ha đạt 75,9%KH, giảm 12,5 ha so với cùng kỳ (trong đósắn 30/40 ha, khoai lang 13/12 ha), sản lượng sắn ước đạt 675 tấn, nguyên nhâncây sắn giảm so với cùng kỳ do một số diện tích trồng xen cao su đã bị phân tán

b Chăn nuôi:

Tổng đàn gia súc 1097 tăng 119 con so với cùng kỳ; trong đó đàn trâu 354con tăng 19 con, đàn bò 131 con tăng 23 con, đàn lợn 642 con tăng 107 con; đàngia cầm 7373 con tăng 3373 con

Hoạt động chăn nuôi, thú y tiếp tục duy trì ổn định Trong năm kết quả tiêmphòng: Tụ huyết trùng trâu bò 260/395 con đạt 63% kế hoạch (KH); dịch tả, nhịliên lợn: 530/700 đạt 61,5% KH: LMLM lợn nái và đực giống: 66/66 con đạt100% KH; vắc xin dại chó 110/160 đạt 68,75% KH

d Giáo dục, Y tế

Hoàn thành chương trình năm học 2013 - 2014 theo kế hoạch Đạt phổcập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 với 91,5%; phổ cập THCS80,14% (tăng 0,06%); phổ cập THPT 60/161 em đạt 37%

Học sinh học 2 buổi/ngày bậc Tiểu học 10/10 lớp đạt 100%, chất lượngcác cấp duy trì ổn định, tỷ lệ học sinh khá giỏi bậc Tiểu học 61,17% (tăng2,17%), THCS 50,7% (tăng 0,03%), THPT 22,7% (tăng 0,1%)

Huy động học sinh các cấp năm học 2014 – 2015 đạt tỷ lệ cao: Tiểu học181/181 em đạt 100%; Huy động vào nhà trẻ 2 nhóm với 44/131 cháu đạt34,35%, mẫu giáo 3 tuổi 53/54 cháu đạt 98,14%, mẫu giáo 4 tuổi 36/37 cháu đạt97,29%; mẫu giáo 5 tuổi 44/44 cháu đạt 100%.; từng bước giảm tỷ lệ trẻ SDDtrong nhà trường

Hội khuyến học tiếp tục duy trì ổn định, trong năm đã kịp thời động viênkhen thưởng cho 211 học sinh các cấp học đạt thành tích xuất sắc năm học2013- 2014 với 10.870.000 đồng

Trang 35

4.2 Khái quát đặc điểm đối tượng nghiên cứu

4.2.1 Cộng đồng thôn 2

Thôn 2 là một thôn có đa số là dân tộc Cơtu sinh sống Thôn đến nay có

75 hộ với 303 nhân khẩu, trong đó 155 nam giới và 148 nữ giới , 9 hộ nghèo,15

hộ cận nghèo và còn lại là không nghèo công việc chính của người dân trongthôn là trồng trọt và đi rừng, chăn nuôi kém, ruộng nước ít, cuộc sống còn gặpnhiều khó khăn, đất trồng trọt xa khu dân cư, địa hình của thôn đa số là đồi núi,

hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh Toàn thôn có 59,1 ha rừng trồng, lúa nước2,2 ha, cao su 25,9 ha, trong đó diện tích đã khai thác 4,44 ha, vườn nhà 6,7 ha,sắn và hoa màu 28,4 ha

4.2.2 Cộng đồng thôn 5

Thôn 5 là thôn được di cư từ miền xuôi theo chương trình định canh định

cư vào năm 1979, thôn có đa số là người dân tộc Kinh sinh sống, nghề nghiệpchủ yếu là làm ruộng và trồng rừng, trong những năm gần đây cuộc sống củangười dân trong thôn 5 có nhiều khởi sắc hơn trước, điện đường, trường trạmkhá hoàn chỉnh, cuộc sống người dân thôn 5 nói riêng và xã Thượng Quảng nóichung đã đi vào ổn định Thôn cũng có nhận quản lý rừng cộng đồng với diệntích là 171 ha giao đợt 1 và 127,80 ha giao đợt 2

