Kết quảđến nay đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình và cộng đồng để quản lý,bảo vệ và sử dụng nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân [5]trong đó có xã Hương Phú - l
Trang 1PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về đất và rừng để phát triển sảnxuất lâm nghiệp (với 12,61 triệu ha diện tích đất có rừng và 6,16 triệu ha đất trốngđồi núi trọc, chiếm gần 57% diện tích đất tự nhiên của cả nước) [1] Như vậy,ngành Lâm nghiệp đã và đang sử dụng diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh
tế quốc dân Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng đồinúi, là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều thành phần dân tộc thiểu số, cótrình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đờisống còn nhiều khó khăn [1] Vì vậy, làm thế nào để cải thiện đời sống cho ngườidân sống ven rừng là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm.Phát triển một lĩnh vực gì mà không đem lại lợi ích cho người dân đặc biệt là vấn
đề kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Nhận thấy được điềunày Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ vàphát triển rừng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội Trong những năm qua,Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về bảo vệ và phát triển tàinguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đóigiảm nghèo như: chính sách giao đất, giao rừng, cho thuê rừng… [3] Có thể nóirằng quan điểm và nhận thức về ngành lâm nghiệp của các cấp, các ngành đã cónhiều chuyển biến mang tính cơ bản Sự thay đổi về nhận thức đó đã góp phần
mở rộng đối tượng được giao đất, giao rừng, giúp họ sử dụng ổn định, lâu dài Từchỗ chỉ có các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã mới được giao đất, giaorừng thì sau này các tổ chức, cá nhân và tiếp theo là hộ gia đình, cộng đồng dân
cư thôn, bản cũng là đối tượng được giao đất, giao rừng [2]
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra
từ huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1990, tổng diện tích đất tự nhiên là65.051,8 ha, trong đó khoảng 75% diện tích rừng và đất rừng Sau khi táchhuyện để tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp như trồng rừng qua
Trang 2các dự án Pam 4304, định canh định cư, 327… huyện cũng tiến hành giao đấtlâm nghiệp cho các hộ gia đình có nhu cầu thực thi các dự án và tự bỏ vốn đểtrồng rừng Đến năm 2001, huyện Nam Đông được dự án SNV đầu tư hỗ trợthực hiện quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp trên toàn huyện Kết quảđến nay đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình và cộng đồng để quản lý,bảo vệ và sử dụng nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân [5]trong đó có xã Hương Phú - là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 6077.99 hachiếm đến 76,3% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích rừng trồng chiếm gần50% diện tích đất có rừng và người dân có nhiều hoạt động liên quan đến trồngrừng và khai thác LSNG Do đó, có thể nói hoạt động sản xuất LN ở xã HươngPhú đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống và xóa đói giảm nghèo ở địa phương [8] Tuy nhiên, trên thực tế vẫnchưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuấtlâm nghiệp đến kinh tế hộ gia đình.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ ở xã Hương Phú - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khoá luận tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu chung về thực trạng sản xuất lâm nghiệp ở xã Hương Phú huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của hộ giađình ở xã Hương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phân tích kết quả các hoạt động tạo thu nhập khác của hộ gia đình ở xãHương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- So sánh và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâmnghiệp đến kinh tế hộ ở xã Hương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa ThiênHuế
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 32.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tổng quan về sản xuất lâm nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân cónhiệm vụ trồng cây gây rừng, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, khaithác, vận chuyển và chế biến lâm sản
Sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm sau:
- Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài, đối tượng sản xuất là những
cơ thể sống
Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là một quần thể sinh vật rấtphong phú và phức tạp, đó là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và pháttriển riêng phụ thuộc vào đặc tính sinh học của chúng Có những cây phát dụcnhanh nên năng suất sinh khối lớn, nhưng có cây phát dục và sinh trưởng chậmnên năng suất sinh khối kém hơn Tuy nhiên, dù cây rừng có khác nhau nhưngnhìn chung chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối dài từ hàngchục đến hàng trăm năm
Với đặc điểm trên, sản xuất lâm nghiệp có mức đầu tư lớn, thời gian thuhồi vốn chậm, việc bố trí các loại cây trồng phải phù hợp giữa các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng với các đặc tính sinh học của từng loạicây rừng Tuy nhiên, do chu kỳ sản xuất của lâm nghiệp dài cho nên mức độ daođộng về thời gian lớn hơn sản xuất nông nghiệp Vì vậy, người ta có thể lựachọn thời điểm thích hợp để thu hoạch sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao
- Trong sản xuất lâm nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với nhau, trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên là chủ yếu và có tác dụng quyết định.
Rừng có khả năng tái sinh và tăng trưởng Đó là khả năng cây rừng
tự thay thế đời cây này bằng đời cây khác, rừng cây này bằng rừng cây khác Đócũng chính là khả năng cây rừng tự lớn lên theo thời gian kể cả khi không cầntác động biện pháp kỹ thuật của con người Đây chính là quá trình tái sản xuất tự
Trang 4nhiên tạo tiền đề quyết định cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp.Nếu chỉ chú ý đến quá trình sản xuất tự nhiên mà không chú ý đến tái sản xuấtkinh tế thì hiệu quả sẽ thấp, nhưng cứ để tái sản xuất tự nhiên, sử dụng giống cũthoái hóa năng suất sẽ thấp, không đáp ứng được nhu cầu của con người Tuynhiên, ngược lại nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh tế chọn cây trồng có năngsuất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất đai, khí hậu cũng nhưqui luật sinh trưởng và phát triển của cây con trong rừng thì có thể đem lại năngsuất thấp và thậm chí không cho sản phẩm.
- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.
Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, mỗi loại cây trồng cóquy luật sinh trưởng và phát triển riêng, chúng chịu sự tác động của điều kiệnngoại cảnh riêng Những điều kiện này biểu hiện khác nhau theo từng vùng ởcùng thời điểm và trong cùng một vùng ở những thời điểm và các điều kiện khácnhau Mọi sự tác động kỹ thuật vào cây trồng đều phải phù hợp với đặc điểmcủa cây và mối quan hệ của nó với môi trường, khí hậu, đất đai Cùng một loạicây trồng nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu khác nhau thì có mùa vụ vàthời vụ sản xuất khác nhau Ngược lại, trong cùng một vùng nào đó, một loạicây trồng chỉ có thời vụ và thời điểm sản xuất nhất định
Ở mỗi loại cây trồng, có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần có sựtác động khác nhau của con người Từ đây nảy sinh ra tình trạng trong chu kỳsản xuất của cây trồng, có những lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, cóthời gian ít căng thẳng, thậm chí không cần lao động tác động Việc sử dụng laođộng và các tư liệu sản xuất không đều trong chu kỳ sản xuất là một trong nhữngbiểu hiện của tính thời vụ
- Sản xuất lâm nghiệp vừa có tính chất nông nghiệp vừa có tính chất công nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp giống sản xuất nông nghiệp ở chỗ: Đối tượng sản xuấtcây rừng, con rừng và cây con trong nông nghiệp đều là sinh vật, là những cơ
Trang 5thể sống có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh trưởng và pháttriển tuân theo những quy luật nhất định.
Sản xuất lâm nghiệp mang tính chất công nghiệp thể hiện ở quá trình khaithác, vận chuyển và chế biến lâm sản, đối tượng sản xuất của quá trình nàykhông phải là cây rừng còn sống mà là cây gỗ đã chặt hạ
- Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai thác rừng.
Tái sinh rừng là điều kiện để khai thác rừng, khai thác rừng là một trongcác mục đích của tái sinh rừng Tuy nhiên, tái sinh rừng và khai thác rừng
có sự ràng buộc lẫn nhau hết sức chặt chẽ, chịu sự tác động của những yếu tốmâu thuẫn lẫn nhau như: Khai thác rừng lớn do nhu cầu của các sản phẩm từrừng của dân cư và nền kinh tế ngày càng tăng, trong khi sự tăng trưởng tựnhiên của rừng phụ thuộc vào quy mô rừng, điều kiện thời tiết, khí hậu và chủngloại cây rừng Mức tăng trưởng của rừng thường thấp hơn nhu cầu khai thácrừng, do chu kỳ tái sản xuất tài nguyên rừng rất chậm và diễn ra trong thời giandài
Phương thức tái sinh rừng và nói chung là kỹ thuật trồng rừng phụ thuộcvào phương thức khai thác Nếu như áp dụng phương pháp khai thác chọn thìviệc khai thác gỗ có liên quan đến việc trồng rừng một cách chặt chẽ đến nỗikhó có thể xách định được ở đâu là nơi kết thúc trồng rừng và ở đâu là nơi bắtđầu khai thác gỗ Từ đây đặt ra vấn đề, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và táisinh rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng luôn tồn tại và phát triển
- Sản xuất lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt.
