3.2 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đông + Điều kiện tự nhiên, khí hậu của huyện Nam Đông + Tình hình dân số, lao động, đất đai của huyện + Các b
Trang 1UBND Uỷ ban nhân dân
VA Gía trị gia tăng
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của việt nam giai đoạn 2009……… 9Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng của các vùng sinh thái việt nam năm 2008……….10Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009………11Bảng 4: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010 17Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông……… 17Bảng 6: Tình hình sản xuất sắn của huyện Nam Đông năm 2010………… 19Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của huyện Nam Đông (2005-2010)………20Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Phú………22Bảng 9: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm
1995-2010…….23
Bảng 10: Tình hình dân cư và lao động của xã Hương Phú năm 2010… …23Bảng 11: Diện tích gieo trồng các loại cây của xã Hương Phú……… 27Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính của
xã Hương Phú năm 2010……….28Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng của xã qua 3 năm (2008-2010)… 29Bảng 14: Cơ cấu nguồn nhân lực của hộ năm 2010………32Bảng 15: Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ trồng sắn năm 2010…………34Bảng 16:Tình hình sử dụng vốn đầu tư và áp dụng khoa học kỷ thuật của người dân……….35Bảng 17: Chi phí sản xuất sắn ở các nhóm hộ ……… 37Bảng 18: Cây trồng quan trọng nhất đối với kinh tế gia đình lúc khó khăn 40Bảng 19: Vai trò cây sắn theo mục đích của nông hộ ………41Bảng 20: Thu nhập của nông hộ năm 2010……….42Bảng 21: Hiệu quả kinh tế từ trồng sắn của nông hộ……… 44
Bảng 22: Hiệu quả của cây sắn và cây keo trên địa
bàn……… 46
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN
ĐỀ……….Error: Reference source not found
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found 2.1 Cơ sở lí luận Error: Reference source not found 2.1.1 Khái niệm hộ và kinh tế hộ nông dân 3
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân 5
2.1.3 Vai trò kinh tế hộ nông dân Error: Reference source not found 2.1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế nông hộ 6
2.2 Cơ sở thực tiễn Error: Reference source not found 2.2.1 Giới thiệu về cây Sắn Error: Reference source not found 2.2.2 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 8
2.2.3 Tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam Error: Reference source not found 2.2.4 Tình hình sản xuất Sắn tại Thừa Thiên HuếError: Reference source not found Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .Error: Reference source not found 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Error: Reference source not found 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found 3.2 Nội dung nghiên cứu Error: Reference source not found 3.3 Phương pháp nghiên cứu Error: Reference source not found 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu Error: Reference source not found 3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấpError: Reference source not found 3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 14
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 15
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 16
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đông .16 4.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phú…20 4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Phú Error: Reference source not found
Trang 44.2.1 Cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Error: Reference sourcenot found
4.2.2 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính được trồng trên địa bànxã Error: Reference source not found4.3 Tình hình sản xuất Sắn ở cấp độ cộng đồng (xã Hương Phú) Error:Reference source not found
4.3.1 Diễn biến về diện tích và năng suất sắn trên địa bàn xã Error:Reference source not found
4.3.2 Đặc điểm sản xuất của cây Sắn Error: Reference source not found4.4 Tình hình sản xuất Sắn tại nông hộ Error: Reference source not found4.4.1 Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Error:Reference source not found
4.4.2 Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ trồng SắnError: Reference sourcenot found
4.4.3 Tình hình sử dụng vốn đầu tư và tham gia tập huấn trồng Sắn củanông hộ Error: Reference source not found4.5 Hiệu quả kinh tế của hộ trồng Sắn Error: Reference source not found4.5.1 Chi phí sản xuất Sắn Error: Reference source not found4.5.2 Vai trò của cây sắn 394.5.3 Hiệu quả kinh tế trồng Sắn Error: Reference source not found4.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Sắn và cây Keo trên địa bàn Error:Reference source not found
4.7 Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cây Sắn trên địa bàn xãHương Phú Error: Reference source not found4.7.1 Thuận lợi: Error: Reference source not found4.7.2 Khó khăn: Error: Reference source not found4.8 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Sắn trên địa bàn xãHương Phú – Huyện Nam Đông Error: Reference source not found4.8.1 Giải pháp về sản xuất Error: Reference source not found4.8.2 Giải pháp về tiêu thụ 49Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error: Reference source not found5.1 Kết luận Error: Reference source not found5.2 Kiến nghị: Error: Reference source not foundTÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found
Trang 5Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đónggóp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượnglao động Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thờigian dài Góp phần làm cho thu nhập của hộ nông dân và hệ thống hạ tầngnông thôn có được cải thiện [11] Tuy vậy, nông nghiệp vẫn còn nhiều trởngại và thách thức, bình quân thu nhập nông dân còn rất thấp Sự khác biệtlớn giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng.Nhiều vấn đề bức thiết trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang tạo áplực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế xã hội Trong bối cảnh tự dohóa thương mại và toàn cầu hóa, ở một nước đông dân, bình quân diện tíchđất trên đầu người thấp, tỷ trọng đóng góp GDP, giá trị xuất khẩu và lựclượng lao động cao Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế Việt Nam
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp ViệtNam Sắn là một trong 3 loại cây lương thực quan trọng và chủ chốt nhất củanước ta, đứng sau lúa và ngô [11] Sắn không chỉ đóng vai trò quan trọngtrong cung cấp lương thực thực phẩm cho người và gia súc mà còn có giá trịxuất khẩu
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây Sắn đang chuyển đổi nhanhchóng từ cây lương thực thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao ViệtNam hiện là nước xuất khẩu tinh bột Sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sauThái Lan
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột Sắn và khoảng 4000
cơ sở chế biến thủ công (số liệu của Bộ NN &PTNT) Thực tiễn sản xuất vàthị trường Sắn ở Việt Nam cần thiết đòi hỏi những vùng nguyên liệu Sắn hànghoá tập trung, với cơ cấu giống tốt phù hợp, để nông dân trồng Sắn - ngườimua - người chế biến Sắn đều có lãi
Huyện Nam Đông là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnhThừa Thiên Huế, phần lớn đời sống của người dân ở nơi đây nghèo, gặp nhiềukhó khăn, cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn không đủ ăn Đại bộ phận nhân dân
Trang 6trong huyện sống chủ yếu nhờ vào nghề rừng và các cây lâm nghiệp mà chủyếu là cây Keo và Cao su Tuy nhiên ngành nghề này không thể đảm bảo đờisống ổn định cho hộ gia đình và những cây trồng dài ngày không thể giảiquyết những khó khăn tức thời của hộ Mặt khác, tại các nông hộ họ thườngđộc canh một loại cây trồng nông nghiệp Khi giá thị trường của một loạinông sản nào đó tăng lên thì các nông hộ chuyển sang trồng các loại cây trồng
đó Do đó có rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn bị chặt phá và thay thế, điềunày ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của nông hộ, vì vậy đòi hỏi cầnphải có cây trồng mới có thể đóng góp một nguồn kinh tế mới vào thu nhậpcủa hộ, đem lại cuộc sống ổn định cho người dân
Xã Hương Phú thuộc huyện Nam Đông là một trong những xã có sự đadạng về các loại cây trồng và trong cơ cấu các cây trồng đó thì mỗi cây trồngmang một giá trị và giữ một vị trí khác nhau trong cơ cấu nông hộ Trong mấynăm gần đây trên địa bàn xã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý gópphần xoá đói giảm nghèo từ cây Sắn Sự thích nghi của cây sắn trên địa bànxã? Sự đóng góp của cây Sắn đối với kinh tế nông hộ tại đây như thế nào?Đời sống của người dân được cải thiện ra sao? Những giải pháp chủ yếu nàonhằm phát triển cây Sắn trên địa bàn xã và vùng lân cận?