4.3 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

4.3.1 Đặc điểm các khu rừng được giao

Tài nguyên rừng được xem là thế mạnh của huyện Nam Đông, chúng

đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường củahuyện nói chung và 2 thôn nghiên cứu nói riêng

Bảng 4.3 Đặc điểm các khu rừng được giao tại 2 thôn

Diện tích

giao (ha)

Tổng : 185,800 ha Tổng : 298.800 ha

Loại rừng Khu rừng này là rừng tự nhiên

thuộc rừng phòng hộ xung yếu

và rừng đang phục hồi

Khu rừng này là rừng tự nhiênthuộc rừng phòng hộ xung yếu

và rừng đang phục hồiTrạng thái

rừng

Rừng trung bình ở trạng tháiphục hồi

Đây là loại rừng đã bị khai tháccản kiệt

Trang 36

Các loại

động thực

vật có trong

khu rừng

Theo đánh giá của người dân

ở đây, trước đây các khu rừngtrong địa bàn thôn có nhiềuloại gỗ quý như Gõ mật, Gỗtrắc, Kim giao, Chò chỉ, Kiềnkiền, Gỗ sơn, Đào…và nhiềuloại động vật rừng như GấuNgựa, Đười ươi, Culi, Bão,Chồn hương, Chồn Bay, Rắn

hổ mang chúa, trăn lớn, Saola…

Trước đây cũng có Kiền kiền,

Gỗ sơn, Gõ, Lim…và nhiềuloại động vật như: Đười ươi,Culi, Bão, Chồn hương, ChồnBay, Rắn hổ mang chúa, trănlớn, Sao la…

Nhưng hiện tại các loại độngvật trên hầu như không cònhoặc rất ít và đang có nguy cơtuyệt chủng

Tình hình

quản lý bảo

vệ

Số vụ vi phạm về rừng khá ít,nhìn chung công tác quản lýrừng cộng đồng thôn 2 tốt hơnthôn 5

Nói chung các khu rừng tựnhiên nói chung và khu rừngcộng đồng nói riêng ở khu dân

cư thôn 5 đã bị tàn phá nghiêmtrọng

Hiện tại khu rừng này được sựquản lý chung của ban quản lýthôn và các tổ bảo vệ rừng cũngnhư toàn thể người dân trongthôn

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Như vậy nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, cả 2 khu rừng được giao đều là rừng

tự nhiên thuộc rừng phòng hộ Tại thôn 2 xã Thượng Nhật thì rừng tự nhiênđang phục hồi và được bảo vệ tốt hơn thôn 5 xã Thượng Quảng nguyên nhân cóthể là do có các tập tục và kinh nghiệm tri thức bản địa phong phú và nhận thứcbảo vệ rừng tốt hơn thôn 5 Bên cạnh đó có thể thấy trạng thái các khu rừngđược giao cho thôn 2 tốt hơn thôn 5 là 3 loại rừng: rừng giàu, rừng trung bình vàrừng nghèo Tổ thành loài chủ yếu tại các khu rừng được giao là Ươi, Trầm,Chò, Sơn, Đào ngoài ra ở các khu rừng của thôn 2 xã Thượng Nhật cũng có một

số cây gỗ quý hiếm và có giá trị như Lim, Hinh, Kim giao, Bời Lời…

Trang 37

cáo vào thời điểm cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ, bởi vì đây lànhững yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý của cộng đồng sau này

a Thành phần dân tộc nhận rừng và quản lý rừng được giao

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng của mỗi cộng đồng dân tộc sẽ có nhữngphương pháp quản lý riêng, những phương pháp quản lý này sẽ có tác động đếnviệc quản lý tài nguyên rừng theo chiều hướng khác nhau có thể tốt cũng có thểkhông tốt đối với rừng cộng đồng nói riêng và tài nguyên rừng nói chung