Quá trình sản xuất lâm nghiệp tạo ra rừng Rừng đến tuổi thành thục côngnghệ có tác dụng cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.Rừng đang ở giai đoại sinh trưởng và phát triển như: Rừng non, rừng khép tán
có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, chốnggió bão, duy trì và điều tiết nguồn nước chống xói mòn đất, giữ gìn và cải thiệnlâm phần Ngoài ra, có những khu rừng được sử dụng những mục đích phi tài
Trang 6chính như: Nghiên cứu khoa học, cảnh quan du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạngsinh học…
- Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, có kết cấu hạ tầng thấp và nhân dân sống xen kẽ ở trong vùng.
Theo quy hoạch, diện tích rừng và đất rừng do lâm nghiệp quản lý là 16triệu ha, trên diện tích này có khoảng 22 triệu người dân sinh sống thuộc 54thành phần dân tộc ở những trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khácnhau Đời sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, họ vừa là nhân tố tác động tiêucực đến rừng nhưng cũng là nhân tố trung tâm cải tạo rừng nếu có chính sáchthích hợp Mặt khác, vì phân bố trên địa bàn rộng lớn cho nên cơ sở sản xuấtlâm nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng ít cố định, giao thông đi lại khó khăn.Lực lượng lao động sản xuất ngành lâm nghiệp không ổn định và yên tâm làmnghề rừng, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh.Mặt khác, vì sản xuất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu ở vùng trung du và miềnnúi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ văn hóa, kỹ thuậtcủa người dân thấp đã gây ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ và pháttriển sản xuất
- Sản xuất lâm nghiệp Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có chế độ gió mùa rõ rệt.
Chế độ nắng mưa nhiệt đới ẩm vừa tạo nên quần thể sinh vật phong phú,vừa tạo ra sức tăng trưởng nhanh của các loại cây rừng, tăng năng suất sinh khối
do sử dụng không gian nhiều tầng của rừng Điều đó cho phép lựa chọn tập đoàncây rừng trong quá trình gây trồng và tái sinh rừng, tạo điều kiện rút ngắn chu
kỳ sản xuất của lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về cácsản phẩm từ rừng Tuy nhiên, do sự phong phú của tập đoàn cây rừng, đòi hỏitrong sản xuất lâm nghiệp phải phù hợp với mục đích đa dạng của rừng, với cácđiều kiện khí hậu, đất đai cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng
Trang 7Tuy nhiên, chế độ mưa nhiệt đới ẩm gió mùa gây nên những hậu quảnghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: Cháy rừng, hạn hán,
lũ lụt, sâu bệnh…
2.1.1.2 Vai trò của sản xuất lâm nghiệp
- Vai trò phát triển kinh tế - xã hội.
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng sảnphẩm xã hội Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do lâm nghiệp sảnxuất ra dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốcdân và đời sống xã hội như gỗ và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt tronggiai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, chặt vệ sinh… hạt giống, cây con và cácsản phẩm ngoài gỗ như cây thuốc, hương liệu…
Trong các sản phẩm đó phải kể đến gỗ Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngànhcông nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải vàtrong mỗi gia đình Ngày nay, hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ,
vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khácnên được nhiều người sử dụng Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác độngcủa tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế
gỗ Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ không ngừng tăng lên cả về sốlượng lẫn chất lượng
Ngoài sản phẩm gỗ, lâm nghiệp còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ nhưtre nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật rừng có giá trị cho tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu Các động vật từ rừng là các thực phẩm quý hiếm và cógiá trị kinh tế cao Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thựcphẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Lâm nghiệp còn là nguồncung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng caosức khỏe cho con người Như vậy, lâm nghiệp phát triển có ảnh hưởng đến sựphát triển của nhiều ngành vì lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngànhkinh tế đó
Trang 8Mặt khác, rừng cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trongnước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sáchTrung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốcdân Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng Lâm nghiệpthực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địaphương, đã thu hút cư dân địa phuơng tham gia vào các hoạt động trồng, nuôidưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việctạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nayvùng trung du và miền núi.
- Vai trò phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống.
+ Về tác dụng phòng hộ: Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản giónóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp vànâng cao năng suất hoa màu Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừngtràm có tác dụng cải tạo đất dần dần từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi
Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡngnguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọibiến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trongcác dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước,các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thuỷ điện Ở những vùng venbiển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di độngcồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng vàbảo vệ đê ven biển Đặc biệt, rừng chống cát bay ở ven biển miền Trung đã ngăncản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và biến vùng đất cát trắng thànhvùng đất đai canh tác… Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên, người ta đã ví "rừng là người vệ sĩ của nhà nông"
+ Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống: Trong vài thập
kỷ gần đây, sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp đã dẫn tới những thayđổi rất cơ bản trong môi trường sống và làm tăng thêm tính phức tạp của mốiquan hệ phụ thuộc của con người vào môi trường Khoa học ngày nay đã đủ dẫn
Trang 9liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việcchống ô nhiễm môi trường Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất thải ra O2 và hấpthụ CO2 của khí quyển trong quá trình đồng hóa của cây xanh đối với môitrường Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng O2 và CO2
trong khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta Rừng là tấm mànxanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu "rừng là nguồnnước, nước là sự sống" Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta
"nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống" (NigelSitwel) Theo tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng chephủ phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu nguồn
Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan trọng Hiệuquả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế thôngthường Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hànhtinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo
Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinhthái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng
là căn cứ địa cách mạng "rừng che bộ đội rừng vây quân thù" rất gần gũi vớitruyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Rừng còn có giá trị
xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước Rừng là nơitham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏecho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức…
2.1.2 Tổng quan về kinh tế hộ
2.1.2.1 Khái niệm kinh tế hộ
Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu và sự nhìn nhận của từng người nghiêncứu mà người ta có nhiều định nghĩa khác nhau về hộ Theo từ điển chuyênngành kinh tế người ta định nghĩa hộ như sau: “Hộ là tất cả những người sốngchung trong một mái nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc, có mốiquan hệ với nhau và cùng làm chung, ăn chung”
Trang 10Nhóm các học giả lý thuyết phát triển quan niệm: “Hộ là một hệ thống tạothành nguồn lực, tạo thành, tạo thành một nhóm cá chế độ kinh tế riêng nhưnglại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Theo quan điểm của nhóm “Hệ thống mới” bao gồm các đại biểuWallerstan (1982), Wood (1981,1982), Martin và Bellhel (1987) nhận định: “Hộ
là một nhóm người cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàncảnh Họ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”
Nhóm các nhà nhân chủng học bao gồm các đại biểu Waller (Áo, 1082)Wood (Anh 1985) cho rằng: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuấtlao động tiếp theo, thông qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêucho cá nhân và đầu tư vào sản xuất”
Hộ nông dân là đối tương nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp vàphát triển nông thôn Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân
Giáo sư Frank Ellis - Trường đại học tổng hợp Cambridge (1988) đã đưa ramột số định nghĩa về hộ nông dân: “Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch cácphương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuấtnông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn về cơ bản nhưng về cơbản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với
trình độ hoàn chỉnh không cao Theo ông, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng ta phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường là:
* Đất đai: là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của loài
người Đặc biệt với các nông hộ thì ruộng đất là nguồn đảm bảo lâu dài cho đờisống của hộ Nó khác với đất đai trong sản xuất công nghiệp, chỉ đơn thuần làchỗ dựa, là địa bàn cư trú, chất lượng đất không hề ảnh hưởng đến việc tạo rasản phẩm
* Lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động gia đình là một đặc tính kinh tế
nổi bật của người nông dân Nền sản xuất tư bản được xác định bởi việc làm
Trang 11thuê của người lao động được trả công và tước đoạt quyền sở hữu phương tiệnsản xuất của người lao động Người lao động của gia đình là cơ sở của các trangtrại, là yếu tố phân biệt với các xí nghiệp tư bản.