Trên cơ sở đó cá nhân tiến hành nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu đặc điểm sản xuất và vai trò của cây Sắn trong kinh tế nông hộ tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm sản xuất của cây Sắn tại xã Hương Phú, huyện NamĐông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu vai trò của cây Sắn trong kinh tế nông hộ trên địa bàn xã
- Xác định đặc điểm sản xuất của cây Sắn trong cơ cấu cây trồng trên địabàn xã
Trang 7Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều khái niệm về hộ:
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cảnhững người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồmnhững người cùng chung huyết tộc và những người làm công”
Theo Liên Hợp Quốc “Hộ là những người cùng sống chung dưới mộtmái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm1980) các đại biểu nhất trí cho rằng “ Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liênquan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế [3, 7]
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là thực thể kinh tế văn hoá xã hội chủ yếu ở nông thôn, vì vậycần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng choviệc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông thônTheo Tchayanov (1924) luận điểm cơ bản nhất là coi kinh tế hộ nôngdân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội Mỗi phươngthức sản xuất có những qui luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế độ,
nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành Mục tiêu của hộ nông dân
là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguôn gốc nào, trồng trọt, chănnuôi hay ngành nghề Đó là kết quả chung của lao động gia đình [8]
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của gia đình và sự nặngnhọc của lao động Sản lượng chung của hộ gia đình hằng năm trừ đi chi phí
-sẽ là sản lượng thuần mà gia đình dùng để tiêu dùng, đầu tư sản xuất và tiết
Trang 8kiệm Mỗi hộ nông dân cố gắng đạt được một thoả mãn nhu cầu thiết yếubằng cách tạo một sự cân bằng giữa một mức độ thoả mãn nhu cầu của giađình và sự nặng nhọc của lao động Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian,theo cân bằng sinh học, do tỷ lệ giữa người tiêu dùng và người lao động quyếtđịnh [4], [5].
Nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nông dân ở các nước đang pháttriển gần đây Georgescu – Roegen (năm 1960) cho thấy nông trại nhỏ dùnglao động cho đến lúc thu nhập ròng xuống đến số không và chủ yếu nhằmtăng sản lượng của một đơn vị ruộng đất
Hayami và Kikuchi (1981) nghiên cứu sự thay đổi của kinh tế nông thônĐông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng đất ngày càng tăng, lãi dođầu tư thêm lao động ngày càng giảm mặc dù có cải tiến kỷ thuật nhưng giáruộng đất (địa tô) ngày càng tăng
Năm 1989, Lipton cho rằng trong khoa học xã hội phát triển nông thônhiện nay, phổ biến 3 cách tiếp cận, đó là cách tiếp cận Macxit phân tích(Roemer - 1985), tiếp cận cổ điển mới (Krueger, 1974) và tiếp cận hàng hoátập thể (Olson, 1982) Ba tiếp cận trên về mặt lý luận, trong thực tiễn đềuthuộc về quan hệ giữa nhà nước và nông dân Mối quan hệ đó thường theo cáchướng là tăng thặng dư kinh tế của nông thôn, chuyển thặng dư từ ngành nàysang ngành khác, rút thặng dư và thúc đẩy sự luân chuyển Nhìn chung bất cứmột quá trình phát triển nào cũng phải tăng thặng dư, quá trình này cần có sựtác động của nhà nước
Tóm lại, có thể thấy kinh tế nông hộ là môt hình thức cơ bản và tự chủtrong nông nghiệp Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan,lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệuquả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trongmọi chế độ kinh tế xã hội
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủyếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loạihình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (Không phảimục đích chính là sản xuất hàng hóa để bán)
Trang 9Tuy nhiên, cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình có thể sản xuấttrao đổi nhưng ở mức hạn chế [11].