Bảng 4.4 Tỷ lệ % các dân tộc sinh sống ở 2 thôn

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Như vậy nhìn chung 2 thôn nghiên cứu có sự khác nhau rõ ràng về thành phầndân tộc trong quản lý rừng cộng đồng đó là: một bên đa số người Kinh ( thôn 5 ) vàmột bên đa số người dân tộc Cơtu ( thôn 2 ) Việc thôn 2 có đa số là dân tộc Cơtusinh sống rất thuận lợi trong việc quản lý các luật tục trong khu rừng từ đó nhữngnguyên tắc, tập quán săn bắt, khai thác lâm sản gỗ và lâm sản ngoài gỗ được tuầntheo tốt hơn Những tín ngưỡng phong tục được lưu truyền một cách dễ dàng hơn

Vì thế rừng cộng đồng thôn 2 có số vụ vi phạm ít hơn, cách khai thác hợp lý hơn vànhìn chung rừng cộng đồng thôn 2 được quản lý tốt hơn thôn 5

b Vị trí của thôn so với rừng được giao:

Vị trí của thôn hay vị trí từ khu vực dân cư thôn sinh sống đối với rừng cũngảnh hưởng đến việc quản lý rừng thông qua các hoạt động như tuần tra bảo vệ, pháttriển rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng của cộng đồng…Thường thì các khurừng giao cho cộng đồng thường nằm ở vị trí xa khu dân cư, nơi hẻo lánh hiểm trở.Đây là một trong những khó khăn cho cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng

Tại địa bàn nghiên cứu thì các khu rừng giao cho cộng đồng quản lý có vịtrí khác nhau đối với khu dân cư của thôn nhận rừng, được tổng hợp ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Vị trí thôn so với khu rừng

Trang 38

Với rừng giao cho thôn 2 thì rừng nằm khá xa dân cư và cách khu dân cưkhoảng 7km, từ chỗ nhà dân qua ruộng lúa và một dải rộng rừng sản xuất, rừngcộng đồng thôn khác nữa mới đến phần diện tích giao cho cộng đồng quản lý,ngoài ra địa hình ở đây cũng khá phức tạp Do đó khó khăn cho việc tuần tra bảo

vệ cũng như phát triển rừng, tuy nhiên cũng có thuận lợi vì trước đây khu rừng

đó người dân ở đây đã từng làm đất ở, họ thông thuộc địa hình, biết từng ngócngách của khu rừng, do đó việc vi phạm đến tài nguyên rừng như khai thác tráiphép, lấn chiếm làm đất sản xuất, hầu như ít diễn ra Tiếp theo là rừng giao chonhóm hộ ở thôn 5, khoảng cách từ nhà dân đến rừng cũng tương đối gần, chỉkhoảng 3km, đứng ở nhà dân có thể nhìn thấy rừng Rừng nằm trên đỉnh núi,phía dưới của rừng là rừng sản xuất Tuy vị trí gần nhưng địa hình tương đối dốc

và nằm ở vị trí trên cao nên cũng ảnh hưởng đến sự quản lý của cộng đồng Nênrừng ở đâu cũng không được quản lý tốt, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừngvấn diễn ra khá nhiều

c Điều kiện kinh tế của cộng đồng:

Thông qua nghiên cứu về điều kiện kinh tế chúng ta có thể thấy được một

số chỉ tiêu như cơ cấu lao động, thu nhập cũng như năng suất cộng đồng thuđược tại thời điểm nhận rừng Nó góp phần đánh giá được những áp lực củacộng đồng đối với rừng

Bảng 4.6 Điều kiện kinh tế của các thôn nhận rừng

- Chăn nuôi phát triển kém (1 trầu, 23

con bò, lợn 215 con, dê 4con, gia cầm

714 con, toàn thôn )

- Lao động lâm nghiệp chiếm 94%,dịch vụ và ngành nghề khác chiếm6%

- Lương thực 250kg/người/năm,thu nhập <1.200.000đ/người/tháng

- Chăn nuôi phát triển kém (1,4 conlợn/hộ, 2 con gia cầm/hộ)