* Tiền vốn và sự tiêu dùng: Một khó khăn nảy sinh khi phân biệt lợi nhuận
từ doanh thu với tiền công lao động của gia đình, đã nêu lên bản chất hai mặtcủa sản xuất và tiêu dùng trong hộ gia đình nông dân Bởi vì người ta quan niệmrằng: “Người nông dân làm công việc trong gia đình chứ không phải làm côngviệc kinh doanh thuần tuý” (Woly, 1996), nó khác với đặc điểm chủ yếu của nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích lũy
Tóm lại, ta có thể xem kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, tưliệu sản xuất thuộc sở hữu riêng, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình để sảnxuất, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn với sự tham gia một phần vào thịtrường, chủ yếu có những đặc trưng cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa
là một đơn vị tiêu dùng
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cung cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa Trình độ này quyết định quan
hệ giữa các nông hộ và thị trường
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạtđộng phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau
- Các nguồn lực như đất đai, tư liệu sản xuất, vốn được góp thành vốnchung cùng chung một ngân sách
2.1.2.2 Một số đặc điểm của kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử và tồntại khá phổ biến trong nông nghiệp của các nước trên thế giới Nước ta là mộtnước nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn, kinh tế nông hộ là hìnhthức cơ bản trong nông thôn Việt Nam
Xuất phát từ đặc trưng của nông nghiệp nhiệt đới với trình độ thấp, kinh tếnông hộ nước ta có đặc điểm sau:
Trang 12- Trong phạm vi của nông hộ, nền kinh tế vẫn mang tính tự cung tự cấp,vốn, kỷ thuật lại hiếm, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, năng suất thấp.
- Cơ cấu sản xuất của hộ đa dạng nhiều ngành nghề Chủ yếu là trồng trọt
và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn Ngoài ra, nông hộ có thể phát triển thêm ngànhnghề phụ khác
- Quy mô kinh tế nông hộ nước ta còn nhỏ bé, dễ bị chi phối bởi sức mạnhcủa thị trường
2.1.2.3 Vai trò của kinh tế nông hộ:
Vai trò của kinh tế hộ đã được các nước trên thế giới thừa nhận, nó giữ vaitrò quan trọng trong sản xuất và đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân củamỗi nước
Khi nghiên cứu về kinh tế hộ và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, LêNin
đã chỉ ra rằng: “Cải tạo tiểu nông không phải tước đoạt họ mà phải tôn trọng sởhữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện đểtạo điều kiện cho sự phát triển của chính họ”
Causky cho rằng: "Nông trại nhỏ gia đình trong sản xuất kinh doanh cóhiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa Nông hộ vẫn tồn tại và phát triểnngay trong lòng tư bản chủ nghĩa"
Chayanov- nhà kinh tế học người Nga (năm 1920) cho rằng: "Hình thứckinh tế hộ nông dân có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sảnxuất", ông coi: "Hộ nông dân là phương tiện tuyệt vời để phát triển nông thôn"
Từ những quan điểm trên ta thấy rằng: "Nông hộ là đơn vị tổ chức kinh tế
cơ sở và tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và tồntại khách quan, lâu dài dựa trên cơ sở sử dụng sức lao động, đất đai và các tưliệu sản xuất khác của hộ Đồng thời, nó là nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp,góp phần đưa nông nghiệp phát triển cao hơn
2.1.2.4 Tính tất yếu khách quan cho sự tồn tại của kinh tế nông hộ:
Một là sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ gắn liền với sự phát triển củagia đình Gia đình là tế bào của xã hội và nó là một tổ chức kinh tế cơ sở của
Trang 13nông nghiệp nông thôn Gia đình là chủ tư liệu sản xuất chủ động được kế hoạchsản xuất, có sự phân công lao động chặt chẽ và làm chủ được việc phân phối cácsản phẩm làm ra Có điều kiện giáo dục các thành viên trong hoàn cảnh thực tiễnlao động Trong một số ngành nghề thủ công tinh xảo có tính chất truyền thốngthì gia đình là một trường học và đó là điều kiện do sự tiếp nối nghề nghiệp.Như vậy, kinh tế hộ luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với mỗi gia đình.
Hai là sản xuất nông nghiệp có những đặc thù riêng so với các ngành sảnxuất khác cụ thể là:
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Mặt khác, đất đai cónhiều hạng, nhiều lại phân bố trên một không gian rộng lớn, có vị trí cố định, diệntích đất sử dụng vào sản xuất nông nghịêp có giới hạn nhất định và ngày càng bịthu hẹp
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi có đặc điểmsinh lý và sinh trưởng khác nhau, chúng phản ứng rất nhạy cảm đối với sự thayđổi của môi trường xung quanh Những quy luật khách quan trên đòi hỏi ngườilao động phải gắn mình với đối tượng sinh học
- Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất
tự nhiên quan hệ đan xen chặt chẽ với nhau Trong đó, quá trình tái sản xuất tựnhiên của cây trồng vật nuôi là một quá trình liên tục, hoàn chỉnh, không thểchia cắt về mặt về mặt không gian và thời gian, đòi hỏi phải có bàn tay chăm sóccủa con người từ đầu đến cuối
Tóm lại, những đặc thù riêng của sản xuất nông nghiệp nó đòi hỏi sự thống
nhất giữa quá trình quản lý và quá trình lao động sản xuất, phân phối và tiêudùng, sự thống nhất giữa chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế, đặc tính này quyđịnh sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển lâm nghiệp
2.2.1.1 Tình hình phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam
Trang 14Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2010 mặc dù có nhiều khókhăn, thách thức song tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt 4% (tăng 0,4% sovới kế hoạch được giao) Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất tronggiai đoạn 2006 - 2010 (bình quân cả giai đoạn đạt 3%) Kết quả này đã góp phầnđáng kể vào thành tựu tăng trưởng chung của cả ngành nông nghiệp và PTNT,cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn nhất là những người làm nghềrừng.
Bên cạnh đó, sản xuất chế biến gỗ, nhất là đồ gỗ xuất khẩu tăng trưởngmạnh, tổng giá trị kim ngạch đạt 3,55 tỷ USD, tăng 118% kế hoạch và cao hơnmức bình quân của cả giai đoạn là 11%
Một thành tựu đáng tự hào của ngành nữa đó là tỷ lệ che phủ của rừng từ3,37% (năm 2006) lên 39,5% năm 2010 Kết quả này, tuy chưa đạt được mụctiêu đề ra cho năm, nhưng độ che phủ rừng hàng năm đã góp phần đáng kể vàoviệc nâng cao năng lực phòng hộ của đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậuđang diễn biến phức tạp và có những ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam
Trước những kết quả đạt được trong năm vừa qua, năm 2011 ngành lâmnghiệp tiếp tục đề ra những mục tiêu chính theo hướng nâng cao năng suất, chấtlượng Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,2%; kimngạch xuất khẩu lâm sản 3,8 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 40%; trồng mới200.000 ha; khoán bảo vệ rừng đạt 2.260.000 ha
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, một trong những giải pháp quan trọng màthời gian sẽ được ngành lâm nghiệp tập trung thực hiện đó là tổ chức thực hiệnquyết liệt từ nay đến năm 2015 giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản khoảng 1,3triệu hecta rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND xã đang quản lý hoặc đangnhận khoán bảo vệ rừng với các tổ chức lâm nghiệp nhà nước Bên cạnh đó, đẩymạnh các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, tham gia tích cực và chủ độnghơn trong việc thực thi công ước chống sa mạc hóa, công ước chống biến đổikhí hậu, CITES Thực hiện tốt kế hoạch hành động thích ứng với Luật Laceycủa Hoa Kỳ và chuẩn bị các nội dung đàm phán với Cộng đồng châu Âu về Hiệp
Trang 15định Đối tác tự nguyện (VPA) Để làm được điều này rất cần sự chung tay, giúp
đỡ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ
2.2.1.2 Tình hình phát triển lâm nghiệp Thừa Thiên Huế:
Hiện tại theo báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnhThừa Thiên Huế, tổng diện quy hoạch cho rừng đặc dụng 74.430,7 ha Sau khixem xét hiện có một số diện tích đất trống chưa sử dụng nằm trong các khu bảotồn là: 13.055,5 ha (Khu bảo tồn loài ALưới, Nam Đông: 1.809,6 ha; Khu Bảotồn thiên nhiên Phong Điền: 11.245,9 ha) đưa vào quy hoạch cho rừng đặc dụng
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học
Như vậy diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng tăng lên là: 13.886,0 ha,đưa tổng diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng: 88.316,7 ha, (trong đó đất córừng: 70.454,6 ha, đất trống chưa sử dụng: 17.862,1 ha) Rừng phòng hộ giảm:920,8 ha, nguyên nhân: giảm 250,9 ha do chuyển 4 khoảnh của hai tiểu khu 378,
379 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông sang quy hoạch sản xuất Giảm305,1 ha ở tiểu khu 153, 154 huyện Hương Thuỷ; giảm 364,8 ha Thành phố Huế
để chuyển lại quy hoạch rừng đặc dụng cảnh quan (Tây nam thành phố Huế).Rừng phòng hộ là 87.903,9 ha, qua hiệu chỉnh giảm 920,8 ha, như vậy tổngdiện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ là: 86.983,1 ha Diện tích quy hoạchrừng sản xuất: 132.480,9 ha, qua hiệu chỉnh tổng diện tích rừng sản xuất là:132.571,2 ha, (đất có rừng 122.164,1 ha, đất trống chưa sử dụng 10.407,1 ha)
Trang 16thổ 20% trong cả nước, miễn thuế cho những vùng bị lũ lụt, cho nông dân vaytiền mượn đất để tiến hành sản xuất.