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân
Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì kinh tế hộ nông dân có các đặc trưng cơbản sau:
Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự chủ,
tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân, gia đình và xã hội Xét về nội tại của
hộ thì các thành viên cùng huyết tộc
Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng Có sự thống nhấtgiữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội Do đó đồng thời thực hiện hài hòa đượcnhiều chức năng mà các đơn vị kinh tế khác không thể có được Kinh tế nông
hộ có khả năng điều chỉnh rất cao trong mối quan hệ sản xuất - trao đổi - phânphối - tiêu dùng
Là hình thức kinh tế luôn thích nghi với các đặc điểm của sản xuấtnông nghiệp là sinh vật, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu
Là một tế bào xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện tựnhiên của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới Trình độ của nó phát triển
từ thấp đến cao
Tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối lập với kinh tế HTX vàkinh tế Nhà nước [8]
2.1.3 Vai trò kinh tế hộ nông dân
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồnnhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộcchiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống khôngnhững cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ giađình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậuphương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợptác xã theo kiểu cũ) [8]
Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫnlao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lựcphát triển Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100,ngày 31-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoánsản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã Tiếp theo đó, Nghịquyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đãtạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủtrong nông nghiệp Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị
Trang 10định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản
lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bướctách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các giađình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hìnhthức kinh tế hộ Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn khôngthay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ giađình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản Động lực mới cho
sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện [5], [8]
2.1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế nông hộ
Nông dân chiếm ¼ dân số thế giới, hầu hết người nông dân sống chủ yếu
ở vùng nông thôn của các nước đang phát triển, nước nghèo Để cải thiệntương lai của người nông dân cần có phương pháp phân tích phù hợp để làmsáng tỏ các khó khăn của hộ và có chính sách kinh tế xã hội phù hợp giúpnông dân phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống trong tương lai Từ
đó làm cơ sở cho việc xem xét, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lượcphát triển nông nghiệp, nông thôn về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và nhânvăn, về phương thức sử dụng nguồn lực và hoàn thiện chất lượng cuộc sống,
về động thái của phát triển [4]
Trang 11trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm
200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965)
Cây Sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế
kỷ 16 Tài liệu nói tới Sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558
Ở châu Á, Sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendran et
al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,1992) Sau đó, Sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Ákhác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992 UThunThan 1992).Cây Sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 [1], [13]
Hiện tại, Sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới,tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn
500 triệu người (CIAT, 1993) [13]
2.2.1.2 Đặc điểm, giá trị kinh tế của cây Sắn
Cây Sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành
củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp Sắn là cây lương thực quantrọng ở các nước đang phát triển sau Lúa gạo, Ngô và Lúa mì Tinh bột Sắn làmột thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thếgiới Đồng thời, Sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nướctrên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt,bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dượcphẩm [11]
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc vàlương thực thực phẩm Củ Sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biếnSắn lát khô, bột Sắn nghiền, tinh bột Sắn, tinh bột Sắn biến tính, các sản phẩm
từ tinh bột Sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiroglucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy,colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mìsợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ giadược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm Thân Sắn dùng để làmgiống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô Lá Sắn
Trang 12ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm Lá Sắnđắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột, lá Sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu,
bò, dê v.v Dưa muối làm từ ngọn và lá non của Sắn rất phổ biến tại một sốvùng miền trung du Bắc Bộ Việt Nam (như Phú Thọ, Hà Tây), thường được
sử dụng để xào, nấu canh với tôm, tép [1], [12]
2.2.2 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Sắn (Manihot esculenta Crantz) được trồng trên 100 nước có khí hậunhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á, châu Phi và châu MỹLatinh, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người Năm 2008 sản lượngSắn thế giới đạt 238.45 triệu tấn củ tươi Năm 2006 và 2007, sản lượng Sắnthế giới đạt 226.34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211.26 triệu tấn và 1961
là 71.26 triệu tấn Nước có sản lượng Sắn nhiều nhất là Nigeria (45.72 triệutấn), kế đến là Thái Lan (22.58 triệu tấn) và Indonesia (19.92 triệu tấn) Nước
có năng suất Sắn cao nhất là Ấn Độ (31.43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21.09tấn/ha), so với năng suất Sắn bình quân của thế giới là 12.16 tấn/ha [10].Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng Sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới.Tại Việt Nam, Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùngsinh thái Diện tích Sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
2.2.3 Tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành câycông nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng Sắn đã tăng nhanh ở thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI (Bảng 1) Cây Sắn là nguồn thu nhập quan trọng củacác hộ nông dân nghèo do Sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinhthái và điều kiện kinh tế nông hộ [11] Nghiên cứu và phát triển cây Sắn theohướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả caođây là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinhhọc đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007
Cây Sắn ở nước ta đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ 3sau cây Lúa và Ngô, vai trò của cây Sắn nhanh chóng đang chuyển sang làcây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học và là nguồn xuất khẩu với khối
Trang 13lựợng lớn [11] Để biết thêm về tình hình sản xuất Sắn của Việt Nam trong những năm gần đây có thể xem số liệu ở bảng 1:
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng Sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2009
(nghìn ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(triệu tấn)
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam từnăm 1995 cho đến năm 1999 có sự thay đổi đáng kể Diện tích, năng suất, sảnlượng Sắn đã tăng liên tục từ năm 2000 (diện tích 234.9 ha, năng suất 8.66tấn/ha, sản lượng 2.03 triệu tấn) đến năm 2009 (diện tích 560.000 ha, năngsuất 16.88 tấn/ha, sản lượng 9.452 triệu tấn) Điều này cho thấy cây Sắn đangdần được người dân quan tâm và chú trọng nhiều hơn nên diện tích ngày càngđược mở rộng, năng suất và sản lượng ngày càng tăng
Diện tích Sắn trong cả nước thì nhiều, tuy nhiên Sắn không phân bổđồng đều, Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh
Trang 14thái nông nghiệp Diện tích, năng suất và sản lượng Sắn Việt Nam qua cácnăm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt Nam năm 2008
(1000 ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(1000 tấn)
2 Trung du và miền núi phía Bắc 110 12.07 1.328
3 Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung
168.8 16.64 2.808,3
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.
Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích Sắn tập trung nhiều nhất ở vùng BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung (168.80 ngàn ha) Với năng suất đạt được
là 16.64 tấn/ha và sản lượng 2808.3 tấn Tây Nguyên là vùng sản xuất Sắn lớnthứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk
và ĐăkNông Năm 2008, diện tích Sắn của Tây Nguyên đạt 150.10 ha, nhưngnăng suất bình quân chỉ đạt 15.7 tấn/ha, tổng sản lượng 2.35 triệu tấn, thấphơn rất nhiều so với năng suất và sản lượng Sắn của vùng Đông Nam Bộ(23.74 tấn/ha và 2.69 triệu tấn)
2.2.4 Tình hình sản xuất Sắn tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển câySắn trong hơn 10 năm trở lại đây Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất
và hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98…
Trang 15Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009
(ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(tấn)
Sắn là cây trồng quen thuộc của bà con nông dân trong tỉnh Toàn tỉnh
hiện có 7000 ha Sắn, mặc dầu trong mấy năm gần đây giá Sắn trên thị trường
có sự biến động mạnh mẽ, có những thời điểm Sắn rớt giá tuy nhiên thì diệntích và năng suất của cây Sắn trên địa bàn tỉnh luôn luôn tăng, tuy diện tíchSắn của năm 2009 giảm so với các năm trước nhưng sản lượng Sắn của năm
2009 tăng 10800 tấn so với năm 2008, năng suất Sắn cũng cao nhất trong mấynăm với 18.4 tấn/ha, chứng tỏ rằng cây Sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng
kể Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối
đa năng suất của loại cây trồng này
Trang 16Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những hộ hoạt động nông nghiệp có tham gia trồng Sắn tại xã HươngPhú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Từ 2008-2010 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2010với các số liệu sơ cấp
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đông
+ Điều kiện tự nhiên, khí hậu của huyện Nam Đông
+ Tình hình dân số, lao động, đất đai của huyện
+ Các báo cáo, số liệu về tình hình sản xuất Sắn của toàn huyện trong 3năm gần đây
+ Báo cáo, số liệu về trồng và sản xuất Sắn của các xã trong huyện
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của xã Hương Phú
+ Điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa bàn nghiên cứu
+ Tình hình dân số, lao động, đất đai của địa bàn nghiên cứu
+ Thực trạng về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi của địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Phú
+ Các loại cây trồng chính, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng đó
- Thực trạng trồng và sản xuất Sắn tại địa bàn xã
+ Diện tích, năng suất, sản lượng Sắn qua 3 năm
+ Cơ cấu các giống Sắn trên địa bàn
- Tìm hiểu về đặc điểm sản xuất của cây Sắn
Trang 17+ Khả năng thích nghi của cây Sắn đối với điều kiện địa phương (loạiđất, thời tiết khí hậu, thời vụ trồng, khả năng sinh trưởng và phát triển)
+ Năng suất sinh học, sinh khối/ha
- Vai trò của cây Sắn trong kinh tế nông hộ
+ Hiệu quả kinh tế từ cây Sắn
+ Vai trò của cây Sắn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Vai trò cây Sắn trong các hoạt động tạo thu nhập
+ Vai trò của cây Sắn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ+ Cơ cấu thu nhập của cây Sắn trong cơ cấu cây trồng tại xã Hương Phú
- Đề xuất giải pháp phát triển cây Sắn trên địa bàn và vùng lân cận
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài chọn huyện Nam Đông làm điểm nghiên cứu bởi đây là một trongnhững huyện miền núi nghèo của tỉnh, trong những năm gần đây có sựchuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, trồng Sắn đã và đang đóng góp mộtnguồn kinh tế mới, nguồn thu nhập mới cho bà con nông dân trong huyện.Qua kết quả tìm hiểu, phỏng vấn sâu cán bộ huyện cũng như người amhiểu tại địa phương, các số liệu thứ cấp của huyện Nam Đông, cá nhân đãchọn ra được xã Hương Phú là xã có diện tích trồng Sắn lớn nhất huyện đểtìm hiểu và nghiên cứu
Chọn 45 hộ trồng Sắn phân bổ đều ở các thôn trong xã để phỏng vấn Những hộ được chọn là những hộ có diện tích trồng Sắn lớn trong xãphân bổ đều ở các thôn, danh sách các loại hộ này do trưởng thôn của các thôncung cấp Trên cơ sở đó cá nhân tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên hộ theo danhsách đã có
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đông trong 3
Trang 18- Các số liệu về đất đai, lao động, dân số của xã Hương Phú
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại
xã Hương Phú
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất Sắn trong cácnăm qua của xã Hương Phú
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 45 hộ là những hộ tham gia trồng Sắn trên
địa bàn Trong đó phân đều mẫu đối với các hộ khá, trung bình, nghèo theodanh sách phân loại hộ của xã, trong đó:
và thuận lợi trong quá trình trồng Sắn Tình hình tiêu thụ và đầu ra cho cácsản phẩm Sắn
+ Chủ nhiệm hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ, trưởng thôn tại cácthôn: Nhằm tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là hoạtđộng trồng Sắn tại địa phương, tại thôn (khả năng thích nghi của cây Sắn, khảnăng sinh trưởng và phát triển, tiềm năng, thời vụ trồng, đất trồng), xin danhsách những người trồng sắn lớn của thôn, xã mình
- Quan sát: Nhằm có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với các thông tin định tính: Tiến hành thu thập thông tin, nhận xét
và đánh giá, so sánh và đối chiếu các thông tin thu nhận được, tốt nhất là dùng
để giải thích cho các số liệu của thông tin định lượng
- Đối với các thông tin định lượng: Xử lý bằng phần mềm Exel
+ Sử dụng các phương pháp thống kê toán học
Trang 19Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đông 4.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế,địa bàn huyện là một thung lũng phía Đông dãy Trường Sơn, có chiều dài37km, nơi rộng nhất là 27km, hẹp nhất là 14km
Các khu vực tiếp giáp với huyện:
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp huyện ALưới
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
+ Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy
- Khí hậu:
+ Huyện Nam Đông chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, giómùa Mùa đông không lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.Nhiệt độ trung bình 24.60
+ Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 3500mm Tập trung chủ yếuvào các tháng 9,10,11,12 Thường xảy ra lũ lụt, độ dốc cao kèm theo lượngmưa lớn gây ra lũ quét làm xói mòn đất
+ Độ ẩm tương đối cao, trung bình năm là 86%
Hàng năm chịu tác động của bão, tập trung vào các tháng 9, 10, tốc độ giócủa bão thường đạt tới cấp 9, cấp 10, trong cơn bão thường kèm theo mưa lớn
4.1.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2010 trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp những khó khăn, tháchthức, chỉ số giá tiêu dùng tăng khá cao, đầu tư tài chính đang tiềm ẩn nhữngrủi ro, biến động, dịch bệnh gia súc, gia cầm xuất hiện ở một số địa phương…Những khó khăn, thách thức đã tác động đến kinh tế xã hội của toàn huyệnsong nhờ biết phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế nên tình hình kinh tế xã hộinăm 2010 của huyện có những chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng khá,đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội đượcgiữ vững
Trang 20Bảng 4: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010
a Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 65194.6 ha Trong đó đất nôngnghiệp là 53819.4 ha chiếm 82.55% trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất phinông nghiệp là 2000.6 ha chiếm 3.07% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa
sử dụng có diện tích khá lớn với 9374.4 ha chiếm 14.38% Trong cơ cấu đấtnông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm có diện tích khá lớn với 39101 hachiếm 72.64% tổng diện tích đất nông nghiệp, tiếp theo là diện tích đất trồngcây hàng năm với 14664.6 ha chiếm 27.25% tổng diện tích đất nông nghiệp,đất NTTS chiếm diện tích ít hơn với 53.8 ha
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông
Trang 21Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phươnghướng phát triển của toàn huyện Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiệnnay là làm sao để một mặt mở rộng diện tích đất đai từ nguồn chưa sử dụng,mặt khác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện.