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Nhìn chung điều kiện kinh tế của 2 thôn thì thôn 2 phát triển yếu hơn thôn 5,kinh tế thôn 2 chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ canh tác thấp, thiếu đất sảnxuất và điều kiện đất đai không thuận lợi nên năng suất thấp Ngoài sản xuất nôngnghiệp thì người dân cũng tham gia chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên còn

Trang 39

mang tính tự phát, quy mô nhỏ Do đó thu nhập bình quân trên đầu người cũngthấp, tuy điều kiện khó khăn nhưng hiện nay có nhiều chương trình dự án đầu tưphát triển rừng trồng ở đây như dự án WB3, chương trình 327, chi trả dịch vụ môitrường… người dân ở đây đã có ý thức đầu tư trồng rừng có thể dự báo trong tươnglai sẽ cải thiện được điều kiện sinh tế cho người dân

d Ý thức của cộng đồng đối với quản lý bảo vệ rừng:

Hoạt động hàng ngày của cộng đồng trực tiếp tác động vào rừng, trongkhi đó ý thức của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn tài nguyên rừng lạiquyết định hành vi của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên này

Trong 2 thôn thì thôn 2 là thôn có nền móng trong ý thức bảo vệ rừng củangười dân, đó là truyền thống quản lý bảo vệ rừng của cha ông để lại thông quacác tục lễ bảo vệ rừng của cộng đồng Hiện nay tuy các tục lễ này không cònđược người dân ghi chép lại và thực hiện nhưng trong suy nghĩ của họ, việc bảo

vệ rừng như là trách nhiệm bảo vệ các khu rừng của cha ông để lại Riêng thôn 5

ý thức của người dân đối với việc quản lý bảo vệ rừng chưa cao, người dân vẫnthường tham gia khai thác rừng, và xem rừng là của chung nên ai cũng có quyềnkhai thác ( bảng 4.7 )

Bảng 4.7 Ý thức của cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng

- Từ xưa thôn đã có những luật tục

bảo vệ khu rừng như: rừng ma,

rừng thiêng trên, các tập quán, các

luật lệ về săn bắt thú rừng hay cá ở

sông suối trên địa bàn cư trú

- Người dân trong thôn phá rừng và

tỏ ra bàng quang trước hành vi phárừng của người khác

(Nguồn: Hồ sơ giao rừng cho cộng đồng)

4.4 Vai trò của các bên liên quan

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng trong 2 thôn nghiêncứu thì đều có sự tham gia của các bên liên quan, song sự tham gia này tuy có sựgiống nhau nhưng cũng có một ít sự khác biệt, sự khác biệt đó được thể hiện ởbảng 4.8 dưới đây

Trang 40

Bảng 4.8 Sự khác biệt trong vai trò của các bên liên quan của 2 thôn nghiên

cứu

Khác nhau

Các bên liên quan

và banquản lýrừng củathôn

Có thực hiệnnghiêm túc các vaitrò của mình trongcông tác tác tuầntra, bảo vệ, trồng

và chăm sóc khurừng được giao và

có xử lý các vụ viphạm đến rừng

Tổ quản lýrừng củathôn vàban quản

lý rừngcủa thôn

Không thực hiệnnghiêm túc cácvai trò của mìnhtrong công táctác tuần tra, bảo

vệ, trồng vàchăm sóc khurừng, không xử

lý các vụ viphạm đến rừng

Ngườidân

Ý thức khá tốt vềquản lý tài nguyênrừng nói chung vàrừng cộng đồngnói riêng

Người dân Người dân trong

thôn phá rừng

và tỏ ra bàngquang trướchành vi phárừng của ngườikhác

Giống

nhau

Ngoài các bên liên quan như đã nêu ở trên như: Tổ quản lýrừng của thôn, ban quản lý rừng của thôn và người dân có sựkhác biệt trong 2 khu vực nghiên cứu thì vai trò của các bênliên quan khác như: Dự án hỗ trợ, UBND huyện, UBND xã,Phòng NN&PTNT Phòng TNMT, Hạt Kiểm lâm, UBNDtỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm đều giống nhau

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Ngày đăng: 21/02/2017, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w