Năm 1953, sau khi có văn bản "Ảnh hưởng ruộng đất" chính thức của Đảng
và "Luật cải cách ruộng đất" của Quốc hội khoá I, cuộc "Phát động quần chúngtriệt để giảm tô" và thực hiện cải cách ruộng đất bắt đầu được làm thí điểm ởmột số địa phương miền Bắc
vô trách nhiệm đối với công việc chung của hợp tác xã Cán bộ quản lý thì dầndần thoát li sản xuất, đi vào hành chính quan liêu hoá lợi dụng chức quyền Nhận thức được sai lầm của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, năm
1981, Ban thư ký TW đã ban hành Chỉ thị 100CT- TW, chính thức quyết định
cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã.Năm 1981 là năm khởi điểm đánh dấu bước phát triển trong ngành nông nghiệp.Mục đích của Chỉ thị 100CT-TW chĩ rõ "Thực hiện cơ chế khoán mớitrong hơp tác xã nông nghiệp nhằm đảm bảo phát triển sản xuất nâng cao hiệuquả kinh tế, lôi cuốn mọi người tăng gia sản xuất, kích thích tăng năng suất laođộng, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kĩthuật, tăng khối lượng nông sản cho Nhà nước"
Trang 17Đại hội Đại biểu toàn quốc lầm thứ V (3-1982) đã khẳng định đúng đắn kịpthời của Chỉ thị 100 CT-TW, nhấn mạnh sự cần thiết hoàn thiện cơ chế khoánsản phẩm và Chỉ thị 38 của Ban bí thư cho phép các hộ gia đình tạm dùng mọinguồn lực đất đai mà hợp tác xã và nông - lâm trường chưa sử dụng hết để dùngvào sản xuất Nhà nước chủ trương không đánh thuế kinh doanh đối với kinh tế
hộ gia đình
- Giai đoạn sau năm 1986:
Chỉ thị 100 CT-TW ra đời và hoạt động được một thời gian lại bắt đầu cónhững hạn chế Về cơ bản mô hình hợp tác xã vẫn dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất Sự phấn khởi của nông dân nói chung cũng như Nhà nước chỉđược vài năm đầu Sau đó bị chững lại do mức khoán tăng đầu tư của hợp tác xãkhông tương xứng Tất cả các xã viên tuy được nhiều điểm nhưng lại được nhận
ít thóc Do vậy, ở nhiều địa phương xã viên bắt đầu trả lại ruộng khoán
Trước thực trạng đó, ngày 5 tháng 4 năm 1988 TW Đảng đã ra Nghị quyết X
về đổi mới kinh tế nông nghiệp Nội dung của nó là giao đất tập thể hóa cho xãviên trực tiếp sử dụng và thừa nhận hộ gia đình là kinh tế tự chủ Từ khi mới rađời Nghị quyết X và hàng loạt các chính sách sau Nghị quyết X đến năm 1992 đãlàm cho cơ chế tập trung quan liêu bao cấp giữa nông nghiệp và kinh tế nông thôn
bị xoá bỏ một phần quan trọng Những thay đổi lớn về vị trí vai trò của kinh tế hộ
đã khơi dậy những tiềm năng to lớn ẩn dấu trong bản thân từng hộ gia đình và đạtđược những thành tựu đáng kể
Thành tựu nỗi bật nhất là đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốcgia, biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực (1989) thành nước xuất khẩugạo thứ 2 thế giới tính chung trong 12 năm, nước ta đã xuất khẩu 30,5 triệu tấngạo với tổng giá trị gần 7 tỷ Trong 15 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp nóichung tăng trưởng liên tục với tốc độ 4,3%/năm Năm 2000 sản lượng cafe xuấtkhẩu đạt 660.000 tấn, sản lượng thuỷ sản tăng 5%/năm giá trị xuất khẩu 1.609triệu USD nhờ đó mà thu nhập của người nông dân được cải thiện Thu nhập củadân cư tăng bình quân 10% trong 15 năm đổi mới, số hộ giàu tăng lên Đạt thành
Trang 18quả trên nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta Vì vậy cần phải tiếptục nghiên cứu và hoàn thiện các đường lối, chính sách đóng góp tạo ra một nôngthôn có sự phát triển bền vững và ổn định Đời sống và thu nhập của họ ngàycàng cao, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển.