b Tình hình dân số, lao động của huyện Nam Đông
Là huyện miền núi, có 11 đơn vị hành chính cơ sở xã, thị trấn, trong đó
có 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số và 5 xã đồng bào từ các vùng đồng bằng đixây dựng vùng kinh tế mới Toàn huyện có 66 thôn và khu vực dân cư, có5.178 hộ với 24.186 khẩu, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số có 2002 hộ với10.133 khẩu chiếm 42% dân số toàn huyện, mật độ dân số bình quân 35.9người/km2, trong đó người Katu chiếm 42% dân số Tỷ lệ hộ nghèo còn8.7%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13.5%, có 99.7% hộ dùngnước hợp vệ sinh và có 99.87% hộ dùng điện lưới quốc gia, đời sống nhândân cơ bản ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp
Là huyện có dân số ít nhưng lại có địa bàn phức tạp, trình độ dân tríthấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có giảmnhưng vẫn đang ở mức cao Trong những năm qua được sự đầu tư của nhànước, tình hình kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá, tỉ lệ hộ đóinghèo ngày càng giảm, đời sống của nhân dân từng bước ổn định và đang tiếnđến ấm no, hạnh phúc, văn minh, công tác định canh định cư của đồng bàodân tộc thiểu số ngày càng đi vào thế vững chắc
4.1.1.3 Tình hình sản xuất Sắn của huyện Nam Đông
Huyện Nam Đông trong những năm gần đây được xem là một trongnhững huyện đi đầu trong việc trồng và sản xuất Sắn với diện tích, năng suất
và sản lượng Sắn liên tục thay đổi qua các năm Để biết thêm về tình hình sảnxuất Sắn của huyện có thể xem bảng số liệu sau:
Trang 22Bảng 6: Tình hình sản xuất Sắn của huyện Nam Đông năm 2010
(ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(tấn)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2010
Theo số liệu điều tra trên cá nhân nhận thấy rằng tổng diện tích Sắn củatoàn huyện Nam Đông là 747.7 ha, toàn huyện có tổng cộng 10 xã và baogồm 1 thị trấn, Sắn được trồng phân bổ ở tất cả các xã Tuy nhiên thì trong tất
cả các xã thì xã Hương Phú là xã mà có diện tích trồng Sắn lớn nhất toànhuyện với diện tích là 318 ha, chiếm gần một nửa diện tích Sắn của toànhuyện, và năng suất Sắn đạt được là 250.6 tạ/ha, Hương Phú cũng được xem
là xã có năng suất Sắn cao nhất
Để biết thêm tình hình sản xuất Sắn cũng như sự thay đổi trong trồngSắn trong mấy năm gần đây của toàn huyện có thể xem bảng số liệu sau đây:
Trang 23Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng Sắn của huyện Nam Đông (2005 - 2010)
(ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(tấn)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2010
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất Sắn có sự biến độngmạnh mẽ qua các năm cả về diện tích, sản lượng và năng suất Mặc dầu năm
2010 diện tích Sắn của toàn huyện có giảm sút so với năm 2008 và năm 2009
Từ diện tích 1002 ha năm 2008 thì đến năm 2010 diện tích Sắn còn lại 747 ha.Tuy nhiên, năng suất đạt được lại cao nhất trong 5 năm với 222.2 tạ/ha, sảnlượng là 16613.9 tấn, điều này cho thấy cây Sắn ngày càng được người dântrong huyện quan tâm chăm sóc nhiều hơn trước
4.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phú
4.1.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Trang 24- Xã Hương Phú là một xã miền núi vùng thượng nguồn sông Hươngcủa tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nằm về phía Bắc huyện Nam Đông, liền kề trung tâm huyện Cáchtrung tâm huyện 3km, cách trung tâm thành phố Huế 40km
- Các khu vực tiếp giáp với xã:
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
+ Phía Đông giáp xã Hương Lộc, huyện Nam Đông
+ Phía Nam giáp thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông
b Địa hình và đất đai
* Về địa hình
- Chủ yếu là đồi núi có dạng lòng chảo, trũng ở giữa Hướng nghiêngchung của địa hình là Nam - Bắc, phía nam được bao bọc bởi các dãy núi cóđỉnh cao trên 1000m, nhiều khe suối
- Với địa hình được núi bao bọc 3 phía, thấp dần về phía trung tâm xã,tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trung bình 248m
so với mực nước biển và chia thành 2 bộ phận chính:
- Vùng gò đồi xen trũng thấp trung tâm xã có dạng lòng chảo kéo dàitheo hướng Đông Bắc - Tây Nam
- Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bổ ở phía Nam vàmột phần ở phía Bắc
* Về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sứcquan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và
cơ cấu cây trồng hợp lý
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 7957 ha Trong đó đất nông nghiệp
là 7246.75 ha chiếm 91.07% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là373.15 ha chiếm 4.69% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 337.1
ha chiếm 4.24% tổng diện tích đất tự nhiên Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì
Trang 25đất trồng trọt có diện tích là 1161.74 ha, đất lâm nghiệp là 6077.99 ha, đấtnuôi trồng thuỷ sản có diện tích khá ít với 7.02 ha
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Phú
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm 2010
4.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Hương Phú