- Bức tranh kinh tế hộ hiện nay và một số vấn đề đặt ra:
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh
tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vàocuộc sống của hàng triệu hộ nông dân Và mặc dầu phong trào hợp tác xã khôngcòn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dânViệt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp choviệc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngànhnghề mới, nâng cao thu nhập Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý củakinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tìnhtrạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trangtrại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sảnxuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăngdần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, nhưcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp vàthủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn khoảng gần 70% năm 2010 Cácnghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ranhanh hơn trước Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp gần 20% vào
cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta cótới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân sốnông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Đây làmột động thái tích cực
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sảnxuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâmnghiệp, thủy sản tăng lên Tuy vậy, tính đến năm 2010, số lượng và tỷ trọng các
Trang 19hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm khoảng 6%), lâm nghiệp (chiếm khoảng0,3%) vẫn bị đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuấthiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyênhoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứngngày một tốt hơn nhu cầu thị trường Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rấtnhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sựphát triển về số lượng và chất lượng Lượng hàng hóa nông sản của các trangtrại đang ngày càng có vị trí trên thương trường Một số các trang trại lớn đã bắtđầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớntrong chế biến, thu mua và xuất khẩu
Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vịthứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2009), đứng đầu về xuấtkhẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản , thìphải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trongviệc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu Trong lĩnh vực nôngnghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD
Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉUSD), cao su (1,4 tỉ USD)
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm mà hộ tạo ra trongmột một thời kỳ nhất định thường là một năm
GO = Qi x Pi
Trong đó: - GO là giá trị sản xuất
- Qi là sản lượng lâm sản khai thác
- Pi là là giá lâm sản
- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản chi phí vật chất vàdịch vụ bằng tiền mặt mà hộ bỏ ra trong từng hoạt động sản xuất Chi phí trunggian không bao gồm công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí tự có
Trang 20- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ cáckhoản chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng trừ đi cáckhoản chi phí lao động thuê ngoài và khấu hao tài sản cố định
- GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
- VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng gái trị gia tăng
- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi ích của hoạtđộng trồng rừng được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại (ở năm bắt đầu).Công thức:
Trong trường hợp của đề tài vốn đầu tư đã phát sinh trong quá khứ, ta sửdụng công thức giá trị tương lai ròng để đưa về mặt bằng thời gian hiện tại.Công thức:
Trong đó:
Bt: Giá trị thu nhập từ trồng rừng ở năm t
Ct: Chi phí trồng rừng của năm t
r: lãi suất tiền gởi ngân hàng
n: số năm của chu kỳ trồng rừng
t: năm thứ t của chu kỳ trồng rừng
n
t = 0
Bt – Ct(1 + r)t
NPV = ∑
n
t = 0 Bt (1 + r)n-t NFV = ∑ ∑ n Ct (1 + r)n-t
-t = 0
Trang 21PHẦN 3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU3.1 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hương Phú;
- Về thời gian: Thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu trong năm 2010
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong đó chủyếu là hoạt động trồng rừng và khai thác lâm sản và LSNG ở rừng tự nhiên
3.3 Nội dung nghiên cứu:
- Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu;
- Tình hình chung về hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở xã Hương Phú;
- Tình hình cơ bản và năng lực sản xuất của các hộ khảo sát;
- Kết quả và hiệu quả của các hoạt động tạo thu nhập của hộ khảo sát;
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào các tiêu chí: (1) Xã miền núi và có diện tích rừng lớn; (2)Người dân có nhiều hoạt động liên quan đến khai thác lâm sản ngoài gỗ, gỗ vàtrồng rừng; và (3) Nghiên cứu xem xét hoạt động khai thác các loại tài nguyênrừng và trồng rừng nằm trong địa phận quản lý của xã Hương Phú năm 2010
Trang 223.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Phỏng vấn ngẫu nhiên 70 hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâmnghiệp và có rừng trồng thu hoạch vào năm 2010 tại xã Hương Phú, dựa trên tỷ
lệ % hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo để xác định được phỏng vấn bao nhiêu hộkhá, trung bình, nghèo trong tổng phiếu điều tra
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông thứ cấp:
+ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2011
+ QHSDĐ đến năm 2005 và định hướng SDĐ đến năm 2020
+ Thống kê, kiểm kê diện tích đất của xã Hương Phú (đến ngày01/01/2010)
- Thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn hộ: bằng bảng hỏi bán cấu trúc Thông thu thập: số nhânkhẩu, lao động, nhà ở, trình độ chủ hộ, tiếp cận dịch vụ vay vốn, số lượng cácloại LSNG người dân khai thác, vị trí, thời gian khai thác, chi phí trồng rừng,sản lượng rừng thu hoạch năm 2010, chi phí và thu nhập từ các hoạt động tạothu nhập khác của hộ…
+ Phỏng vấn người am hiểu: Ông Hồ Sĩ Tiến - cán bộ lâm nghiệp xãHương Phú Thông tin thu thập: Tình hình lâm nghiệp của xã, đồng thời xácđịnh được thôn nào trồng rừng nhiều nhất xã cũng như thu hoạch trong năm
2010 phục vụ cho mục đích phỏng vấn hộ;
+ Thảo luận nhóm: Nhằm kiểm chứng các thông tin và thu thập các thôngtin liên quan đến các chính sách, sự biến động các nguồn tài nguyên rừng quacác mốc thời gian, thu nhập từ hoạt động trồng rừng của các hộ Tổ chức 2 đợtthảo luận nhóm cho các đối tượng khác nhau Nhóm đối tượng cung cấp thôngtin là những người nắm rõ về hoạt động trồng và khai thác rừng Trong quá trìnhthảo luận nhóm, chúng tôi đã sử dụng các công cụ như phân tích cây vấn đề, cây
Trang 23mục tiêu về nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng (LSNG, gỗ và độngvật rừng).
3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý trênphần mềm excel và SPSS 12.0
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Hương Phú có diện tích đất rừng tự nhiên và đất trồng rừng chiếm khoảng80% tổng diện tích tự nhiên Địa bàn rộng, chia cắt bởi nhiều khe suối Toàn xãchia làm 3 vùng và có 8 thôn Đời sống kinh tế chung của địa phương qua từngnăm đều có bước phát triển; mặc dù vậy thu nhập của người dân từng vùng cókhác nhau, thu nhập của người dân trong vùng vẫn chưa được đồng đều, tậpquan canh tác vẫn còn mang tính tự cung tự cấp Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sảnxuất, giao thông, học tập và sinh hoạt của nhân dân được đầu tư xây dựng kháđồng bộ thông qua các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phichính phủ cơ bản phục vụ tốt cho nhu cầu trước mắt, song về lâu dài chưa thểđáp ứng được Hệ thống chính trị được xây dựng đầy đủ và hoạt động có hiệuquả từ cơ sở thôn đến xã Tình đoàn kết trong nhân dân, giữa các dân tộc và giữa
các tôn giáo được củng cố và phát triển [4]
Trang 244.1.1 Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý của xã Hương Phú
Nằm trong dải đất miền Trung, xã Hương Phú thuộc huyện Nam Đông làmột xã miền núi ở vùng thượng nguồn sông Hương - tinh Thừa Thiên Huế XãHương Phú nằm phía Bắc huyện Nam Đông, nằm gần kề trung tâm huyện, tọa
độ địa lý được xác định:
- Điểm cực Bắc: 16014’ 41” vĩ Bắc, 107040’ 13” kinh đông
- Điểm cực Tây: 16033’ 28” vĩ Bắc, 107034’ 27” kinh đông
- Điểm cực đông: 16005’ 32” vĩ Bắc, 107048’ 48” kinh đông
- Điểm cực nam: 16010’ 26” vĩ Bắc, 107044’ 30” kinh đông
Các khu vực tiếp giáp của xã Hương Phú
- Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp xã Hương Sơn
- Phía Đông giáp xã Hương Lộc
- Phía Nam giáp Thị trấn Khe Tre
Xã Hương Phú có dạng dẹt, kéo dài theo hướng Bắc - Nam và một phầnnhỏ ra hướng Tây Nam Xã hương phú có tỉnh lộ 14B chạy qua phía bắc của xã,nối liền các xã trong hyện, đồng thời là trục giao chính nối liền huyện lỵ NamĐông với quốc lộ 1 qua đèo La Hy
Xã Hương Phú còn là vùng phòng hộ đầu nguồn sông Hương, vườn quốcgia Bạch Mã vì vậy nó chiếm một vị trí quan trọng đối với việc bảo vệ môitrường sinh thái và phát triển kinh tế của cả tỉnh Thưa Thiên Huế
4.1.1.2 Điều kiện địa chất - địa hình
Xã Hương Phú, huyện Nam Đông thuộc miền uốn nếp trường sơn nên cókết cấu địa chất khá phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
Cuối Devon còn quá trình biển tiến liên tục liên tục vào nhiều nơi tạo ratrầm tích đá vôi lục nguyên, hình thành nên hệ tầng Tân Lâm, phổ biến đá phiếnsét ở Hương Lộc, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Long và Thượng Quảng.Đến thế kỷ Neogen, đã xảy ra hoạt động macma xâm nhập khá mạnh, tạo nên
Trang 25một miền đá điỏit tương đối rộng, chiếm gần như toàn bộ xã Hương Giang,Hương Hòa, Hương Hữu, Hương Sơn và một phần xã Thượng Nhật Đất pháttriển trên các đá này có tầng đất khá dày nên có khả năng phát triển cây côngnghiệp và cây ăn quả.