Năm 2010 do vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tếthế giới, giá các mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục tăng cao, thời tiết diễn ra bấtthường, khô hạn và mưa kéo dài làm xảy ra nhiều loại sâu bệnh và dịch bệnhđối với cây trồng, vật nuôi Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh có nguy cơ táiphát cao nên tạo tâm lý lo sợ trong người dân, làm ảnh hưởng đến việc pháttriển chung Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội vẫn có bước phát triển, cáchoạt động văn hoá xã hội chuyển biến rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội giữ vững và ổn định
Trang 26Bảng 9: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm 2010
hiện
% theo kếhoạch
- Thu nhập bình quân đầu người Tr đ 13.67 117
- Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 524.65 91
- Tổng giá trị đầu tư trên địa bàn Tr đ 28 80
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1.22 0.12
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm 2010
a Tình hình dân số và sử dụng lao động tại xã Hương Phú
Xã Hương Phú có tổng dân số 3331 khẩu, với 717 hộ, lao động trong độ
tuổi 1752 người Số lao động chính 1333 người (Bảng 10), nhận thấy rằng laođộng trên địa bàn xã khá là dồi dào và được phân bổ đều ở các thôn Nguồnlao động dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệtkhi bước vào thời kỳ mùa vụ Công tác dân số, thời gian qua trên địa bàn xã
đã tổ chức có hiệu quả các chiến dịch truyền thông, kế hoạch hóa gia đình
Bảng 10: Tình hình dân cư và lao động của xã Hương Phú năm 2010
động
Số lao độngchính
Trang 27* Cơ cấu lao động (%) theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ:
- Lao động nông nghiệp chiếm 70.67%
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn:
+ Sơ cấp (3 tháng trở lên) 2.67% tổng số lao động
+ Trung cấp chiếm 6.3% tổng số lao động
+ Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ 5.48% tổng số lao động
b Hạ tầng kinh tế - xã hội
* Giao thông
Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã:
- Đường trục liên xã: 14km, đã được nhựa hóa, bê tông hóa 11km chiếm78% Số cần làm mới 2.5km
- Đường trục thôn xóm: 16.84km, đã được nhựa hóa, bê tông hóa:13.65km chiếm 81.1% Số cần nâng cấp và làm mới 7.9km
- Đường ngõ xóm: 2.86km, đã được bê tông hóa: 0.45 km chiếm 15.7%
Số cần nâng cấp và làm mới 2.1km
- Đường nội đồng: 1.5km chưa được cứng hóa
- Đường vào vùng sản xuất cần làm mới 24.8km
Xây dưng mới và nâng cấp 5 cầu cống
* Thuỷ lợi, kênh mương và hệ thống nước máy
- Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi: 22.5 ha
- Số hồ, đập có khả năng cấp nước: 05 cái
- Số km kênh mương hiện có: 6.05km, trong đó đã kiên cố hoá: 4.05kmchiếm 66.9% Kênh mương cần kiên cố hoá: 0.9km, nâng cấp 1.8km
Hệ thống đường ống nước máy hiện có 4.2km cần xây dựng mới 7.7kmđường ống và 40 giếng nước sinh hoạt
Trang 28- Nông nghiệp: Sản xuất nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi chiếm
64.4% tổng thu nhập toàn xã Trong đó:
+ Thu từ trồng trọt chiếm: 51.8%
+ Thu từ nuôi thủy sản và chăn nuôi chiếm: 29%
+ Thu từ lâm nghiệp: 19.2%
Các loại cây trồng chủ yếu: Cao su, rừng trồng kinh tế, lúa ngô, các loạicây lấy bột và một số cây thực phẩm ngắn ngày khác Các vật nuôi chủ yếu:Trâu, bò, lợn, gia cầm và cá nước ngọt
Tình hình sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định và có phát triển theo hướngđầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật và chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, đem lại thu nhập cho người lao động góp phần từng bước ổn địnhđời sống của nhân dân Tuy nhiên trình độ sản xuất vẫn còn hạn chế, chưa đảmbảo bảo vệ môi trường, mặt khác do chịu tác động của thời tiết và dịch bệnh đãảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp Sản xuất nôngnghiệp vẫn còn nhỏ lẻ chưa mang tính hàng hoá, thiếu các cơ sở chế biến nônglâm nghiệp Chưa có các cơ sở chăn nuôi lớn theo hướng trang trại
- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề: Chiếm 27.1% tổng thu nhập
Trang 29- Các lĩnh vực khác: Chiếm 8.5% tổng thu nhập toàn xã hội, bao gồm
các nguồn thu: Trợ cấp xã hội, cứu tế xã hội, các nguồn thu khác
- Thu nhập bình quân /đầu người/năm: 13.67 triệu đồng
d Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã
Hương Phú là một xã có nền sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
hệ thống cơ giới phục vụ nông nghiệp chưa phổ biến nên chất lượng môitrường còn khá tốt
Tuy vậy, do đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhu cầuđất sản xuất lớn và phương thức canh tác còn hạn chế cũng đã tác động đếnnguồn tài nguyên rừng và đất rừng, độ xói mòn, sạt lở đất, nguồn nước bị cạnkiệt vào mùa khô và gây ra lũ lụt vào mùa mưa Mặt khác nhiều hộ gia đìnhchưa ý thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, chưa có nhà tắm, hố
xí, bể nước đạt chuẩn; chuồng trại chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh, việc xử lýbao, bì, chai, lọ có hóa chất trong trồng trọt và chất thải chăn nuôi còn nhiềuhạn chế, rác thải trong sinh hoạt gia đình và các khu du lịch sinh thái chưa xử
lý hợp vệ sinh triệt để; Việc dùng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật,thuốc diệt cỏ ngày càng phổ biến đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường vàchất lượng sống của cộng đồng dân cư
Việc quản lý môi trường của địa phương chưa thực hiện có quy cũ, chủyếu chỉ tổ chức thực hiện dựa vào nội dung quy ước của đơn vị văn hoá, tổchức phổ biến các văn bản pháp luật như : Luật Bảo vệ môi trường, luật Bảo
vệ và phát triển rừng Quy định vùng được phép khai thác cát sạn, khuyếnkhích người dân sản xuất không xử lý đốt thực bì, khai thác tỉa để đảm bảo độche phủ, không vất bừa bãi bao bì thuốc diệt cỏ trừ sâu sau khi sử dụng,Khuyến khích người dân xây dựng và sử dụng bếp Bioga, chăn nuôi theohướng bán thâm canh Cần thành lập các tổ thu gom rác thải ở các thôn để vậnchuyển và xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường
Trang 304.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Phú
4.2.1 Cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã
Để nắm rõ về tình hình sản xuất nông nghiệp của xã, chúng ta xem xétkết quả về cơ cấu các loại cây trồng của xã Hương Phú qua 3 năm (2008 –2010) được thể hiện ở bảng sau
Bảng 11: Diện tích gieo trồng các loại cây của xã Hương Phú
Tỷ lệ(%)
DT(ha)
Tỷ lệ(%)
DT(ha)
Tỷ lệ(%)
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010
Qua bảng trên và qua các số liệu điều tra, ta nhận thấy toàn huyện đangtập trung cho cây trồng chủ yếu là cây Sắn và các cây lâu năm như keo, Cao
su Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2010 là 582 ha thì trong đócây Sắn vẫn là cây chiếm diện tích lớn nhất và là cây trồng chủ lực của xã với
Trang 31diện tích dao động từ 350 ha năm 2008 và đến năm 2010 là 318 ha Sắn đượcxem là một trong những cây trồng đem lại nguồn thu mới cho các hộ gia đìnhtại xã Hương Phú Đứng sau cây Sắn thì Keo và cây Cao su là hai loại câytrồng chiếm diện tích khá lớn (cây keo có diện tích khai thác là 1003.4 ha, câycao su có diện tích khai thác là 808.44 ha), ngoài ra còn có lúa (100 ha) và cây
ăn quả mà chủ yếu là chuối (35 ha) và một số cây trồng khác
4.2.2 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính được trồng trên địa bàn xã Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính của xã Hương Phú năm 2010
Cây trồng Diện tích
(ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(tấn)
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2010
Số liệu ở bảng trên cho thấy trên địa bàn toàn xã tập trung chủ yếu đốivới các loại cây trồng như Sắn, Lúa, Ngô, rau các loại, trong đó cây Sắn làcây đóng vai trò chủ lực với diện tích lớn nhất 318 ha, năng suất đạt được250.6 tạ/ha và sản lượng 7969 tấn Đứng sau cây Sắn thì cây Lúa cũng là câytrồng có diện tích khá lớn với 100 ha, năng suất đạt được 48.8 ta/ha, sảnlượng 488 tấn Để có được những kết quả như trên là nhờ có sự quan tâm chỉđạo của các cấp ban ngành, các đoàn thể, các cơ sở, có sự chuyển đổi câytrồng hợp lý phù hợp điều kiện tự nhiên của vùng Bên cạnh đó nhờ công táctập huấn kỷ thuật của các cán bộ khuyến nông ngay từ đầu vụ đã tạo điều kiệnthuận lợi trong hoạt động sản xuất Nhờ đó mà năng suất, sản lượng cây trồngngày càng được nâng cao
Trang 324.3 Tình hình sản xuất Sắn ở cấp độ cộng đồng (xã Hương Phú)
4.3.1 Diễn biến về diện tích và năng suất Sắn trên địa bàn xã
Cây Sắn đã thực sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân toàn huyệnNam Đông nói chung và xã Hương Phú nói riêng Dưới sự chỉ đạo của UBNDhuyện, xã Hương Phú đã đưa cây Sắn vào trồng Giống Sắn chủ yếu được bàcon trồng và là giống Sắn chủ lực của xã là giống Sắn cao sản KM94 GiốngSắn này đã đem lại năng suất, sản lượng cao, nhằm phục vụ tốt cho chăn nuôigia súc, gia cầm góp phần tăng thu nhập cho gia đình và xã hội
Cây Sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với ngườinông dân là cây trồng rất quan trọng đem lại lợi ích kinh tế cho người nôngdân, trong những năm trở lại đây diện tích trồng Sắn đã được tăng lên Đểtìm hiểu về tình hình sản xuất Sắn của xã cũng như thấy được sự biến động vềdiện tích, năng suất và sản lượng Sắn của xã trong một số năm vừa qua, cánhân đã tiến hành thu thập số liệu về tình hình sản xuất Sắn của xã từ năm
2008 – 2010 Số liệu thu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng Sắn của xã qua 3 năm (2008 – 2010)
Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo kinh tế xã hội của xã (2008-2010)
Qua bảng cho thấy: Tình hình sản xuất Sắn của xã qua các năm có sựbiến động cả về diện tích, năng suất cũng như sản lượng
- Về diện tích:
Năm 2008 là năm có diện tích trồng Sắn lớn nhất trong 3 năm với diệntích là 350 ha, năm 2009 diện tích trồng Sắn giảm xuống còn 245 ha Nguyênnhân giảm là do nhân dân đã phát triển trồng rừng kinh tế, một số diện tíchCao su, Keo dùng để trồng xen cây Sắn hạn chế do đã khép tán, mặt khác domưa lạnh kéo dài đã ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, bên cạnh đó người dâncho biết do giá cả trồng Sắn trong năm 2008 quá thấp (Giá một kg Sắn là 400
Trang 33– 500đ/1kg) mà thương lái thu mua thì ít, Sắn trồng thu hoạch nhưng lạikhông biết bán ở đâu Tuy nhiên cho đến năm 2010 thì diện tích trồng Sắn cótăng lên, nguyên nhân tăng cũng xuất phát từ việc giá Sắn năm 2009 tăng lên(600-1000đ/1kg), người dân nhận thấy rằng sản phẩm từ cây Sắn thích nghivới thị trường và kinh doanh có lãi chính vì vậy mà người dân yên tâm trongviệc sản xuất và mở rộng thêm diện tích.