Đối với xã Hương Phú, địa hình chủ yếu là đồi núi có dạng lòng chảo, trũng
ở giữa và thông với thị trấn Khe Tre, xã Hương Sơn bởi vùng trũng dọc theovùng Phú Mậu Hướng nghiên chung của địa hình là hướng Bắc - Nam PhíaNam được bao bọc bởi các dãy núi có nhiều đỉnh cao trên 1000m
Với dạng địa hình được núi bao bọc ba phía, đình hình thấp dần về phíatrung tâm xã, tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trungbình 248 m so với mực nước biển Địa hình xã Hương Phú được phân chia thànhhai bộ phận chinh:
Vùng gò đồi xen vùng thấp trũng trung tâm xã có dạng một lòng chảo kéodài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bố phía Nam và mộtphần nhỏ ở phía Bắc
4.1.1.3 Điều kiện khí hậu - thủy văn
- Khí hậu
Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ nên khí hậu xã Hương Phú nói riêng vàhuyện Nam Đông nói chung thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông khônglạnh Hương Phú ít chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng vào mùa hè vì nó
đã bị các dãy núi phía tây của lãnh thổ chặn lại nên về phía mùa hè có khí hậukhác hơn, mưa nhiều hơn so với khu vực đồng bằng
+ Chế độ bức xạ nhiệt:
Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, được thừa hưởng một chế độbức xạ dồi dào (tổng lượng bức xạ thực tế khoảng 122 – 131 kcal/cm2, cán cânbức xạ từ 70 -80 kcal/cm2 ) nên Hương Phú có một nền nhiệt cao Nhiệt độ trungbình năm ở vùng gò đồi khoảng 240C, nhưng vùng núi cao là khoảng 220C, biên
độ nhiệt ngày cao hơn với đồng bằng Huế từ 2-40C Trong năm vẫn tồn tại hiện
Trang 26tượng nhiệt độ xuống rất thấp, mùa đông nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống dưới 60
C, biên độ nhiệt tuyệt đối trong năm đạt 35,20C Nhìn chung sự giảm nhiệt độvào mùa lạnh là do sự chi phối của gió mùa Đông Bắc, còn nền nhiệt độ mùa hè
do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa
đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng rất rõ
+ Chế độ mưa ẩm:
Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn và dưới chân của dãy Bạch Mã,nhưng Hương Phú là vùng đồi núi thấp nên chịu ảnh hưởng của mưa của phíaTây, vì vậy mùa đông thường đến sớm (tháng V) và kết thúc vào tháng XII.Ngoài ra, vào thời kỳ đầu của gió mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới đi ngang qua lãnhthổ Thừa Thiên Huế kèm theo áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, tạo nên một đỉnhmưa phụ vào tháng VI (mưa tiểu mãn )
Lượng mưa trung bình của Hương Phú khoảng 3500 mm/năm Mưa tậptrung chủ yếu vào các tháng IX, X, XI, XII Giữa tháng mưa nhiều nhất (thángX) và tháng mưa ít nhất (tháng III) lượng mưa chênh lệch rất lớn, khoảng 973
mm, tức là tháng mưa nhiều nhất gấp 20 đến 30 lần tháng ít mưa nhất trongnăm Mùa ít mưa là mùa trùng với thời kỳ khô nóng, bốc hơi mạnh gây khókhăn cho sinh hoạt và sản xuất Vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, gây nhiềuthiệt hại cho hoạt động kinh tế và tính mạng của nhân dân Lượng mưa cao kèmtheo độ dốc lớn là nguyên nhân gây ra lũ quét, làm xói lở đường xá, sụt lở đất,đất bạc màu…
Hương Phú là một trong những khu vực có độ ẩm tương đối cao, trung bìnhnăm là 86% Thời kỳ có độ ẩm thấp nhất từ tháng IV đến Tháng VIII Độ ẩmcao nhất là tháng III và tháng X, XI, XII, độ ẩm trung bình đều trên 90% Nóichung hệ số biến động của độ ẩm trung bình năm dao động vài % Tuy nhiên, độ
ăm thấp nhất tuyệt đối có thể giảm tới 28- 30% nhưng trị số này chỉ xảy ra vàotháng III và Tháng IV
Lượng bốc hơi trung bình ở Hương Phú đạt đến 906 mm chỉ chiếm 28%lượng mưa năm Điều đó chứng tỏ nguồn nước mặt của Hương Phú rất dồi dào
Trang 27- Thủy văn
+ Mặt nước: Xã Hương Phú có sông Phú Mậu và khe suối lớn nhỏ, đó là:
Ke Thác Dài, Lồ Ô, Bà Thường, Nước Ngọt, Mụ Đoan, Vũng Tròn, Le No,Vinh An… Ngoài ra trên các suối này có thác có giá trị về du lịch như thác Mơ,Thác Trượt, Thác Phướng Tuy nhiên tất cả các con sông này đề đổ về sông TảTrạch
Sông Tả Trạch bắt nguồn từ các dãy núi có độ cao từ 800 - 1000 m thuộcđèo Hải Vân nơi giáp với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Sông chảy qua địa phậnhuyện Nam Đông, Hương Thủy và nhập lưu với sông Tà Trạch thành hệ thốngsông Hương và đổ ra biển tại cảng Thuận An
+ Nước ngầm:
Do cân bằng nước trong năm nên lượng nước ngầm ở đây phong phú Nhìnchung vùng nước ngầm ở khu vực trung tâm xã phong phú hơn vùng cao Nướcngầm tập trung nhiều ở vùng địa hình thấp có vật liệu phù sa bồi tụ, thuận lợicho việc canh tác lúa nước và đào ao nuôi cá Tại các bậc thềm phù sa cổ, nguồnnước ngầm cũng khá phong phú, mực nước dao động từ 5- 6m, nguồn nước này
có thể phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dàingày
+ Chất lượng nguồn nước và vấn đề sử dụng nước:
Nhìn chung nước sông ở Hương Phú thuộc loại nước sạch nên ngoài sửdụng cho phát triển nông nghiệp, dân sinh… còn phục vụ cho nhu cầu giải trí vàcác ngành nghề khác Tuy nhiên, do việc phân phối đều trong các tháng (lượngnươc tập trung chủ yếu vào các tháng X, XI, XII, còn các tháng còn lại chỉchiếm 30 - 50%) nên việc thiếu nước trong các tháng ít mưa là không thể tránhkhỏi, cần có biện pháp khắc phục [6]
4.1.1.4 Điều kiện đất đai
Tính đến cuối năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hương Phú là
7957 chiếm 12.2% diện tích tự nhiên toàn huyện Diện tích đất nông nghiệp toàn
xã là 7246,75 chiếm 91% tổng diện tích đất tự nhiên, tuy nhiên đất sản xuất
Trang 28nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ là 16,03 còn lại 83,87 là đất lâm nghiệp Qua đóthấy được cuộc sống của người dân xã Hương Phú có quan hệ mật thiết với sảnxuất lâm nghiệp mà trong đó chủ yếu là hoạt động trồng rừng và khai thác lâmsản rừng tự nhiên Xã Hương Phú còn là vùng phòng hộ đầu nguồn sông Hương,Vườn Quốc gia Bạch Mã chiếm một vị trí quan trọng đối với việc bảo vệ môitrường sinh thái và phát triển kinh tế của cả Tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó côngtác quản lý diện tích đất lâm nghiệp rất được sự quan tâm của chính quyền địaphương
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã Hương Phú năm 2010
(Nguồn: Báo cáo cuối năm 2010 của UBND xã Hương Phú).