- Về sản lượng:
Với sự thay đổi về diện tích và năng suất Sắn thì sản lượng Sắn cũng có
sự thay đổi, năm 2008 là năm đạt sản lượng cao nhất với 9106.7 tấn, năm
2010 đạt sản lượng 7969 tấn
Thực hiện chủ trương của UBND huyện thì diện tích trồng Sắn sẽ tiếptục giữ ổn định Hiện nay điều kiện thuận lợi, năng suất cao cho nên giá Sắntrên thị trường cung cấp cho nhà máy chế biến vẩn giữ mức ổn định và cóchiều hướng gia tăng Nếu giá tiếp tục tăng lên thì diện tích có thể tiếp tụctăng lên mức cao hơn và cây Sắn có thể thay thế các lại cây ngắn ngày khác
có năng suất cao hơn, nếu giá không ổn định thì nông dân sẽ chuyển đổi sangloại cây trồng khác Do vậy sự biến động về giá cả là điều tất yếu trong cơ chếthị trường Vì thế cần đầu tư canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỷthuật, nhập nội các giống mới nhằm nâng cao sản lượng
Trang 344.3.2 Đặc điểm sản xuất của cây Sắn
Trong những năm trước, giống Sắn sản xuất chủ yếu là giống địaphương, năng suất phẩm chất kém nên chủ yếu dùng cho ăn tươi hoặc làmthức ăn cho gia súc mà chưa giải quyết được công tác xoá đói giảm nghèo chongười dân trong toàn xã cũng như nhân dân trong huyện Trước tình hình đóyêu cầu cần phải có giống Sắn mới phù hợp với điều kiện tự nhiên (khí hậu,đất đai) địa phương mà đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình Chính vìvậy mà huyện đã chủ trương chuyển từ trồng Sắn địa phương sang trồng Sắncao sản có năng suất và chất lượng cao hơn Giống Sắn cao sản mà người dântrên địa bàn trồng đó là giống Sắn KM94 Giống Sắn cao sản này kể từ khixuất hiện trên địa bàn đã được người trồng Sắn tiếp nhận và phổ biến nhanh
ra sản xuất đại trà
Qua điều tra về tình hình sử dụng giống Sắn của nông hộ nhận thấy trong
3 năm gần đây không còn hộ nào trên địa bàn xã trồng giống Sắn địa phươngnhư trước nữa mà 100% số hộ đều chuyển sang trồng Sắn cao sản (giốngKM94) bởi đặc tính của giống Sắn này có nhiều ưu điểm như có khả năngthích ứng rộng, năng suất, hàm lượng tinh bột cao lại có khả năng chịu hạnphù hợp với chất đất của địa phương và theo ý kiến của người dân trong xã thì100% các hộ được phỏng vấn đều cho rằng giống Sắn này rất phù hợp với đấtđồi và đất đằm tại địa phương, mặt khác khí hậu thời tiết nắng nóng tại địabàn rất thích hợp để trồng giống Sắn này, thời vụ thích hợp để trồng Sắn là từtháng 11 đến tháng 2 năm sau và thu hoạch là từ tháng 8 đền tháng 10 nămsau Người dân trong xã thường trồng xen Sắn với các loại cây trồng khác màchủ yếu đó là cây Keo với Cao su, một phần nhằm tận dụng đất trên cùng mộtdiện tích đất mặt khác vì Keo và Cao su là những cây lâu năm nên mục đíchtrồng xen Sắn là để lấy ngắn nuôi dài Nhưng nhìn chung thì năng suất và sảnlượng của Sắn trồng thuần cao hơn rất nhiều so với Sắn trồng xen với các loạicây trồng khác Tuy nhiên, nhược điểm của giống sắn KM94 là chỉ bán và chếbiến cho gia súc, gia cầm ăn mà người thì không thể ăn được
Trang 354.4 Tình hình sản xuất Sắn tại nông hộ
4.4.1 Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Sản xuất nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực trồng trọt nói riêngphụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế xã hội Đối với nông hộ các chỉ tiêu về
độ tuổi, nhân khẩu, lao động ảnh hưởng đến năng lực, hiệu quả sản xuất Trênđịa bàn toàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâm nghiệp do
đó vấn đề giải quyết nhu cầu lao động nông nghiệp vào các thời điểm mùa vụ
và lúc nông nhàn cần được quan tâm xem xét
Bảng 14: Cơ cấu nguồn nhân lực của hộ 2010
Nguồn: Điều tra nông hộ năm 2011
Cá nhân đã tiến hành điều tra 45 hộ sản xuất Sắn trên địa bàn xã HươngPhú, huyện Nam Đông Qua điều tra cá nhân thấy rằng nguồn nhân lực của
Trang 36các nhóm hộ khá dồi dào, trung bình mỗi hộ có 5.71 khẩu, 3.13 lao động.Trong đó, hộ nghèo có số nhân khẩu và lao động cao nhất (với 6 khẩu, 3.62lao động), thấp nhất là hộ trung bình (với 5.62 khẩu và 2.76 lao động).
Về độ tuổi:
Độ tuổi bình quân của chủ hộ là 48.40 tuổi, đây là độ tuổi khá phổ biếnđối với các nông hộ ở nông thôn Hầu hết các chủ hộ ở độ tuổi này đã cónhiều kinh nghiệm trong sản xuất như am hiểu về điều kiện thuận lợi và khókhăn của địa bàn, những vấn đề gặp phải về sâu bệnh thường gặp nên họ ítnhiều có cách đối phó với các trường hợp xấu xảy ra Qúa trình điều tra cánhân thấy rằng hộ nghèo là nhóm hộ có độ tuổi lớn nhất (52.62 tuổi) Với độtuổi này thì sức lao động phần lớn đã bắt đầu giảm sút cộng thêm với số khẩutrong gia đình lại nhiều (6 khẩu), điều này gây khó khăn cho hộ trong quátrình sản xuất, đặc biệt trong công tác tiếp cận vận dụng kỷ thuật mới vào việctrồng, chăm sóc cũng như khai thác Còn hộ khá và hộ trung bình thì có độtuổi tương đương nhau (hộ khá là 47.12 tuổi, hộ trung bình là 47.76 tuổi)
Về trình độ văn hóa:
Trình độ văn hóa có tác dụng tích cực đến việc tiếp thu và áp dụng cáckiến thức kỷ thuật mới vào trong sản xuất Qua khảo sát 45 hộ trồng Sắn cánhân thấy rằng mặc dầu là xã miền núi, đường xá đi lại có phần khó khăn, làmột trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Tuy nhiên, trình độ văn hóacủa các chủ hộ khá cao, cao nhất là hộ khá với trung bình lớp 8.38/10, thấpnhất là hộ nghèo với trung bình học lớp 5.12/10 Điều này cho thấy người dânđang dần quan tâm tới học hành, đây được xem là một niềm vui mới tại xãmiền núi