4.1.2 Tình hình dân số, kinh tế, xã hội:
4.1.2.1 Tình hình dân số:
Tổng số hộ toàn xã: 684 hộ với 3331 khẩu, trong đó có 21 hộ đồng bào dântộc ka tu với 89 khẩu Tổng số lao động: 1842 lao động, trong đó nữ: 832 chiếm45,16%
Thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động: sản xuất nông lâm,ngành nghề, dịch vụ và làm công ăn lương Đời sống về vật chất và tinh thầncủa nhân dân địa phương cơ bản được cải thiện và từng bước có nâng lên Tuynhiên vẫn còn một bộ phận người dân vẫn đang gặp khó khăn trong cuộc sốngvới nhiều nguyên nhân khác nhau Qua kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo
Trang 29theo tiêu chí 2010 toàn xã có 45 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,58%, 58 hộ cận nghèochiếm tỷ lệ 8,48%, từng thôn trong xã được thể hiện như sau:
Bảng 2: Phân loại hộ của xã Hương Phú năm 2010
Tổng sản lượng lương thực có hạt là 524,65/579 tấn, đạt 90,6% so với kếhoạch, so với năm trước giảm 42,45 tấn Nhìn chung việc chỉ đạo của các cấpchính quyền đối với việc sản xuất lương thực, nhất là lúa nước được đặt biệtquan tâm Huyện chỉ đạo nhân dân sản xuất đúng lịch mùa vụ, quản lí và cungứng giống, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh… Tuy nhiên một số vấn đề trong canhtác lúa nước còn tồn tại là: do ảnh hưởng của lối canh tác “phát, cốt, đốt, tỉa”không dùng phân bón, nếu có thì chỉ bỏ rất ít không đúng chế độ nuôi dưỡngcho cây nên việc canh tác lúa nước ở đây cũng rất hạn chế phân bón; bên cạnh
đó trong năm qua do thời tiết khô hạn kéo dài, sâu bệnh hại xảy ra Công tác bảo
vệ thực vật đã được huyện và các ngành chức năng quan tâm, song những kiếnthức thực hành về bảo vệ thực vật trên đồng ruộng của người nông dân còn quáthiếu, cần phải quan tâm khắc phục Từ những vấn đề trên đã làm cho sản lượng
Trang 30lúa trong năm qua giảm Năm 2010 diện tích canh tác lúa nước là 40,21 ha, sảnlượng lúa là 489,65 tấn đạt 90,84% so với kế hoạch, so với năm trước giảm49,45 tấn; năng suất lúa bình quân cả năm chỉ đạt 48,8 tạ/ha so với kế hoạchgiảm 6,2 tạ/ha, so với năm trước giảm 5,11 tạ/ha Cũng trong năm qua sản lượngngô là 35 tấn đạt 87,5% kế hoạch, so với năm trước tăng 7 tấn Như vậy tiềmnăng năng suất cây lượng thực là có, cần phải đẩy mạnh các biện pháp thâmcanh để nâng cao sản lượng Đồng thời tập trung khai hoang mở rộng diện tíchnhằm giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân
Ngoài lúa, ngô tại xã Hương Phú còn trồng một số loại cây hàng năm khácnhư: sắn, ngô, đậu… được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm ở xã Hương Phú
Tên
DT theo kế hoạch (Ha)
DT thực tế (Ha)
Tỉ lệ phần trăm (%)
- Khoai các loại 60 60 Đạt 100% kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo cuối năm 2010 của UBND xã Hương Phú).
+ Đến nay tổng diện tích cây cao su toàn xã là: 808,44 ha, diện tích đưa vàokhai thác: 98,4 ha giá trị thu nhập từ mủ ước tính 4320 triệu đồng Diện tích cao
su đang trong thời kỳ chăm sóc: 710,04 ha Nhìn chung người dân bắt đầu thấyđược hiệu quả kinh tế và nguồn lợi từ việc trồng cao su nên bắt đầu có sự ham
mê trồng và chăm sóc cao su so với các năm trước
- Kinh tế vườn: Được xác định là hệ thống canh tác có hiệu quả kinh tế cao,rất phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và truyền thống canh tác củangười dân từ lâu đời Nó vừa tận dụng lao động trong gia đình trong những thờigian rãnh vừa cung cấp những sản phẩm cần thiết cho đời sống hằng ngày Hiệnnay trên địa bàn xã có 85 ha diện tích vườn, trong đó có khoảng 70 ha cho thunhập Cho đến nay do tình hình dịch bệnh và thoái hóa giống đối với các loại
Trang 31cây ăn quả, công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa được mạnh dạn, chưa có
mô hình thí điểm để nhân rộng Các loại cây trồng chủ yếu là keo và chuối Câychuối được người dân quan tâm phát triển nhiều hơn, nhờ môi trường đầu tưthuận lợi hơn so với cây khác Các loại cây ăn quả ra hoa kết trái do thời tiết đầumùa nắng nóng kéo dài nên hiệu quả đạt thấp Giá trị thu nhập từ kinh tế vườnnăm nay ước đạt 1750 triệu đồng
Ngoài ra trên địa bàn xã còn có nghề chăn nuôi cá nước ngọt, nuôi thả cá ao7,35 ha, cá lồng: 10 lồng Nhân dân ở đây chủ yếu thả nuôi các loại cá: trắm, rôphi đơn tính, chép, mè Đầu năm đến nay cá phát triển tốt, không có dịch bệnhxảy ra Giá trị thu ước tính 750 triệu Hiện nay có một số hộ nhân dân đã mạnhdạn đầu tư thí điểm các mô hình nuôi baba, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế
- Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc 2755 con, đạt 109% so với kế hoạch, tăng: 995 con so vớinăm trước Trong đó: Trâu 85 con đạt 94% so với kế hoạch, giảm 6 con so vớinăm trước; bò 333 con đạt 94% so với kế hoạch, tăng 4 con so với năm trước;lợn 2360 con đạt 112% kế hoạch tăng 960 con so với năm trước, (Lợn nái 388con, đạt 77,6% theo kế hoạch, giảm 135 con so với năm trước); gia cầm 24680con đạt 102% so với kế hoạch, tăng 1308 con so với năm trước
* Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngành nghề
Lĩnh vực du lịch dịch vụ ngành nghề được khuyến khích mở rộng về loạihình, nâng cao thu nhập đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã nhà.Các ngành nghề truyền thống sẵn có trên địa bàn như: mộc dân dụng, nề, đanlát, được duy trì Điểm dịch vụ du lịch sinh thái thác mơ được chủ quản lí đầu tưxây dựng thêm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu của khách tham quan tốt hơntrước Tuy nhiên trong năm do ảnh hưởng giao thông đi lại của công trình đường
La Sơn đang thi công nên lượng khách tham quan, tắm thác có giảm so với nămtrước, trung bình 40 lượt/ngày Thu nhập từ dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, dulịch ước tính 6950 triệu đồng
4.1.2.3 Tình hình xã hội
Trang 32- Về giáo dục: So với các xã khác trong huyện thì Hương Phú có điều kiệnthuận lợi là giáp với thị trấn Khe Tre nên con em trong xã được tiếp cận với môitrường giáo dục tốt hơn, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nânglên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98% (so với năm trước tăng 27,27%).Học sinh thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng 18 em, chiếm tỷ lệ 36,7%, cũngtrong năm qua trường tiểu học Hương Phú đã được công nhận trường đạt chuẩnquốc gia mức độ I.
- Về y tế: Trong năm qua công tác khám chữa bệnh cho người dân được sựquan tâm của chính quyền địa phương, các chương trình y tế quốc gia, y tế dựphòng luôn được chủ động triển khai, nên trong năm qua không có dịch bệnhxảy ra Bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được tiêm chủng đạt 100% kế hoạch,khám trại trạm là 4351 lượt người (tăng so với năm trước 2297 lượt người),khám và điều trị theo phương pháp y học cổ truyền 700 lượt người, tỷ lệ trẻ emdưới 1 tuổi được tiêm chủng đúng tiến độ đạt 100%, không có tai biến trongđiều trị và tử vong tại trạm,… Tuy nhiên vẫn gặp khó khăn về cơ sở vật chất cònnghèo nàn, lạc hậu; các trang thiết bị, dụng cụ, thiết yếu phục vụ vho người dâncòn thiếu thốn, chưa đáp ứng cho người dân
- Về hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông: Trên địa xã có 1 bưu điệnvăn hóa xã; triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước dưới mọi hình thức như: tuyên truyền, băng rôn, cờ,khẩu hiệu để chào mừng các ngày lễ lớn, về ti vi đa số hộ đều có ti vi để xem
4.2 Tình hình chung về hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở xã Hương Phú - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010
4.2.1 Diện tích rừng trồng năm 2010 của xã Hương Phú
Số liệu bảng 4 cho thấy, tính đến năm 2010 tổng diện tích đất lâm nghiệpcủa toàn xã Hương Phú là 6077,99 ha chiếm 76,38% diện tích đất tự nhiên.Trong đó, diện tích đất có rừng chiếm 99% diện tích đất lâm nghiệp, diện tíchđất chưa sử dụng có tiềm năng phát triển trồng rừng chỉ chiếm 1% Điều này cho
Trang 33thấy, tỷ lệ sử dụng đất lâm nghiệp của xã rất cao, phần lớn diện tích được ngườidân sử dụng để trồng rừng sản xuất.
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã Hương Phú năm 2010
(Ha)
Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất lâm nghiệp 6077,99 100,00
(Nguồn: Báo cáo cuối năm 2010 của UBND xã Hương Phú).
Xét cơ cấu rừng trồng sản xuất trong tổng diện tích rừng sản xuất ta thấydiện tích rừng trồng sản xuất của toàn xã là 1299,74 ha chiếm 49%, trong khi đódiện tích rừng sản xuất tự nhiên là 1304,47 ha chiếm 50,10% Như vậy diện tíchrừng trồng sản xuất và rừng sản xuất tự nhiên là gần bằng nhau, điều này chothấy xã Hương Phú là một xã có diện tích rừng trồng lớn
Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, ta xem xéthiện trạng quản lý đất lâm nghiệp năm 2010 của xã được thể hiện qua số liệubảng 5
Bảng 5: Hiện trạng quản lý đất lâm nghiệp ở xã Hương Phú năm 2010
(Nguồn: UBND xã Hương Phú).
Từ bảng 5 ta thấy, diện tích rừng trồng sản xuất đều là của các hộ gia đìnhquản lý, trên địa bàn xã không có hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh rừngtrồng khác Đó cũng chính là một trong những lý do em đã chọn nghiên cứu ảnh
Trang 34hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp tong đó có hoạt động trồng rừng sảnxuất đến kinh tế hộ.
Được sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ đặc biệt là sự hỗ trợ của dự
án SNV - FORHUE, huyện Nam Đông nói chung và xã Hương Phú nói chung
đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cánhân, nhóm hộ gia đình quản lý sử dụng đất ổn định lâu dài Vì vậy, kết quảkhảo sát hộ cho thấy 100% số hộ đã được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụngđất đối với diện tích đất rừng trồng
4.2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp của xã Hương Phú năm 2010
Tổng giá trị thu được từ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp là 33884,25 triệuđồng, chiếm 82,98% trong tổng thu nhập toàn xã hội Điều này cho thấy HươngPhú vẫn là một xã sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọngngành nghề dịch vụ còn thấp Tuy nhiên, nhờ có lợi thế về đất để phát triển câycông nghiệp dài ngày mà đặc biệt là rừng cao su nên giá trị ngành trồng trọtchiếm tỷ trọng rất lớn là 22303,25 triệu đồng chiếm đến 65,82% giá trị sản xuấtngành nông - lâm - ngư nghiệp Mặt khác, trồng rừng cũng là một hoạt động tạo
ra giá trị lớn, năm 2010 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước tính đạt 3850 triệuđồng, trong đó chủ yếu thu từ khai thác rừng trồng 3000 triệu đồng
Bảng 6: Giá trị sản xuất theo ngành nghề của xã Hương Phú năm 2010
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Trang 354.2.3 Các chương trình, dự án phát triển rừng ở xã Hương Phú
4.2.3.1 Chương trình 327
Đây là chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp được thành lập theo Nghịđịnh 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nên còn gọi là chương trình 327) banhành vào tháng 9 năm 1992 Mục tiêu của chương trình là nhằm khuyến khíchviệc trồng và bảo vệ rừng cải thiện điều kiện sử dụng đất, nâng cao mức sốngcủa người dân dựa vào rừng và hỗ trợ chương trình định cư Ở xã Hương Phúchương trình chú trọng vào 2 vấn đề sau: Trồng cây cao su, trồng rừng (trồngrừng kinh tế, trồng cây bản địa, trồng rừng kinh tế xen cây bản địa) Đối tượngtham gia hoạt động theo tiêu chí của chương trình là hộ nghèo, hộ có lao động
và những hộ có nhu cầu trồng rừng Trước kia diện tích cao su không có sautăng lên 800 ha, chương trình đã hỗ trợ cho người dân trồng cao su là 7 triệu/hacao su và 300 ha rừng trồng (rừng kinh tế, rừng cây bản địa, rừng kinh tế xencây bản địa) Theo đánh giá của ông Hồ Sĩ Tiến (cán bộ lâm nghiệp xã): rừngcây cao su và trồng rừng kinh tế có hiệu quả đem lại thu nhập lớn cho ngườidân, trồng cây bản địa và trồng rừng kinh tế xen cây bản địa kém hiệu quả.Nguyên nhân do ý thức trong việc trồng rừng của người dân còn hạn chế nên chỉquan tâm đến lợi ích trước mắt để lấy tiền công, lấy phân và trồng cho dự án,cho nhà nước chứ không trồng cho họ nên không thật sự quan tâm
4.2.3.2 Chương trình 661
Các quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ - TTg được ban hành lần lượtvào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chương trình trồng rừngQuốc gia, thường hay gọi là chương trình 661 hay chương trình trồng 5 triệu harừng Chương trình này thực chất là nối tiếp chương trình 327 Tại xã HươngPhú chương trình thực hiện được 46,9 ha chủ yếu là trồng các loại keo mục đích
là bảo vệ đầu nguồn, chắn gió Nhằm đáp ứng được các mục tiêu từ chươngtrình đề ra, đối tượng tham gia là những hộ sống gần rừng, hộ am hiểu về rừng,
hộ có lao động, và nhiệt tình
4.2.3.3 Những vấn đề khác trong sản xuất lâm nghiệp
Trang 36- Công tác tuyên truyền vận động người dân đã được đẩy mạnh nhằm nângcao ý thức quản lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng Trong năm không
có vụ cháy nào xảy ra Công tác phối hợp với các ngành các cấp được tăngcường, tổ chức tuần tra kiểm soát 32 đợt, qua đó đã phát hiện có khoảng 14,5 hađất lâm nghiệp bị phát lấn, giảm 38 ha so với năm trước và bắt giữ khoảng12,55m3 Các trường hợp vi phạm mới chỉ phát hiện được 7 đối tượng, đã lập hồ
sơ chuyển cơ quan chức năng giải quyết;
- Thực hiện việc giao đất rừng tự nhiên cho tổ chức và hộ gia đình quản lý,diện tích được giao là 799,87ha Còn khoảng 40 ha chưa giao, cộng với công táctuần tra kiểm soát được tăng cường, các trường hợp vi phạm được xử lý kịp thờinên công tác quản lý bảo vệ rừng trong năm có nhiều chuyển biến tích cực, việcphát lấn rừng giảm rõ rệt Tuy nhiên tình hình khai thác gỗ vẫn diễn ra
4.3 Thông tin cơ bản và năng lực sản xuất năm 2010 của các hộ khảo sát trên địa bàn xã Hương Phú - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế
4.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ khảo sát
Lao động đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nóichung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng Số liệu ở bảng 7 cho thấy, số nhân khẩu
và lao động bình quân của hộ khá giàu và hộ trung bình cao hơn hộ nghèo Bìnhquân hộ trung bình có 5,33 nhân khẩu và 3,08 lao động cao hơn so với hộ nghèochỉ có 4,00 nhân khẩu và 1,89 lao động, trong khi đó bình quân nhân khẩu và laođộng của hộ khá giàu là cao nhất lần lượt là 5,81 nhân khẩu và 3,25 lao động.Tuy nhiên, mặc dù hộ khá giàu có số nhân khẩu lớn nhưng lại có nhiều lao động
và số người ăn theo thấp cộng với năng lực sản xuất như đất đai, vốn, tư liệu sảnxuất… thuận lợi hơn so với hộ nghèo và trung bình nên kết quả các hộ giàu cànggiàu thêm và ngày càng có nhiều điều kiện để tái đầu tư mở rộng sản xuất, pháttriển kinh tế hộ Ngược lại, hộ nghèo trong mẫu điều tra mặc dù có số nhân khẩuthấp nhưng việc phân công lao động chưa hợp lý, số nhân khẩu ăn theo nhiềucộng với quỹ đất nông nghiệp hạn chế, nên ngày càng nghèo hơn Xuất phát từthực tế này, việc giải quyết việc làm cho các hộ nghèo và trung bình cần được
Trang 37quan tâm nhiều hơn Không chỉ có sự giúp đỡ về vốn vay mà cần có sự hỗ trợ về
kỹ thuật tạo điều kiện cho lao động ở các hộ nghèo tham gia các hoạt động dịch
vụ khác nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảmnghèo Nhìn chung, trong những năm gần đây công tác tuyên truyền dân số kếhoạch hóa gia đình xã đã thực hiện được khá tốt giảm đến mức thấp nhất hộ sinhcon thứ 3 vì vậy nhân khẩu bình quân chung trên hộ là 5,1 người
Trang 38BẢNG 7: TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG NĂM 2010 CỦA CÁC HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT
Mean Deviation Std Mean Deviation Std Mean Deviation Std Mean Deviation Std